Phùng Phương Nga và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
105(05): 175 - 178<br />
<br />
NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT HỒ QUÝ LY<br />
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA<br />
Phùng Phương Nga1*, Đoàn Đức Hải2<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên, 2Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh có “sở trường” đặc biệt về đề tài lịch sử với tác phẩm tiêu biểu: Hồ<br />
Quý Ly. Là tiểu thuyết đầu tiên (ở Việt Nam) về hình ảnh Hồ Quý Ly và các nhân vật lịch sử khác,<br />
tác phẩm đã cung cấp những điểm nhìn nhiều chiều về các nhân vật với sự đan bện giữa quá khứ<br />
và hiện tại; làm sống lại những giá trị khuất lấp, ẩn ngầm; lí giải lịch sử bằng cái nhìn khoan dung<br />
của văn hóa. Xây dựng vật Hồ Quý Ly không chỉ là một “kẻ phản loạn” mà còn là một hùng<br />
tướng, một nhà cải cách tài ba trên nhiều phương diện; các mệnh quan triều đình là những “kẻ sĩ<br />
tài danh” của Kinh thành đã tạo nên những “hấp lực” đặc biệt cho tác phẩm.<br />
Từ khóa: Nguyễn Xuân Khánh, Hồ Quý Ly, văn hóa, lịch sử.<br />
<br />
Trong bối cảnh văn học Việt Nam hiện nay,<br />
không có mấy người ở độ tuổi “thất thập cổ lai<br />
hy” còn làm xôn xao văn đàn nghệ thuật như<br />
nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Cái tên Nguyễn<br />
Xuân Khánh đã trở thành một hiện tượng nổi<br />
bật thu hút sự chú ý của nhiều người.*<br />
Tiểu thuyết Hồ Quý Ly có độ dày 802 trang<br />
được nhà văn viết xong vào tháng 4/1999 và<br />
xuất bản năm 2000 tại Nhà Xuất bản Phụ nữ.<br />
Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên nhà văn được<br />
trả lại tên của mình và được kí Nguyễn Xuân<br />
Khánh ở cuối tác phẩm.<br />
Đọc Hồ Quý Ly độc giả như được sống lại<br />
một thời kì của quá khứ, thấy được những<br />
kiến giải mới mẻ của nhà văn về nhiều sự<br />
kiện, nhân vật lịch sử qua bức tranh văn hóa<br />
dân tộc. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly đã đem đến<br />
sự hòa hợp giữa lịch sử và văn hóa dân tộc,<br />
đem đến sự đan bện giữa quá khứ và hiện tại,<br />
làm sống lại những giá trị khuất lấp, ẩn ngầm;<br />
lí giải lịch sử bằng cái nhìn khoan dung của<br />
văn hóa.<br />
Chân dung các nhân vật được nhà văn xây dựng<br />
trong tác phẩm không chỉ mang dấu ấn của lịch<br />
sử, mà còn là những con người văn hóa, để lại<br />
sự suy ngẫm lắng đọng cho người đọc.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0915141514. Email: phungphuongnga@gmail.com<br />
<br />
Hồ Quý Ly - hùng tướng - nhà cải cách tài ba<br />
Trong con mắt của các sử gia chính thống, Hồ<br />
Quý Ly là một kẻ thoán nghịch, tiếm quyền,<br />
trong trường nhìn của những người tôn thất<br />
nhà Trần như Trần Nguyên Hàng, Trần Khát<br />
Chân thì Hồ Quý Ly là một kẻ tàn bạo, phản<br />
nghịch; nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn<br />
Xuân Khánh nhãn quan văn hóa trở thành hệ<br />
quy chiếu để tạo dựng nhân vật nhân vật.<br />
Trong mắt người con – Hồ Nguyên Trừng –<br />
Hồ Quý Ly là một người cha văn võ song<br />
toàn, có nhiều cảm nhận tinh tế và sâu sắc.<br />
Trong ánh mắt và suy nghĩ của vợ ông - công<br />
chúa Huy Ninh thì Hồ Quý Ly là một người<br />
chồng luôn nén chặt tình cảm trong lòng. Ở<br />
góc nhìn của những người ngưỡng mộ ông<br />
như Nguyên Cẩn, Hồ Hán Thương thì Hồ<br />
Quý Ly là một bậc minh quân. Trong ông<br />
cũng luôn tồn tại những mâu thuẫn, những<br />
trăn trở giằng xé tâm can. Ông là một nhà<br />
chính trị nắm quyền lực tối cao nhưng thẳm<br />
sâu trong tâm hồn ông vẫn luôn thường trực<br />
nỗi cô đơn đau xót. Đó là nỗi đau đớn xót xa<br />
đối với con gái và đứa cháu nhỏ vì số mệnh<br />
sinh ra trong vương triều đã phải chịu cảnh<br />
trái ngang. Là sự cô đơn vô hạn trước “pho<br />
tượng trắng” của người vợ hiền.<br />
Ở nhân vật này hội tụ đầy đủ những phẩm<br />
chất của một người lãnh đạo, xoay chuyển<br />
tình thế bởi tầm nhìn xa trông rộng, tài thông<br />
kinh bác cổ, vốn văn hóa phong phú, cá tính<br />
175<br />
<br />
180Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phùng Phương Nga và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
mạnh mẽ, quyết liệt; lại cũng rất táo bạo<br />
Trước hoàn cảnh của đất nước triều đình nhà<br />
Trần đã mục ruỗng cần một sự “thay da đổi<br />
thịt”, bên ngoài giặc Chiêm Thanh, quân<br />
phương Bắc dòm ngó, tham vọng cải cách<br />
trong ông đã lớn dần. Trong khi hầu hết quan<br />
lại triều đình lo nhũng nhiễu, đục khoét của<br />
dân hòng ăn chơi sa đọa; còn lại thì bi ai, lánh<br />
dời và tìm cách nương nhờ cửa Phật thì Hồ<br />
Quý Ly đau đáu khát vọng muốn thay đổi, cải<br />
tổ triều đình. Xét cho cùng đó là một sự dũng<br />
cảm, sự thay đổi lớn về mặt nhận thức và tư<br />
tưởng. Nói như Hồ Nguyên Trừng thì: “sự<br />
tranh giành ấy cha tôi bảo là một điều lành<br />
mạnh…” [486, 2].<br />
Hồ Quý Ly can đảm, mạnh dạn thay đổi cục<br />
diện bằng những cải cách táo bạo về kinh tế xã hội như chính sách hạn điền, hạn nô, chủ<br />
trương dùng tiền giấy thay tiền đồng; “làm sổ<br />
hộ khẩu để biết thực lực số người trong<br />
nước..” [136, 2]. Hồ Quý Ly cũng là một nhà<br />
giáo dục xuất chúng. Trong ông thấm nhuần<br />
tư tưởng Nho gia. Ông cũng là người đầu tiên<br />
trong lịch sử phong kiến nước nhà đề ra<br />
những cải cách sớm nhất cả về kinh tế – xã<br />
hội, về giáo dục. Hồ Quý Ly rất đề cao việc<br />
học và rèn luyện nhân cách con người. Chính<br />
vì thế Hồ Nguyên Trừng mới lên tám tuổi ông<br />
đã gửi cho bố vợ là cụ lang Phạm Công vốn<br />
học rộng uyên thâm nho giáo dạy dỗ. Ông tự<br />
tay viết cuốn minh đạo, dịch cuốn “vô dật,<br />
nãi dật” trong Kinh Thi và giảng giải bốn chữ<br />
“vô dật, nãi dật” cho các con. Điều này cho<br />
thấy ông rất quan tâm tới việc dạy/ rèn người<br />
và nền giáo dục của đất nước.<br />
Với một kiến văn am hiểu về mọi mặt của đời<br />
sống cũng như lịch sử dân tộc, Nguyễn Xuân<br />
Khánh đã đưa ra một cách đánh giá công bằng<br />
hơn về một con người có thực trong lịch sử. Là<br />
nhân vật thất bại trong con đường chính trị<br />
song ông vẫn là một nhà cải cách tài ba.<br />
Kẻ sĩ tài danh đất Kinh thành<br />
Bên cạnh việc xây dựng thành công nhân vật<br />
trung tâm Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh<br />
cũng rất công phu trong việc phác thảo chân<br />
dung các nhân vật khác. Từ vua Thuận Tông,<br />
<br />
105(05): 175 - 178<br />
<br />
nhà chép sử Văn Hoa cho đến Trần Khát<br />
Chân, Hồ Nguyên Trừng, kì nữ Thanh Mai…<br />
đã góp phần quan trọng vào cách nhìn và sự<br />
giải minh về lịch sử. Lịch sử không chỉ nằm<br />
ở sự kiện, ở quan điểm chính trị mà cả “lịch<br />
sử” làm người, sự sâu sắc của triết lý làm<br />
người, sự huyền vi của cuộc sống. Dưới ngòi<br />
bút tài hoa của tác giả, tất cả các nhân vật<br />
đều mang phong thái dáng vẻ của nghệ sĩ,<br />
của kẻ sĩ tài hoa chốn kinh thành. Họ có vẻ<br />
tài hoa của bậc văn nhân, say mê và mong<br />
muốn thưởng lãm cái đẹp; khí chất của<br />
những bậc “giai nhân; quân tử”, khí chất của<br />
bậc Nho gia.<br />
Hồ Nguyên Trừng là con trai cả của Hồ Quý<br />
Ly, một con người thông minh có tầm nhìn xa<br />
trông rộng, một văn nhân tài ba. Sinh ra trong<br />
thời tao loạn, ở Hồ Nguyên Trừng có nỗi khắc<br />
khoải khôn nguôi của một kẻ sĩ trước thời<br />
cuộc. Ông hiểu rất rõ về bản chất của đời<br />
sống cung đình nhưng cũng rất ý thức về<br />
trách nhiệm của cá nhân trước dòng tộc, về<br />
trách nhiệm của kẻ sĩ như ông trong thời loạn.<br />
Nguyên Trừng là một con người đa sầu đa<br />
cảm, không hứng thú với công việc chính<br />
trường và ông cũng dửng dưng trước những<br />
tham vọng quyền lực. Thú vui mà ông mong<br />
muốn tìm đến là một cuộc sống sinh hoạt văn<br />
hóa của kẻ sĩ, một cuộc sống tự nhiên yên<br />
bình với những thú chơi tao nhã và một tình<br />
yêu tràn đầy nhiệt huyết nhưng cũng hết sức<br />
tự nhiên chân thành. Nhớ thương người con<br />
gái mong manh, u sầu – Quỳnh Hòa, Hồ<br />
Nguyên Trừng gửi tấm tâm tình vào khúc<br />
nhạc Phượng hoàng hề. Họ đắm say nhau<br />
cũng bởi tiếng đàn và giọng hát trong trẻo<br />
ngân nga, lúc thăng hoa lúc trầm xuống.<br />
Nguyên Trừng là một kẻ sĩ kinh thành còn<br />
Thanh Mai cũng là một ca nữ nức tiếng vùng<br />
đất kinh kì, một tri âm tri kỉ có thể hiểu được<br />
tiếng đàn kẻ sĩ. Họ thực sự là cặp đôi đã làm<br />
cho bầu không khí trong tác phẩm trở nên sống<br />
động, hấp dẫn hơn. Dưới bút lực của Nguyễn<br />
Xuân Khánh, Hồ Nguyên Trừng hiện lên là một<br />
kẻ sĩ tài danh. Không chỉ là sự say mê nghệ<br />
thuật cầm, kỳ, thi, Hồ Nguyên Trừng còn là<br />
một danh họa nức tiếng đất Thăng Long. Ham<br />
<br />
176<br />
<br />
181Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phùng Phương Nga và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
mê sự yên bình của cảnh sắc thiên nhiên,<br />
nhân vật được miêu tả qua chi tiết thưởng<br />
thức hoa mai, vườn mai, chậu mai và cả<br />
những giò lan rừng trong khu vườn mai của<br />
thượng tướng Khát Chân. Là con trai thái sư<br />
Quý Ly nhưng Hồ Nguyên Trừng lại là bạn tri<br />
kỉ của Trần Khát Chân - một cột trụ sức mạnh<br />
của triều Trần - người đại diện cho phái bảo<br />
hoàng và đối đầu với thái sư. Hai nhân vật<br />
thuộc về hai tuyến đối lập nhau nhưng giữa<br />
họ lại có những cảm thông, những mối quan<br />
hệ và những tình cảm lạ kì. Đó chỉ có thể giải<br />
thích là những “kẻ đồng bệnh tương liên”,<br />
cùng say mê cái đẹp ở đời.<br />
Thượng tướng Trần Khát Chân vốn là một đô<br />
tướng được thái sư cất nhắc làm tướng quân<br />
trong trận bình Chiêm và đã lập được công<br />
lớn đánh đuổi được quân Chiêm, từ đó ông đã<br />
trở thành một đại thần trụ cột bảo vệ cho phe<br />
thủ cựu nhà Trần. Ông vốn thuộc dòng quan<br />
võ nhưng hình ảnh về vị tướng quân này qua<br />
trang viết của Nguyễn Xuân Khánh lại là một<br />
con người đầy văn nhã với những thú chơi<br />
hoa, thưởng rượu rất tinh tế, say mê cảnh sắc<br />
thiên nhiên và đã trang trí cho nơi ở của mình<br />
thành khu vườn mai thơ mộng, trứ danh. Một<br />
không gian đậm chất văn hóa, một vẻ đẹp<br />
tươi non của thiên nhiên. Khu vườn đó có tên<br />
là Trại Mai, ở đó ông trồng toàn những loại<br />
mai quý hiếm tạo nên một cảnh sắc đẹp mê<br />
hồn khiến mỗi ai tới đây không muốn rời<br />
chân. Cũng tại khu vườn mai này mà ông và<br />
Hồ Nguyên Trừng đã trở thành đôi bạn tri kỉ<br />
cùng thú thưởng hoa mai và rượu mai, sự say<br />
mê cái đẹp. Cái đẹp, cái sinh động rất người<br />
của nhân vật đã làm nhòe đi đường viền của<br />
lịch sử. Vẻ đẹp tinh khiết của những loài hoa<br />
rừng của những hương hoa thoáng nhẹ, những<br />
vị mặn nồng của trái mai, những bữa tiệc<br />
rượu mai để lại bao dư vị của những tấm lòng<br />
trọng tình nghĩa.<br />
Một trong những nhân vật hư cấu đặc biệt của<br />
Nguyễn Xuân Khánh trong tác phẩm là Sử<br />
Văn Hoa. Ông là một viên quan chép sử tâm<br />
huyết suốt đời đi tìm hồn núi, hồn sông đồng<br />
thời cũng là một nhà chiêm tinh giải mộng tài<br />
ba. Suốt đời ông sống với hoài bão sẽ hoàn<br />
<br />
105(05): 175 - 178<br />
<br />
thành một cuốn quốc sử thật trung thực. Vì<br />
thế, dù trong ngục tù nhưng ông vẫn không<br />
lúc nào ngơi nghỉ, ông viết cả trong lúc ăn cả<br />
trong lúc ngủ. Sử Văn Hoa là một trong<br />
những nhân vật khách quan nhất trong tiểu<br />
thuyết. Ông không ngại nói thẳng, nói thật<br />
trước bất kể ai từ việc giải mộng cho đức vua<br />
Duệ Tông, thượng hoàng Nghệ Tông rồi cả<br />
người đa sát như Hồ Quý Ly dù biết nếu nói<br />
ra có thể ông sẽ mất mạng. Ông cũng không<br />
hề biết sợ khi dâng tấu biểu can ngăn thái sư<br />
việc dời đô với câu nói “cốt ở đức không cốt<br />
ở nơi hiểm trở” và cả khi viết đoạn “Minh<br />
đạo luận” Mặc dù bị Quý Ly hành hạ nhiều<br />
nhưng khi thượng tướng quân Khát Chân đề<br />
nghị ông viết một cuốn sách vạch ra những<br />
tội không có thực để vu oan cho Quý Ly thì<br />
ông đã thẳng thắn từ chối. Nhân vật Sử Văn<br />
Hoa hiện lên không chỉ với tư cách là một<br />
viên quan chép sử mà ông là người suốt đời đi<br />
tìm hồn núi, hồn sông cho dân tộc, giữ lại<br />
những tinh túy cho dân tộc, là khí phách của<br />
kẻ sĩ thấm nhuần tư tưởng Nho gia.<br />
Bên cạnh những nhân vật trên, cuốn tiểu<br />
thuyết cũng dành nhiều trang sách để đặc tả<br />
nhân vật Trần Thuận Tông, một ông vua “đạo<br />
sĩ” - con rể thái sư Quý Ly. Vì chán cảnh<br />
tranh quyền đoạt vị nơi kinh đô nên đã bỏ<br />
triều chính bỏ công việc chính sự lại cho thái<br />
sư lo toan và xuống chiếu truyền ngôi cho con<br />
trai là thái tử An mới lên ba tuổi rồi lên núi<br />
Yên Tử tu hành. Thuận Tông vốn là một ông<br />
vua hiền, lại có tư tưởng sùng bái Phật giáo<br />
hướng thiện. Ông luôn tôn sùng tín ngưỡng<br />
văn hóa truyền thống của dân tộc. Ông đi tu<br />
như để trốn lánh việc đời, cũng là mong nhận<br />
được niềm an lành mà Phật giáo đem lại. Ở<br />
nhiều trang viết, tác giả để Thuận Tông độc<br />
thoại trong dòng suy nghĩ của mình về triều<br />
đình, về thái sư Hồ Quý Ly, và tướng quân<br />
Trần Khát Chân. Kết thúc cuộc đời ông cũng<br />
một cái chết bi thảm. Với lịch sử là sự thất bại<br />
của một vương triều, nhưng trong cõi tâm<br />
thức tín điều đó là sự tìm kiếm cõi tĩnh, là<br />
mong muốn được giải thoát, là sự ra đi tất yếu<br />
của linh hồn yếu đuối. Âu đó cũng là cái giá<br />
phải trả cho một cuộc hóa sinh.<br />
177<br />
<br />
182Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phùng Phương Nga và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
105(05): 175 - 178<br />
<br />
2. Nguyễn Xuân Khánh (2000), Hồ Quý Ly, Nxb<br />
Phụ nữ.<br />
3. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi<br />
(đồng chủ biên) (2009), Từ điển thật ngữ Văn Học<br />
Nxb Giáo dục.<br />
4. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), (2011), Tiến<br />
trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam<br />
5. Trần Ngọc Thêm, (2009), Cơ sở văn hóa Việt<br />
Nam, Nxb Giáo dục<br />
6. Đỗ Lai Thúy (2011), Phê bình văn học con vật<br />
lưỡng thê ấy tư tưởng phê bình Việt Nam một cái<br />
nhìn lịch sử, Nxb Hà Nội<br />
7. Đỗ Lai Thúy (2006), Theo vết chân những<br />
người khổng lồ Tân Guylivơ vở phiêu lưu ký về<br />
các lý thuyết văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin tạp chí Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội.<br />
8. Lê Ngọc Trà (2003), Văn hóa Việt Nam đặc<br />
trưng và cách tiếp cận, Nxb Giáo dục.<br />
<br />
Thông qua các góc nhìn và những kiến giải<br />
khác nhau về nhân vật lịch sử thời kì cuối<br />
Trần, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã góp<br />
phần quan trọng trong việc giải minh lịch sử.<br />
Hơn thế, đây còn là sự cách tân nghệ thuật ý<br />
nghĩa cho thể loại tiểu thuyết lịch sử. Khuynh<br />
hướng tự sự vĩ mô chủ yếu bởi các đại sự và<br />
vĩ nhân được thay bằng mảnh ghép cá nhân,<br />
trong đó chân lý lịch sử không mang tính<br />
tuyệt đối mà nằm ở giá trị nhân văn trong cái<br />
nhìn khoan dung của văn hóa. Văn hóa là lõi<br />
cốt của lịch sử./.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Đăng Điệp (chủ biên), Đoàn Ánh<br />
Dương, Đỗ Hải Ninh, (2012), Lịch sử và văn hóa<br />
cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh, Nxb Phụ<br />
nữ - Viện Văn học<br />
<br />
SUMMARY<br />
HISTORICAL CHARACTERS IN THE NOVEL “HO QUY LY”<br />
BY NGUYEN XUAN KHANH IN TERMS OF CULTURE<br />
Phung Phuong Nga1*, Doan Duc Hai2<br />
1<br />
<br />
College of Sciences – TNU, 2Thai Nguyen University<br />
<br />
Nguyen Xuan Khanh, the writer has "forte" specially of historical themes, is the author of<br />
representative works Ho Quy Ly which is a first novel (in Vietnam) about the image of Ho Quy Ly<br />
and other historical person. It has provided multi-dimensional point of the characters with<br />
combination between past and present. It has relived the obscure and hidden values. It has<br />
explained the history by the view of cultural tolerance. The author has built the character of Ho<br />
Quy Ly not only is a "rebel" but also is a powerful generals, a reformer is talented in many ways.<br />
The officials of the imperial court who is the "talented artist" of the city has created "gravity"<br />
specifically for work.<br />
Key words: Nguyen Xuan Khanh, Ho Quy Ly, history, cultural<br />
<br />
Ngày nhận bài: 11/3/2013; Ngày phản biện: 17/4/2013; Ngày duyệt đăng: 06/6/2013<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0915141514. Email: phungphuongnga@gmail.com<br />
<br />
178<br />
<br />
183Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />