intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điểm lưu ý khi giao tiếp với người Mỹ

Chia sẻ: Pham Thai Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

211
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong giao tiếp không nên dùng “Miss” đối với phụ nữ mà dùng “Madam” và dùng “Sir” đối với nam giới. Người Mỹ rất hay tự giới thiệu mình bằng tên gọi, khi đó thì cũng nên gọi họ bằng tên ấy – điều này có khác so với tập tục ở Châu Âu. Nếu khó phát âm tên gọi của người Mỹ thì bạn nên chủ động hỏi trực tiếp để tránh phát âm sai. Học vị “Tiến sỹ” thường chỉ được gọi cùng với tên các nhà khoa học hay bác sỹ, đối với những diện khác thì...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điểm lưu ý khi giao tiếp với người Mỹ

  1. Những điểm lưu ý khi giao tiếp với người Mỹ
  2. 1/Xưng hô Trong giao tiếp không nên dùng “Miss” đối với phụ nữ mà dùng “Madam” và dùng “Sir” đối với nam giới. Người Mỹ rất hay tự giới thiệu mình bằng tên gọi, khi đó thì cũng nên gọi họ bằng tên ấy – điều này có khác so với tập tục ở Châu Âu. Nếu khó phát âm tên gọi của người Mỹ thì bạn nên chủ động hỏi trực tiếp để tránh phát âm sai. Học vị “Tiến sỹ” thường chỉ được gọi cùng với tên các nhà khoa học hay bác sỹ, đối với những diện khác thì nên hạn chế, vì vậy các vị tiến sỹ nên chuẩn bị sẵn hai loại danh thiếp – có và không có học vị Tiến sỹ. 2/Chào hỏi Câu chào hỏi cửa miệng là “How are you?” và câu trả lời thường chỉ “I am fine, thank you” là đủ, không bao giờ được kể lể cụ thể thêm về tình trạng sức khỏe của mình. Bắt tay
  3. phải chặt, nhưng ngắn. Những lời khen, tán thưởng khi chào hỏi rất quan trọng đối với người Mỹ. Khi chào hỏi không nên phàn nàn về bất cứ cái gì. Thể hiện tâm trạng vui vẻ, cái nhìn tích cực dễ được người Mỹ chấp nhận hơn. 3/Lời khen Xin đừng khi nào bình luận về diện mạo bề ngoài của một con người, cả với ý khen lẫn chê. Tốt nhất là khen về thành tích chuyên môn, tinh thần hợp tác của đối tác. 4/Trao danh thiếp Bạn đừng là người đầu tiên trao danh thiếp. Trước tiên, bạn hãy hỏi xin danh thiếp của người đó. Nếu người này nói rằng vừa mới hết danh thiếp thì có nghĩa là không muốn tiếp xúc với bạn nữa, cuộc gặp chỉ là phép lịch sự thông thường. Những ai vượt quá giới hạn ấy thì bạn hãy trao danh thiếp.
  4. Danh thiếp không nên quá cỡ và trang trí cầu kỳ. 5/Khu vực riêng tư Người Mỹ rất để ý đến khu vực riêng tư vì rất tránh tiếp xúc trực tiếp ngoài cái bắt tay. Nam giới thỉnh thoảng vỗ vai nhau, còn phụ nữ ôm hờ lấy nhau. Nhưng ngay đến cả những cử chỉ ấy cũng rất hiếm và thường chỉ giữa những đối tác rất quen biết nhau, lại trong bầu không khí thoải mái. Ở nước Mỹ, 60 cm là khoảng cách tối thiểu của khu vực riêng tư. 6/Tính chính xác, đúng giờ Bạn hãy đến nơi hẹn đúng giờ, kể cả khi người Mỹ không như vậy vì không thiếu lý do để chậm trễ. Nhưng mặt khác, bạn không bao giờ được đến quá sớm vì như thế sẽ bị coi là rất bất lịch sự, đặc biệt khi được mời dự các cuộc mang tính cá nhân.
  5. 7/Làm quen Khi làm quen, xin bạn nhớ là đừng bao giờ có lời phê phán Tổng thống Mỹ và hãy tránh bàn về các chủ đề chính trị và cũng đừng để bị lôi kéo vào cuộc tranh luận về các chủ đề chính trị. Hãy có lời khen ngợi chung chung. Những chủ đề khác nên tránh bàn luận khi làm quen là tôn giáo, sắc tộc và tình dục. Khi nói hay thuyết trình về bóng đá thì hãy cẩn thận vì ở Mỹ có nhiều loại bóng đá khác nhau. 8/Cuộc hẹn buổi tối Người Mỹ không ngại làm việc quá giờ chiều, nhưng đối tác không nên hẹn gặp làm việc với người Mỹ vào buổi tối bởi họ thích và thường nhanh chóng về nhà với gia đình ngay. Những cuộc hẹn vào buổi tối thường mang tính chất không chính thức.
  6. 9/Đồ uống có cồn Nên hạn chế uống rượu – kể cả buổi tối – trong khi làm việc với người Mỹ. Trong bữa ăn trưa thậm chí lại càng không nên. Đồ uống thích hợp trong mọi trường hợp là trà. 10/Cảm ơn Nên sử dụng câu “cảm ơn” một cách rộng rãi, không nên để sót ai có đóng góp, có tham gia vào kết quả của hoạt động hay hội nghị. Nếu họp diện hẹp thì nên giới thiệu từng thành viên tham dự, dùng vài câu vắn tắt để trình bày cho những thành viên tham dự khác biết về đóng góp, thành tích của người đó hoặc nhiệm vụ, công việc sắp tới của người ấy. 11/Trang phục
  7. Ngày nay, ở đại đa số địa phương và trong đại đa số ngành nghề ở Mỹ không đòi hỏi trang phục cầu kỳ hay cổ điển. Trong các cuộc trao đổi kinh doanh: thường chỉ đờ-mi là đủ, thậm chí không cần đến cả cravat. Trong trường hợp không chắc chắn hay không thật tự tin thì nên ăn vận trang nghiêm hơn là quá xuồng xĩnh bởi khi cần có thể cở bỏ dần áo khoác ngoài và cravat. Nguyên tắc bất thành văn là: đối với nam giới không nhất thiết phải có cravat, nhưng đối với phụ nữ nhất thiết không nên để hở hang quá. Người Mỹ không những không tán thưởng mà thậm chí còn lấy làm khó chịu. 12/Mời mọc Nếu được mời đến thăm nhà riêng, bạn không nên ở đó quá 3 giờ đồng hồ. Hãy nhớ mua hoa đem theo và đừng quên một chai rượu vang ngon mà bạn biết rõ về vùng đất trồng ra thứ nho làm nên chai rượu vang đó vì giới thiệu ngắn về vùng đất này là chủ đề rất thích hợp để bạn xóa bỏ được khoảng
  8. cách e ngại ban đầu. Hôm sau, bạn không được quên việc gửi lá thiếp đến cảm ơn về lời mời về thăm nhà. 13/Cách ăn tiệc Nhiều người Mỹ thường cắt thịt hay cá thành từng miếng nhỏ vừa miệng, sau đó dùng tay phải để ăn, còn tay trái thể để ngang bụng. Nhưng nếu dùng cả hai tay sử dụng dao và dĩa khi ăn thì cũng không sao. 14/Hội nghị, gặp gỡ, tiệc tùng Tại những buổi tiệc đứng, bạn nên đi một vòng để làm quen. Việc tự giới thiệu mình với người hoàn toàn xa lạ là chuyện hoàn toàn bình thường, sau đó nhập vào một nhóm và tìm cách hướng nhóm đó vào chủ đề của mình. Những câu hỏi thường được sử dụng: ông/bà từ đâu đến, làm gì, làm cho ai… Người Mỹ không coi những câu hỏi và cách ứng xử như
  9. vậy là thô thiển mà coi là để làm quen và tiếp xúc. Xin bạn đừng ngạc nhiên khi thấy đối tác người Mỹ của mình chỉ sau vài phút đã bỏ bạn ở lại và đi mất: người này cũng đi một vòng làm quen như bạn thôi. 15/Phê phán, chỉ trích Người Mỹ không thích bị phê phán thẳng thừng và trực diện, kể cả khi thành tích của họ ở dưới mức trung bình. Bạn hay diễn tả theo cách để họ hiểu là họ đã làm hết khả năng của mình, hay khen ngợi những tiến bộ và thành tích nhỏ, hãy tìm cách che đậy những nhận xét mang tính phê phán của bạn một cách khéo léo, chẳng hạn như: “Thật tuyệt, nhưng lần sau chắc chắn chúng ta còn tuyệt hơn”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2