Phát triển kinh tế . . .<br />
<br />
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ<br />
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM<br />
Nguyễn Minh Tuấn*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (NGXH) ở Việt<br />
Nam đã xác định: Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Các hình thức sở<br />
hữu hỗn hợp đan kết với nhau, hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng, ngày càng phát triển.<br />
Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất,<br />
do các chủ tư nhân trực tiếp quản lý, hoặc chi phối, đồng thời với lao động của các chủ thể kinh<br />
tế và sử dụng lao động làm thuê. Kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế tư bản tư nhân kinh tế cá thể và<br />
tiểu chủ. Theo nghĩa rộng kinh tế tư nhân bao gồm tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh<br />
không thuộc sở hữu nhà nước (hoặc Nhà nước có góp vốn nhưng không giữ vai trò chi phối), không<br />
do nước ngoài đầu tư (hoặc nước ngoài có góp vốn nhưng không giữ vai trò chi phối), không thuộc<br />
thành phần kinh tế tập thể.<br />
Bài viết này sẽ phác họa tính tất yếu, quan điểm và giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế<br />
tư nhân ở Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.<br />
Từ khóa: kinh tế tư nhân, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa<br />
<br />
THE PRIVATE ECONOMIC SECTOR DEVELOPMENT<br />
IN THE SOCIALIST-ORIENTED MARKET ECONOMY IN VIETNAM<br />
ABSTRACT<br />
The guide lines for national construction in the transitional period to socialism in Vietnam<br />
were identified: The Private Sector is one of the driving forces of the economy. The forms of ownership<br />
have been interwoven, forming various economic organizations, and have ever been growing.<br />
The private economic sectors are the economic sectors based on private ownership regime<br />
of the means of production, that are directly managed or dominated by private owners, and<br />
accompanied by labors of economic actors and their employees. Private sectors including private<br />
capitalist economic sectors and individual economic sectors. In broad sense, the private sectors<br />
include all businesses, business organizations not owned by the state (or state capital contribution<br />
but does not hold a dominant role), not by foreign investors (or foreign capital contribution but does<br />
not hold a dominant role), are not the sector of the collective economy.<br />
This article will outline the necessity, viewpoints and solutions mainly on private economic<br />
sector development in Vietnam in the process of the development of socialist-oriented market economy.<br />
Keywords: private economic sectors, socialist-oriented market economy<br />
*<br />
<br />
PGS.TS. Khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
81<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
1. Tính tất yếu khách quan của phát<br />
triển kinh tế tư nhân<br />
Sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư<br />
nhân, gắn liền với nó là quyền sở hữu tư nhân<br />
và lợi ích cá nhân là phù hợp với quy luật của<br />
tự nhiên. Nhà kinh tế học A. Smith, cha đẻ của<br />
kinh tế thị trường đã khẳng định: con người từ<br />
khi sinh ra, theo bản năng đã muốn có được<br />
lợi ích cho cá nhân mình. Lợi ích cá nhân<br />
là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các cá nhân<br />
trong xã hội, khi theo đuổi lợi ích của cá nhân<br />
mình, con người đồng thời cũng thúc đẩy lợi<br />
ích xã hội. Trong tác phẩm nổi tiếng “Của cải<br />
của các dân tộc” (The Wealth of Nations) A.<br />
Smith viết: “…khi mỗi cá nhân làm việc, anh<br />
ta…chỉ nghĩ đến cái lợi của mình…nhưng bị<br />
dẫn dắt bởi bàn tay vô hình thúc đẩy anh ta<br />
làm việc không theo dự định ban đầu…kết<br />
quả ngoài dự định đó là tăng trưởng kinh tế<br />
và cải thiện mức sống cho cả quốc gia” (1).<br />
Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân luôn mang<br />
trong nó một động lực mạnh mẽ - động lực<br />
cá nhân, một thuộc tính tồn tại lâu dài với đời<br />
sống con người và xã hội loài người<br />
Sự xuất hiện và phát triển của kinh tế tư<br />
nhân là một tất yếu, khách quan trong tiến<br />
trình phát triển của xã hội loài người, nó đã và<br />
đang tiếp tục phát huy tác dụng to lớn trong<br />
thời đại ngày nay. Với trình độ phát triển của<br />
lực lượng sản xuất mà nhân loại đạt được như<br />
hiện nay, việc theo đuổi lợi ích thiết thân của<br />
bản thân mỗi con người vẫn chưa thể mất đi,<br />
do đó nó đòi hỏi phải hình thành một cơ chế<br />
vừa tạo động lực để thể kích thích cá nhân con<br />
người, vừa có thể thực hiện các mục tiêu xã<br />
hội. Đó chính là cơ chế thị trường cùng với sự<br />
tồn tại khách quan của các hình thức sở hữu<br />
đa dạng, trong đó có sở hữu tư nhân và tương<br />
ứng với nó là thành phần kinh tế tư nhân được<br />
coi là động lực quan trọng của sự phát triển.<br />
<br />
Trong lịch sử phát triển kinh tế của xã hội<br />
loài người, nếu so sánh, đối chiếu với các hình<br />
thức sở hữu khác, thì phải thừa nhận rằng, sở<br />
hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là hình thức sở<br />
hữu phù hợp hơn cả. Trong hình thức sở hữu<br />
tư nhân về tư liệu sản xuất, mục đích của sản<br />
xuất hàng hoá, như C. Mác đã khẳng định:<br />
không chỉ là sản xuất ra giá trị sử dụng, mà<br />
thông qua sản xuất giá trị sử dụng để thực<br />
hiện giá trị của hàng hoá và từ đó đạt được giá<br />
trị thặng dư, lợi nhuận.<br />
Ngày nay, sở hữu tư nhân và kinh tế tư<br />
nhân đã phát triển lên một trình độ mới về<br />
chất, quy mô sở hữu của nhiều doanh nghiệp<br />
tư nhân ngày càng đồ sộ và nhiều doanh<br />
nghiệp tạo ra một lượng của cải và tài sản có<br />
giá trị lớn hơn cả tổng thu nhập của một số<br />
quốc gia. Cùng với quá trình phát triển kinh<br />
tế, sở hữu tư nhân cũng có những hình thức<br />
mới như: sở hữu thương hiệu, bí quyết công<br />
nghệ, kinh nghiệm quản lý, không gian ảo, tài<br />
sản ảo trên mạng Internet…<br />
Kinh tế tư nhân cùng tồn tại và phát triển<br />
với kinh tế nhà nước và các thành phần kinh<br />
tế khác, nhưng tại sao kinh tế tư nhân lại năng<br />
động hơn, có sức sống hơn, hoạt động hiệu<br />
quả hơn và phát triển mạnh mẽ hơn? Câu trả<br />
lời là kinh tế tư nhân có sự tương thích rất cao<br />
với kinh tế thị trường, đặc biệt là tính chất mở<br />
cửa thị trường ngày càng tăng, sự phát triển<br />
của kinh tế thị trường, sự hợp tác và cạnh<br />
tranh quốc tế đòi hỏi các chủ thể kinh tế phải<br />
rất năng động, linh hoạt, nhạy bén và tự chủ<br />
cao trong hoạt động kinh doanh, điều này rất<br />
phù hợp với kinh tế tư nhân. Ngoài ra, kinh tế<br />
tư nhân còn có khả năng cạnh tranh cao, do nó<br />
luôn luôn phải đối mặt với những khắc nghiệt<br />
của thương trường để tồn tại và phát triển<br />
Kinh tế tư nhân còn tạo ra những động lực<br />
thúc đẩy sự phát triển của xã hội, thông qua<br />
82<br />
<br />
Phát triển kinh tế . . .<br />
<br />
hoạt động kinh doanh tư nhân mà mở rộng<br />
việc làm cho mỗi cá nhân, phát huy khả năng<br />
và trí tuệ của bản thân, thỏa mãn nhu cầu ngày<br />
càng caocủa cá nhân và gia đình, tìm kiếm<br />
hạnh phúc và để tự khẳng định mình. Kinh tế<br />
tư nhân có cội nguồn từ cá nhân, vì vậy phát<br />
triển kinh tế tư nhân phải dựa trên nền tảng<br />
phát triển các giá trị cá nhân, phát triển năng<br />
lực cá nhân, phát triển con người. Có thể nói,<br />
không có sự phát triển năng lực cá nhân thì sẽ<br />
không có sự phát triển kinh tế tư nhân. Một<br />
trong những yếu tố thúc đẩy cạnh tranh của<br />
cộng đồng xã hội chính là tính đa dạng của sự<br />
sáng tạo, mà tính đa dạng của sự sáng tạo là<br />
hệ quả tất yếu của sự phát huy đa dạng năng<br />
lực cá nhân. Như vậy, có thể nói lý thuyết phát<br />
triển kinh tế tư nhân bắt nguồn từ lý thuyết<br />
phát triển con người.<br />
Ngày nay, quốc tế hóa kinh tế và hội nhập<br />
kinh tế quốc tế làm cho các rào cản đầu tư,<br />
thương mại, hàng hóa và dịch vụ giữa các<br />
quốc gia dần dần được dỡ bỏ, nền kinh tế thị<br />
trường mở đang tạo điều kiện thuận lợi cho<br />
kinh tế tư nhân phát triển và lớn mạnh không<br />
ngừng. Trong quá trình phát triển, kinh tế tư<br />
nhân tồn tại dưới nhiều dạng như: kinh tế cá<br />
thể, tiểu chủ, kinh tế tư nhân một chủ, công ty<br />
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công<br />
ty đa quốc gia và những tập đoàn kinh doanh<br />
quốc tế. Sự lớn mạnh của các công ty đa quốc<br />
gia gắn liền với sở hữu tư nhân cho thấy kinh<br />
tế tư nhân đã có sự phát triển vượt bậc với<br />
những thay đổi cả về lượng và chất.<br />
2. Quan điểm của đảng Cộng sản Việt<br />
Nam về phát triển kinh tế tư nhân<br />
Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đã<br />
khẳng định sự tồn tại của kinh tế tư nhân là<br />
một tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ<br />
lên chủ nghĩa xã hội. Khi đánh giá về sự phát<br />
triển của chủ nghĩa tư bản (CNTB) ở Anh, C.<br />
<br />
Mác, một mặt phê phán những mặt trái của nó,<br />
đồng thời cũng khẳng định đóng góp to lớn<br />
của CNTB trong quá trình sản xuất của cải vật<br />
chất, theo C.Mác, CNTB ra đời chưa đầy 100<br />
năm nhưng đã tạo ra khối lượng của cải bằng<br />
tất cả các xã hội trước cộng lại. Lênin trong<br />
chính sách kinh tế mới (NEP) đã nói, cần phải<br />
sử dụng CNTB nhà nước với nhiều hình thức<br />
đa dạng: cho các nhà tư bản thuê đất, phát<br />
triển hình thức hợp tác xã tư bản, sử dụng các<br />
nhà tư bản trong lĩnh vực thương mại, học hỏi<br />
kinh nghiệm tổ chức, quản lý của các nhà tư<br />
bản …để xây dựng và phát triển kinh tế trong<br />
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH).<br />
Kết quả của chính sách kinh tế mới đã giải<br />
quyết được tình trạng thiếu lương thực, đưa<br />
nước Nga thoát khỏi khủng hoảng kinh tế,<br />
khôi phục và phát triển kinh tế, góp phần bảo<br />
vệ, củng cố nhà nước vô sản, sau Cách mạng<br />
tháng Mười Nga, tuy nhiên chính sách kinh tế<br />
mới chỉ được thực hiện đến năm 1928, vì vậy<br />
đã không phát huy được tiềm năng của kinh tế<br />
tư nhân ở nước Nga lúc bấy giờ.<br />
Ở Việt Nam, sau giải phóng năm 1975<br />
do áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập<br />
trung, cộng với tư tưởng chủ quan, nóng vội<br />
duy ý chí, chúng ta đã tìm cách hạn chế và<br />
xóa bỏ kinh tế tư nhân, đưa kinh tế tư bản tư<br />
nhân vào đối tượng phải “cải tạo”, “xóa bỏ”,<br />
từ đó đã triệt tiêu sự phát triển của kinh tế<br />
tư bản tư nhân. Thực tiễn đổi mới kinh tế từ<br />
năm 1986 cho thấy, việc phát triển kinh tế tư<br />
nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng<br />
xã hội chủ nghĩa là một chủ trương đúng đắn<br />
và nhất quán của Đảng ta dựa trên cơ sở khoa<br />
học và phù hợp với các quy luật kinh tế khách<br />
quan, là sự vận dụng một cách sáng tác tạo<br />
chủ nghĩa Mác -Lênin vào điều kiện lịch sử,<br />
cụ thể của Việt Nam. Chủ trương đó của Đảng<br />
và Nhà nước ta đã được đại đa số nhân dân<br />
83<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
đồng tình, ủng hộ. Đường lối đổi mới của<br />
Đảng ta bắt đầu từ Đại hội VI và được hoàn<br />
thiện đần qua các kỳ Đại hội tiếp theo. Tại<br />
Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng<br />
định, “chủ trương thực hiện nhất quán và lâu<br />
dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá<br />
nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị<br />
trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định<br />
hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh<br />
tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa”(2)<br />
Tại Đại hội X, Đảng ta tiếp tục khẳng định<br />
rằng, “Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng,<br />
là một trong những động lực của nền kinh<br />
tế”(3). Trong quá trình đổi mới đó, nhận thức<br />
của Đảng về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân<br />
đã có sự thay đổi căn bản so với trước đây.<br />
Kinh tế tư nhân được coi là một trong những<br />
bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế<br />
quốc dân, được đối xử và hoạt động bình đẳng<br />
như các thành phần kinh tế khác. Việc đổi mới<br />
nhận thức về vị trí và vai trò của kinh tế tư<br />
nhân như trên thể hiện sự đánh giá một cách<br />
khách quan và khoa học hơn về khu vực kinh<br />
tế này của Đảng và Nhà nước. Thực tế cho<br />
thấy, kinh tế tư nhân ngày càng chứng tỏ vai<br />
trò của nó, là thành phần kinh tế năng động,<br />
hoạt động có hiệu quả, đang ngày càng lớn<br />
mạnh trở thành một đối chứng để các thành<br />
phần kinh tế khác phấn đấu vươn lên, tự đổi<br />
mới, tự hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong<br />
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.<br />
Với trình độ phát triển như hiện nay của<br />
lực lượng sản xuất ở nước ta, sự tồn tại của<br />
kinh tế tư nhân vẫn là nhu cầu khách quan.<br />
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, xét<br />
đến cùng, bao giờ cũng quy định trình độ phát<br />
triển của con người. Khi thừa nhận kinh tế thị<br />
trường là cần thiết đối với quá trình xây dựng<br />
chủ nghĩa xã hội, thì cũng có nghĩa là phải<br />
thừa nhận sự tồn tại tất yếu của kinh tế tư nhân<br />
<br />
trong chủ nghĩa xã hội. Kinh tế tư nhân đã và<br />
đang tiếp tục chứng tỏ vai trò động lực của nó<br />
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất<br />
nước. Sự phát triển của kinh tế tư nhân trong<br />
hơn 20 năm đổi mới vừa qua, đã đóng góp<br />
không nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề kinh<br />
tế và xã hội của đất nước như huy động được<br />
nhiều nguồn vốn đầu tư với số lượng lớn, góp<br />
phần nâng cao sức sản xuất của xã hội, tạo<br />
thêm nhiều việc làm mới, vừa làm tăng của<br />
cải vật chất cho xã hội, vừa làm giảm áp lực<br />
giải quyết việc làm cho người lao động, thúc<br />
đẩy sự hình thành và phát triển các loại thị<br />
trường, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá<br />
sản xuất trong nước, tạo ra sự cạnh tranh bình<br />
đẳng giữa các thành phần kinh tế trong hoạt<br />
động sản xuất và kinh doanh, góp phần tạo<br />
nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vừa tham<br />
gia giải quyết nhiều vấn đề xã hội... Sự phát<br />
triển của kinh tế tư nhân đã khơi dậy và phát<br />
huy được tiềm năng về vốn, đất đai, lao động,<br />
kinh nghiệm sản xuất của các tầng lớp nhân<br />
dân vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại<br />
hoá đất nước. Chính vì những lý do đó, chúng<br />
ta có thể khẳng định rằng, sự phát triển của<br />
kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào<br />
việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển<br />
dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo hướng<br />
công nghiệp hóa, hiện đại hoá.Bởi vậy, có thể<br />
khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề<br />
có ý nghĩa chiến lược, lâu dài trong tiến trình<br />
xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường<br />
định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây có thể coi<br />
là một trong những nhiệm vụ quan trọng của<br />
công cuộc đổi mới của đất nước trong những<br />
năm sắp tới.<br />
Sự xuất hiện ngày càng nhiều chủ thể<br />
sản xuất, kinh doanh thuộc khu vực kinh tế<br />
tư nhân trong tất cả các lĩnh vực, các ngành<br />
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đẩy lùi dần<br />
84<br />
<br />
Phát triển kinh tế . . .<br />
<br />
tình trạng độc quyền, làm cho sản xuất hàng<br />
hoá phát triển, thị trường được mở rộng, các<br />
quy luật kinh tế thị trường phát huy được tác<br />
dụng đẩy lùi cơ chế quản lý tập trung quan<br />
liêu, bao cấp vốn đã ăn sâu trong tiềm thức xã<br />
hội. Thông qua việc phát triển kinh tế tư nhân<br />
mà quyền làm chủ của nhân dân, trước hết là<br />
quyền làm chủ về kinh tế được phát huy.<br />
Kinh tế tư nhân phát triển nhanh chóng<br />
trong thời gian qua còn do tiến trình hội nhập<br />
kinh tế quốc tế của đất nước, đặc biệt từ giữa<br />
thập kỷ 1990, khi nước ta lần lượt tham gia<br />
ASEAN, ASEM, APEC, WTO và không<br />
ngừng mở rộng quan hệ song phương với<br />
các nước khác trên thế giới. Thị trường các<br />
nước mở rộng đã tạo cơ hội cho các các doanh<br />
nghiệp tư nhân phát triển sản xuất, kinh doanh<br />
các sản phẩm của mình trên các thị trường khu<br />
vực và quốc tế. Khi những rào cản thương mại<br />
dần được dỡ bỏ, các doanh nghiệp Việt Nam<br />
sẽ có vị trí bình đẳng, không bị phân biệt đối<br />
xử trên thị trường các nước. Họ sẽ có quyền<br />
không chỉ xuất nhập khẩu, tiếp nhận đầu tư,<br />
mà còn mở rộng nhiều phương thức hợp tác<br />
khác và đầu tư ra các thị trường nước ngoài,<br />
khai thác tối đa những lợi thế cạnh tranh của<br />
mình và tận dụng lợi thế của sự phân công lao<br />
động quốc tế, tham gia mạng lưới kinh doanh<br />
và chuỗi giá trị toàn cầu theo cách có lợi nhất<br />
cho mình.<br />
3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy<br />
phát triển của kinh tế tư nhân ở Việt Nam<br />
hiện nay<br />
Để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư<br />
nhân trong thời gian tới, theo chúng tôi cần<br />
phải tập trung giải quyết những vấn đề sau:<br />
Một là, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban<br />
hành mới các quy định về pháp luật, cơ chế,<br />
chính sách, thủ tục hành chính để tạo điều<br />
kiện hơn nữa cho kinh tế tư nhân phát triển.<br />
<br />
Cụ thể, phải cụ thể hóa Luật Doanh nghiệp,<br />
Luật Đầu tư. Khắc phục những nội dung chưa<br />
rõ ràng, chồng chéo giữa các văn bản pháp<br />
luật; điều chỉnh cơ chế phân cấp và phối hợp<br />
giữa Trung ương và địa phương trong quản<br />
lý nhà nước về đầu tư; quan tâm đến bảo vệ<br />
nhà đầu tư, cổ đông thiểu số; sớm có hướng<br />
dẫn đầy đủ việc xử lý các trường hợp doanh<br />
nghiệp vi phạm các hành vi bị cấm theo quy<br />
định của Luật; sửa đổi, bổ sung một số quy<br />
định để giải quyết những vấn đề bất cập trong<br />
thực hiện chính sách về đất đai; sửa đổi các<br />
quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế<br />
theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính;<br />
sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán cho phù hợp<br />
với trình độ, quy mô, phạm vi hoạt động của<br />
doanh nghiệp nhỏ và vừa; chỉ thị của Ban Bí<br />
thư nêu rõ yêu cầu có cơ chế để doanh nghiệp<br />
của tư nhân được vay vốn viện trợ phát triển<br />
chính thức (ODA) như các doanh nghiệp nhà<br />
nước; tiếp tục rà soát bãi bỏ các khoản phí,<br />
lệ phí không hợp lý; ưu tiên nhiều hơn cho<br />
các doanh nghiệp tư nhân phát triển sản xuất,<br />
kinh doanh ở những khu vực khó khăn, vùng<br />
núi, biên giới và hải đảo; quyền lợi của người<br />
lao động trong khu vực kinh tế tư nhân phải<br />
được bảo đảm; Nghiên cứu để sớm có chương<br />
trình quốc gia về hỗ trợ nâng cao chất lượng<br />
nguồn nhân lực và chương trình quốc gia về<br />
đẩy mạnh đổi mới công nghệ trong các doanh<br />
nghiệp tư nhân. <br />
Hai là, hình thành những doanh nghiệp<br />
tư nhân mạnh đủ sức cạnh tranh trên thị<br />
trường trong và ngoài nước. Để nâng cao<br />
sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp tư nhân,<br />
nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ đào tạo nguồn<br />
nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ<br />
doanh nghiệp và người lao động, phải không<br />
ngừng nâng cao trình độ quản lý, tay nghề;<br />
xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh<br />
85<br />
<br />