Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học một số bài lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng, an ninh bậc THPT
lượt xem 8
download
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học một số bài lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng, an ninh bậc THPT" với mục tiêu xác định khả năng thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster dạy học một số bài lý thuyết trong môn Giáo dục quốc phòng, an ninh THPT nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn GDQP-AN ở trường THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học một số bài lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng, an ninh bậc THPT
- A. MỞ ĐẦU 1. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay, đất nước chúng ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế - xã hội, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Vì vậy việc đào tạo ra những thế hệ nhân lực phát triển toàn diện là yêu cầu hàng đầu của nền giáo dục nước ta nhằm đáp ứng hai nhiệm vụ chiến luộc của cách mạng Việt Nam .Một trong những biện pháp để đáp ứng được yêu cầu trên chính là đổi mới phương pháp dạy học. Mặt khác, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại thì việc ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó có việc sử dụng các phần mềm phục vụ cho quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh là một yêu cầu tất yếu nhất là với bộ môn Giáo dục Quốc phòng, an ninh (GDQPAN). 2. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của đất nước, để đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục của bộ môn giáo dục quốc phòng, an ninh (GDQPAN ) trong hệ thống giáo dục ở cấp học trung học phổ thông (THPT). Những năm qua, môn học GDQPAN thật sự đã có nhiều tác động tích cực và hiệu quả thiết thực trong việc giáo dục các thế hệ trẻ của đất nước.Môn học GDQPAN đã ngày càng giữ một vị trí quan trọng đặc biệt trong chương trình của cấp học THPT. Ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sinh như những môn học khác, môn GDQPAN còn góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho các em: biết yêu thương, tự hào dân tộc, lòng nhân ái, tôn trọng lẽ phải, lòng căm ghét cái xấu, bước đầu có những chính kiến nhất định về vấn đề chính trị và sự phát triển phồn vinh của đất nước. Trong điều 28 của Luật Giáo dục 2005 đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Trong hoạt động dạy học, phát triển tư duy cho học sinh có thể được coi là mục tiêu hàng đầu của quá trình dạy học. Cùng với sự phát triển của thời đại, thước đo quan trọng cho năng lực sáng tạo của mỗi người trong nền kinh tế tri thức chính là tốc độ tư duy, khả năng chuyển hóa thông tin thành kiến thức 1
- và từ kiến thức tạo ra giá trị, tạo ra sản phẩm dịch vụ. Hiện nay, phương pháp dạy học theo kiểu “đọc – chép”, “nhìn – chép” hay áp đặt một chiều từ người dạy đến người học không còn phù hợp nữa, mà cần phải áp dụng những phương pháp dạy học có tính linh động cáo hơn như ứng dụng công nghệ thông tin, Elearning, bản đồ tư duy, làm việc nhóm… nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Trong các phương pháp dạy học trên, việc sử dụng bản đồ tư duy gắn với nội dung bài học sẽ giúp học sinh có thể nắm nội dung một bài học, một chủ đề theo mạch logic của kiến thức bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Do đó, việc lập bản đồ tư duy sẽ giúp phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách linh hoạt hơn. Đặc biệt, đối với các bài học lý thuyết trong chương trình GDQPAN, các nội dung ở mỗi bài học có mối quan hệ nhân – quả và liên quan mật thiết với nhau. Sử dụng bản đồ tư duy khi dạy học ở phần này sẽ giúp học sinh có được một tư duy logic, liền mạch và sẽ dễ hiểu, dễ nhớ hơn khi tiếp thu bài học. Dạy học GDQPANtheo các hướng đi truyền thống đã mang đến hiệu quả nhất định. Tuy vậy, việc mạnh dạn tìm tòi, ứng dụng những thành tựu khoa học ở các lĩnh vực khác nhau vào dạy học cũng là một cơ hội để nâng cao hơn nữa chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho quá trình dạy học. Xuất phát từ các lí do trên cùng với quan điểm cho rằng có thể sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học như một công cụ, phương tiện giúp quá trình dạy học trở nên sinh động, phong phú hơn, tôi chọn đề tài “Thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMastertrong dạy học một số bài lý thuyết môn Giáo dục Quốc phòng, an ninh bậc THPT” làm đề tài nghiên cứu. 3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Xác định khả năng thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster dạy học một số bài lý thuyết trong môn Giáo dục quốc phòng, an ninh THPT nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn GDQPAN ở trường THPT. 2
- 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học một số bài lý thuyết trong môn Giáo dục quốc phòng, an ninhTHPT. - Thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMastertrong dạy một số bài lý thuyết trong môn Giáo dục quốc phòng, an ninhTHPT; đưa ra các phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong quá trình dạy học. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm. 4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 4.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học một số bài lý thuyết trong môn Giáo dục quốc phòng, an ninhTHPT. 4.2. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu tại trường THPT nơi tác giả công tác. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tôi sử dụng phương pháp này theo hướng thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đếnthiết kế và sử dụng bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học GDQPAN. - Phương pháp phân loại, hệ thống: Sau khi thu thập, tổng hợp các tài liệu, tôi tiếp tục tiến hành phân loại, hệ thống các tài liệu theo các vấn đề cần nghiên cứu của đề tài. 5.2. Nhóm phương pháp thực tiễn - Phương pháp quan sát khoa học: Tôi tiến hành đến dự giờ, tham gia các hoạt động giáo dục và giảng dạy tại trường để thu thập thông tin cần thiết cho đề tài. - Phương pháp điều tra: Tôi sử dụng phương pháp này theo hướng điều tra giáo viên và học sinh thông qua phiếu điều tra. Ngoài ra, tôi cũng tiến hành phỏng vấn, lấy ý kiến của các giáo viên và học sinh về vấn đề thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học GDQPAN. - Phương pháp thực nghiệm: Sau khi nghiên cứu xong đề tài, tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm tại một số lớp 12 trên địa bànnhằm xác định tính khả thi của đề tài. 3
- 5.3. Nhóm phương pháp toán học thống kê Chúng tôi sử dụng nhóm phương pháp này khi tiến hành xử lí kết quả điều tra thực trạng của thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học GDQPAN. Sau đó, chúng tôi cũng sử dụng nhóm phương pháp này khi xử lí kết quả thực nghiệm đề tài. 6. ĐÓNG GÓP DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI Kết quả sáng kiến giúp giáo viên và học sinh hứng thú hơn trong hoạt động dạy và học đặc biệt là đáp ứng được công đổi mới phương pháp dạy và học hiên nay.Mặt khác, đề tài cũng hướng dẫn cụ thể các bước thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster, qua đó giúp cho GV cũng nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học. Sáng kiến có thể được các trường THPT khác trên địa bàn tỉnh nghiên cứu và vận dụng phù hợp trong dạy học các đối tượng tương ứng. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ BẢN ĐỒ TƯ DUY BẰNG PHẦN MỀM EDRAW MINDMASTER TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI LÝ THUYẾT MÔN GDQPAN THPT 1.1. Quan niệm về bản đồ tư duy và bản đồ tư duy trong dạy học GDQPAN 1.1.1. Quan niệm về bản đồ tư duy 1.1.1.1. Khái niệm bản đồ tư duy Bản đồ tư duy (Mindmap) là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng cách nhánh tượng trưng cho những ý chính và đều được nối với ý tưởng trung tâm. Như vậy, với một bản đồ tư duy, một danh sách dài những thông tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ, được tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp nhịp nhàng với cơ chế hoạt động tự nhiên của bộ não. Việc nhớ và gợi lại thông tin sau này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với khi sử dụng kỹ thuật ghi chép truyền thống. 1.1.1.2. Cách đọc bản đồ tư duy Các phương pháp ghi chép thông thường thường xuất phát từ trái sang phải, từ trên xuống dưới theo kiểu truyền thống. Đối với bản đồ tư duy, nội dung chính được viết 4
- – vẽ từ trung tâm di chuyển ra ngoài theo các nhánh khác nhau. Tùy theo sự sắp xếp của người vẽ chúng ta sẽ lần lượt đọc nội dung các nhánh từ nhánh lớn đến nhánh nhỏ mà không tuân theo quy luật truyền thống. 1.1.1.3. Một số lưu ý khi vẽ bản đồ tư duy Một bản đồ tư duy hoạt động giống như cách mà bộ não chúng ta hoạt động. Mặc dù, bộ não có thể xử lý hầu hết các sự kiện phức tạp, song nó lại dựa trên các nguyên tắc hết sức đơn giản. Đó là lý do tại sao, tạo ra các bản đồ tư duy lại dễ dàng và thú vị, bởi vì chúng theo nhu cầu sẵn có và năng lực tiềm tàng của bộ não chứ không phải là đối lập với chúng. Khi tạo các bản đồ tư duy chúng ta phải lưu ý những vấn đề sau: - Bắt đầu từ trung tâm của một tờ giấy trắng và kéo sang một bên. Bởi vì bắt đầu từ trung tâm cho bộ não, sự tự do để trải rộng một cách chủ động và để thể hiện phóng khoáng hơn, tự nhiên hơn. - Dùng một hình ảnh hay bức tranh cho ý tưởng trung tâm vì một hình ảnh có giá trị tương đương cả nghìn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình. - Luôn sử dụng màu sắc bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho bản đồ tư duy những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo và nó cũng thật vui mắt. - Nối các nhánh chính tới hình ảnh trung tâm, và nối các nhánh cấp hai, cấp ba với nhánh cấp một và cấp hai, v.v... - Vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, giống như các nhánh cây, các đường cong có tổ chức sẽ lôi cuốn và thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều. - Sử dụng một từ khóa cho mỗi dòng. Các từ khóa mang lại cho bản đồ tư duy của ta nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao. Mỗi từ hay mỗi hình ảnh đơn lẻ giống như một cấp số nhân, mang đến cho những sự liên tưởng và liên kết của nó diện mạo đặc biệt. - Dùng những hình ảnh xuyên suốt. Bởi vì giống như hình ảnh trung tâm, mỗi hình ảnh cũng có giá trị của một ngàn từ. Vì vậy, nếu ta chỉ có mười hình ảnh trong bản đồ tư duy của mình thì nó đã ngang bằng với mười nghìn từ của những lời chú thích. 1.1.2. Bản đồ tư duy trong dạy học môn GDQPAN Bản đồ tư duy là công cụ lý tưởng cho việc giảng dạy và trình bày các khái niệm trong lớp học. Bản đồ tư duy giúp giáo viên tập trung vào vấn đề cần trao đổi cho học sinh, cung cấp một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà không có thông tin thừa. Học sinh sẽ không phải tập trung vào việc đọc nội dung trên bảng hay trên các slide của máy chiếu, 5
- thay vào đó sẽ lắng nghe những gì giáo viên diễn đạt. Hiệu quả giảng bài sẽ được tăng lên. Đối với bộ môn GDQPAN, bản đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều nội dung giảng dạy: - Tóm tắt nội dung bài học, chủ đề. - Ôn tập chủ đề. - Củng cố bài học. - Trình bày kết quả hoạt động nhóm… Một số lưu ý khi sử dụng bản đồ tư duy trong quá trình dạy học GDQPAN - Tránh tính hình thức trong việc lập bản đồ tư duy Tính hình thức là coi trọng hình thức hơn nội dung trong mọi hoạt động, là cách biểu hiện hình thức không tương xứng hoặc không phản ánh đúng nội dung của sự vật, hiện tượng. Tính hình thức trong dạy học GDQPAN bằng bản đồ tư duy được thể hiện ở một số đặc điểm như: Bản đồ tư duy lập ra mà không đảm bảo những yêu cầu về tính khoa học, tính logic, tính thẩm mỹ; Sử dụng bản đồ tư duy chỉ là phương tiện trực quan để nhìn; Học sinh không thấy được ý nghĩa của kiến thức trong thực tiễn, khả năng vận dụng kiến thức thực tế còn kém, không thấy được tính hệ thống của kiến thức… - Tránh lạm dụng bản đồ tư duy trong dạy học Bản đồ tư duy là một phương tiện dạy học trực quan nhằm xác định mối quan hệ của các đối tượng được nghiên cứu trong một hệ thống nhất định. Vì vậy, không nên lạm dụng bản đồ tư duy để thay thế các phương tiện dạy học trực quan khác như mô hình, tranh ảnh… Mỗi bài học sẽ có đặc điểm kiến thức và cách trình bày riêng, không phải bài nào cũng áp dụng được bản đồ tư duy. Nếu lạm dụng quá nhiều sẽ khiến cho tiết học trở nên khô khan, nhàm chán, không có hứng thú. Do vậy, cần phải kết hợp bản đồ tư duy với các phương tiện dạy học và phương pháp dạy học khác một cách hài hòa nhằm đạt được hiệu quả dạy học cao nhất. 1.2. Đặc điểm kiến thức của môn GDQPAN THPT Chương trình môn GDQPANlà môn học mang tính chất đặc thù được xem là khó học nhất, học sinh sợ học nhất vì cho rằng phải học thuộc lòng mà kiến thức phần tự nhiên lại khó hiểu, khó học thuộc. 6
- Thực chất, không hoàn toàn như vậy.kiên thức môn GDQPAN nó cũng mang nhiều tính thực tế và ứng dụng. Vì vậy, để dạy và học phần tự nhiên hiệu quả, chúng ta nên hệ thống hóa kiến thức thành sơ đồ hoặc các bảng kiến thức. 1.3. Thực trạng thiết kế bản đồ tư duy trong dạy học môn GDQPANTHPT 1.2.1. Thời gian điều tra thực trạng Tôi tiến hành điều tra thực trạng trong thời gian học kì Inăm học 2018– 2019. 1.2.2. Đối tượng điều tra thực trạng Tôi tiến hành điều tra, khảo sát các giáo viên GDQPAN và học sinh của trường THPT mà tác giả đang công tác. 1.2.3. Phương pháp tiến hành khảo sát điều tra Tôi điều tra thực trạng của việc thiết kế bản đồ tư duy cho học sinh THPT qua dạy học bằng phương pháp anket thông qua hệ thống câu hỏi được soạn thảo bằng các phiếu; bên cạnh đó, tôi cũng phỏng vấn trực tiếp các giáo viên và một số học sinh về quan điểm của họ đối với vấn đề sử dụng bản đồ tư duy trong quá trình dạy học. 1.2.4. Phân tích thực trạng thiết kế bản đồ tư duy trong dạy học môn GDQPAN THPT Thực trạng về nhận thức của giáo viên đối với vấn đề thiết kế bản đồ tư duy trong dạy học GDQPAN: Hầu hết các giáo viên đều cho rằng việc thiết kế bản đồ tư duy trong dạy học GDQPAN là rất cần thiết (4 giáo viên, chiếm 66,7%), có 2 giáo viên cho rằng điều này là cần thiết (33,3%), không có giáo viên nào thấy việc xây dựng hệ thống tư liệu trên là không cần thiết. Thực trạng về tình hình thiết kế bản đồ tư duy trong dạy học GDQPAN Bảng 1.1. Tình hình thiết kế bản đồ tư duy trong dạy học môn GDQPAN Thường Thỉnh Không Mức độ xuyên thoảng Trường Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ giáo viên (%) giáo viên (%) giáo viên (%) THPT N 1 16,7 4 66,6 1 16,7 Thực trạng về nguyên nhân khiến giáo viên ngại khi thiết kế bản đồ tư duy trong dạy học môn GDQPAN 7
- Sau khi tổng hợp phiếu điều tra cũng như phỏng vấn các giáo viên, tôi nhận thấy rằng những khó khăn mà các giáo viên tại các trường THPT gặp phải khi thiết kế bản đồ tư duy trong dạy học môn GDQPANlà về vấn đề kĩ năng sử dụng CNTT còn hạn chế và chưa biết phần mềm nào tốt để sử dụng. Bảng 1.3. Khó khăn khi tiến hành thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm trên máy tính dùng trong quá trình dạy học Chưa Kĩ biết Thiết Nguyê năng phần kế mất n nhân sử mềm Chưa biết cách thiết kế BĐTD thời dụng thiết gian CNTT kế BĐTD Trường Số Số Số Số Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ lượng lượng lượng Tỉ lệ (%) lượng (%) (%) (%) GV GV GV GV THPT N 0 0,0 3 50,0 2 33,3 1 16,7 Như vậy, có 3 giáo viên (50%) cho rằng họ gặp khó khăn về kĩ năng sử dụng CNTT; 02 giáo viên (33,3%) cho rằng họ gặp khó khăn khi thiết kế bản đồ tư duy là do chưa biết được những phần mềm thiết kế. Từ những thực trạng điều tra được, tôi rút ra một số kết luận chung như sau: - Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học GDQPANlà việc làm cần thiết, nó làm tăng tính trực quan của bài học, bổ sung và mở rộng kiến thức, giúp học sinh nhớ lâu hơn, hứng thú học tập hơn và góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. - Đa số giáo viên nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn GDQPAN. Nhưng vấn đề về thời gian, tiền bạc, trình độ cùng với hạn chế về công nghệ thông tin nên thực tế việc thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn GDQPANchưa mang lại hiệu quả cao. Do đó, ban chuyên môn các nhà trường mà đặc biệt là các tổ nhóm bộ môn phải có những biện pháp, chính sách về chuyên môn, nâng cao trình độ công nghệ thông tin để việc sử dụng các phầm mềm để thiết kế bản đồ tư duy trong dạy học môn GDQPAN được rộng rãi và hiệu quả hơn. Theo như ý kiến của nhiều giáo viên và học sinh, để đạt được 8
- hiệu quả dạy học cao thì vấn đề cơ bản là cách thức thiết kế bản đồ tư duy, cách sử dụng phầm mềm để thiết kế nhanh nhất, có tính thẫm mỹ mà vẫn đảm bảo tính khoa học, logic. CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ BẢN ĐỒ TƯ DUY BẰNG PHẦN MỀM EDRAW MINDMASTER TRONG DẠY HỌC GDQPAN THPT 2.1. Thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học môn GDQPAN 2.1.1. Giới thiệu phần mềm Edraw MindMaster 2.1.1.1. Tìm hiểu chung về Edraw MindMaster Edraw MindMaster là phần mềm bản đồ tư duy mindmap chuyên nghiệp trên máy tính. MindMaster cho phép người dùng tạo sơ đồ tư duy mindmap bắt mắt và đa năng mà không tốn nhiều thời gian hay công sức. Hình 2.1. Giao diện phần mềm Edraw MindMaster Edraw MindMaster sở hữu giao diện kiểu ribbon (nghĩa là một giao diện mà một tập hợp các thanh công cụ được đặt trên các tab trong một thanh tab), cho phép người dùng bắt đầu tạo bản đồ tư duy nhanh chóng mà không cần bất cứ kỹ năng nào. Người dùng có thể thiết kế mindmap đa năng, sử dụng cho nhiều mục đích như quản lý dự án, quản lý kiến thức, lập kế hoạch kinh doanh… Cho dù vai trò hay vị trí là gì, MindMaster luôn là giải pháp tốt nhất để xây dựng mindmap chuyên nghiệp. Sau khi tạo mindmap thành công, chúng ta có thể chia sẻ theo nhiều cách như tạo link chia sẻ trên mạng xã hội, xuất ra định dạng file phổ biến như PDF, MindManager, Office hay hình ảnh. 2.1.1.2. Ưu điểm của phần mềm Edraw MindMaster 9
- - Giao diện trực quan: Edraw MindMaster sở hữu giao diện rõ ràng và dễ hiểu, rất thuận tiện cho việc tổ chức ý tưởng, thông tin trên mind map. Giao diện kiểu ribbon phù hợp với đại đa số người dùng (tương tự như trên MS Office). Chúng ta có thể tạo bản đồ tư duy nhanh chóng từ các biểu tượng trên bảng chức năng hoặc dùng phím tắt trên bàn phím. - Đa chức năng và nhiều công cụ hỗ trợ: Edraw MindMaster cung cấp nhiều tính năng hữu ích để tổ chức thông tin và tạo sơ đồ tư duy giàu nội dung. Người dùng có thể chèn nhiều thành phần vào bản đồ tư duy như đường biên, tổng kết, bảng gọi, tag, mối quan hệ, clipart hay hyperlink. Hơn thế nữa, có rất nhiềudạng bản đồ tư duy mẫu có sẵn, các mẫu họa phong phú đểngười dùng tạo mind map bắt mắt mà không cần tìm ý tưởng. - Phần mềm MindMaster có nhiều chủ đề tạo sẵn cho người dùng mới, giúp tạo sơ đồ tư duy nhanh. Sau khi chọn được chủ đề phù hợp, tổng quan của mindmap sẽ được đồng bộ tự động, người dùng chỉ cần tùy biến thêm các điểm kết nối, hình khối chủ đề, tô màu, xử lý các đường kẻ, hình nền hay font nếu muốn. Kiểu màu cầu vồng hay vẽ tay mang đến cho người dùng nhiều cơ hội để tạo mindmap chuyên nghiệp, ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. - Chế độ trình bày chuyên nghiệp: Trong MindMaster, chúng ta có thể chọn hai cách khác nhau để trình bày bản đồ của mình. Chế độ trình bày dựa trên trang trình bày cho phép người dùng biến các nhánh bản đồ tâm trí thành một tập hợp các trang chiếu tự động chỉ bằng một cú nhấp chuột. Nếu không muốn chia bản đồ tư duy thành các phần, chúng ta có thể chọn chế độ trình bày ngang qua. Nó tuyệt vời hơn khi chúng ta có thể trình bày toàn bộ bản đồ trên một trang duy nhất và làm nổi bật các phần đặc biệt bằng cách sử dụng các phím điều hướng. - Dễ cài đặt, miễn phí: Mặc dù là một phần mềm thương mại nhưng Edraw MindMaster cũng cho phép sử dụng miễn phí nhiều chức năng, không giới hạn thời gian sử dụng nên so với một số phần mềm vẽ bản đồ tư duy khác như iMindMap, Edraw Max… thì MindMaster ưu thế hơn hẳn. Mặt khác với dung lượng gọn, nhẹ, phần mềm không yêu cầu cấu hình máy tính quá cao nên người dùng dễ dàng cài đặt và sử dụng. 2.1.1.3. Hướng dẫn cài đặt phần mềm Edraw MindMaster Phần mềm Edraw MindMaster có thể chạy cho các hệ điều hành Mac, Windows và Linux.Đề tài xin được đề cập tới phiên bản Edraw MindMaster 6.1 trên hệ điều hành Windows 7. 10
- - Bước 1. Cài đặt bằng đĩa CD hoặc tải chương trình miễn phí từ website: https://www.edrawsoft.com/mindmaster/. - Bước 2. Sau khi tải chương trình cài đặt về máy tính, mở file “mindmaster.exe” để cài đặt phần mềm. - Bước 3. Mở phần mềm và sử dụng. Lưu ý: Khi tiến hành cài đặt, nên chọn để biểu tượng của MindMaster trên desktop để dễ dàng sử dụng cho các lần sau. 2.1.2. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Edraw MindMaster thiết kế bản đồ tư duy trong dạy học Sau khi khởi động bằng cách click chuột vào biểu tượng của phần mềm Edraw MindMaster, giao diện làm việc và các menu của phần mềm như sau: Hình 2.2.Giao diện làm việc và các menu của phần mềm - Vùng 1: Giao diện làm việc của phần mềm. - Vùng 2. Vùng chứa các menu của phần mềm. - Vùng 3. Vùng chứa các nút lệnh tắt của các menu, giúp người dùng tạo ra bản đồ tư duy một cách nhanh chóng. Menu File Click chuột vào menu File sẽ xuất hiện các lệnh như sau 11
- Hình 2.3.Các chức năng của menu File Menu Home - Insert Topic/ Subtopic/ Floating Topic/ Multiple Topics: Chèn các chủ đề chính hoặc các chủ đề phụ, chủ đề nổi bật từ chủ đề trung tâm. - Insert Relationship: Chèn đường mũi tên chỉ mối liên hệ qua lại giữa chủ đề này với chủ đề khác trong chủ đề trung tâm. - Insert Callout: Chèn chú thích cho các chủ đề. Chú thích này giúp nhấn mạnh thêm nội dung quan trọng của chủ đề nào đó mà chưa được thể hiện lên bản đồ tư duy. - Boundary: Khoanh vùng ranh giới một chủ đề cần nhấn mạnh hoặc các chủ đề cùng 1 nhóm trong các chủ đề của bản đồ tư duy. - Summary: Gói lược, tổng kết các chủ đề phụ thành một nội dung, từ đó có thể triển khai thêm các chủ đề phụ khác. - Insert Mark/ Clipart/ Picture: Chèn vào các chủ đề kí hiệu, mẫu họa hoặc hình ảnh nhằm để nhấn mạnh hoặc thay thế kênh chữ. - Insert Hperlink/ Attachment/ Note: Chèn đường dẫn, tập tin hoặc chú thích cho chủ đề. Menu Page Style 12
- - Theme: Các dạng bản đồ tư duy được lập trình sẵn (30 dạng bản đồ) giúp người dùng có thể dễ dàng lựa chọn được dạng bản đồ phù hợp với ý tưởng thiết kế ban đầu, rút ngắn thời gian thiết kế bản đồ tư duy. - Theme Font: Chọn font chữ cho bản đồ tư duy. - Theme Colors/ Rainbow: Chọn màu sắc chủ đạo cho bản đồ tư duy. Trong Theme Color, phần mềm đã cung cấp cho người dùng 35 bộ màu sắc theo từng chủ đề để lựa chọn. - Hand – Drawn Style: Kiểu vẽ tay, cho ra một bản đồ tư duy mặc dù được thiết kễ trên máy tính nhưng không khác gì được vẽ bằng tay trên giấy. - Background Color/ Image: Cài đặt nền màu hoặc nền hình ảnh cho bản đồ tư duy. - Watermark: Hỗ trợ người dùng chèn hình mờ bằng chữ cho bản đồ tư duy. Menu Slideshow: Cho phép người dùng lựa chọn các hình thức trình chiếu bản đồ tư duy ngay trên phần mềm. Ngoài ra, ở menu Slideshow còn cho phép người dùng xuất bản đồ tư duy ra các dạng khác nhau tùy vào mục đích sử dụng. 2.2. Sử dụng phần mềm Edraw MindMaster thiết kế bản đồ tư duy trong dạy học môn GDQPAN THPT 2.2.1. Chuẩn bị nội dung cho bản đồ tư duy: Lọc từ khóa và định dạng bản đồ tư duy Lọc từ khóa là bước quan trọng, nhưng lại hay bị bỏ qua nhất khi vẽ bản đồ tư duy.Lợi ích đầu tiên, nó sẽ giúp chúng ta hiểu bài hơn, từ đó xác định được dạng bản đồ cần vẽ, cũng như cách bố trí và phân vùng hợp lý.Mặt khác, lọc từ khóa sẽ làm giảm số chữ trên bản đồ của chúng ta.Khi nhìn thấy “____” bộ não sẽ được kích thích, khoảng trống giữa các từ sẽ khiến bộ não phải suy nghĩ về sự liên kết giữa các từ đó. Điều này giúp gia tăng hiệu quả ghi nhớ. Thứ ba, khi chúng ta chỉ dùng từ khóa, chúng ta sẽ có thêm không gian để vẽ hình, một yếu tố rất quan trọng giúp tăng khả năng ghi nhớ của bản đồ tư duy. Do đó, để thiết kế được một bản đồ tư duy nhanh, chính xác, đầy đủ nội dung cần thiết thì giáo viên phải nghiên cứu bài học, sắp xếp, lựa chọn các ý sao cho khoa học và ngắn gọn để có thể trình diễn trên bản đồ tư duy. Ngoài ra, giáo viên cũng cần chuẩn bị 13
- các hình ảnh, video hoặc một đoạn âm nhạc (nếu có) liên quan nến nội dung cần thiết kế bản đồ tư duy. Khi đã chuẩn bị đầy đủ các nội dung cần thiết thì việc thiết kế bản đồ tư duy sẽ nhanh hơn rất nhiều. 2.2.2. Lên ý tưởng cho chủ đề trung tâm Sử dụng hình ảnh trung tâm để tạo điểm nhấn, từ khóa thể hiện mục tiêu hoặc chủ đề muốn truyền đạt là một yếu tố quan trọng tác động đến việc tư duy. Khi chúng ta khởi động MindMaster, sẽ có khung cho chủ đề trung tâm (Main Idea), để làm nổi bật phần chủ đề trung tâm này, chúng ta có thể click chuột vào dòng chữ Main Idea, sau đó vào Shape để chỉnh sửa màu sắc, hình dạng, kiểu khung cho chủ đề trung tâm sao cho thật bắt mắt. Ngoài ra, nếu bản đồ tư duy chúng ta thiết kế có hình dạng giống một số mẫu phần mềm cài đặt sẵn trong Local Examples thì chúng ta có thể lựa chọn để vẽ được bản đồ một cách nhanh chóng. Sau khi lựa chọn được dạng bản đồ tư duy cần vẽ, chúng ta chọn “Create” để mở ra cửa sổ làm việc và bắt đầu vẽ bản đồ tư duy. Lưu ý nhỏ khi lựa chọn dạng bản đồ tư duy: Nếu văn bản có các ý chính độc lập, chúng ta có thể dùng bản đồ tư duy với hình trung tâm ở giữa, các nhánh tỏa ra như mặt trời, mỗi nhánh nói về một ý. Còn nếu đoạn văn bản có các ý liên quan chặt chẽ tới nhau, mô tả một tiến trình, một khái niệm nào đó, thì nên dùng bản đồ quan hệ. Ví dụ: Đối với bản đồ tư duy bài Lịch sử truyền thống Quân đội và Công an, tôi chọn mẫu bản đồ tư duy có sẵn trong MindMaster là “Make Teaching Plan” để thiết kế bản đồ tư duy. Hình 2.4.Cửa sổ làm việc của bản đồ tư duy Make Teaching Plan 2.2.3. Thiết kế, chỉnh sửa nội dung 14
- Sau khi đã chọn được dạng bản đồ tư duy phù hợp với nội dung bài học và mục đích truyền tải, chúng ta sẽ thiết kế,chỉnh sửa hình ảnh, nội dung ngắn gọn,chính xác, đầy đủ, mang hướng tư duy logic kết hợp tối đa các chức năng thiết yếu của phần mềm. Ví dụ: 2.2.4. Xuất dữ liệu MindMaster cung cấp một chuỗi các lựa chọn định dạng tập tin để xuất ra với các mục đích chia sẻ và sử dụng khác nhau, bao gồm: Graphics, Office, Html… Hình 2.5.Chuỗi các lựa chọn định dạng tập tin để xuất bản đồ tư duy 2.2.5. In và lưu lại In ấn: Khi đã hoàn thiện bản đồ tư duy, chúng ta có thể in ra bằng cách chọn công cụ in. Để định dạng trang in và lựa chọn các tùy biến khi in, chúng ta chọn File Print rồi tiến hành lựa chọn kích thước trang in, định dạng khổ giấy, loại máy in cho phù hợp. 15
- Hình 2.6.Giao diện cài đặt để in ấn Lưu lại: Để lưu lại bản đồ tư duy trước khi thoát khỏi MindMaster, chúng ta chọn File Save Computer Browse, cửa sổ làm việc mở ra, chúng ta đặt tên file, chọn địa chỉ lưu trữ và cuối cùng nhấn Save. Hình 2.7.Bản đồ tư duy hoàn chỉnh 2.3. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn GDQPAN THPT 2.3.1. Sử dụng bản đồ tư duy trong thiết kế giáo án Để việc dạy và học đạt hiệu quả cao nhất thì tất cả các khâu, các quá trình đều cần được giáo viên (GV) trau chuốt, vận dụng hiểu biết và kiến thức của mình để truyền tải cho học sinh (HS) cách học tập tích cực, chủ động. Do vậy, việc giáo viên xây dựng kế 16
- hoạch dạy học và soạn giáo án trước khi lên lớp là rất quan trọng. Soạn giáo án bằng bản đồ tư duy là một trong những cách sử dụng hiệu quả nhất của bản đồ tư duy. Thông thường trong quá trình soạn giáo án, GV thường căn cứ vào SGK, sử dụng các phương pháp dạy học thông qua các hoạt động tái hiện lại kiến thức SGK và bài giảng. Với kiểu soạn giáo án truyền thống, GV sẽ mất nhiều thời gian để thiết kế các hoạt động dạy học và nảy sinh nhiều hạn chế, nhất là khó để cắt bớt hay bổ sung thêm các thông tin khi cần thiết. Việc sử dụng bản đồ tư duy trong soạn giáo án, chúng ta sẽ khắc phục được hạn chế này và còn mang lại nhiều lợi ích như: Giúp GV có cái nhìn tổng quát về chủ đề bài học khi truyền thụ cho HS; Không mất nhiều thời gian để “học thuộc” giáo án trước khi lên lớp, điều này rất hữu ích đối với các GV trẻ mới ra trường hoặc khi có sự thay đổi chương trình SGK; GV dễ dàng cập nhật các thông tin mới, nhất là các số liệu… Bảng 2.1.Những nội dung sử dụng bản đồ tư duy trong thiết kế bài giảng môn GDQPAN STT Tên bài Số lượng bản đồ tư duy 1 Truyền thống đánh giặc giữ nước của . dân tộc Việt Nam 1 2 Lịch sử, truyền thống của Quân đội . và Công annhân dân Việt nam 2 3 Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên . giới quốc gia 2 4 Một số hiểu biết về nền quốc phòng . toàn dân, an ninh nhân dân 1 5 Tổ chức quân đội và Công an nhân . dân Việt Nam 2 6 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt . Nam và Luật công an nhân dân 2 2.3.2. Sử dụng bản đồ tư duy như một phương tiện trực quan hỗ trợ nội dung bài giảng 17
- Với mức độ này thường áp dụng cho những HS mới làm quen với bản đồ tư duy hoặc nội dung bài học tương đối khó, nhiều khái niệm trừu tượng khiến HS chưa thể tự mình lập, thiết kế và sử dụng được bản đồ tư duy. Khi dạy học theo hướng này, GV sẽ có 2 cách: + Cách 1: Dạy trực tiếp vẽ bản đồ tư duy lên bảng bằng phấn màu hoặc sử dụng phần mềm hỗ trợ vẽ bản đồ tư duy ngay trong quá trình dạy học. GV có thể điều chỉnh, bổ sung bản đồ tư duy cùng với HS, như vậy có thể tạo hứng thú cho các em bước đầu làm quen với phương pháp này. + Cách 2: GV dạy học theo lối truyền thống và sẽ dùng bản đồ tư duy ở phần củng cố bài học để hệ thống hóa kiến thức trọng tâm. GV đưa ra một bản đồ tư duy đã chuẩn bị sẵn được thiết kế bằng tay hoặc bằng phần mềm máy tính, hướng dẫn HS cách đọc để HS có thể dựa trên mẫu của GV ghi chép lại theo cách hiểu của bản thân. 2.3.3. Sử dụng bản đồ tư duy trong thực hiện bài dạy trên lớp Bản đồ tư duy không phải là một phương pháp dạy học quá xa lạ trong dạy học nhưng lại ít được sử dụng trong các trường THPT nên trước khi dạy một bài mới bằng phương pháp này, GV nên hướng dẫn cho HS chuẩn bị trước bài học ở nhà. Bản đồ tư duy có thể coi là phương pháp dạy học quan trọng và có hiệu quả đối với giáo viên lẫn HS trong khâu nghiên cứu tài liệu, hoàn thiện tri thức, hệ thống hóa kiến thức… GV hướng dẫn HS tự lập bản đồ tư duy ngay trên lớp,có thể thông qua các bước như sau: + Bước 1. Hình thành bản đồ tư duy: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, hoặc giao nhiệm vụ cá nhân, giao cho HS lập bản đồ tư duy với các gợi ý liên quan chủ đề kiến thức của bài học. Đối với những HS đã khá quen với việc thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy thì GV chỉ cần đưa ra bản đồ câm của nội dung cần thiết kế bản đồ tư duy với chủ đề trung tâm và các nhánh chính nhưng chưa có các từ khóa, sau đó HS thể hiện sự tư duy, trí sáng tạo của mình để hoàn thành. + Bước 2. Trình bày về bản đồ tư duy: GV có thể cho cá nhân HS hoặc đại diện các nhóm lên báo cáo, thuyết minh về bản đồ tư duy vừa được thiết lập. Hoạt động này giúp GV hiểu và biết được mức độ nắm kiến thức của HS, vừa là cách rèn luyện cho HS kỹ năng thuyết trình, mạnh dạn thể hiện cách nghĩ của bản thân. + Bước 3. Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện bản đồ tư duy trên lớp: GV tổ chức để HS tư thảo luận, phát biểu ý kiến để hoàn thiện bản đồ tư duy của bài học; GV đóng vai 18
- trò là người cố vấn giúp HS hoàn thành bản đồ tư duy để nắm vững kiến thức của bài học. + Bước 4. Củng cố kiến thức bằng bản đồ tư duy: Sử dụng bản đồ tư duy để củng cố bài học là việc làm rất có hiệu quả. GV sử dụng bản đồ tư duy để củng cố lại những nội dung cơ bản của bài học, khắc sâu những kiến thức trọng tâm. 2.3. Giáo án minh họa (Xem phụ lục 01) 2.4. Thực nghiệm sư phạm 2.4.1. Mục tiêu thực nghiệm sư phạm Trên cơ sở những nội dung đề xuất ở trên, tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm: Kiểm định tác dụng của việc thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy họcmôn GDQPAN. Đồng thời, qua đó đánh giá được vai trò, ý nghĩa của sử dụng bản đồ tư duy đối với chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp dạy học. 2.4.2. Tổ chức thực nghiệm sư phạm 2.4.2.1. Chọn đối tượng thực nghiệm sự phạm Tôi chọn ra 4 lớp có kết quả trung bình môn của học kì I tương đương nhau, cụ thể: Lớp 10A1, 10A3,10A5, 10A7. 2.4.4.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều dạy bằng giáo án điện tử trên phần mềm hỗ trợ dạy học Powerpoint. Lớp thực nghiệm sẽsử dụng bản đồ tư duy được thiết kế bằng phần mềm Edraw MindMaster trong quá trình dạy và học còn lớp đối chứng không sử dụng. - Các lớp thực nghiệm và đối chứng đều do một GV giảng dạy, trong cùng một khoảng thời gian không cách nhau quá xa; GV sẽ dạy một tiết theo mẫu giáo án thực nghiệm và một tiết ở lớp đối chứng theo gián án bình thường với phương pháp dạy học mà giáo viên vẫn dạy cho các lớp ngoài thực nghiệm. - Sau khi dạy xong, giáo viên sẽ dành khoảng 05 phút cho học sinh làm bài kiểm tra (dùng chung đề kiểm tra cho cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng) nhằm đánh giá kết quả khách quan, hiệu quả của phương pháp dạy thực nghiệm. 2.4.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm, phân tích, đánh giá Sau khi thu được kết quả bài kiểm tra, chúng tôi tiến hành đối chứng kết quả của lớp thựcnghiệm và lớp đối chứng theo thang điểm 10 với các nhóm: 19
- + Loại giỏi: từ 9 – 10 điểm. + Loại khá: từ 7 – 8 điểm. + Loại trung bình: từ 5 – 6 điểm. + Loại yếu: dưới 5 điểm. Bảng 2.2. Kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Loại Số Trun Trườ Lớp lượn Giỏi Khá g Yếu ng g HS bình SL % SL % SL % SL % TN (10A3) 38 9 23,7 20 52,6 7 18,4 2 5,3 THPT N ĐC (10A1) 39 3 7,7 14 35,9 17 43,6 5 12,8 TN (10A5) 40 11 27,5 19 47,5 7 17,5 3 7,5 ĐC (10A7) 39 5 12,8 11 28,2 17 43,6 6 15,4 Từ kết quả thu được, tôi đã sử dụng các phép tính toán học thống kê để tính điểm trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn để rút ra được hiệu quả của việc sử dụng bản đồ tư duy được thiết kế bằng Edraw MindMaster trong bài dạy mà đề tài đã đưa ra. Bảng 2.3. Phân phối tần suất điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Điể Lớ Điểm TB cộng Số m p lượ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ng TN (10A3) 38 0 0 1 1 4 3 9 11 5 4 7,4 HS ĐC (10A1) 39 0 1 1 3 6 11 9 5 2 1 6,3 TN (10A5) 40 0 0 1 2 4 3 7 12 7 4 7,4 ĐC (10A7) 39 0 1 2 3 8 9 5 6 4 1 6,2 2.4.4. Phân tích kết quả thực nghiệm Kết quả định tính: Thông qua dạy thực nghiệm ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, căn cứ vào mức độ tập trung và phát biểu ý kiến xây dựng bài của học sinh, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: + Số học sinh tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài ở lớp thực nghiệm nhiều hơn lớp đối chứng. Từ đó cho thấy, việc sử dụng bản đồ tư duy thiết kế bằng phần mềm 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế giáo án vận dụng phương pháp lớp học đảo ngược trong tiết nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau Ngữ văn 10 (KNTT) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
50 p | 16 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kỹ năng cần thiết của giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Vĩnh Linh
17 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục STEM thông qua chủ đề Lắp mạch điện đèn trang trí - Vật lí 11
40 p | 15 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng các bài tập thí nghiệm nhằm rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực tư duy cho học sinh trong chương trình Sinh học 10
58 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)
24 p | 119 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học chương Halogen, chương Oxi – Lưu huỳnh Hóa học lớp 10 THPT nhằm nâng cao hứng thú cho người học và chất lượng dạy học Hóa học
59 p | 12 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp dạy học chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
63 p | 40 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao năng lực tự học, năng lực hợp tác và hứng thú học tập phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 bằng phương pháp thiết kế trò chơi trong hoạt động khởi động
36 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học STEM chủ đề Cacbohidrat
35 p | 6 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A
12 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM thông qua một số chủ đề trong chương trình môn Toán học lớp 10 ở Trường THPT Đông Hiếu
61 p | 42 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế dự án dạy học chủ đề tích trò sân khấu dân gian Ngữ văn 10 nhằm phát huy phẩm chất năng lực học sinh đáp ứng chương trình GDPT 2018
63 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn