intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhà quản lý có trách nhiệm

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

126
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua đã châm ngòi cho một cuộc tranh cãi chưa từng có về vai trò của người quản lý. Trong khi những thảo luận về hiệu quả quản lý, lương của các CEO và vai trò của ban quản trị đã trở nên gay gắt thì trách nhiệm của người quản lý lại ít được bàn luận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhà quản lý có trách nhiệm

  1. Nhà quản lý có trách nhiệm Cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua đã châm ngòi cho một cuộc tranh cãi chưa từng có về vai trò của người quản lý. Trong khi những thảo luận về hiệu quả quản lý, lương của các CEO và vai trò của ban quản trị đã trở nên gay gắt thì trách nhiệm của người quản lý lại ít được bàn luận.
  2. Trong vòng 33 năm qua, tôi đã trải qua nhiều chương trình đào tạo giám đốc và thạc sĩ và luôn chia sẻ với những người tham dự quan điểm về việc làm thế nào họ có thể trở thành nhà quản lý có trách nhiệm. Tôi thừa nhận rằng họ sẽ thành công trên khía cạnh thu nhập, địa vị xã hội và ảnh hưởng nhưng cũng lưu ý người quản lý phải nhớ rằng họ là những người trông nom những tổ chức có quyền lực nhất trong xã hội. Do đó, họ phải hướng bản thân tới một tầm cao hơn. Nhà quản lý phải cố gắng đạt được thành công với trách nhiệm. Những lưu ý của tôi nhằm khuyến khích mọi người kiểm nghiệm lại giá trị của họ trước khi họ lao vào những công việc thường ngày. Hãy suy nghĩ về những điều đó: - Hiểu tầm quan trọng của sự linh hoạt, sáng tạo. Lãnh đạo là khả năng dẫn dắt sự thay đổi, hy vọng và tương lai. Người lãnh đạo phải mạo hiểm vào những lĩnh vực mới vì vậy họ phải có khả năng kiểm soát, ứng phó, xử lý với những việc không rõ ràng và khó khăn một cách thông minh, sáng suốt. - Thể hiện cam kết học hỏi và phát triển bản thân. Người lãnh đạo phải đầu tư vào bản thân. Nếu không được đào tạo, bạn không thể giúp những người
  3. không được đào tạo khác; nếu bạn ốm, bạn không thể quản lý những người ốm khác; nếu bạn nghèo, bạn không thể giúp đỡ những người nghèo. - Phát triển khả năng gắn kết hoạt động cá nhân theo một triển vọng. Làm một việc trong thời gian dài, bạn sẽ trải nghiệm cả thành công lẫn thất bại. Khiêm tốn khi thành công và không nản chí khi thất bại là những đặc điểm của một người lãnh đạo giỏi. - Sẵn sàng đầu tư vào việc phát triển người khác. Rộng rãi và hào phóng trong việc giúp đỡ đồng nghiệp nhận ra tiềm năng của họ. - Học cách kết nối những người kém may mắn hơn. Người lãnh đạo giỏi phải có tầm bao quát, mặc dù điều đó không hề dễ dàng. Hầu hết các xã hội đều phải giải quyết những vấn đề khác biệt bằng việc né tránh hoặc loại bỏ chúng, giải quyết, phản ứng với sự khác biệt bằng việc tránh hoặc loại bỏ chúng đi, ít xã hội nào lại tìm cách đồng hóa những gì khác biệt với xã hội của họ. - Hãy quan tâm đến quá trình. Mọi người đều tìm kiếm sự công bằng chứ không phải sự ban ơn. Họ muốn được lắng nghe. Họ thậm chí thường không bận tâm nếu quyết định của họ không đúng hướng chừng nào quá trình của nó vẫn công bằng và rõ ràng.
  4. - Ghi nhận tầm quan trọng của sự trung thành đối với tổ chức, nghề nghiệp, cộng đồng và xã hội và trên tất cả là gia đình. Hầu hết những thành tựu chúng ta có được đều nhờ sự ủng hộ của gia đình. - Thừa nhận trách nhiệm với kết quả cũng như với quá trình và những người bạn làm việc cùng. Làm thế nào bạn có thể đạt được kết quả sẽ định hình kiểu người bạn sẽ trở thành. - Ghi nhớ rằng bạn là một số ít có đặc quyền. Đó là điểm mạnh nhưng nó cũng là một gánh nặng bạn phải mang theo. Hãy cân bằng giữa thành tựu với tấm lòng và học hỏi với một cái nhìn bao dung hiểu biết. - Hy vọng được đánh giá bởi những gì bạn làm và bạn làm tốt như thế nào - chứ không phải là bởi những điều bạn nói bạn muốn làm. Tuy nhiên, định kiến đối với những hành động cũng phải được cân bằng bởi sự thông cảm và quan tâm đến với những người khác. - Hãy ý thức được vai trò của bạn. Quan tâm đến các vấn đề của người nghèo và người tàn tật, chấp nhận khiếm khuyết của người khác, tự cười bản thân và tránh xa những cám dỗ. Lãnh đạo là tự nhận thức bản thân, chấp nhận sai lầm của bản thân, phát huy tính khiêm tốn và nhân đạo.
  5. Mỗi năm, tôi đều xem lại những ghi chú của tôi về người quản lý có trách nhiệm mà tôi đã viết ra lần đầu tiên vào năm 1977. Thế giới đã thay đổi rất nhiều kể từ khi đó nhưng tôi vẫn thấy chưa cần thiết để thay đổi một từ nào trong những bài giảng của tôi. Trên thực tế, thông điệp này còn đúng với ngày nay hơn bao giờ hết. Bài viết của C.K. Prahalad trên Harvard Business Publishing. Tác giả là GS về Chiến lược tại Trường kinh doanh Ross thuộc ĐH Michigan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2