Nghiệp vụ thị trường mở
lượt xem 40
download
Theo nghĩa gốc, “Nghiệp vụ thị trường mở” (Open Market Operations - OMO) là các hoạt động giao dịch chứng khoán của NHTW trên thị trường mở. Qua đó, NHTW có thể tác động trực tiếp đến dự trữ của HTNH và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường, ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng thông qua tác động cả về mặt lượng và về mặt giá. Về mặt thực tế, OMO là hành vi giao dịch của NHTW trên thị trường mở. Xét về hình thức, thị trường mở là thị trường giao dịch các chứng khoán nợ ngắn và dài...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiệp vụ thị trường mở
- Học viện Ngân hàng Nghiệp vụ thị trường mở NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ Chương 1: Lý luận chung về nghiệp vụ thị trường mở 1.1. Khái quát nghiệp vụ thị trường mở: 1.1.1. Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở: Theo nghĩa gốc, “Nghiệp vụ thị trường mở” (Open Market Operations - OMO) là các hoạt động giao dịch chứng khoán của NHTW trên thị trường mở. Qua đó, NHTW có thể tác động trực tiếp đến dự trữ của HTNH và tác động gián tiếp đến lãi suất thị tr ường, ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng thông qua tác động cả về mặt lượng và về mặt giá. Về mặt thực tế, OMO là hành vi giao dịch của NHTW trên thị trường mở. Xét về hình thức, thị trường mở là thị trường giao dịch các chứng khoán nợ ngắn và dài hạn. Tuy nhiên, thị trường mở ở các nước có sự khác nhau về phạm vi, loại hình công cụ và thời hạn của các công cụ giao dịch trên thị trường. Chẳng hạn, thị tr ường mở c ủa Nhật Bản chỉ bao gồm các chứng khoán nợ ngắn hạn và những người tham gia chỉ gồm các tổ chức tín dụng. Còn ở Mỹ hoặc Đức cho phép giao dịch cả các chứng khoán dài hạn trên thị trường mở. Sự khác nhau về đối tượng và chủ thể giao dịch sẽ quyết định khái niệm cụ thể về thị trường mở ở từng nước. Theo Luật NHNN Việt Nam, OMO là việc mua bán giấy tờ có giá (GTCG) ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu NHNN và các GTCG ngắn hạn khác. 1.1.2. Sự ra đời và phát triển nghiệp vụ thị trường mở: Nghiệp vụ thị trường mở được áp dụng đầu tiên bởi Ngân hàng Anh từ những năm 30 của TK19, khi mà lãi suất tái chiết khấu được sử dụng như một công cụ chủ yếu kiểm soát lượng tiền cung ứng. Tuy nhiên, công cụ này tỏ ra kém hiệu lực khi lãi suất thị trường tiền tệ giảm liên tục vượt khỏi sự chi phối của lãi suất tái chiết khấu. Điều này thúc đẩy Ngân hàng Anh tìm kiếm công cụ hiệu quả hơn đ ể điều chỉnh lãi suất thị trường theo mong muốn. Cách thức đầu tiên được áp dụng nhằm tăng lãi suất thị trường là: - Bán chứng khoán chính phủ và hứa mua lại vào một ngày xác định trong tương lai. [Type text] Page 1
- Học viện Ngân hàng Nghiệp vụ thị trường mở - Vay trên thị trường - thực chất là một khoản vay từ người chiết khấu hoặc từ người môi giới với đảm bảo bằng chứng khoán chính phủ. - Bán hẳn các chứng khoán chính phủ. - Vay từ các Ngân hàng thương mại. - Vay từ người gửi tiền đặc biệt. Cùng thời gian này, NHTW Thụy Sỹ cũng sử dụng nghiệp vụ bán chứng khoán Chính phủ nhằm thu hút lượng vốn khả dụng dư thừa. Vào năm 1913, Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ cũng sử dụng OMO như một công cụ bổ sung cho chính sách tái chiết khấu. Theo đó, lượng chứng khoán chính phủ nằm trong tay các NHTW tăng lên đ ặc biệt sau CTTC I khi OMO được sử dụng như công cụ để tài trợ cho các chi phí chiến tranh và các hoạt động điều chỉnh kinh tế sau chiến tranh. Đến năm 1920, hiệu quả và tầm quan trọng của OMO ngày càng tăng, trở thành xu hướng ở hầu hết NHTW các nước. Điều này xuất phát từ: hạn chế chính sách tái chiết khấu, sự mở rộng và hoàn thiện của hệ thống thị trường tài chính, sự tăng lên của lượng chứng khoán chính phủ và các chứng khoán có tính thanh khoản cao. Cho đến nay OMO được sử dụng như một công cụ CSTT hiệu quả nhất ở hầu hết các NHTW của các nước. 1.2. Nội dung nghiệp vụ thị trường mở: 1.2.1. Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở: 1.2.1.1. Về mặt lượng - Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng Hành vi mua bán các GTCG trên thị trường mở của NHTW có khả năng tác động đến tình trạng dự trữ của các NHTM thông qua ảnh hưởng đến tiền gửi của các ngân hàng tại NHTM và tiền gửi của khách hàng tại HTNH. Sơ đồ cơ chế tác động của OMO tới dự trữ ngân hàng NHTW Dự trữ Dự trữ Khối MS bán NH mở rộng lượng giảm GTCG giảm cho vay TD giảm giảm [Type text] Page 2
- Học viện Ngân hàng Nghiệp vụ thị trường mở Khi NHTW thực hiện bán GTCG cho các ngân hàng thì tiền gửi của ngân hàng t ại NHTW sẽ giảm xuống tương ứng với khối lượng GTCG mà NHTW bán ra. Trường hợp người mua là các khách hàng của ngân hàng thì số tiền mua GTCG sẽ làm giảm số dư tiền gửi của họ tại HTNH. Kết quả là dự trữ của HTNH giảm tương ứng với khối lượng GTCG mà NHTW bán ra. Sự giảm sút dự trữ của HTNH sẽ làm giảm khả năng cho vay của ngân hàng và vì thế khối lượng tín dụng giảm dẫn đến cung tiền sẽ giảm. Ngược lại, khi NHTW thực hiện mua GTCG trên thị trường mở, kết quả làm dự trữ của các ngân hàng tăng lên từ đó ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng tăng lên. 1.2.1.2. Về mặt giá - Tác động qua lãi suất Hành vi mua bán GTCG của NHTW trên thị trường mở có thể ảnh hưởng gián tiếp đến mức lãi suất thị trường thông qua 2 con đường sau: Thứ nhất, dự trữ của ngân hàng bị ảnh hưởng sẽ tác động đến cung cầu vốn NHTW trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, dẫn đến lãi suất thị trường tiền NHTW thay đổi. Mức lãi suất ngắn hạn này, thông qua dự đoán của thị trường và các hoạt động mua bán hưởng chênh lệch giá về lãi suất, sẽ tác động tới các mức lãi suất trung và dài hạn trên thị trường tài chính. Từ đó, tác động đến tổng cầu AD và sản lượng của nền kinh tế. Sơ đồ cơ chế tác động của OMO qua lãi suất Cung TPKB Giá TPKB LS thị trường tăng giảm tăng tăng NHTW bán Đầu tư TPKB giảm Dự trữ NH Cung của quỹ Lãi suất ngắn Lãi suất thị giảm cho vay giảm hạn tăng trường tăng Thứ hai, việc mua bán GTCG sẽ làm ảnh hưởng ngay đến quan hệ cung cầu về loại GTCG đó trên thị trường và giá cả của nó. Khi giá chứng khoán thay đ ổi, tỷ l ệ sinh l ời của chúng cũng thay đổi. Nếu khối lượng chứng khoán này chiếm tỷ trọng lớn trong các [Type text] Page 3
- Học viện Ngân hàng Nghiệp vụ thị trường mở giao dịch trên thị trường tài chính thì sự thay đổi tỷ lệ sinh lời của nó sẽ tác động trở lại lãi suất thị trường, và vì thế mà tác động đến tổng cầu AD và sản lượng. Ví dụ, khi NHTW bán tín phiếu kho bạc sẽ làm giảm dự trữ của HTNH. Điều này làm giảm cung quỹ cho vay, khiến lãi suất ngắn hạn có xu hướng tăng, tác đ ộng làm tăng các lãi suất thị trường. Bên cạnh đó, việc NHTW bán tín phiếu kho bạc trên thị trường mở sẽ làm tăng cung, từ đó làm giảm giá tín phiếu kho bạc. Điều này làm t ỷ suất sinh lời của tín phiếu kho bạc có xu hướng tăng, dẫn đến sự chuyển dịch vốn đầu tư sang tín phiếu kho bạc. Để cân bằng lãi suất và hạn chế sự dịch chuyển vốn đầu tư, lãi suất thị trường tăng lên. Khi đó, chi phí cơ hội đối với người có vốn d ư th ừa và giá vốn đầu tư đối với người thiếu hụt vốn tăng, làm giảm nhu cầu đầu tư và nhu cầu tiêu dùng của xã hội, do đó giảm sản lượng, giá cả và công ăn việc làm, ảnh h ưởng đ ến cung tiền. 1.2.2.Các nghiệp vụ trên thị trường mở: Giao dịch giấy tờ có giá: - Các giao dịch không hoàn lại (hay các giao dịch mua bán hẳn): Các giao dịch này bao gồm các nghiệp vụ mua, bán các GTCG của NHTW trên thị trường theo phương thức mua đứt, bán đoạn trên cơ sở giá thị trường. Hình thức giao dịch này làm chuyển hắn quyền sở hữu đối với các đối tượng giao dịch. Vì vậy ảnh hưởng của nó đối với dự trữ các Ngân hàng là dài hạn các giấy tờ đó phải là các công cụ nợ có mức rủi ro thấp và phải được phát hành bởi các tổ chức đủ điều kiện theo quy định. - Các giao dịch có hoàn lại (giao dịch có kỳ hạn): Phương pháp này chủ yếu được sử dụng cho mục đích giao dịch tạm thời là các hợp đồng mua lại. Hợp đồng mua lại được sử dụng khi NHTW thực hiện một giao dịch theo hợp đồng mua lại, có nghĩa là nó mua chứng khoán từ người môi giới trên thị trường - người đồng ý mua lại vào một ngày trong tương lai. Giao dịch này tồn tại dưới dạng: Thứ nhất, mua bán theo hợp đồng mua lại là việc NHTW ký hợp đồng mua các GTCG từ người giao dịch và người đó đồng ý mua lại vào một ngày xác định. [Type text] Page 4
- Học viện Ngân hàng Nghiệp vụ thị trường mở Thứ hai, mua bán theo hợp đồng mua lại đảo ngược, tức là NHTW bán các GTCG cho người giao dịch và người đó đồng ý bán lại cho NHTW vào một ngày xác định. Các giao dịch có hoàn lại được sử dụng chủ yếu trong OMO. Đây là công cụ có hiệu quả nhất để bù đắp hoặc triệt tiêu những ảnh hưởng không dự tính trước đến dự trữ của Ngân hàng, chi phí giao dịch lại rẻ hơn so với hợp đồng mua đứt bán đoạn. Giao dịch hoán đổi ngoại tệ: Khi tham gia giao dịch, NHTW đồng thời ký hai hợp đồng và lấy ngoại tệ làm đối tượng trao đổi. Có thể mua bán ngoại tệ với tỷ giá giao ngay hoặc với tỷ giá có kỳ hạn. Ngoài ra một loạt các nghiệp vụ khác cũng được NHTW sử dụng trong OMO như: phát hành chứng chỉ nợ của NHTW, giao dịch hoán đổi các chứng khoán đến hạn. 1.2.3. Phương thức hoạt động nghiệp vụ thị trường mở: Phương thức giao dịch song phương: Là phương thức mà NHTW với người giao dịch giao dịch thẳng với nhau hoặc thông qua nhà môi giới, đại lý chứng khoán mà không mua bán thông qua hình thức đấu thầu. Phương thức đấu thầu: - Đấu thầu khối lượng: Là việc NHTW cho người giao dịch biết khối lượng cần can thiệp, NHTW mua hay bán niêm yết trước mức lãi suất, thời hạn các GTCG còn lại, loại giấy tờ,… Các tổ chức tham gia đấu thầu chỉ cần đăng ký trên cơ sở chấp nhận mức lãi suất cho trước. - Đấu thầu lãi suất: Các tổ chức tham gia đấu thầu tự đăng ký số tiền ứng với mức lãi suất mình chọn. Đối với đấu thầu nhằm cung ứng thêm vốn khả dụng, ưu tiên phân phối cho các mức lãi suất từ cao xuống. Có thể áp dụng hình thức một giá (kiểu Hà Lan) hoặc nhiều giá (kiểu Mỹ). 1.2.4. Chủ thể tham gia nghiệp vụ thị trường mở: Thị trường mở thực chất là thị trường tiền tệ mở rộng nên các chủ thể tham gia thị trường phong phú với nhiều mục đích khác nhau. Ngân hàng Trung ương: [Type text] Page 5
- Học viện Ngân hàng Nghiệp vụ thị trường mở NHTW tham gia thị trường mở với vị trí là người điều hành, quản lý thị trường thông qua việc mua, bán các GTCG trị ngắn hạn nhằm cung cấp cho HTNH khả năng thanh toán cần thiết phù hợp với nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. NHTW s ử dụng OMO trên cơ sở hoạch định CSTT. Qua đó NHTW quản lý khối lượng tiền cung ứng kiểm soát và điều tiết hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng. NHTW tham gia thị trường mở không phải để kinh doanh mà để quản lý, chi phối thị trường làm cho CSTT được thực hiện theo đúng mục tiêu của nó. Ngân hàng thương mại: Các NHTM tham gia thị trường mở nhằm điều hoà mức dự trữ ngân quỹ để duy trì khả năng thanh toán, cho vay khoản vốn dư thừa để kiếm lãi. Đồng thời qua thị trường này các NHTM thực hiện nghiệp cụ môi giới và kinh doanh chứng khoán. NHTM đóng vai trò quan trọng trên thị trường mở vì: NHTM là trung gian tài chính lớn nhất, nhận lượng vốn khổng lồ và dùng tiền gửi huy động được cho vay; NHTM là thành viên đặc biệt của thị trường tiền tệ, vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Gồm: công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư… Các tổ chức này coi thị trường mở là nơi kiếm thu nhập qua việc sử dụng vốn nhàn rỗi để mua, bán chứng khoán ngắn hoặc dài hạn. Các tổ chức này thường có khối lượng chứng khoán l ớn, thường xuyên thay đổi cơ cấu danh mục đầu tư nhằm đảm bảo mức sinh lời cao với rủi ro thấp. Kho bạc Nhà nước: Kho bạc Nhà nước cung ứng hàng hoá cho thị trường mở như tín phiếu, trái phiếu kho bạc. Đồng thời, kết hợp với NHTW trong hoạt động của thị trường mở. Các thành viên tham gia thị trường khác: - Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn. Các doanh nghiệp có nhu cầu bán chứng khoán để đổi ra tiền mặt hặc kiếm lời trong thời gian ngắn. Khi thừa vốn kinh doanh các doanh nghiệp có thể mua các loại chứng khoán ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi… để kiếm lời. [Type text] Page 6
- Học viện Ngân hàng Nghiệp vụ thị trường mở - Các hộ gia đình. Hộ gia đình tham gia thị trường mở dưới hình thức: chuyển các GTCG ngắn hạn đang nắm giữ thành tiền mặt (tính lỏng mạnh nhất) và mua các chứng khoán phòng ngừa rủi ro, đầu tư vào GTCG nhờ vào sự thay đổi lãi suất dự đoán. - Các nhà giao dịch chuyên nghiệp. Tham gia với tư cách là trung gian mua bán các chứng từ có giá trị giữa NHTW và các đối tác khác như các hãng sản xuất kinh doanh; các nhà đầu tư tư nhân; các ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng. Họ kiếm lợi từ kinh doanh chênh lệch giá. 1.2.5. Hàng hóa trên thị trường mở: Tín phiếu kho bạc (TB): Tín phiếu kho bạc là giấy nhận nợ do chính phủ phát hành để bù đắp thiếu hụt tạm thời trong năm tài chính. Thời hạn của tín phiếu thông thường là dưới 12 tháng. Đây là công cụ chủ yếu của OMO ở hầu hết NHTW các nước vì: - Có tính thanh khoản cao. - Được phát hành định kỳ với khối lượng lớn. Bộ tài chính có vai trò quan trọng trong việc xác định khối lượng phát hành, thanh toán lãi và gốc của tín phiếu. Khối lượng tín phiếu này thay đổi tuỳ theo nhu cầu vay mượn của chính phủ và sự hạn chế tốc độ tăng trưởng của các nhà chức trách. Chứng chỉ tiền gửi: Chứng chỉ tiền gửi là giấy nhận nợ của Ngân hàng hay các định chế tài chính phi ngân hàng, xác nhận món tiền đã được gửi vào ngân hàng trong một thời gian nhất định - thường là ngắn hạn với mức lãi suất định trước. Chứng chỉ tiền gửi cung c ấp một cách thức huy động vốn chủ động cho ngân hàng. Tình ưu việt của chứng chỉ tiền gửi chính là bảo đảm sự lưu thông của nó nên nó được sử dụng như là hàng hoá phổ bi ến cho OMO. Thương phiếu: Thương phiếu là chứng chỉ có giá, được phát hành bởi các doanh nghiệp nhằm bổ sung vốn ngắn hạn, ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không [Type text] Page 7
- Học viện Ngân hàng Nghiệp vụ thị trường mở điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Cơ chế bảo lãnh của ngân hàng làm thương phiếu có tính chuyển nhượng cao, dễ dàng được chấp nhận trong thanh toán. Việc mua bán thương phiếu của NHTW sẽ ảnh hưởng mạnh đến dự trữ của các ngân hàng hoặc tiền gửi của các khách hàng tại NHTM. Trái phiếu chính phủ: Trái phiếu chính phủ là chứng khoán nợ dài hạn được Nhà nước phát hành nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước. Mặc dù là dài hạn nhưng trái phiếu chính phủ được sử dụng phổ biến trong OMO bởi tính an toàn, khối lượng phát hành, tính ổn định trong phát hành và khả năng tác động trực tiếp đến giá trái phiếu kho bạc trên thị trường tài chính. Trái phiếu chính quyền điạ phương: Tương tự như trái phiếu chính phủ, những trái phiếu chính quyền địa phương khác về thời hạn và các điều kiện ưu đãi liên quan đến trái phiếu. Thông thường người sở hữu trái phiếu chính quyền địa phương được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập từ trái phiếu. Các hợp đồng mua lại: Đây là những món vay ngắn hạn, trong đó tín phiếu kho bạc đ ược sử dụng làm vật đảm bảo cho tài sản có mà người cho vay nhận được nếu người đi vay không thanh toán. Hàng hoá trên thị trường mở ngày càng có xu hướng đa dạng hoá do: cạnh tranh trên thị trường tài chính ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt là dưới ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hoá các hoạt động tài chính và sự xuất hiện nhiều tổ chức cung cấp tài chính mới. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi cơ cấu hàng hoá trên thị trường mở. 1.3. Vai trò của nghiệp vụ thị trường mở: 1.3.1. Đối với ngân hàng trung ương: Thứ nhất, OMO là công cụ CSTT gián tiếp quan trọng nhất của NHTW nhiều quốc gia giúp thay đổi cung - cầu tiền tệ dẫn đến thay đổi lãi suất trên th ị tr ường ti ền t ệ. Thông qua việc mua bán GTCG tại thị trường mở, NHTW có thể mở rộng hoặc thu hẹp [Type text] Page 8
- Học viện Ngân hàng Nghiệp vụ thị trường mở khối lượng tiền dự trữ trong HTNH và tác động một cách tốt nhất đến cơ số tiền tệ, lượng tiền cung ứng. Như vậy, OMO đã tạo điều kiện cho NHTW hạn chế sử dụng các công cụ mang tính trực tiếp trong điều hành CSTT. Thứ hai, thông qua mua bán GTCG trên thị trường mở, NHTW cấp tín hiệu về đ ịnh hướng điều hành CSTT trong tương lai là nới lỏng hay thắt chặt. Đặc biệt, khi thực hiện OMO thường xuyên và hiệu quả, lãi suất thị trường mở có ý nghĩa quan tr ọng trong định hướng, chỉ đạo lãi suất thị trường, qua đó NHTW có thể hạn chế biến động của lãi suất. Thứ ba, OMO do NHTW chủ động khởi xướng, khác với các nghiệp vụ cho vay hỗ trợ vốn khác của NHTW thường do các ngân hàng có nhu cầu vay vốn chủ động khởi xướng. Như vậy, NHTW có thể chủ động thực hiện OMO theo định kỳ hoặc vào thời điểm cần thiết. OMO có thể được thực hiện linh hoạt xét trên góc độ về khối lượng cũng như thời gian giao dịch. NHTW có thể thực hiện OMO ở quy mô lớn/nhỏ (khối lượng mua bán GTCG lớn/nhỏ) với thời hạn dài/ngắn tuỳ theo quyết định mua/bán GTCG. Thứ tư, OMO khắc phục được những hạn chế của các công cụ kiểm soát tiền tệ trực tiếp và các công cụ gián tiếp khác. Khác với công cụ tái cấp vốn, OMO cho phép NHTW bơm thêm hoặc rút tiền ra từ lưu thông. Mặt khác, NHTW chủ động hơn trong việc điều tiết lưu thông dựa trên tính toán và dự báo vốn khả dụng cũng như lượng tiền cung ứng. 1.3.2. Đối với các đối tác của ngân hàng trung ương: Thứ nhất, OMO giúp hoạt động quản lý và sử dụng vốn khả dụng của ngân hàng chủ động và linh hoạt hơn. Các ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để đầu tư vào các GTCG để thu được lợi tức và đáp ứng nhu cầu dự tr ữ thứ cấp. Khi cần thiết, các ngân hàng có thể bán lại các GTCG này trên thị trường mở để giải quyết khó khăn về nguồn vốn. Bên cạnh đó, những điều kiện về chủng loại và chất l ượng các GTCG được giao dịch sẽ gián tiếp làm thay đổi danh mục đầu tư GTCG, cải thiện cơ cấu sử dụng vốn, làm giảm dự trữ không sinh lợi và cải thiện bảng tổng kết tài sản của ngân hàng. [Type text] Page 9
- Học viện Ngân hàng Nghiệp vụ thị trường mở Thứ hai, OMO góp phần đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh của các TCTD. Các TCTD không chỉ thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống như cho vay, bảo lãnh, dịch vụ … mà còn thực hiện nghiệp vụ kinh doanh mới là mua bán các GTCG. Thứ ba, các ngân hàng tự nguyện tham gia OMO theo nguyên tắc thị trường, không mang tính chất bắt buộc như DTBB. Lãi suất trên thị trường mở cũng mang tính chất thị trường chứ không bị áp đặt như trong công cụ chiết khấu GTCG của NHTW. 1.3.3. Đối với nền kinh tế: Thứ nhất, góp phần làm tăng tính thanh khoản cho các GTCG, góp phần thúc đẩy thị trường tài chính phát triển, tạo điều kiện cho các trung gian tài chính thu hút vốn, đ ồng thời thay đổi thói quen tiết kiệm, tiêu dùng của các hộ gia đình trong nền kinh tế. Thứ hai, sự phát triển của thị trường mở tác động mạnh đến sự hoàn thiện và phát triển của thị trường liên ngân hàng. Thứ ba, với quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam phải thực hiện cam kết yêu cầu của các tổ chức tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế hay các quốc gia phát triển, trong đó có yêu cầu về cải cách HTNH, nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động của NHTW. Vì vậy, việc sử dụng OMO là một điều kiện cần thiết để hội nhập nền kinh tế vào khu vực và thế giới. Chương 2: Thực trạng hoạt động thị trường mở giai đoạn 2008 – 2012 Trong những năm qua NHNN điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ CSTT để đảm bảo kiềm chế lạm phát, đặc biệt trong đó, OMO được sử dụng khá hiệu quả để đảm bảo mục tiêu thực hiện chính sách. OMO chính thức vận hành vào 12/7/2000, ghi nhận việc chuyển điều hành CSTT từ công cụ trực tiếp sang các công cụ gián tiếp của NHNN Việt Nam. Quy chế hoạt động OMO được ban hành theo quyết định số 85/QĐ – NHNN ngày 9/3/2000. Từ khi ra đời đến nay hoạt động OMO đã khẳng định đây là một công cụ gián tiếp của CSTT giúp NHNN can thiệp nền kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn 2008- 2012 vai trò này càng được thể hiện rõ. Dưới đây là bảng tổng hợp tình hình hoạt động của OMO thể hiện qua việc cung ứng và hấp thụ của thị trường mở cũng như doanh số giao dịch qua thị trường mở từ năm 2008 – T6/2011 [Type text] Page 10
- Học viện Ngân hàng Nghiệp vụ thị trường mở Biểu đồ 1: Tinh hinh hoat đông cua NV thị trường mở từ năm 2008 – T6/2011 ̀ ̀ ̣ ̣ ̉ Đơn vị : tỷ đông ̀ Nguồn: Tổng cục thống kê Bang 1: Doanh số giao dich nghiêp vụ thị trường mở từ năm 2008 đên T6 – 2011 ̉ ̣ ̣ ́ ̉ Tông % so Doanh số Doanh số Số Năm Doanh số mua doanh số với năm ̀ binh quân ́ ban phiên ̣ giao dich trước /phiên 2008 947.205,900 88.859 1.036.066 260,1% 402 2.577 2009 966.880,460 100,162 966.980 329 2.939 2010 2.101.420,401 7.294,919 2.108.715 211,5% 491 3.240 Nửa đầu 2.300.062 0 2.300.062 241 9.544 2011 Đơn vi: tỷ đông ̣ ̀ Nguồn: Tổng cục thống kê Để làm rõ hoạt động của OMO qua các năm chúng ta đi xem xét điều kiện kinh tế cũng như hoạt động của thị trường mở theo từng năm cụ thể như sau: 2.1. Năm 2008: [Type text] Page 11
- Học viện Ngân hàng Nghiệp vụ thị trường mở Năm 2008, OMO được điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với các công cụ CSTT khác để điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng ở mức hợp lý, góp phần ổn định thị trường tiền tệ. Các giao dịch OMO được thực hiện hàng ngày, chủ yếu được thực hiện theo phương thức đầu thầu khối lượng, công bố lãi suất nhằm ổn định thị trường. Trong năm 2008 OMO tăng cả về số phiên giao dịch và doanh số giao dịch so với năm 2007. Nghiệp vụ mua GTCG chiếm đến 64,67% tổng phiên giao dịch với doanh số trúng thầu 91,42%, chủ yếu là giao dịch mua có kỳ hạn và giao dịch bán hẳn chỉ còn 76.837 tỷ đồng giảm 4,6 lần so với năm 2007. Bảng 2: Kết quả giao dịch nghiệp vụ thị trường mở năm 2008 Tổng số dự Khối lượng Khối lượng Lãi suất trúng Loại giao dịch Số phiên kiến đăng kí trúng thầu thầu bình quân Mua có kỳ hạn 260 979.800 3.883.089 947.205 12,92 Bán hẳn 133 368.000 135.553 76.837 4,6 Bán có kỳ hạn 9 12.022 12.022 12.022 14,91 Tổng số 402 1.359.822 1.030.672 1.036.066 Nguồn Tổng cục thống kê. Đặc biệt, lãi suất đặt thầu trong một số phiên mua kỳ hạn trong quý I ở mức rất cao có lúc lên đến 40%/năm vì vậy NHNN đã áp dụng phương pháp đấu thầu khối lượng và lãi suất thống nhất cho tất cả các kỳ hạn giao dịch (từ 9-15%/năm) để ổn đ ịnh lãi suất thị trường. Diễn biến này phản ánh những biến động bất thường của thị trường tiền tệ và khó khăn về thanh khoản của các tổ chức tín dụng trong năm 2008. Đi ều đó đ ược minh chứng cụ thể hơn qua bảng dưới đây: Bảng 3: Giao dịch qua thị trường mở theo quý Quý I Quý II Quý III Quý IV Khối Khối Khối Khối Giao dịch Lãi suất Lãi suất Lãi suất Lãi suất lượng lượng lượng lượng (%) (%) (%) (%) (tỷ) (tỷ) (tỷ) (tỷ) Mua có kỳ hạn 12,18 190.214 11,88 445.000 15 283.100 13,6 28.891 [Type text] Page 12
- Học viện Ngân hàng Nghiệp vụ thị trường mở Bán hẳn 8,5 1.867 7,75 1.578 4,5 74.986 Bán có kỳ hạn 14,91 12.022 Trong quý I trên thị trường giao dịch mua là chủ yếu (khoảng 93%) với cả hai hình thức đấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất, thời hạn giao dịch phổ biến là 07 và 14 ngày. Do lãi suất đặt thầu cao và thắng thầu cao nên từ tháng 2/2008 NHNN bắt đ ầu CSTT thắt chặt chỉ sử dụng phương pháp đấu thầu khối lượng, mức lãi suất thống nhất cho tất cả các kỳ hạn. Ngoài ra, chính phủ phát hành tín phiếu bắt buộc với tổng giá trị tín phiếu phát hành là 20.300 tỷ đồng, kỳ hạn 364 ngày, lãi suất 7,8%/năm, ngày phát hành 17/03/2008 nhằm thu bớt tiền trong lưu thôngvới mục đích ổn định tiền tệ. Sang quý II NHNN hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng qua OMO. Lượng vốn bơm ra thời kỳ này đạt mức kỷ lục 445.000 tỷ với việc áp dụng hình thức đấu thầu khối lượng và lãi suất thống nhất được điều chỉnh tăng dần từ 9 lên 12%/ năm nhằm thu hút lượng GTCG và cung tiền ra thị trường. Hơn nữa, khi cung GTCG giảm, giá của chúng tăng, tỷ suất sinh lời giảm, thị trương GTCG kém hấp dẫn các ngân hàng chuyển hướng cung ứng vốn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng từ đó làm cho khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng được cải thiện đáng kể. Bước sang quý III, tình hình vốn trên thị trường bớt căng thẳng NHNN tiếp tục tổ chức mua kỳ hạn theo hình thức đấu thầu khối lượng và lãi suất thống nhất được điều chỉnh tăng lên 15%/năm phù hợp với định hướng lãi suất và mục tiêu kiềm chế lạm phát. Quý IV tình hình kinh tế đã được cải thiện lạm phát được kiêm chế, Chính phủ ưu tiên cho mục tiêu chống suy giảm kinh tế thêm vào đó tính thanh khoản của các tổ chức tín dụng đã được cải thiện. Trước bối cảnh đó NHNN đã tổ chức cả hai loại giao dịch mua và bán với hình thức đấu thầu khối lượng và lãi suất thống nhất đ ược điều ch ỉnh giảm dần từ 15% xuống còn 9%/năm. Kết quả lượng vốn đưa ra kênh mua chỉ bằng 38,53% lượng vốn hút về qua kênh bán. [Type text] Page 13
- Học viện Ngân hàng Nghiệp vụ thị trường mở Mặc dù có những hạn chế nhưng OMO Việt Nam năm 2008 đã đạt đ ược một số thành tựu như đã phát huy vai trò tích cực trong việc thực thi CSTT, góp phần kiềm chế lạm phát, đảm bảo khả năng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, giữ vững an toàn và bền vững cho hệ thống ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái. 2.2. Năm 2009: Trong năm 2009, khủng hoảng kinh tế thế giới đã chính thức đặt chân đến Việt Nam để kinh tế vĩ mô được ổn định. NHNN điều hành linh hoạt OMO, bám sát diễn biến cung - cầu vốn của các TCTD. Các giao dịch OMO được thực hiện hàng ngày, chủ yếu là các giao dịch mua giấy tờ có giá với kỳ hạn ngắn (7-14 ngày); phương thức đấu thầu khối lượng, công bố lãi suất và khối lượng nhằm ổn định thị trường; lãi suất được điều chỉnh theo mục tiêu điều hành và phát tín hiệu điều hành của NHNN; khối l ượng chào mua phù hợp với mục tiêu điều tiết linh hoạt vốn khả dụng, hỗ trợ thanh khoản, đảm bảo khả năng thanh toán. Nửa đầu năm 2009, NHNN thực hiện các phiên chào mua kỳ hạn 14 ngày, lãi suất giảm dần từ 9%/năm xuống 7%/năm để cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các TCTD đáp ứng nhu cầu vốn cho các chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế đang ở giai đoạn đầu còn chưa hiệu quả, các phiên chào mua OMO không cao với doanh số trúng thầu chỉ đạt 74% so với lượng tiền chào mua của NHNN. Khối lượng trúng thầu bình quân mỗi phiên đạt khoảng 1.000 tỷ đồng/phiên. Nửa cuối năm 2009, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của các TCTD có xu hướng tăng cao theo các chương trình kích cầu của Chính phủ, NHNN đã tăng khối lượng chào mua qua OMO, khối lượng trúng thầu bình quân các phiên chào mua tăng mạnh, đạt 95% khối lượng chào mua của NHNN và đạt khoảng 6.000 tỷ đồng/phiên, gấp 6 lần so với mức 6 tháng đầu năm. Đặc biệt trong nửa đầu tháng 12, NHNN đã chào mua qua kênh OMO với khối lượng bình quân xấp xỉ 15.000 tỷ đồng/ phiên để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD do nhu cầu thanh toán tăng cao trong dịp Tết dương lịch. Kỳ hạn chào mua được thực hiện linh hoạt 7 ngày và 14 ngày với lãi suất chào mua tương ứng là 7%/năm và 7-8%/năm. Đồng thời để chủ động kiểm soát lạm phát và điều tiết linh hoạt vốn [Type text] Page 14
- Học viện Ngân hàng Nghiệp vụ thị trường mở khả dụng của các TCTD trong hệ thống, NHNN đã thực hiện chào bán tín phiếu NHNN với định kỳ 3 phiên/tuần, kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng; phương thức đấu thầu lãi suất, xét thầu thống nhất, nhưng trong số 68 phiên đấu thầu bán tín phiếu NHNN chỉ có 2 phiên bán trúng thầu với doanh số đạt 102 tỷ đồng. Tóm lại năm 2009, OMO được sử dụng linh hoạt trong CSTT theo hướng mở rộng. Lãi suất liên ngân hàng có xu hướng biến động xung quanh lãi suất chào mua trên thị trường mở cho thấy hoạt động thị trường mở đã có tác động trong việc điều chính lãi suất. Bên cạnh những tác động tích cực đối với nền kinh tế nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng, việc sử dụng công cụ thị trường mở vẫn cho thấy những hạn chế. Mặc dù mức cung tiền tăng, lãi suất liên ngân hàng được điều tiết song trên thực tế lãi suất cho vay vẫn cao khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn. 2.3. Năm 2010: Trong quý I NHNNđể đảm bảo ổn định thị trường và hoạt động của hệ thống trong thời gian trên, cơ quan này đã tăng cường hỗ trợ vốn các tổ chức tín dụng thông qua NVTTM vơi 2 phiên giao dịch/ ngày, kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày bắt đầu từ ngày 23/12/2009; thực hiện tái cấp vốn và nghiệp vụ Swap với khối lượng lớn và kỳ hạn hợp lý cho các tổ chức tín dụng để đảm bảo thanh khoản; bổ sung GTCG đ ược phép tham gia giao dịch NVTTM và tái cấp vốn. Tính đến ngày 12/2/2010, lượng tiền cung ứng thực tế tiếp tục tăng ở mức cao so với cùng kỳ các năm gần đây. Qua các phiên đấu thầu, lãi suất ổn định ở mức 8%/ năm, tập trung chủ yếu ở kỳ hạn 14 ngày. Thống đốc NHNN cho biết trong quý I/2010, tổng phương tiện thanh toán và tín dụng tăng 3,34%. Huy động vốn đang có xu hướng tăng trở lại, đ ến cuối tháng 3 tăng 3,8% so với cuối năm 2009, đặc biệt là tiền gửi của dân cư tăng 9,2%. Biểu đồ 2: Lượng vốn bơm qua TTM năm 2010 [Type text] Page 15
- Học viện Ngân hàng Nghiệp vụ thị trường mở Trong Quý II, IIIdựa vào đồ thị trên ta thấy trong quý II năm 2010 có thể nói Chính phủ đang sử dụng CSTT mở rộng nhưng không hoàn toàn, cụ thể vào ngày 28/5, lượng vốn bơm qua OMO là -7.275 tỷ đồng; nhưng đến tuần kết thúc vào ngày 4/6 thì l ượng vốn bơm qua OMO lại là 5.783 tỷ đồng, tương tự ngày 11/6 là 113 tỷ đồng, ngày 18/6 là -1.556 tỷ đồng và ngày 25/6 là 5.142 tỷ đồng. Trong tháng 7 có thể thấy Chính phủ đang sử dụng CSTT mở rộng, cụ thể ngày 2/7 là 1.554 tỷ đồng, ngày 9/7 là 1.849 tỷ đồng, ngày 16/7 là -278 tỷ đồng và tuần kết thúc vào ngày 23/7 là 5.597 tỷ đồng. Sau một thời gian dài duy trì ở mức cao, nhu cầu vay vốn của các TCTD trên TTM bất ngờ sụt giảm mạnh. Thống kê cho thấy, liên tiếp từ đầu tháng 7 đến đầu tháng 8, khối lượng trúng thấu đấu giá giấy tờ có trên thị trường này liên tục duy trì ở mức cao, có từ 32.000 - 56.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến ngày 20/8, khối l ượng trúng thầu s ụt giảm rất mạnh, chỉ có 7.718 tỷ đồng. Như vậy, nhu cầu vay vốn trên thị trường mở đã sụt giảm rất mạnh. Theo TLS, điều này phần nào phản ánh tình hình thanh khoản đang rất tốt của hệ thống ngân hàng thương mại. Tình hình quý IV: Sau một thời gian dài ổn định các kỳ hạn, điều chỉnh mới của NHNN trên thị trường mở thu hút sự chú ý của một số nhà đầu tư. Cụ thể, từ ngày 15/10, các phiên đấu thầu giấy tờ có giá trên thị trường này được ấn định ở hai kỳ hạn: 28 ngày và 7 ngày đây có thể là một tín hiệu thắt chặt tiền tệ. [Type text] Page 16
- Học viện Ngân hàng Nghiệp vụ thị trường mở Và sau một tháng gián đoạn (từ các phiên ngày 22/9), chiều 25/10, kết quả đấu thầu trên thị trường mở cũng đã được NHNN cập nhật trở lại. Kết quả công bố cho thấy, đến hai phiên của ngày 22/10, lãi suất kỳ hạn 28 ngày vẫn được giữ nguyên 8%/năm; ở kỳ hạn “mới”, 7 ngày, lãi suất là 7%/năm - mức đã từng xác đ ịnh trong tháng 4 và 5/2010. Kết quả của phiên đấu thầu tiếp theo dừng lại ở ngày 26/11/2010, phiên thứ 441 với 11 thành viên dự thầu, mua giấy tờ có giá kỳ hạn 7 ngày, khối lượng trúng thầu 2.148 tỷ đồng và lãi suất trúng thầu là 8,75%/năm. Tuy nhiên, trạng thái này không phản ánh đúng tình hình hoạt động của thị trường. Lãi suất chào mua đã có một bước tăng mạnh. 2.4. Năm 2011: Trong năm 2011 NHNN đã điều hành chủ động linh hoạt, hiệu quả công cụ thị trưởng mở, phối hợp chặt chẽ với các công cụ khác của CSTT, bước đầu đã kiềm chế lạm phát.. Dựa vào bảng 1 ta thấy 6 tháng đầu năm 2011, NHNN đã bơm ra thị trường qua OMO là 2.300.062 tỉ đồng, hút về 2.287.006 tỉ đồng, mức bơm ròng là 13.056 tỉ đồng. Biểu đồ 3: Net Injection through OMO (VND,trillion) Source:Bloomberg Trong tháng 11 một lượng tiền lớn tiếp tục được bơm thông qua OMO để nâng cao tính thanh khoản của ngân hàng do dân chúng rút tiền gửi nhiều vào dịp cuối năm. NHNN đã bơm quả 12,6 nghìn tỉ đồng qua OMO. Tuy nhiên hầy hết các ngân hàng tham gia đấu giá là các ngân hàng lớn với số lượng lớn các giấy tờ có giá và các t ổ ch ức tín dụng nhỏ ít được hỗ trợ thông qua OMO [Type text] Page 17
- Học viện Ngân hàng Nghiệp vụ thị trường mở Biểu đồ 4: Vietnam’s Government Bond Issuance (VND,1000billion) Source:HNXandothers Thị trường trái phiếu trở lại sôi động vào tháng 10 và cho thấy những dấu hiệu tích cực khi chính phủ phát hành thành công gần 1,22 nghìn tỉ VGBs và 3,5 nghìn tỉ đồng trái phiếu chính phủ bảo lãnh. Như vậy, khoảng 59 nghìn tỉ đồng VGBs và 42,2 tỉ đồng trái phiếu chính phủ bảo lãnh đã được phát hành trong năm 2011. Số lượng VBGs tăng đáng kể từ các ngân hàng lớn nhưng thị trường liên ngân hàng đã trở nên kém hấp dẫn do các khoản vay không thực hiện được và lãi suất thấp Bên cạnh đó lãi suất trên thị trường mở cũng có nhiều biến động. Trong tháng 1/2011 lãi suất mua có kì hạn 7 ngày đã tăng lên 10%, từ ngày 22/2 tăng lên 12%, ngày 1/4 là 14%, này 4/5 đã được đẩy lên mức 14%/năm. Không dừng lại ở đó, ngày 17/5, NHNN đã nâng lãi suất trên thị trường mở lên 15%. Đây là lần thứ 8 NHNN điều chỉnh mức lãi suất trên thị trường mở kể từ tháng 1/2010. Từ ngày 4/7, lãi suất trên OMO đã giảm nhẹ xuống 14%/năm. Điều này cho thấy năm 2008 và 2011 nền kinh tế có l ạm phát cao, NHNN thực hiện CSTT thắt chặt dẫn đế tình hình thanh khoản của các NHTM khó khăn, đặc biệt là các NHTM cổ phần quy mô nhỏ.. Sự điều chỉnh cung tiền cùng với sự thay đổi lãi suất trên thị trường mở đã tác động đến tỉ giá và lãi suất thị trường. Sự thay đổi lãi suất trên thị trường mở trong năm 2011 thể hiện sự bám sát lãi suất thị trường, có sự phối hợp với lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất chiết khấu để định hướng lãi suất thị tr ường, [Type text] Page 18
- Học viện Ngân hàng Nghiệp vụ thị trường mở từ đó góp phần giúp cho các chủ thể trong nền kinh tế đưa ra quy ết đ ịnh đ ầu t ư s ản xuất phù hợp. Biểu đồ 5: Foreign exchange rate VND/USD Source:SVB,VCBandothers Nhìn trên biểu đồ ta thấy tỉ giá do NHNN công bố, tỉ giá do Vietcombank niêm yết và tỉ giá trên thị trường diễn biến khá sát và ổn định trong giai đoạn cuối năm 2011. Như vậy OMO đã góp phần trong việc ổn định tỉ giá thị trường. Bên cạnh những mặt tích cực, việc điều hành OMO trong năm 2011 của NHNN vẫn còn những mặt hạn chế cần được khắc phục. Thực hiên CSTT đa mục tiêu vừa kiềm chế lạm phát, vừa kích thích tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với việc phải đ ược chính phủ phê duyệt chỉ tiêu bơm tiền trên thị trường mở. Điều này làm giảm tính chủ động, tính hệ thống trong việc điều hành CSTT. Lượng cung tiền vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của tất cả các tổ chức tín dụng trên thị trường khi mà số thành viên tham gia thị trường lớn và không có cơ chế hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng quy mô nhỏ. Lạm phát năm 2011 ở mức 18.6% cho thấy hiệu quả kìm chế lạm phát chưa thực sự như mong đợi. Ngoài ra hoạt động điều hành lãi suất còn nhiều bất cập trong khi lãi suất thị trường liên tục biến động trong năm 2011. 2.5. Năm 2012: Bước vào năm 2012 tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ đầu năm đến nay thấp.Tăng trưởng kinh tế đạt mức thấp đạt 4,38%, bội chi ngân sách ở mức gần 4,8% GDP, lạm phát có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao so với khu vực và trên thế giới. Đứng trước [Type text] Page 19
- Học viện Ngân hàng Nghiệp vụ thị trường mở bối cảnh đó NHNN đã thực hiện CSTT và đặc biệt là OMO OMO một cách linh hoạt góp phần cùng các công cụ khác của CSTT cải thiện tình hình kinh tế trong nước. Thị trường OMO sôi động trong quý I trầm lắng trong quý II: sau khi bơm ròng gần 89.000 tỷ đồng từ tháng 10/2011 đến tháng 1/2012, NHNN đã quay lại hút ròng gần 120.000 tỷ đồng từ tháng 2/2012 đến tháng 4/2012 sau khi tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng có dấu hiệu tốt dần lên. Ngoài ra khoảng 130.000 tỷ đồng đã được NHNN bơm ra thị trường sau hoạt động mua và khoảng 6 tỷ USD, thêm vào đó cũng có khoảng 30.000 tỷ đồng được bơm vào hệ thống ngân hàng thông qua việc tái cấp vốn cho một số tổ chức tín dụng trong quý I. Đây là cơ sở để NHNN thực hiện hút tiền đồng về. Trong 6 tháng đầu năm, tổng lượng tiền NHNN “hút về” qua thị trường mở rất lớn, lên đến 116.517 tỷ đồng. Tổng kết lại thị trường OMO trong 6 tháng đầu năm nay đã hút ròng với tổng giá trị 62.540 tỷ đồng, giảm 23.691 tỷ đồng so với cùng kỳ 2011 và tăng 44.106 tỷ đồng sovới 6 tháng đầu năm 2010. Biểu đồ 6: 250 200 150 100 50 Số đ ẩy ra 0 Số hút v ề NgNguồn: Bloomberg, BVSC Lãi suất OMO giảm về mức thấp nhất kể từ tháng 11/2011 đến nay : sau 6 lần điều chỉnh, lãi suất OMO tính đến cuối quý II/2012 đã giảm 6% từ 14% xuống 8% so với cuối năm 2011. Đồng thời với việc giảm lãi suất NHNN cũng đã chuyển sang phương thức đấu thầu cạnh tranh lãi suất thay cho phương thức đấu thầu khối l ượng v ới mức lãi suất cố định cho các giao dịch Repo trên OMO. [Type text] Page 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân biệt và thị trường vốn. thực trạng 2 thị trường tại Việt Nam và giải pháp phát triển.
10 p | 1033 | 271
-
Nghiệp vụ thị trường mở (Open market operations)
5 p | 536 | 197
-
Nghiệp vụ thị trường mở của NHTW Hàn Quốc
8 p | 531 | 144
-
Bài tập nghiệp vụ thị trường mở
3 p | 1141 | 117
-
Bài giảng môn Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương - PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn
36 p | 581 | 104
-
Bài giảng về Ngân hàng trung ương - Nguyễn Thị Minh Hương
263 p | 341 | 92
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng trung ương - GV. Nguyễn Thị Hương
198 p | 476 | 79
-
Bài tham luận thị trường mở
6 p | 209 | 71
-
Nghiệp vụ phát hành tiền
25 p | 241 | 30
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng trung ương: Chương 4 - GVC.ThS.Nguyễn Thị Minh Quế
82 p | 165 | 22
-
Bài giảng Ngân hàng trung ương - Nguyễn Quốc Anh
128 p | 111 | 21
-
NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CHƯƠNG IV NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
10 p | 144 | 15
-
Bài giảng Ngân hàng trung ương: Chương 8 - Học viện Ngân hàng
17 p | 125 | 14
-
Nghiệp vụ thị trường mở
36 p | 106 | 11
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng TW: Chương 4 - Ths. Nguyễn Thị Minh Quế
82 p | 95 | 9
-
Bài giảng Ngân hàng trung ương: Chương 5 - ThS. Trần Thạch Uyên Vy
13 p | 32 | 5
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 1
41 p | 5 | 2
-
Bài giảng Kế toán công 3 - Chương 6: Kế toán các hoạt động cơ bản tại Ngân hàng Nhà nước
51 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn