intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Người lãnh đạo giỏi xây dựng lòng tin như thế nào?

Chia sẻ: Nguyen Kha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

111
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi xem xét sự suy giảm lòng tin và tín nhiệm trong thị trường tài chính hiện nay thì quả thực lòng tin đang khiến thế giới “quay tròn” và đúng là bây giờ chúng ta đang trải qua một cơn khủng khoảng lòng tin. Cơn khủng hoảng này buộc chúng ta phải đặt ra ba câu hỏi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Người lãnh đạo giỏi xây dựng lòng tin như thế nào?

  1. Người lãnh đạo giỏi xây dựng lòng tin như thế nào? Một nghiên cứu gần đây của Mỹ đã chỉ ra rằng, chỉ 49% nhân viên tin tưởng vào người quản lý và cũng chỉ có 28% tin tưởng vào các CEO của mình. Khi xem xét sự suy giảm lòng tin và tín nhiệm trong thị trường tài chính hiện nay thì quả thực lòng tin đang khiến thế giới “quay tròn” và đúng là bây giờ chúng ta đang trải qua một cơn khủng khoảng lòng tin. Cơn khủng hoảng này buộc chúng ta phải đặt ra ba câu hỏi. Đầu tiên, có phải giá trị có thể tính toán được làm hạ
  2. thấp sự tín nhiệm? Thứ hai, lợi ích hữu hình nâng cao sự tín nhiệm? Thứ ba, các nhà lãnh đạo giỏi nhất xây dựng lòng tin trong công ty họ để thu được nhiều lợi ích như thế nào? Hầu hết mọi người đều không biết làm thế nào để định lượng và tính toán giá trị của một yếu tố “nhạy cảm” như lòng tin. Hiểu một cách nôm na, lòng tin (sự tín nhiệm) không thể sờ nắm được, rất mơ hồ và không thể xác định. Nếu nói theo cách đó, thì mọi người không biết cách để có được nó trong tay hoặc không biết cách để xây dựng nó như thế nào. Nhưng thực tế là, chi phí của lòng tin có thể xác định được và chúng khiến chúng ta phải quan tâm. Nghiên cứu của tổ chức Association of Certified Fraud Examiners
  3. ước tính trung bình các công ty ở Mỹ mất 6% lợi nhuận hằng năm cho một vài hoạt động không trung thực của họ. Khi lòng tin giảm đi, trong một công ty hoặc mối quan hệ, mọi giao tiếp, mọi sự tương tác, mọi chiến lược, mọi quyết định đều được đánh thuế. Chính sự không tin cậy đã nhân đôi chi phí kinh doanh và “ngốn” gấp 3 lần thời gian để hoàn thành nó. Trái lại, các cá nhân, tổ chức giành được và quản lý với sự trải nghiệm lòng tin cho phép họ thành công trong giao tiếp, sự tương tác và các quyết định. Họ sẽ phát triển với tốc độ không thể tin được. Một nghiên cứu của Watson Wyatt chỉ ra rằng các công ty có độ tín nhiệm cao làm tốt hơn những công ty có độ tín nhiệm thấp tới gần 30%.
  4. Khả năng thiết lập, nuôi dưỡng, mở rộng (nơi cần thiết) và phục hồi lòng tin trong các cổ đông là khả năng quan trọng của lãnh đạo trong yêu cầu hiện nay. Nó cần nhiều hơn khả năng khác. Trên thực tế, sinh ra lòng tin, một khả năng có thể học được, ứng dụng và hiểu được. Đó là cái gì đó mà bạn hiểu rõ, là cái gì đó bạn có thể đo đạc và xây dựng, là cái gì đó mà bạn có thể “di chuyển cả ngọn tháp”. Bạn không thể là một nhà lãnh đạo mà không có sự tín nhiệm. Như Warren Bennis đã nói “lãnh đạo mà không có lòng tin trong công ty là một sự mâu thuẫn trong các mối quan hệ.” Các nhà lãnh đạo giỏi xây dựng lòng tin như thế nào?
  5. Công việc đầu tiên của bất kỳ nhà lãnh đạo nào là tạo được lòng tin. Lòng tin hay sự tín nhiệm là sự tự tin được cấu thành bởi hai yếu tố: tính cách và năng lực. Tính cách bao gồm tính chính trực, động cơ và mục đích với mọi người. Năng lực bao gồm khả năng, các kỹ năng, các kết quả. Cả hai yếu tố này đều rất quan trọng. Với việc tăng sự chú ý đến nguyên tắc xử thế trong xã hội của chúng ta, mặt tính cách của lòng tin rất cần được quan tâm khi bước vào kinh tế toàn cầu mới. Tuy nhiên, mặt khác biệt và thường bị lờ đi của lòng tin đó là năng lực – yếu tố cần thiết tương đương. Bạn có thể nghĩ đến một người thân thiện, trung thực nhưng bạn vẫn không tin tưởng tuyệt đối vào anh ta nếu anh ta làm việc không hiệu quả. Và ngược lại, một người có thể có
  6. những kỹ năng tuyệt vời, trí thông minh và thành tích tốt tuy nhiên anh ta lại không trung thực, thì bạn cũng sẽ không tin vào con người đó. Những nhà lãnh đạo giỏi nhất bắt đầu bằng việc tạo sự tin tưởng trong các mối kinh doanh ở công ty họ. Khi một tổ chức nhận ra rằng họ thiếu sự tín nhiệm thì những bước đi của tổ chức đó để bù đắp lại sự thiếu hụt lòng tin sẽ mất nhiều thời gian và chi phí hơn. Những chi phí này được xác định và các nhà lãnh đạo nhận ra sự thiếu hụt lòng tin không phải là chỉ đơn thuần một vấn đề xã hội mà đó là cả về vấn đề kinh tế. Sự biến đổi thực sự bắt đầu với việc xây dựng lòng tin ở mức độ cá nhân. Sự nổi danh của một người phản ánh trực tiếp lòng tin
  7. của họ và nó giúp họ trong mọi tương tác và đàm phán. Khi sự tín nhiệm của một người lãnh đạo và sự nổi danh được tăng cao có thể giúp họ thiết lập sự tự tin nhanh chóng, doanh nghiệp phát triển nhanh, chi phí giảm xuống. Có 4 yếu tố cốt lõi của lòng tin và đó là 4 yếu tố liên tiếp – tính chính trực, mục đích, khả năng, kết quả. Khi bổ sung vào sự tín nhiệm của bạn các hành vi (xem 13 hành vi xây dựng sự tín nhiệm dưới đây). Và sự kết hợp của nó với lòng tin, kết quả của công ty sẽ cho mức độ tín nhiệm cao. Hãy xem xét ví dụ của Warren Buffett -- CEO của Berkshire Hathaway (được xem là một trong những nhà lãnh đạo tín nhiệm trên thế giới) – người giành được McLane Distribution (với mức
  8. giá 23 tỉ đô la) từ Wal-Mart. Là những công ty nổi tiếng, cả Berkshire Hathaway và Wal-Mart đều có mục tiêu hướng tới các loại thị trường. Họ nghiên cứu cẩn thận. Sự liên kết này sẽ mất vài tháng để hoàn thành và mất vài triệu đô la để trả cho kế toán, kiểm toán viên và luật sư để xác minh và phê chuẩn các loại thông tin. Nhưng trong ví dụ này, bởi vì cả hai công ty đã hợp tác với sự tín nhiệm cao và trong một cuộc họp 2 giờ với những cái bắt tay thân thiện, chưa đầy một tháng, họ đã hoàn thành. Điều đó cho thấy sự tín nhiệm cao, chi phí sẽ thấp. 13 hành vi ứng xử để xây dựng sự tín nhiệm ở một người lãnh đạo Bằng những kinh nhiệm, hiểu biết và trải nghiệm trong công việc,
  9. tác giả bài viết, Stephen M. R. Covey đã đưa ra 13 hành vi ứng xử để xây dựng sự tín nhiệm ở một người lãnh đạo:  Nói thẳng thắn  Chứng minh sự tôn trọng  Tạo sự minh bạch  Sửa những lỗi sai  Thể hiện sự trung thành  Bày tỏ kết quả  Làm tốt hơn  Đương đầu với sự thực  Làm rõ những mong muốn  Có trách nhiệm giải trình  Lắng nghe đầu tiên  Giữ lời hứa
  10.  Xây dựng sự tín nhiệm Nhớ rằng 13 cách ứng xử trên luôn luôn phải cân bằng nhau (chẳng hạn, nói thẳng cần cân bằng qua cách thể hiện sự tôn trọng) và bất kỳ hành vi ứng xử nào quá đáng cũng có thể trở thành điểm yếu. Phụ thuộc vào vai trò và trách nhiệm của bạn, bạn có thể có nhiều hay ít ảnh hưởng đến người khác. Tuy nhiên, bạn luôn có ảnh hưởng đặc biệt vào những điểm bắt đầu của mình: Sự tự tín nhiệm (sự tự tin có sẵn trong bạn – trong khả năng để thiết lập và đạt mục tiêu để giữ lời cam kết, cũng là khả năng truyền sự tín nhiệm cho người khác) và sự tín nhiệm mối quan hệ (cách thiết lập và làm tăng sự tín nhiệm mà chúng ta có với người khác)
  11. Một người lãnh đạo phải luôn luôn đi đầu, và họ đầu tiên cũng phải xây dựng lòng tin. Họ nhận ra rằng lòng tin tác động đến chúng ta 24/7, 365 ngày một năm. Nó ảnh hưởng đến chất lượng của mọi mối quan hệ, mục tiêu công việc, sự mạo hiểm trong kinh doanh và cả trong những nỗ lực cố gắng của bản thân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2