intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích đoạn đối thoại giữa hồn và xác trong Hồn Trương Ba da hàng thịt

Chia sẻ: Nguyễn Triềuu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

844
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những vở kịch gây tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ. Qua cuộc đối thoại giữa hồn và xác, hồn Trương Ba đã bày tỏ sự chán ghét với cái xác mình nương nhờ, khinh bỉ hoàn cảnh mình đang sinh sống, khát khao sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn. Nhưng đối lập với hồn, xác bị ảnh hưởng bởi những dung tục tầm thường, đại diện cho kiểu người vừa chú trọng vật chất, bản năng, vừa là kiểu nhân vật đại diện cho nhiều người trong xã hội, quan tâm đến lợi ích của nhiều người đòi hỏi sự hài hòa giữa vật chất và tinh thần. Để cảm nhận rõ nét  đoạn đối thoại giữa hồn và xác trong Hồn Trương Ba da hàng thịt, mời các bạn tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích đoạn đối thoại giữa hồn và xác trong Hồn Trương Ba da hàng thịt

VĂN MẪU LỚP 12 PHÂN TÍCH ĐOẠN ĐỐI THOẠI GIỮA HỒN VÀ XÁC TRONG HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT BÀI MẪU SỐ 1: 1.Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Lưu Quang Vũ là một trong những kịch gia tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật VN hiện đại. Kịch của ông thường đề cập đến những vấn đề có tính thời sự xã hội và chứa đựng những triết lí nhân sinh sâu sắc, thấm đượm tính nhân văn. - “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những vở kịch gây tiếng vang nhất của LQV. Từ một cốt truyện dân gian, LQV đã dựng thành một vở kịch nói hiện đại, tập trung thể hiện tình cảnh trớ trêu và nỗi đau khổ, dằn vặt của Trương Ba từ khi “bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo”. Từ đó, tác giả đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng triết lí sâu sắc. 2. Cuộc đối thoại giữa Hồn và xác: a, Hoàn cảnh dẫn đến cuộc đối thoại: - Sau khi được sống lại trong thể xác hàng thịt, Hồn TB gặp rất nhiều phiền toái và bản thân TB cũng bị lây nhiễm một số thói xấu cùng với những nhu cầu vốn không phải của bản thân ông. Những điều đó làm TB vô cùng đau khổ. - Trong tâm trạng đau đớn, chán chường trước cuộc sống không thật là mình, trước cái chỗ ở không phải của mình, HTB khao khát tách xa, rời khỏi thể xác thô lỗ: “Ta chỉ muốn dời xa mi tức khắc!”. b, Diễn biến cuộc đối thoại: b1. HTB và XHT tranh luận về sức mạnh của thể xác (Tư tưởng hồn – xác độc lập): +Hồn TB: - Tức tối, phẫn nộ và khinh bỉ thể xác. - Phủ nhận sức mạnh của thể xác “không có tiếng nói, mày chỉ là xác thịt âm u, đui mù”, “không có tư tưởng, không có cảm xúc”, cho rằng những nhu cầu của xác thịt là thấp hèn. -Khẳng định một cách đầy tin tưởng và tự hào về sự “trong sạch” trong tâm hồn mình. +Xác hàng thịt: - Mỉa mai, giễu cợt, gọi HTB là cái “linh hồn mờ nhạt...khốn khổ”. - Tự tin trước sức mạnh ghê gớm của mình, át cả linh hồn cao khiết của TB. - Đưa ra dẫn chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục để kđịnh sức mạnh của mình, khiến TB bối rồi. b2, HTB và xác hàng thịt tranh luận về vai trò của thể xác (tư tưởng hồn – xác là một, xácchi phối hồn): + Xác hàng thịt: - Khẳng định mình là “cái bình để chứa đựng linh hồn”. - Tự hào về vai trò của thể xác trong việc thoả mãn những nhu cầu của linh hồn. - Phê phán, chế giễu sự coi thường của linh hồn trước những nhu cầu của thể xác và đấu tranh co những nhu cầu chính đáng của mình. - Ve vuốt, đề nghị HTB trở về sống hoà hợp với mình. => Chủ động đặt nhiều câu hỏi phản biện, lí lẽ giảo hoạt -> trở thành kẻ thắng thế, buộc Trương Ba phải quy phục mình. +Hồn TB: - Một mặt tức tối trước những lí lẽ ti tiện của xác hàng thịt, mặt khác bối rối, lúng túng, không thể phản bác những ý kiến đó. - Chấp nhận trở lại xác hàng thịt trong nỗi đau khổ, tuyệt vọng. => HTB bị động, kháng cự yếu ớt, đuối lí, tuyệt vọng -> trở thành người thua cuộc. 3.Đánh giá: - Cuộc đối thoại thể hiện nhân vật HTB: + Cảnh ngộ bi kịch: bị tha hoá, bị thể xác sai khiến. + Tâm trạng đau khổ, giằng xé trước cuộc sống trái tự nhiên + Phẩm chất cao đẹp: luôn tự hào về đời sống tâm hồn của mình; dũng cảm nhìn thẳng vào sự tha hoá của bản thân; nỗ lực đấu tranh với nghịch cảnh, với dục vọng tầm thường để vươn tới những giá trị tinh thần cao quý. - Nghệ thuật xây dựng cuộc đối thoại: + Tạo ra một tình huốn nghệ thuật đặc sắc, giàu tính biểu tượng. Đó là xung đột giã cái phàm tục với cái thanh cao, giữa nội dung và hình thức, giữa linh hồn và thể xác. Đây cũng là xung đột dai dẳng giữa hai mặt tồn tại trong một con người. + Xây dựng những nhân vật có tính cách đa diện, phức tạp và sống động qua lời thoại giàu tính cá thể và hành động kịch logic, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hành động bên ngoài và hành động bên trong. + Lời thoại 13 lời hồn, 13 lời xác, ngôn ngữ kịch vừa có màu sắc mỉa mai, dí dỏm, vừa mang tính chất triết lí nghiêm trang, phù hợp với tính cách nhân vật. 4.Triết lí nhân sinh từ cuộc đối thoại: - Linh hồn và thể xác là hai mặt tồn tại không thể thiếu trong một con người, cả hai đều đáng trân trọng. Một cuộc sống đích thực chân chính phải có sự hài hoà giữa linh hồn và thể xác. - Tác giả một mặt phê phán những dục vọng tầm thường, sự dung tục của con người, mặt khác ông vạch ra qniệm phiến diện, xa rời thực tế khi coi thường giá trị vật chất và những nhu cầu của thể xác. - Con người cần có sự ý thức chiến thắng bản thân, chống lại những nghịch cảnh số phận, chống lại sự giả tạo để bảo vệ quyền sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách. BÀI MẪU SỐ 2: “ Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh . Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất , in dấu lại trong trái tim mọi người” Nếu mỗi con người sinh ra để làm tròn nghĩa vụ ấy cho đến suốt cuộc đời thì Lưu Quang Vũ ( 1948 – 1988) nhà biên kịch lớn của nền văn học Việt Nam đã làm lên điều ấy bằng tác phẩm “ Hồn Trương Ba da hàng thịt “ chỉ trong vòng một thời gian ngăn ngửi cửa đời người từ năm 1981 đến 1983 đặc biệt là với việc trả lời cho câu thơ mình dường như đã bỏ ngỏ “ Có những lúc tâm hồn tôi rách nát /… Tôi biết làm gì , tôi biết đi đâu?” qua việc xây dựng cuộc đối thoai của Hồn Trương Ba với xác tạo nên một xung đột kich mang thước đo chuẩn mực của kịch nói Việt Nam sau này LQV đã viết lại cổ tích dựa vào 1 cốt truyện dân gian: Trương Ba giỏi đánh cờ nên quen thân với Đế Thích. Nam Tào bắt chết nhầm Trương Ba, Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại bằng cách nhập vào thân xác anh hàng thịt mới chết. Hồn Trương Ba sống lại, hạnh phúc, đoàn tụ với vợ con. Nhưng kịch hiện đại không có 1 kết thúc có hậu kiểu như vậy. LQV bắt đầu khai thác bi kịch ngay từ chỗ hồn Trương Ba sống lại và tất cả được nhìn dưới góc độ khác, dưới ánh sáng thật của bao nhiêu ưu phiền khi hồn Trương Ba ở trong xác anh hàng thịt LQV tập trung khai thác bi kịch hồn Trương Ba không thể dung hòa với xác hàng thịt. Hồn tượng trưng cho thế giới tinh thần cao khiết, kết tinh văn hóa của con người. Còn xác tượng trưng cho những nhu cầu, bản năng của con người. Bi kịch xảy ra là hồn không thể nào tìm thấy sự bình yên trong chính cái xác ấy, trong chính gia đình mình và cả trong gia đình hàng thịt, cuối cùng đã chọn giải pháp là cái chết. Trọng tâm của lớp kịch là cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác Trương Ba. Do đó lời thoại ở đây vừa có thể coi là độc thoại vừa có thể coi là đối thoại. Nó là một lời thoại đặc biệt, vừa chứa đựng mâu thuẫn vừa mang tính hành động, thúc đẩy tình huống kịch phát triển đến mức cao nhất. Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác là đỉnh cao tư tưởng triết lý của vở kịch. Bi kịch xảy ra khi hồn Trương Ba sống lại trong xác hàng thịt. Đây là bi kịch chính, bi kịch nội tại của nhân vật trong thể xác thô phàm đầy bản năng nhục dục của anh hàng thịt. Hồn Trương Ba trước nay vốn nhân hậu, nay dần dần đổi khác: thích uống rượu, thích bán thịt, không còn mặn mà với trò chơi thanh cao trí tuệ. Ý thức được điều đó, hồn Trương Ba vô cùng đau khổ và càng đau khổ khi không giải quyết được mâu thuẫn. Hồn Trương Ba càng cố gắng thoát khỏi sự chi phối của thân xác thô phàm thì càng bị thân xác ép buộc. Chính vì vậy, hồn Trương Ba mới có khát vọng mãnh liệt muốn thoát ra khỏi thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn càng đau khổ vì mình không còn là mình nữa. Trương Ba bây giờ đâu còn là 1 người làm vườn chăm chỉ, hết lòng yêu thương vợ con mà biến thành 1 người thô lỗ vụng về. Trong cuộc đối thoại với xác hàng thịt, ta thấy hồn Trương Ba bị đẩy vào thế yếu, đuối lí còn xác hàng thịt ngày càng thắng thế bởi xác có sức mạnh riêng của nó. Xác đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể để thấy sự chi phối của mình. Đó là cảm giác xao xuyến trước món ăn: tiết canh, cổ hũ…, đó là cảm giác: “tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực” khi đứng bên cạnh người vợ hàng thịt…Đó là cái lần ông tát thằng con ông “tóe máu mồm máu mũi”. Những dẫn chứng đó là sự thật khiến hồn Trương Ba cảm thấy xấu hổ, ti tiện, xác còn chế nhạo với cái lí lẽ mà hồn Trương Ba chỉ đưa ra để ngụy biện: “ta vẫn có 1 đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”. Xác đồ tể nhận thấy những lí lẽ của hồn Trương Ba ngày càng đuối dần nên đã ép hồn thỏa hiệp với mình. Lí lẽ mà xác đưa ra là cả 2 đã hòa làm 1, không thể tách rời. Hồn cứ thỏa mãn nhu cầu của xác rồi làm điều xấu lại đổ cho xác. Có thể thấy trong cuộc đối thoại này xác thắng thế nên rất hả hê. Khi thì mỉa mai, khi thì châm chọc. Còn hồn thì vô cùng đau khổ, xấu hổ vì những điều xác nói ra mà mình thì không muốn thừa nhận. Quả thực hồn đã bị xác chi phối. Xung đột kịch chưa được giải quyết, chưa dừng lại. Tuy nhiên qua cuộc đối thoại giữa hồn và xác, người đọc nhận ra những hàm ý sâu xa LQV muốn gửi gắm trong đó. Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có mà theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý. Không chí có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, rong vở kịch nói chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ: Thứ nhất , con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Thứ hai , lấy cớtâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán. Ngoài ra , vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi. Với tất cả những ý nghĩa đó, đoạn trích rất tiêu biểu cho phong cách viết kịch của Lưu Quang Vũ.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2