Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
Ph¬ng tr×nh chuyÓn ®éng cña con quay<br />
hai bËc tù do ®o tèc ®é gãc cã tÝnh ®Õn ¶nh<br />
hëng yÕu tè kÕt cÊu vµ ®éng lùc<br />
BÙI NGỌC HỒI*, LÊ VĂN HOÀNG*, NGUYỄN VĂN TUYẾN**<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thiết lập phương trình chuyển<br />
động của con quay hai bậc tự do đo tốc độ góc của tên lửa, trong đó có tính đến<br />
ảnh hưởng của các yếu tố kết cấu và động lực. Phương trình cho phép nghiên cứu<br />
ảnh hưởng của các thông số kết cấu và động lực tới độ chính xác đo tốc độ góc của<br />
con quay, rút ra được công thức tính sai số đo tốc độ góc của con quay khi tên lửa<br />
chuyển hướng bay do các mômen ngoại lực tác động gây ra.<br />
Từ khóa: Tên lửa, Con quay, Tốc độ góc.<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Phần tử nhạy cảm (cảm biến) của các thiết bị con quay trong các hệ thống tự<br />
động điều khiển tên lửa, máy bay, tàu ngầm, tàu chiến, tháp pháo xe tăng… là con<br />
quay hai bậc tự do đo tốc độ góc [1,2,3,4,5]. Sai số đo tốc độ góc (độ chính xác)<br />
của con quay ảnh hưởng trực tiếp tới độ chính xác điều khiển của các loại vũ khí<br />
kể trên. Để có cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác đo tốc độ góc<br />
của con quay và do đó tới độ chính xác điều khiển vũ khí tên lửa, máy bay... thì<br />
việc thiết lập phương trình chuyển động của con quay hai bậc tự do đo tốc độ góc<br />
có tính đến ảnh hưởng của các yếu tố kết cấu và động lực có ý nghĩa đặc biệt quan<br />
trọng. Nội dung bài báo sẽ giải quyết vấn đề nêu trên.<br />
<br />
2. KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA CON QUAY<br />
HAI BẬC TỰ DO ĐO TỐC ĐỘ GÓC<br />
2.1. Sơ đồ kết cấu của con quay hai bậc tự do đo tốc độ góc<br />
Trên hình 2.1 là sơ đồ kết cấu của con quay hai bậc tự do đo tốc độ góc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.1. Sơ đồ con quay hai bậc tự do đo tốc độ góc.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 33, 10- 2014 3<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Trong đó: 1 - roto con quay; 2 - khung các đăng; 3- giảm chấn; 4 - biến trở<br />
(chiết áp); 5 - thanh quét; 6 - lò xo.<br />
Hệ tọa độ gắn với tên lửa là OXYZ; trong đó trục OX trùng với trục dọc thân<br />
tên lửa, trục OZ là trục ngang thân tên lửa, trục OY vuông góc với mặt phẳng OXZ<br />
tạo thành tam diện thuận.<br />
Hệ trục tọa độ gắn với con quay là Oxyz; trong đó điểm O là tâm của con quay và<br />
trùng với điểm gốc O của hệ trục tọa độ tên lửa OXYZ; trục Ox trùng với trục OX<br />
của tên lửa và hướng theo trục quay của hệ con quay (trục Ox thường gọi là trục ra<br />
của thiết bị con quay đo tốc độ góc); trục Oz hướng theo trục quay riêng của rôto<br />
con quay và trùng với hướng của vector động lượng H ; trục Oy vuông góc với<br />
mặt phẳng Oxz và tạo với chúng thành một tam diện thuận. Các trục Ox, Oy và Oz<br />
là các trục quán tính chính của rôto và khung các đăng con quay.<br />
<br />
2.2 Nguyên lý làm việc của con quay hai bậc tự do đo tốc độ góc.<br />
Con quay hai bậc tự do hình 2.1 dùng để đo tốc độ góc ωY của tên lửa quanh<br />
trục OY. Bởi vậy trục OY gọi là trục nhạy hay là trục đo và còn gọi là trục vào của<br />
thiết bị [3]. Ở thời điểm ban đầu trục Oz trùng với trục OZ, trục Oy trùng với trục<br />
OY. Khi tên lửa quay quanh trục OY với tốc độ góc ωY, theo tính chất của con<br />
quay hai bậc tự do [1], quanh trục Ox xuất hiện mômen con quay, nó có xu hướng<br />
làm trùng véc tơ mômen động lượng H với véc tơ tốc độ góc Y bằng con đường<br />
ngắn nhất; hệ quả của nó là làm cho con quay (khung các đăng và rôto) quay theo<br />
hướng đã chỉ ra trên hình 2.1. Chuyển động quay của con quay quanh trục Ox bị<br />
cản bởi lò xo 6 có độ cứng là c và tạo ra mômen cản quanh trục Ox do biến dạng<br />
của lò xo là MC. Khi mômen cản MC đạt tới giá trị bằng mômen con quay Mq, con<br />
quay sẽ ngừng quay và khung các đăng sẽ ở vị trí cân bằng. Khi đó ta có:<br />
MC = Mq (1)<br />
Ký hiệu góc lệch của con quay khỏi vị trí ban đầu khi thỏa mãn đẳng thức (1)<br />
là β, khoảng cách từ đường tác dụng lực biến dạng của lò xo đến trục Ox là l2 , ta<br />
có:<br />
MC = cl22 β (2)<br />
Mômen con quay bằng [2]:<br />
M q H Y sin H ,Y H Y cos (3)<br />
Từ (1), (2), (3) ta có:<br />
HωYcosβ = cl22 β (4)<br />
Từ (4) ta tính được góc lệch tĩnh của con quay khỏi vị trí ban đầu khi ở vị trí<br />
cân bằng mômen cản và mômen con quay là:<br />
H<br />
T 2Y cosT (5)<br />
cl2<br />
Với giá trị góc T nhỏ, có thể coi cosT 1 . Khi đó:<br />
H Y<br />
T (6)<br />
cl22<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4 B. N. Hồi, L.V. Hoàng, N.V Tuyến, “Phương trình chuyển động của con quay… động lực.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Từ (6) ta thấy rõ là góc lệch con quay hai bậc tự do T tỷ lệ thuận với tốc độ<br />
góc đo ωY và con quay hai bậc tự do ở đây dùng để đo tốc độ góc quay của tên lửa<br />
ωY quanh trục OY.<br />
Để dập tắt dao động riêng của con quay, trong kết cấu có đưa vào bộ phận<br />
giảm chấn 3 có hệ số giảm chấn là b. Để ghi giá trị đo tốc độ góc quay của tên lửa,<br />
trong kết cấu con quay hai bậc tự do thiết kế thiết bị biến đổi cơ điện gồm thanh<br />
quét 5 gắn trên trục quay Ox và biến trở 4 (hình 2.1). Thanh quét 5 trượt trên biến<br />
trở 4. Trong đó điện áp ra Ura được lấy từ thanh quét biến trở và điểm giữa của<br />
biến trở tỷ lệ thuận với góc quay T :<br />
U H Y<br />
U ra U C T C (7)<br />
2 0 2 0 cl22<br />
ở đó 2β0 là góc quấn của biến trở (chiết áp), UC là hiệu điện thế cấp cho biến trở.<br />
Từ biểu thức (7) ta có:<br />
T H<br />
h (8)<br />
Y cl22<br />
Tỷ số (8) gọi là độ nhạy của thiết bị con quay đo tốc độ góc (ký hiệu là h)[3].<br />
Nếu như coi điện áp được lấy từ biến trở (chiết áp) là tín hiệu đo thì độ nhạy thiết<br />
bị đo h1 được tính bằng tỷ số:<br />
U ra UC H<br />
h1 (9)<br />
Y 2 0 cl22<br />
<br />
3. THIẾT LẬP PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG CỦA CON QUAY<br />
HAI BẬC TỰ DO ĐO TỐC ĐỘ GÓC<br />
Biểu thức (6) là biểu thức thường thấy trong các công trình về con quay hai<br />
bậc tự do, đo tốc độ góc . Trên thực tế β còn phụ thuộc phức tạp vào nhiều yếu tố.<br />
Để nghiên cứu đầy đủ sự phụ thuộc của β vào các yếu tố kết cấu và động lực<br />
của con quay hai bậc tự do đo tốc độ góc, ta thiết lập phương trình chuyển động<br />
của nó. Giả sử tên lửa quay trong hệ tọa độ quán tính Oζηξ với tốc độ góc là ω, và<br />
hình chiếu của nó trên các trục tọa độ tương ứng là ωX, ωY, ωZ.<br />
Từ hình 2.1 ta tính được hình chiếu tốc độ góc tên lửa trên các trục tọa độ của<br />
con quay khi nó lệch khỏi vị trí ban đầu một góc β là:<br />
x X ,<br />
y Y cos Z sin , (10)<br />
z Z cos Y sin .<br />
Ở đây ωx , ωy , ωz là tốc độ góc của con quay trên các trục tọa độ tương ứng của nó.<br />
Để thiết lập phương trình chuyển động của con quay đo tốc độ góc tên lửa<br />
quanh trục OY ta sử dụng phương trình Lagrange dạng 2:<br />
d T T<br />
Q (11)<br />
dt <br />
Ký hiệu I, IE là mômen quán tính của rôto tính với trục quay riêng và mômen<br />
quán tính xích đạo của nó; Ix, Iy ,Iz là mômen quán tính của khung các đăng tính<br />
với các trục tương ứng. Động năng của con quay là:<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 33, 10- 2014 5<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
1 2<br />
T I x x2 I y y2 I z z2 I z I E x2 I E y2 <br />
2 <br />
(12)<br />
1 2<br />
I x I E x2 I y I E y2 I z z2 I z <br />
2 <br />
trong đó, Ω là tốc độ góc của rôto con quay. Thay các giá trị tương ứng của tốc độ<br />
góc từ (10) vào (12) ta được:<br />
1 2<br />
I x I E X I y I E Y cos Z sin <br />
2<br />
T <br />
2 (13)<br />
2 2<br />
I z Z cos Y sin I Z cos Y sin <br />
<br />
Lấy đạo hàm riêng của biểu thức (13) theo và ta được:<br />
T<br />
I x I E X (14)<br />
<br />
T<br />
I y I E Y cos Z sin Y sin Z cos <br />
<br />
I z Z cos Y sin Z sin Y cos (15)<br />
I Z cos Y sin Z sin Y cos <br />
Thay các giá trị tương ứng của (15) bằng các giá trị ở vế trái của (10) ta được:<br />
T<br />
I y I E z y I z z y <br />
(16)<br />
I z Z sin Y cos <br />
I z H - mômen động lượng của con quay, nên biểu thức (16) có thể viết:<br />
T<br />
I y I E z y I z z y H Z sin H Y cos <br />
(17)<br />
I z I y I E z y H Y cos H Z sin <br />
Từ (14) ta tính được:<br />
d T <br />
I x I E X (18)<br />
dt <br />
Bộ giảm chấn (3) tạo ra mômen Mcg cản chuyển động quay của con quay<br />
quanh trục Ox. Với góc β có giá trị nhỏ ta tính được:<br />
M cg bl12 (19)<br />
trong đó, b là hệ số giảm chấn; l1 là khoảng cách từ trục Ox đến đường tác động<br />
của lực giảm chấn; l1 là tốc độ chuyển động của pittong so với xi lanh giảm chấn.<br />
Ngoài các mômen cản MC của lò xo và Mcg của giảm chấn, trên trục Ox còn<br />
chịu tác động của các mômen ngoại lực sinh ra do mômen ma sát khô trong các ổ<br />
trục, mômen do mất cân bằng tĩnh và động con quay… Ký hiệu tổng các mômen<br />
còn lại tác động vào trục Ox là M∑ . Lực suy rộng trong phương trình Lagrange của<br />
hệ con quay là:<br />
Q bl12 cl22 M (20)<br />
Thay các giá trị tương ứng từ (20), (18) và (17) vào (11) ta được phương trình<br />
chuyển động của con quay là:<br />
<br />
<br />
6 B. N. Hồi, L.V. Hoàng, N.V Tuyến, “Phương trình chuyển động của con quay… động lực.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
I x I E x I z I y I E z y H Y cos H Z sin <br />
bl12 cl22 M <br />
Hay là:<br />
I x I E bl12 cl22 H Y cos H Z sin I x I E x<br />
(21)<br />
I z I y I E z y M <br />
Trong thực tế thiết kế chế tạo con quay hai bậc tự do đo tốc độ góc, người ta<br />
luôn tính được để cho I y I E I z 0 khi đó phương trình (21) có dạng:<br />
I x I E bl12 cl22 H Y cos H Z sin I x I E x M <br />
(22)<br />
Phương trình (22) là phương trình chuyển động của con quay hai bậc tự do đo<br />
tốc độ góc tên lửa trong không gian quanh trục OY, nó không chỉ cho phép nghiên<br />
cứu ảnh hưởng của các thông số kết cấu và động lực tới độ chính xác đo của con<br />
quay mà còn cho phép nghiên cứu các trường hợp chuyển động của con quay khi<br />
không có lò xo, không có giảm chấn hoặc không có cả hai cơ cấu đó (con quay vi<br />
phân, con quay tích phân, con quay tự do…).<br />
<br />
4. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔMEN NGOẠI LỰC TỚI ĐỘ<br />
CHÍNH XÁC ĐO TỐC ĐỘ GÓC CỦA CON QUAY<br />
<br />
Giả sử tên lửa chỉ quay quanh trục OY với tốc độ góc ωY (chỉ đổi hướng bay),<br />
ωX = ωZ = 0, khi đó phương trình (22) có dạng:<br />
I x I E bl12 cl22 H Y cos M (23)<br />
0 0<br />
Trong thực tế, góc β không lớn, theo [3] βmax = 5 …6 . Bởi vậy có thể coi<br />
cosβ=1. Khi đó, phương trình (23) có dạng:<br />
I x I E bl12 cl22 H Y M (24)<br />
Nếu như tốc độ đo góc không thay đổi ωY = const thì sau khi dao động riêng<br />
của con quay bị dập tắt bởi giảm chấn (con quay chuyển động ổn định 0 )<br />
từ phương trình (24) ta có:<br />
cl22 * H Y M <br />
Từ đây ta tính được giá trị góc tĩnh T* :<br />
H Y M <br />
T* 2 (25)<br />
cl22 cl2<br />
Hay là<br />
T* T ` (26)<br />
H M<br />
trong đó, T 2Y , 2 .<br />
cl2 cl2<br />
Từ biểu thức (25) và (26) ta thấy rõ là mômen ngoại lực tác động vào con quay<br />
gây ra sai số đo tốc độ góc. Tỷ số giữa tổng các mômen ngoại lực và mômen con<br />
quay HωY xác định độ chính xác đo tốc độ góc của con quay được tính bằng %:<br />
M<br />
Y 100% 100% (27)<br />
T H Y<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 33, 10- 2014 7<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Để đánh giá đầy đủ ảnh hưởng của các thông số kết cấu và động lực tới độ<br />
chính xác của con quay hai bậc tự do đo tốc độ góc chúng ta cần nghiên cứu các<br />
quy luật ảnh hưởng của các mômen ngoại lực tác động vào con quay, để từ đó giải<br />
phương trình (22). Đây là nội dung cần tiếp tục nghiên cứu.<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Phương trình chuyển động của con quay hai bậc tự do đo tốc độ góc có tính<br />
đến ảnh hưởng của các yếu tố kết cấu và động lực mà bài báo thiết lập được cho<br />
phép nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đó tới độ chính xác đo tốc độ<br />
góc của con quay. Đồng thời phương trình đó cũng cho phép nghiên cứu các<br />
trường hợp riêng của kết cấu con quay hai bậc tự do ứng dụng trong các trường<br />
hợp khác (con quay vi phân, con quay tích phân, la bàn con quay…) sử dụng trong<br />
hệ thống điều khiển tên lửa nói riêng, các thiết bị bay nói chung.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Пельпор Д.С. “Гироскопические системы” М. : «Высшая школа», 1986.<br />
[2]. Каргу Л.И. “Гироскопические приборы и системы”. Л. : Суд.1988.<br />
[3]. Блюмина Г.Д. “Теория и конструкция гироскопических приборов и<br />
систем”. М. : «Высшая школа», 1971.<br />
[4]. Лунц Я.Л. “Введение в теорию гироскопов”. М. : «Наука», 1992.<br />
[5]. Михайлов О.И. “Авиационные приборы”. М. : «Машиностроение», 1987.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EQUATIONS OF MOTION OF GYROSCOPE WITH TWO DEGREES OF<br />
FREEDOM, THE MEASURED ANGULAR VELOCITY, TAKING INTO<br />
ACCOUNT THE INFLUENCE OF STRUCTURAL AND DYNAMIC FACTORS<br />
This article presents the research results establish equations of motion of<br />
gyroscope with two degrees of freedom, the measured angular velocity, taking<br />
into account the influence of structural and dynamic factors. Equation allows to<br />
research the influence of structural and dynamic factors on the accuracy of<br />
measurement of the angular velocity, to derive formula for calculating<br />
imprecision measurement of the angular velocity gyroscope as the rocket flight<br />
diverted due to the action of external moments.<br />
Keywords: Rocket, Gyroscope, Angular velocity<br />
<br />
Nhận bài ngày 15 tháng 8 năm 2013<br />
Hoàn thiện ngày 20 tháng 5 năm 2014<br />
Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 9 năm 2014<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Địa chỉ: *Viện Tên lửa, Viện Khoa học và công nghệ quân sự;<br />
** Học Viện Kỹ thuật quân sự<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8 B. N. Hồi, L.V. Hoàng, N.V Tuyến, “Phương trình chuyển động của con quay… động lực.”<br />