
13
QUY TRÌNH PHẪU THUẬT BỆNH LÝ VÔI HÓA DÂY CHẰNG
DỌC SAU CỘT SỐNG CỔ
I. ĐẠI CƯƠNG
Vôi hóa dây chằng dọc sau (OPLL) là quá trình tạo xương dầy lên của dây chằng
dọc sau cột sống gây nên tình trạng hẹp ống sống cổ. Cốt hóa dây chằng dọc sau lần đầu
tiên được thông báo bởi Key vào năm 1838. OPLL gặp trên toàn bộ chiều dài cột sống,
tuy nhiên thường gặp nhất ở cột sống cổ với tỷ lệ khoảng 70% và đa phần nằm ở đoạn
cột sống cổ từ C2- C5, cột sống ngực và thắt lưng lần lượt chiếm khoảng 15%. Cơ chế
bệnh sinh OPLL chưa rõ ràng, có nhiều nghiên cứu gần đây cho rằng nguyên nhân
OPLL có liên quan đến yếu tố di truyền, quá trình chuyển hóa các yếu tố vi lượng. Có 4
thể OPLL dựa vào các hình thái cốt hóa dây chằng. Chỉ định mổ khi OPLL gây hẹp ống
sống và có biểu hiện trên lâm sàng. Tuy nhiên việc quyết định đường mổ cổ lối trước
hay lối sau tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong các yếu tố quan trọng như: tình trạng lâm
sàng, phân loại tổn thương, tuổi ... Đa phần các thương tổn OPLL là đa tầng nên phẫu
thuật cổ lối sau hay được sử dụng.
4 Phân loại OPLL trên chẩn đoán hình ảnh:
Loại A (Type A) - OPLL thể liên tục (Continuous OPLL): tổn thương cốt hóa
chạy thành dải dọc theo chiều dài thân đốt sống.
Loại B (Type B) - OPLL thể gián đoạn (Segmental OPLL): tổn thương cốt hóa
dây chằng dọc sau nằm sau 1 hoặc vài thân đốt sống riêng rẽ. Là phân loại gặp nhiều
nhất.
Loại C (Type C) - OPLL thể phối hợp (Mixed OPLL): thể cốt hóa của dây chằng
dọc sau phối hợp cả thể liên tục và thể gián đoạn.
Loại D (Type D) - OPLL thể vòng cung (Circumscribed OPLL): tổn thương cốt
hóa của dây chằng dọc sau khu trú ở phía sau khoảng gian đĩa. Là thể ít gặp nhất.
II. CHỈ ĐỊNH
- OPLL được chẩn đoán xác định dựa trên chẩn đoán hình ảnh
- Có hội chứng chèn ép tủy cổ nặng (JOA < 8 điểm) và trung bình (JOA từ 8 – 12
điểm).
- Hội chứng tủy cổ nhẹ nhưng trên chẩn đoán hình ảnh có mức độ hẹp ống sống ≥
60%.
- Chèn ép rễ gây đau nhiều và điều trị nội không kết quả.
Chỉ định và lựa chọn đường mổ: