
71
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TẮC ĐỘNG MẠCH CHI CẤP TÍNH DO
HUYẾT KHỐI, MẢNH SÙI, DỊ VẬT
I. ĐẠI CƯƠNG
- Đây là một cấp cứu ngoại khoa ưu tiên số 1, cần được chẩn đoán và xử trí
nhanh, chuyển kịp thời tới cơ sở chuyên khoa (tốt nhất là trước 6 giờ).
- Chẩn đoán thường rõ với các triệu chứng điển hình của hội chứng thiếu máu cấp
chi. - Phẫu thuật dùng dụng cụ chuyên dụng (Fogarty) lấy vật tắc là biện pháp điều trị
duy nhất để cứu chi thể tránh biến chứng cắt cụt chi.
II. CHỈ ĐỊNH
Tất cả các trường hợp vào viện có biểu hiện lâm sàng của hội chứng thiếu máu
cấp tính còn có khả năng hồi phục chi thể.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tất cả các trường hợp vào viện có biểu hiện lâm sàng của hội chứng thiếu máu
cấp tính nhưng chi thể không còn có khả năng hồi phục hoặc đã có dấu hiệu hoại tử chi
điển hình.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: gồm 3 kíp
- Kíp phẫu thuật: phẫu thuật viên chuyên khoa, 1 trợ thủ, 1 dụng cụ viên và 1
chạy ngoài chuyên khoa.
- Kíp gây mê hồi sức: bác sĩ gây mê và trợ thủ trong trường hợp người bệnh có
dấu hiệu toàn thân nặng.
2. Người bệnh:
Vì là mổ cấp cứu nên chuẩn bị người bệnh mổ tối đa có thể được do điều kiện cấp
cứu. Khám gây mê hồi sức trong phòng mổ. Giải thích người bệnh và gia đình theo quy
định. Giải thích khả năng tắc lại, khả năng cắt cụt chi trong và sau mổ có thể xảy ra.
Hoàn thiện các biên bản pháp lý.
3. Phương tiện:
- Dụng cụ phẫu thuật:
+ Bộ dụng cụ phẫu thuật chi thể, banh tự động, hệ thống máy hút
+ Bộ dụng cụ mạch máu ngoại vi
+ Ống thông mạch (Fogarty) số 3, 4, 5
+ Chỉ khâu mạch máu: Prolene 6/0; 7/0; 8/0
- Phương tiện gây mê:
+ Bộ dụng cụ phục vụ gây mê mổ chi thể trong một số trường hợp đặc biệt như
người bệnh có bệnh toàn thân nặng, đánh giá trong mổ xét không thể bảo tồn chi phải cắt
cụt… + Thuốc chống đông: Heparin.