
Phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bình Dương gắn với yêu cầu chuyển đổi số
lượt xem 1
download

Nằm trong vùng Đông Nam Bộ, Bình Dương có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển du lịch như: khí hậu hài hòa, hệ thống sông nước, những miệt vườn cây trái rộng lớn; hệ thống di tích lịch sử, văn hóa đa dạng; với nhiều làng nghề nổi tiếng; nhiều sản phẩm du lịch đặc thù, mang đậm tính văn hóa địa phương, đủ sức cạnh tranh với khu vực lân cận. Bằng phương pháp tổng hợp và so sánh, bài viết tập trung phân tích tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch của Bình Dương trong giai đoạn 2010 - 2021.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bình Dương gắn với yêu cầu chuyển đổi số
- Phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bình Dương gắn với yêu cầu chuyển đổi số Nguyễn Thị Vân Anh Tóm tắt: Nằm trong vùng Đông Nam Bộ, Bình Dương có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển du lịch như: khí hậu hài hòa, hệ thống sông nước, những miệt vườn cây trái rộng lớn; hệ thống di tích lịch sử, văn hóa đa dạng; với nhiều làng nghề nổi tiếng; nhiều sản phẩm du lịch đặc thù, mang đậm tính văn hóa địa phương, đủ sức cạnh tranh với khu vực lân cận. Bằng phương pháp tổng hợp và so sánh, bài viết tập trung phân tích tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch của Bình Dương trong giai đoạn 2010 - 2021. Kết quả phân tích là cơ sở quan trọng đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững trong thời đại công nghệ số hiện đại. Từ khóa: du lịch bền vững, chuyển đổi số, Bình Dương 1. Đặt vấn đề Cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ và có tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội. Những tác động của cuộc cách mạng sẽ giúp các quốc gia có cơ hội phát triển thịnh vượng hơn, kết nối và hội nhập nhanh chóng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển – xã hội là xu thế tất yếu và là định hướng ưu tiên của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Trong xu thế này, ngày 9/12/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 2823/QĐ phê duyệt đề án “Phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bình Dương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Được tách ra từ tỉnh Sông Bé theo quyết định số 52/QĐ-TU, ngày 9/12/1996, là tỉnh có lịch sử phát triển trẻ. Sau hơn 25 năm tái lập, nền kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương có sự chuyển biến rất nhanh, theo hướng tích cực và toàn diện. Để nền kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển hơn nữa, trong chiến lược phát triển Bình Dương đều nêu cao sự cần thiết của chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin. Trong đó, giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững được đặc biệt quan tâm. Bằng việc sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, bài viết đi sâu phân tích những tiềm năng phát triển du lịch tại Bình Dương. Kết quả phân tích là cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Bình Dương gắn với yêu cầu chuyển đổi công nghệ. 2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2.1. Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Bình Dương Bình Dương có nhiều lợi thế về vị trí địa lí; tài nguyên thiên nhiên; hệ thống di sản văn hóa, di tích lịch sử, … Nơi đây có nhiều địa danh đậm nét đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ nổi tiếng khắp cả nước. Những nhân tố này tạo cho Bình Dương nhiều thuận lợi để phát triển đa dạng các loại hình du lịch. ✓ Vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc liên kết vùng du lịch: Là một tỉnh thuộc Đông Nam Bộ, Bình Dương hoàn toàn nằm trong nội địa, không giáp biển và cũng không có đường biên giới giáp với các nước láng giềng. Một điểm nổi bật nữa, Bình Dương có vị trí tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực có tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hóa luôn ở mức cao. Bình Dương đang nổi lên như là điểm đến lý tưởng cho các hội nghị, hội thảo quốc tế thu hút nhiều nhà khoa học đến nghiên cứu, nhiều doanh nhân đến tìm hiểu cơ hội đầu tư kết hợp du lịch. Đây là nhân tố quan trọng giúp ngành du lịch Bình Dương khai thác những tiềm năng hiện có thông qua các loại hình: Du lịch nghỉ dưỡng, 173
- du lịch cuối tuần, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, mua sắm, du lịch thể thao cao cấp hoặc du lịch MICE gắn với hội họp, tổ chức sự kiện. Bên cạnh đó, trong không gian vùng du lịch Việt Nam hiện nay, Bình Dương nằm trong tiểu vùng du lịch Đông Nam bộ. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi nên Bình Dương có khả năng kết nối với nhiều trung tâm du lịch quan trọng, phát triển như thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai hoặc các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hay thậm chí các địa phương khu vực Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. ✓ Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa đồng bằng và cao nguyên, địa hình của Bình Dương tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đồi trung bình và thấp với những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau, có độ dốc trung bình không quá 150. Tiếp nối của các bậc thềm cũ của tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, vùng địa hình này thuộc địa bàn của các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo và một phần Bến Cát. Trong vùng có một vài ngọn núi thấp như núi Ông (284,6m), núi La Tha (198m) và núi Cậu (155m) thuộc huyện Dầu Tiếng. Nhìn chung, với độ cao phổ biến từ 30-60m, địa hình ở đây khá thuận lợi cho phát triển du lịch của tỉnh. Bình Dương có tiềm năng nước mặt khá dồi dào. Hệ thống các sông suối cung cấp một khối lượng nước rất lớn phục vụ cho các hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Bình Dương nằm trong lưu vực của 3 con sông lớn ở khu vực Đông Nam Bộ là sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Bé. Trong đó, sông Sài Gòn là ranh giới tự nhiên giữa Bình Dương và Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực ven sông có những cảnh quan rất đẹp, đất đai bằng phẳng, mặt nước rộng lớn cùng những khu vườn xanh tươi… Đây chính là điều kiện lý tưởng để Bình Dương phát triển các khu nghỉ dưỡng cuối tuần ven sông, những khu du lịch sinh thái miệt vườn và các tour du lịch sông nước. Sông Đồng Nai đoạn chảy qua tỉnh Bình Dương cũng là một tuyến sông lớn, ven bờ tạo thành những cù lao như cù lao Bạch Đằng, cù lao Rùa, các bãi bồi ven sông,… thuận lợi khai thác phát triển các tuyến du lịch, các sản phẩm du lịch sông nước. Riêng sông Bé với cảnh quan sông nước, rừng núi và khí hậu trong lành có khả năng phát triển các khu nghỉ dưỡng cuối tuần và các tour du lịch mạo hiểm trên sông. Ngoài các hệ thống sông lớn trên địa bàn, tỉnh Bình Dương còn có một số hồ nước lớn như hồ Dầu Tiếng, hồ Bình An có khả năng phát triển du lịch sinh thái. Trong đó, công trình hồ Dầu Tiếng hoàn thành ngày 10/1/1985. Hồ có diện tích tương đối rộng (27.000 ha), sức chứa 1,5 tỉ m3 nước. Hồ Dầu Tiếng là một công trình thủy lợi nhân tạo, nhưng với không gian rộng lớn và cảnh quan thiên nhiên rất lãng mạn, trữ tình, rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái. ✓ Hệ thống di tích lịch sử, văn hóa cách mạng đa dạng. Theo số liệu thống kê hiện nay Bình Dương có 13 di tích cấp Quốc gia và 47 di tích cấp tỉnh. Với những địa danh đi vào lịch sử như: Nhà tù Phú Lợi, các công trình kiến trúc cổ in đậm bản sắc văn hóa địa phương như Nhà cổ ông Trần Văn Hổ, Trần Công Vàng,… Đặc biệt di tích cấp Quốc gia Chùa Hội Khánh, nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sinh sống và làm việc. Ngoài ra, Chùa Hội Khánh còn nổi tiếng với nhiều du khách trong và ngoài nước bởi nơi đây có tượng Đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn cao 12m, dài 52m, đây là công trình kiến trúc tôn giáo đáng tự hào của Phật giáo Bình Dương. Công trình này đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập là pho tượng Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn nằm trên mái chùa lớn nhất Việt Nam… thích hợp cho du khách nghiên cứu và tâm linh. Bình Dương cũng là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng lâu đời. Theo số liệu thống kê từ Chi cục thống kê, Bình Dương hiện có 32 làng nghề và 9 làng nghề truyền thống 174
- có từ lâu đời và gắn với đặc trưng địa phương như: gốm sứ, sơn mài, chạm trổ điêu khắc gỗ, đan lát, sản xuất nhang, làm heo đất, làm bánh tráng, sản xuất guốc. Những làng nghề này gắn liền với những tên tuổi nổi tiếng như: Làng sơn mài Tương Bình Hiệp; gốm sứ Tân Phước Khánh; chạm trổ, điêu khắc gỗ Phú Thọ; guốc gỗ Phú Văn; mây tre đan Tân Uyên…Trong đó, Làng sơn mài Tương Bình Hiệp được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là “Di sản Văn hoá phi vật thể Quốc gia”. Những làng nghề truyền thống hiện nay tại Bình Dương kết hợp với các Showroom như gốm sứ Minh Long, Cường Phát, Sơn mài Tư Bốn, Định Hòa…đang được rất nhiều du khách quan tâm, đặc biệt là khách quốc tế. ✓ Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch. Trong 10 năm gần đây, cơ sở kinh doanh ăn uống tại Bình Dương phát triển khá mạnh, đáp ứng được nhu cầu ẩm thực cho du khách. Tuy nhiên phần lớn quy mô của các cơ sở ăn uống ở mức độ vừa và nhỏ, các cơ sở ăn uống quy mô lớn chiếm số lượng ít. Cơ sở vui chơi giải trí của tỉnh đã hình thành và đang khai thác đem lại doanh thu cao, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch như Phương Nam resort, Dìn Ký Vĩnh Phú, Dìn Ký chi nhánh Bình Nhâm, Làng du lịch Sài Gòn, Sân golf Sông Bé, Khu du lịch Văn hóa và Thể thao Đại Nam, công viên văn hóa Thanh Lễ,... Hiện nay các cơ sở vui chơi giải trí đang tăng cường phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du khách đến tham quan, vui chơi giải trí. Hệ thống khách sạn, nhà hàng tại Bình Dương ngày càng hiện đại và tiện nghi. Với nhiều khách sạn nổi tiếng như: The mira Bình Dương, Becamex Hotel, Khách sạn Hoàng Yến, Saigon Part Resort, Phương Nam Resort, Kiến An Hotel, Green Resort Bình Dương, …. Hầu hết cơ sở vật chất ở đây đều rất hiện đại. Các phòng đều được thiết kế sang trọng với nội thất tinh tế. Nơi đây có không gian rộng rãi, khuôn viên đẹp giúp khách du lịch có những trải nghiệm tuyệt vời. Bên cạnh đó còn có rất nhiều các dịch vụ giải trí như câu cá, sân tennis, bida, bóng bàn, hồ bơi, spa, massage, quán cà phê,… Hệ thống nhà hàng tại Bình Dương cũng làm hài lòng du khách với ẩm thực đặc sản hấp dẫn. ✓ Cơ sở hạ tầng du lịch thuận lợi: Cơ sở hạ tầng có vai trò đặc biệt quan trọng việc đẩy mạnh phát triển du lịch. Nó gồm nhiều yếu tố như: giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước… Trong đó, quan trọng nhất là mạng lưới và các phương tiện giao thông. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có các trục giao thông huyết mạch của quốc gia đã được đầu tư nâng cấp và mở rộng chạy qua, như quốc lộ 1A, 13, 14, đường sắt Bắc – Nam, tuyến đường xuyên Á, cùng nhiều đường liên tỉnh, là điều kiện khá thuận lợi để Bình Dương giao lưu với các tỉnh trong vùng cũng như với các vùng khác. Trong chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2020-2025, để tiếp tục thực hiện sứ mệnh đi trước mở đường, ngành giao thông vận tải cần tiếp tục đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh theo hướng kết nối các Khu công nghiệp, đô thị nội tỉnh và đặc biệt là kết nối với các tỉnh, thành phố trong Vùng Đông Nam Bộ như: tuyến Vành đai 3, Vành đai 4 qua Bình Dương, đường ÐT 743 là một phần cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, cầu Bạch Ðằng 2 kết nối với tỉnh Ðồng Nai, cầu và đường kết nối với tỉnh Tây Ninh, cải tạo mở rộng quốc lộ 13,… Những công trình này cần được đầu tư đúng tiến độ, kịp thời đưa vào sử dụng để phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Khi các công trình giao thông được hoàn thiện và đi vào hoạt động là điệu kiện thuận lợi cho liên kết vùng trong phát triển du lịch bền vững của Bình Dương với các vùng lân cận. 175
- Như vậy, với những tiềm năng kể trên, ngành du lịch Bình Dương luôn mong muốn phát triển và kết nối với các trung tâm du lịch quan trọng của các vùng miền trong và ngoài nước để cùng phát triển nhiều hơn các tour, các tuyến điểm du lịch trong thời gian tới. 2.2. Phát triển du lịch tại tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 - 2021 Dựa vào tiềm năng, lợi thế sẵn có cùng với sự quan tâm đầu tư của các cấp lãnh đạo ngành du lịch tỉnh Bình Dương trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Bảng 1: Số lượng khách của ngành du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 -2021 (Đơn vị: Nghìn lượt) Năm 2010 2014 2017 2018 2019 2021 Tổng số 3.579 4.200 4.550 4.750 5.150 1.951 Khách nội địa 3.552 4.010 4.310 4.450 4.783 1.818 Khách quốc tế 27 190 240 300 367 133 (Nguồn: Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch tỉnh Bình Dương năm 2022) Trong giai đoạn 2010-2019, lượng khách du lịch đến Bình Dương có sự tăng trưởng tương đối. Nếu năm 2010, số khách du khách của Bình Dương đạt 3579 nghìn lượt thì đến năm 2019 đã tăng lên 5150 nghìn lượt. Như vậy, trong 10 năm du lịch Bình Dương tăng liên tục và ổn định, với tốc độ tăng trưởng trung bình 4,4%/năm. Trong đó, chỉ tiêu khách quốc tế đến Bình Dương giai đoạn 2010 - 2019 tăng nhanh chóng, tăng 340 nghìn lượt. Với tốc độ tăng trưởng trung bình rất cao đạt 126%/năm. Khách nội địa cũng tăng liên tục qua các năm: năm 2010 đạt 3552 nghìn lượt khách, sau 10 năm tăng lên 4783 nghìn lượt (năm 2019). Giai đoạn 2019 – 2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid_19, số lượt khách đến Bình Dương giảm nhanh: từ 5150 nghìn lượt xuống còn 1951 nghìn lượt. Do vậy, trong thời gian tới để phát huy tối đa lợi thế về tiềm năng du lịch tỉnh Bình Dương cần thực hiện nhiều biện pháp để phát triển ngành du lịch như: chính sách kích cầu trong phát triển du lịch và sự nâng cấp, áp dụng công nghệ trong xúc tiến và quảng bá du lịch, hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch. Chương trình kích cầu du lịch nội địa, tranh thủ tối đa cơ hội dành cho du lịch nội địa. Bên cạnh đó, Bình Dương tiếp tục kết nối, mở rộng số lượng doanh nghiệp trong vùng tham gia các chương trình kích cầu và tăng cường liên kết với các tỉnh, thành khác để có những tour kích cầu nội địa hấp dẫn với chất lượng và giá cả hợp lý. Bảng 2: Doanh thu du lịch theo giá trị hiện hành của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015 – 2021 (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2015 2016 2017 2019 2020 2021 Cơ sở lưu trú 351.247 424.342 469.406 545.142 390.916 332.819 Cơ sở lữ hành 193.930 251.360 331.392 493.724 25.163 7.005 Tổng doanh thu 545.177 675.702 800.798 1.038.866 416.079 339.824 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2021, tr438) Sự gia tăng nhanh về số lượng du khách dẫn đến doanh thu của ngành du lịch tỉnh Bình Dương tăng liên tục trong giai đoạn 2015 – 2019. Trong đó, năm 2015 doanh thu du lịch đạt 545.177 triệu đồng, đến năm 2019 tăng lên gấp 1.91 lần đạt 1.038.866 triệu đồng. Đến giai đoạn 176
- 2019 – 2021, doanh thu du lịch của tỉnh Bình Dương giảm nhanh, giảm 3,1 lần trong 3 năm. Trong đó, doanh thu tại các co sở lữ hành có tốc độ giảm nhanh hơn (giảm 71 lần). Doanh thu ngành du lịch trong giai đoạn này giảm nhanh do chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid_19. Đại dịch trong thời gian dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động cũng như đóng góp của ngành du lịch trong cơ cầu GDP của tỉnh. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2025, Bình Dương đang tập trung mọi nguồn lực để phát triển ngành du lịch, phấn đấu du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Mục tiêu đón 5.250 ngàn lượt khách và doanh thu du lịch đạt 2.090 tỷ đồng7 vào năm 2025. Bảng 3: So sánh một số chỉ số phát triển du lịch của Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh và cả nước năm 20178 Chỉ số Bình Dương Tp.HCM Cả nước Lượt khách (triệu lượt) 4,55 31,3 86,1 Quốc tế 0,24 6,4 12,9 Nội địa 4,31 24,9 73,2 Tốc độ tăng trưởng lượt khách so 3,6 22,8 19,5 với năm 2016 (%) Doanh thu du lịch (tỷ đồng) 1.280 115.900 510.000 Tốc độ tăng trưởng doanh thu so 6,78 12,6 27,5 với năm 2016 (%) Trong năm 2017, khách du lịch đến Bình Dương là 4,55 triệu lượt, trong khi đó ở thành phố Hồ Chí Minh số lượt khách cao gấp 6,9 lần (với 31,3 triệu lượt), cả nước cao gấp 18,9 lần (với 86,1 triệu lượt). Về tốc độ tăng trưởng lượt khách so với năm 2016 trong phạm vi cả nước và thành phố Hồ Chí Minh đều đạt mốc hai con số, lần lượt là 19,5% và 22,8%. Cũng trong thời gian này thì tốc độ tăng trưởng khách du lịch của Bình Dương chỉ đạt ở một con số (3,6%). Như vậy, mặc dù du lịch Bình Dương đã có những đóng góp cho cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên những kết quả đạt được của ngành chưa tương xứng với tiềm năng và giá trị của thiên nhiên mang lại. Nhiều tuyến du lịch trong vùng được hình thành và phát triển. Trong những năm qua, tại địa phương đã tiến hành khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của từng vùng. Qua đó, đã hình thành nhiều tuyến du lịch vùng hấp dẫn, góp phần thực hiện mục tiêu liên kết hợp tác phát triển Vùng Đông Nam Bộ, kích cầu du lịch nội địa. Ba tuyến du lịch liên kết sẽ được các địa phương khai thác và phát triển trong thời gian tới bao gồm: TP. Hồ Chí Minh – Tây Ninh – Bình Dương với chủ đề “Sắc xanh ngày mới”, “Chinh phục nóc nhà Nam Bộ”; TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Bình Phước với chủ đề “Tình đất đỏ miền Đông” và TP. Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa - Vũng Tàu với chủ đề “Thiên nhiên xanh mát, sắc biển hòa ca”… Đây là những sản phẩm kết hợp các điểm đến du lịch đặc trưng của từng tỉnh, thành Đông Nam Bộ9 Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh - Bình Dương - Tây Ninh: lộ trình 2 ngày 1 đêm với chủ đề “Sắc xanh ngày mới”, “Chinh phục nóc nhà Đông Nam bộ” gồm các điểm đến như Chùa Thái Sơn, Thánh thất Cao Đài, chùa Bà, cáp treo núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng,.... Như vậy, với 7 http://baobinhduong.vn/dai-hoi-dang//danh-thuc-tiem-nang-du-lich/a232333.html, truy cập ngày 17/6/2023 8 Lê Thị Ngọc Anh, Hội thảo Ban tuyên giáo tỉnh Bình Dương tháng 11/2019 9 http://www.truongchinhtribinhduong.edu.vn, truy cập ngày 23/6/2023. 177
- những địa điểm nổi tiếng này du khách sẽ được trải nghiệm, khám phá sự kỳ thú, hùng vĩ của thiên nhiên như núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng hay đến những nơi tâm linh như Chùa Bà Đen, Chùa Thái Sơn, … Những địa danh sẽ đem đến cho du khách những cảm giác khó quen và nhiều ấn tượng giống như chủ đề mà tour muốn hướng tới là “chinh phục”. Tuyến TP. Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bình Phước với chủ đề “Tình đất đỏ miền Đông” gồm các điểm tham quan như địa đạo Củ Chi, Tam Giác Sắt, Nhà tù Phú Lợi, Chiến khu Vĩnh Lợi, Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam,.... Như vậy, đến với tuyến liên vùng này, du khách được tham quan và được sống lại với những ngày kháng chiến chống Mỹ oanh liệt của quân và dân ta qua những địa điểm của di tích lịch sử cách mạng. Tất cả những địa điểm này sẽ để lại trong lòng mỗi du khách sự thương nhớ và biết ơn vô cùng với những chiến sĩ đã huy sinh anh dũng vì độc lập tự do của dân tộc. Tuyến TP. Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu với chủ đề “Thiên nhiên xanh mát, sắc biển hòa ca” gồm hàng loạt điểm tham quan như: Văn miếu Trấn Biên, làng bưởi Tân Triều, Bảo tàng vũ khí cổ Robert Taylor, Khu du lịch cáp treo hồ Mây, biển Vũng Tàu, …. Sự liên kết du lịch của 3 tỉnh, thành phố này sẽ đem đến cho du khách những khám phá tuyệt vời từ vùng đồng bằng đến vùng biển. Khách du lịch không chỉ tham quan những địa danh nổi tiếng mà còn được thưởng thức những đặc sản ngon của mỗi vùng miền. Tất cả đều rất tuyệt vời và hấp dẫn! Bên cạnh đó, doanh nghiệp lũ hành tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Đông Nam Bộ đã ký kết hợp tác phát triển du lịch liên vùng nhằm phát huy lợi thế tiềm năng và giá trị tài nguyên du lịch của các địa phương. Đồng thời đẩy mạnh hợp tác nâng cao hiệu quả hoạt động kết nối phát triển sản phẩm du lịch liên vùng, thu hút đầu tư đến các địa phương trong vùng thông qua các hoạt động du lịch như: du lịch văn hóa – lịch sử; văn hóa tâm linh; du lịch sinh thái; du lịch khám phá văn hóa làng nghề, ẩm thực; du lịch sự kiện MICE, …. Bình Dương cũng luôn định hướng cho các doanh nghiệp liên kết hợp tác phát triển du lịch, kết nối giữa các địa phương như: chuỗi gắn kết gồm lữ hành, lưu trú, ăn uống, mua sắm khu vực Đông Nam bộ; tạo chuỗi giá trị du lịch lữ hành quốc tế với các địa phương là lữ hành quốc tế từ Campuchia qua của khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát ở Tây Ninh. 2.3. Nguyên nhân của sự phát triển ✓ Ứng dụng công nghệ thông tin để kích cầu phát triển du lịch. Hiện nay, tại tỉnh Bình Dương đã thực hiện nhiều giải pháp công nghệ trong phát triển du lịch như: App du lịch Bình Dương, Website dulichbinhduong.org.vn,… Trong đó, App du lịch Bình Dương trở thành kênh chính thống, đáng tin cậy, với nhiều tính năng hữu ích. Do vậy, du khách có thể tra cứu thông tin về du lịch, lưu lại lịch trình, gợi ý điểm đến vui chơi, giải trí, thưởng thức ẩm thực, các sự kiện sắp diễn ra, lịch trình chuyến bay, xe buýt, xe khách, kết nối du khách với nhà hàng, khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại, giải trí,… Ứng dụng mang tính tương tác cao giữa người dùng và đơn vị quản lý bởi tính năng thu thập và phản hổi thông tin đến du khách. Trong quá trình vận hành, App sẽ tiếp tục hoàn thiện về nội dung và chức năng trên cơ sở góp ý từ người sử dụng10. Bên cạnh đó, Sở Văn hóa, Du lịch và Thể thao tích cực đăng bài trên nhiều ứng dụng của mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Instargam, Youtube, fanpage, website… Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ đặt tour, đặt phòng lưu trú, thanh toán, thực 10 https://www.vietnamplus.vn/binh-duong-ung-dung-cong-nghe-kich-cau-phat-trien-du-lich, truy cập ngày 26/8/2023 178
- hiện công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch… giúp giới trẻ tiếp cận nhanh hơn về du lịch và điểm đến du lịch của tỉnh. Đồng thời góp phần thúc đẩy và nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch của tỉnh Bình Dương. ✓ Bình Dương có tiềm năng to lớn trong phát triển du lịch. Bình Dương có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên tương đối đa dạng bao gồm: cảnh quan thiên nhiên đẹp, hệ thống sông nước dồi dào, nhiều hồ nước lớn như: hồ Dầu Tiếng, hồ Đá Bàn, hồ Phước Hòa,... Bên cạnh đó, tỉnh Bình Dương có nhiều làng nghề truyền thống, nhiều vườn trái cây miệt vườn mang đậm bản sắc địa phương; 13 di tích cấp Quốc gia và 47 di tích cấp tỉnh. Với nhiều địa danh đi vào lịch sử, mang nhiều yếu tố lịch sử văn hóa, cách mạng và các công trình kiến trúc cổ,… tạo điểu kiện thuận lợi khai thác và phát triển du lịch. Ngoài ra, nhờ vào vị trí thuận lợi, môi trường đầu tư hấp dẫn, cùng với những thủ tục hành chính đơn giản, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, Bình Dương trở thành môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. ✓ Sự phát triển của các ngành kinh tế. Trong giai đoạn 1997 – 2021, GDP của tỉnh Bình Dương có sự gia tăng mạnh mẽ, nhất là trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể, năm 2021 cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 67,9%, dịch vụ chiếm: 23,1%; cơ cấu GDP trong các ngành kinh tế có sự chuyển dịch mạnh từ khu vực nông – lâm – ngư nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Sự phát triển này góp phần đáng kể vào sự ra đời của các nhân tố thúc đẩy du lịch phát triển như: nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, … Tuy không có số liệu chính thức và chính xác về số người có nhu cầu du lịch trong tỉnh trong từng năm nhưng sự gia tăng về số lượng khách du lịch, sự nở rộ về dịch vụ ăn uống, lưu trú và các lễ hội du lịch văn hóa tại các địa điểm du lịch là bằng chứng rõ ràng về sự phát triển nhu cầu du lịch của người dân trong và ngoài tỉnh. ✓ Liên kết vùng trong phát triển du lịch tại Bình Dương. Trong những năm qua, ngành du lịch của tỉnh Bình Dương đạt được những thành tựu đáng kể và có những đóng góp nhất định cho cơ cấu ngành kinh tế. Đạt được kết quả này là sự đồng bộ thực hiện nhiều giải pháp trong phát triển du lịch. Liên kết phát triển du lịch với các tỉnh lân cận là giải pháp được tỉnh Bình Dương ưu tiên hàng đầu. Trung tâm xúc tiến du lịch đã thực hiện nhiều hoạt động để quảng bá, kết nối du khách đến với Bình Dương. Những hoạt động tiêu biểu như: Ngày hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 18; hội chợ Du lịch Quốc tế thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 16; Tuần lễ Văn hóa – Du lịch - Ẩm thực Đồng Nai năm 2022; tham gia hội nghị sơ kết triển khai thực hiện “Thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ” giai đoạn 2020 – 2025 tại tỉnh Bình Phước; Festival Văn hóa Du lịch nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng tại tỉnh Tây Ninh; Ngày hội Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu,… Đặc biệt, trong tháng 12 năm 2022, Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh đã tổ chức “Liên hoan ẩm thực Bình Dương” lần thứ IV với sự tham gia của nhiều tỉnh, thành trong vùng. Những hoạt động này góp phần quảng bá sản phẩm du lịch của tỉnh Bình Dương đến với du khách, đồng thời thúc đẩy liên kết phát triển du lịch trong nội bộ vùng Đông Nam Bộ, giữa vùng với các vùng lân cận. 2.4. Đề xuất giải pháp trong phát triển du lịch bền vững gắn với yêu cầu chuyển đổi số tại tỉnh Bình Dương Từ thực trạng phân tích ở trên, để ngành du lịch Bình Dương phát triển mạnh mẽ hơn và phát huy được hết lợi thế của mình, trong thời gian tới du lịch của tỉnh cần thực hiện một số giải pháp sau: 179
- ✓ Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch trên nền tảng công nghệ. Giải pháp này có vai trò quan trọng trong thời đại công nghệ 4.0. Bởi vì, thông qua việc tuyên truyền và quảng bá hình ảnh về du lịch sẽ cung cấp cho du khách không những thông tin hữu ích về văn hóa, lịch sử của địa phương mà còn trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về các địa điểm du lịch, loại hình du lịch, từ đó du khách sẵn sàng cho mọi khám phá và trải nghiệm của mình. Bên cạnh đó, giải pháp này còn góp phần hỗ trợ và chia sẻ thông tin cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hoạt động về lĩnh vực du lịch trong vùng có cơ hội tìm hiểu, tham gia thực hiện các dự án đầu tư, phát triển du lịch ở từng địa phương. Để giải pháp này mang lại hiệu quả thì trong thời gian tới trên website chuyên dụng về du lịch của Bình Dương và các địa phương khác trong vùng cần tăng cường đưa thêm nội dung, hình ảnh cũng như bài viết mới về du lịch. Bên cạnh đó, các trung tâm xúc tiến du lịch tại mỗi địa phương cần mở rộng liên kết quảng bá với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch; cập nhật những thông tin, hình ảnh hoạt động du lịch nổi bật, qua đó kịp thời cung cấp thông tin mới trên địa bàn cho du khách trong và ngoài nước. ✓ Xây dựng sản phẩm đặc thù. Theo tinh thần Nghị quyết số 05-NQ/TW của Hội nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Quyết định số 2303/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và đặt ra mục tiêu: Xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh;… Khai thác hiệu quả lợi thế vị trí địa lý và tiềm năng du lịch để hình thành các sản phẩm du lịch có thương hiệu và mang đặc trưng văn hóa địa phương11. Để thực hiện được kế hoạch này thì Bình Dương cần tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng, giá cả hợp lý và làm hài lòng du khách khi đến trải nghiệm dịch vụ của địa phương. Bên cạnh đó, để những sản phẩm này nhanh đến được với du khách và tăng khả năng cạnh tranh thì địa phương cần tạo cho mình sản phẩm đặc thù. Sau khi các sản phẩm hoàn thiện sẽ lựa chọn, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu, chất lượng của địa phương để đưa vào hệ thống cung cấp sản phẩm du lịch. Bình Dương cần thực hiện liên kết với các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ để quảng bá sản phẩm du lịch. Trong đó, công tác xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch đặc thù phải được chú trọng, nhằm tạo ra sự gắn kết giữa các địa phương với mục tiêu phát triển du lịch bền vững. ✓ Đẩy mạnh hoạt động hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong quản lý du lịch. Để giải pháp này được tiến hành hiệu quả, Bình Dương cần phát triển du lịch gắn với hội thảo, hội nghị; phát triển hơn nữa loại hình du lịch MICE,…để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm trong quản lý và phát triển du lịch với các vùng lân cận. Ngày 28 tháng 6 năm 2020 tại Tây Ninh đã diễn ra Hội nghị “Liên kết phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ” nhằm giới thiệu các chương trình kích cầu và các sản phẩm du lịch mới của 6 tỉnh. Nhiều bài học kinh nghiệm trong quản lý, phát triển du lịch cũng được chia sẻ Hội nghị. Trong đó, vai trò của doanh nghiệp lữ hành được đặc biệt quan tâm. Bởi vì việc bán sản phẩm du lịch là của doanh nghiệp lữ hành. Do vậy, các Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch của mỗi địa phương cam kết đồng hành với các doanh nghiệp, luôn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp các tỉnh trong phát triển sản phẩm liên kết kích cầu, tạo ra nhiều trải nghiệm mới hơn, độc đáo hơn cho du khách. Dịp này, chín doanh nghiệp lữ hành TP Hồ Chí Minh như: Công ty lữ hành Saigontourist, Vietravel, Bến Thành Tourist, TST tourist,… đã kí kết hợp tác 11 http://baobinhduong.vn/dai-hoi-dang//danh-thuc-tiem-nang-du-lich/a232333.html, truy cập ngày 17/6/2023 180
- với 20 doanh nghiệp của năm tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ để cùng hợp tác phát triển sản phẩm du lịch liên vùng, liên tuyến12. ✓ Kêu gọi đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng du lịch. Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Việc mời gọi các doanh nghiệp đến đầu tư dịch vụ du lịch sẽ góp phần quan trọng vào phát triển cơ sở vật chất, hệ thống dịch vụ du lịch trên địa bàn. Trong thời gian tới, Bình Dương tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp đến đầu tư phát triển hệ thống khách sạn, nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn kèm với các dịch vụ vui chơi, thỏa mãn nhu cầu và tăng thời gian lưu trú của khách du lịch. Bên cạnh đó, Bình Dương cũng tiếp tục xã hội hóa đầu tư hệ thống hạ tầng đường giao thông, điểm dừng chân, bãi đỗ xe, xây dựng nhà hàng, quán ăn có những món ăn truyền thống của người dân Nam Bộ nói chung, món ăn đặc trưng của Bình Dương nói riêng để xây dựng thương hiệu gắn với dịch vụ ăn uống. Việc tăng cường kêu gọi đầu tư, hoàn thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng góp phần đẩy mạnh liên kết vùng trong phát triển du lịch nhanh hơn, mạnh mẽ hơn. ✓ Liên kết vùng trong phát triển du lịch tại Bình Dương. Trong những năm qua, ngành du lịch của Bình Dương đạt được những thành tựu đáng kể và có những đóng góp nhất định cho cơ cấu ngành kinh tế. Tuy nhiên, so với cả nước và các tỉnh lân cận thì các chỉ số này vẫn rất thấp. Kết quả này là do những hạn chế trong hoạt động của ngành du lịch. Hiện nay, hệ thống các cơ sở kinh doanh du lịch của tỉnh chỉ bao gồm các loại hình chính là các đơn vị kinh doanh lữ hành có quy mô hoạt động vừa và nhỏ, doanh thu thấp, chủ yếu là các tour du lịch phục vụ dân cư nội tỉnh, do đó hiệu quả kinh doanh chưa cao. Các đơn vị kinh doanh cơ sở lưu trú, chủ yếu ở các khu vực thành phố như: Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An. Các đơn vị kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí quy mô nhỏ, tập trung ở các khu vực đô thị hóa mạnh, có quy mô lớn như: Khu du lịch Văn hóa & Thể Thao Đại Nam, Làng du lịch Sài Gòn, Khu du lịch Xanh Dìn Ký, Khu nghỉ dưỡng Mắt Xanh, … Ngành du lịch Bình Dương còn nghèo về sản phẩm. Các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh chưa tạo ra các sản phẩm du lịch chất lượng, mang đẳng cấp quốc tế để thu hút du khách. Các sản phẩm hiện tại chưa tạo thành động lực nâng tầm cho du lịch của tỉnh. Ngoài ra, sự thiếu liên kết giữa các địa phương trong vùng Đông Nam bộ cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển du lịch của Bình Dương nói riêng và Đông Nam bộ nói chung. Do vậy, để khai thác hết lợi thế của tiềm năng và giá trị của tài nguyên, đưa ngành du lịch Bình Dương tiến xa hơn nữa, việc đề ra các giải pháp liên kết trong phát triển du lịch bền vững là hết sức cần thiết. 3. Kết luận Như vậy, từ kết quả phân tích trên cho thấy ứng dụng công nghệ là một xu thế tất yếu trong phát triển du lịch bền vững tại Bình Dương và các địa phương lân cận. Bởi vì, xu thế này sẽ giúp địa phương phát huy được tối đa lợi thế của mình và khai thác hiệu quả giá trị của tài nguyên du lịch. Tuy nhiên, để ngành du lịch Bình Dương tiếp tục chuẩn bị mọi điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch bền vững và đóng góp tích cực vào cơ cấu kinh tế cần triển khai thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp cấp bách như: Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; Tạo ra sản phẩm đặc thù mang đậm nét văn hóa địa phương; Tiếp tục tăng cường ứng dụng 12 https://khamphatayninh.vn/tay-ninh-hoi-thao-phat-trien-san-pham-lien-ket-kich-cau-du-lich-vung- dong-nam-bo/, truy cập 1/7/2023 181
- công nghệ trong công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch; Phát huy vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch; Phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật; Xây dựng các chính sách thu hút đầu tư, kêu gọi xã hội hóa trong lĩnh vực du lịch; Phối hợp, liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành của các tỉnh và thành phố khác trong vùng để hình thành nhiều hơn nữa các tour liên tuyến, liên vùng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Thị Ngọc Anh (2019), Phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình Dương trong tiến trình địa phương hóa du lịch, Kỷ yếu hội thảo Ban tuyên giáo tỉnh Bình Dương. Cẩm nang du lịch (2008), Bình Dương Rạng rỡ bình minh, Sở Thương mại du lịch tỉnh Bình Dương, Tạp chí Lao động Bình Dương. Nguyễn Đình Đầu (2002), Địa danh Bình Dương, Miền Đông Nam Bộ lịch sử và phát triển, NXB Văn nghệ TP.HCM. Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2011, năm 2021, Nhà xuất bản thống kê. Trần Văn Thông (2005), Quy hoạch du lịch, NXB ĐHQG Hà Nội. Trần Văn Thông (2002), Tổng Quan Du Lịch, NXB Giáo dục. Nguyễn Lê Xuân Thảo (2018), Thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Dương, luận văn thạc sĩ đại học sư phạm Tp.Hồ Chí Minh. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, Quy hoạch phát triển du lịch Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Website: http://baobinhduong.vn/dai-hoi-dang//danh-thuc-tiem-nang-du-lich/a232333.html, truy cập ngày 17/6/2023. https://kinhtetrongdiemphianam.vn/binh-duong-danh-thuc-tiem-nang-du-lich-sinh-thai/ truy cập ngày 20/6/2023. http://www.truongchinhtribinhduong.edu.vn/Tin-tuc/du-lich-sinh-thai-tinh-binh-duong- trong-lien-ket-vung-dong-nam-bo-hien-nay-7042, truy cập ngày 23/6/2023. https://khamphatayninh.vn/tay-ninh-hoi-thao-phat-trien-san-pham-lien-ket-kich-cau-du- lich-vung-dong-nam-bo/, truy cập 1/7/2023 Thông tin tác giả: Học hàm/họcvị/chức danh: Ths. Nguyễn Thị Vân Anh Cơ quan/Đơn vị: Khoa Công nghiệp Văn hóa - Trường ĐH Thủ Dầu Một Địa chỉ: Số 06 Trần Văn Ơn – Phú Hòa – Tp. Thủ Dầu Một – Bình Dương Số điện thoại liên lạc: 0977 13 36 39 E-mail: anhntv@tdmu.edu.vn 182

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận – ThS. La Nữ Ánh Vân
18 p |
342 |
88
-
Bài giảng Du lịch bền vững (Sustainable tourism) - Chương 2: Nguyên tắc và chính sách phát triển du lịch bền vững
79 p |
215 |
43
-
Bài giảng Du lịch bền vững (Sustainable tourism) - Chương 3: Đánh giá tính bền vững của du lịch và sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch bền vững
59 p |
235 |
39
-
Bài giảng Phát triển du lịch bền vững - Phần 1: Du lịch bền vững
39 p |
297 |
38
-
Bài giảng Phát triển du lịch bền vững - Phần 2: Du lịch bền vững ở các vùng sinh thái nhạy cảm
17 p |
282 |
20
-
Bài giảng Phát triển du lịch bền vững - Phần 3: Định hướng và các công cụ tăng cường du lịch bền vững
20 p |
178 |
17
-
Bài giảng Du lịch bền vững - Chương 2: Mục tiêu, nguyên tắc, chính sách và mô hình phát triển du lịch bền vững
16 p |
44 |
8
-
Thực trạng và giải pháp phát huy tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Yên theo hướng phát triển bền vững
11 p |
5 |
2
-
Định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong bối cảnh mới
8 p |
3 |
2
-
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Tiền Giang
6 p |
2 |
1
-
Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch theo xu hướng phát triển bền vững tại tỉnh Đắk Nông và vùng Tây Nguyên: Pháp luật và thực tiễn
9 p |
1 |
1
-
Văn hóa Halal trong phát triển du lịch bền vững tại cộng đồng người chăm ở tỉnh An Giang
6 p |
1 |
1
-
Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong việc chuyển đổi số để phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Long An
17 p |
2 |
1
-
Lễ hội văn hóa với sự phát triển du lịch bền vững ở Bình Dương trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
9 p |
11 |
1
-
Liên kết phát triển du lịch bền vững các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên
6 p |
2 |
1
-
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển du lịch bền vững: nghiên cứu trường hợp tại Cồn Hô - Trà Vinh
10 p |
1 |
1
-
Phát triển du lịch bền vững huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên: Thực trạng và giải pháp
5 p |
4 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
