intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những "điểm trừ" khi thương lượng lương

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

61
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thương lượng lương là một phần quan trọng và căng thẳng trong quá trình tìm việc. Bạn có thể đòi hỏi quá nhiều, quá ít hoặc phá hỏng cơ hội đạt được chính sách lương tốt nhất. Cuộc thương lượng sẽ suôn sẻ hơn nếu bạn biết những điều cần tránh. Hãy đảm bảo rằng bạn không mắc phải những lỗi dưới đây: Nhà tuyển dụng có thể hỏi về mức lương của bạn ngay lần đầu tiên liên lạc với bạn. Nếu không chuẩn bị, bạn có thể nói những điều gây bất lợi cho cuộc thương lượng lương...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những "điểm trừ" khi thương lượng lương

  1. Những "điểm trừ" khi thương lượng lương Thương lượng lương là một phần quan trọng và căng thẳng trong quá trình tìm việc. Bạn có thể đòi hỏi quá nhiều, quá ít hoặc phá hỏng cơ hội đạt được chính sách lương tốt nhất. Cuộc thương lượng sẽ suôn sẻ hơn nếu bạn biết những điều cần tránh. Hãy đảm bảo rằng bạn không mắc phải những lỗi dưới đây: Nhà tuyển dụng có thể hỏi về mức lương của bạn ngay lần đầu tiên liên lạc với bạn. Nếu không chuẩn bị, bạn có thể nói những điều gây bất lợi cho cuộc thương lượng lương chính thức sau này. Vì vậy, hãy chuẩn bị sẵn sàng câu trả lời về tiền lương từ khi tìm việc và gửi hồ sơ cho công ty. Trước khi nhận được lời đề nghị công việc, thương lượng lương sẽ không đem lại lợi ích gì bởi có thể cuối cùng nhà tuyển dụng quyết định không thuê bạn. Hãy chắc chắn rằng m ình là người công ty thật sự cần, khi đó bạn sẽ có cơ sở để đưa ra mức lương m ình muốn. Dù Internet là nguồn nhanh nhất để biết mình có thể được trả bao nhiêu, nhưng những trang web tư vấn tiền lương chỉ đưa ra con số ước chừng. Hơn nữa, mỗi công ty có chính sách về lương khác nhau. Tốt nhất, bạn nên tham khảo những người đã từng làm việc tại vị trí tương tự để xác định một con số phù hợp. Một số ứng viên nói rõ về mức lương mong muốn trong thư xin việc, một số thậm chí còn liệt kê cụ thể lịch sử tiền lương của mình. Đây là những điều không nên bởi thật vô lý nếu nói về tiền bạc ở bước ứng tuyển.
  2. Cuộc nói chuyện về lương chỉ nên tập trung vào giá trị của bạn đem lại cho công ty, chứ không nên nhấn mạnh về tình hình tài chính hiện tại của bạn. Nhà tuyển dụng không trả dựa trên nhu cầu và họ cũng không quan tâm bạn cần bao nhiêu tiền để nuôi con ăn học hay chăm sóc bố mẹ. Thông thường, nhà tuyển dụng cho bạn một vài ngày để cân nhắc về lời đề nghị, đôi khi là một tuần. Nhưng nếu bạn đề nghị quá nhiều thời gian, họ sẽ nghĩ bạn không hứng thú với công việc hay cố tình trì hoãn để chờ đợi những lời đề nghị khác. Lương chỉ là một phần trong những gì bạn nhận được khi làm việc cho công ty. Ngoài ra, bạn còn được hưởng những lợi ích khác như bảo hiểm y tế, xã hội, hỗ trợ xăng xe, ăn trưa, trợ cấp nghỉ việc… Bạn sẽ không nhận thêm được gì nếu thỏa thuận được mức lương cao hơn nhưng không đề cập tới các lợi ích kể trên. Lương cao không tạo nên một công việc hoàn hảo. Bạn nên nghĩ tới những yếu tố ngoài tiền bạc: nhiệm vụ, những người làm việc cùng, văn hóa công sở và thậm chí độ dài quãng đường đi làm. Bạn có thể nhận mức lương thấp hơn một chút nhưng đổi lại, bạn làm việc một cách thoải mái và hạnh phúc hằng ngày. Lời khuyên thương lượng lương từ thời bố mẹ bạn, hay kể cả từ vài năm trước có thể không hiệu quả ở hiện tại. Thật ra một số còn ảnh hưởng tiêu cực tới cơ hội của bạn. Ví dụ, trì hoãn cuộc nói chuyện về tiền lương hay từ chối đưa ra con số trước - những lời khuyên phổ biến ở giai đoạn trước, có thể phản tác dụng bởi nhà tuyển dụng đã quá quen thuộc với chúng và cho rằng bạn coi cuộc thương lượng như một trò chơi.
  3. Dù tiền bạc có thể không phải ưu tiên hàng đầu của bạn nhưng ít nhất hãy thương lượng để chứng tỏ với nhà tuyển dụng bạn thật sự hứng thú và muốn gắn bó lâu dài với công ty.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2