intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện các chương trình dạy học tại trường trung học phổ thông Kỳ Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

22
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện các chương trình dạy học tại trường trung học phổ thông Kỳ Sơn" nhằm giúp cho giáo viên có hứng thú với công nghệ máy tính và internet (mà lâu nay có người vẫn ngần ngại khi ngồi vào máy tính và lạc hậu với internet, chủ yến nhờ cậy vào người khác); Đề tài cũng góp vào kho kinh nghiệm trong việc thực hiện các chương trình dạy học của cán bộ quản lý nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện các chương trình dạy học tại trường trung học phổ thông Kỳ Sơn

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO THỰC HIỆN CÁC CHƢƠNG TRÌNH DẠY HỌC TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KỲ SƠN LĨNH VỰC: TIN HỌC
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT KỲ SƠN ---------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO THỰC HIỆN CÁC CHƢƠNG TRÌNH DẠY HỌC TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KỲ SƠN LĨNH VỰC: TIN HỌC Nhóm Tác giả: Nguyễn Văn Thủy - 0943034313 Lê Văn Dũng - 0987022383 Tổ chuyên môn: Toán - Tin Năm thực hiện: 2021 - 2022 Kỳ Sơn, tháng 4 năm 2022
  3. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1 1. Lời nói đầu ...................................................................................................... 1 2. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 2 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 2 6.1. Nghiên cứu lý thuyết ................................................................................ 2 6.2. Nghiên cứu thực nghiệm ......................................................................... 3 7. Những điểm mới và đóng góp của đề tài ..................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 5 I. Cơ sở khoa học................................................................................................ 5 1. Cơ sở lí luận ................................................................................................. 5 1.1. Khái niệm và chức năng của hệ thống vnedu ...................................... 5 1.2. Cơ sở lí luận ......................................................................................... 5 2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 6 II. Thực trạng của nhà trƣờng ......................................................................... 7 1. Thực trạng công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong trường trung học phổ thông Kỳ Sơn những năm qua ......................................................... 7 1.1. Thuận lợi .............................................................................................. 7 1.2. Khó khăn .............................................................................................. 7 2. Thực trạng công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện các chương trình dạy học tại trường trung học phổ thông Kỳ Sơn những năm qua............................................................................................................ 8 2.1. Thuận lợi .............................................................................................. 8 2.2. Khó khăn .............................................................................................. 8 III. Các giải pháp đổi mới về ứng dụng hệ thống vnedu vào thực hiện các chƣơng trình dạy học ......................................................................................... 9 1. Xây dựng Phân phối công tác chuyên môn ............................................... 9 1.1. Phân phối chương trình ....................................................................... 9 1.2. Cách thức thực hiện đưa phân phối chương trình lên hệ thống vnedu 9 1.3 Chỉnh sửa, xóa phân phối chương trình trên hệ thống vnedu .............. 12 2. Xây dựng thời khóa biểu trên hệ thống vnedu .......................................... 13 2.1. Thực hiện đưa thời khóa biểu lên hệ thống vnedu ............................... 13 2.2. Xóa thời khóa biểu ............................................................................... 15 3. Thực hiện xây dựng lịch báo giảng ............................................................ 15
  4. 4. Quản lý giáo án ........................................................................................... 17 4.1 Khái quát về giáo án ............................................................................. 17 4.2 Thực hiện giáo án truyền thống ............................................................ 18 4.3 Thực hiện xây dựng giáo án trên hệ thống vnedu ................................. 18 4.4. Xóa giáo án vừa tải lên ........................................................................ 20 4.5 Thực hiện gửi giáo án để chuyên môn kiểm tra .................................... 20 5. Duyệt giáo án của giáo viên ........................................................................ 21 5.1. Tạo tổ bộ môn....................................................................................... 21 5.2. Tạo thành viên trong nhóm chuyên môn .............................................. 22 5.3. Phân quyền duyệt giáo án .................................................................... 23 5.4. Thực hiện duyệt giáo án của chuyên môn ............................................ 24 6. Quản lý dạy thay .......................................................................................... 27 6.1. Đăng ký dạy thay .................................................................................. 27 6.2. Phân quyền duyệt đơn dạy thay, quyền xem và in báo cáo ................. 29 6.3. Duyệt đơn đăng ký dạy thay ................................................................. 30 6.4. Xem lịch dạy thay ................................................................................. 31 7. Xây dựng sổ ghi đầu bài điện tử ................................................................. 31 7.1. Khái quát về sổ ghi đầu bài ................................................................. 31 8. Công Tác quản lý chủ nhiệm ....................................................................... 33 8.1 Quản lý phân quyền: ................................................................................. 34 8.2 Quản lý giáo viên bộ môn: ........................................................................ 35 8.3. Quản lý phụ huynh và giáo viên .............................................................. 36 8.4. Quản lý lớp, ban cán sự lớp, kế hoạch và học sinh trong lớp ................ 36 9. Lãnh đạo nhà trường kiểm tra việc thực hiện công tác chuyên môn của giáo viên ................................................................................................................... 37 9.1. Kiểm tra việc lên lịch báo giảng của giáo viên ................................... 37 9.2. Kiểm tra việc ghi sổ đầu bài ................................................................ 39 IV. Các kết quả của đề tài ................................................................................. 40 1. Sản phẩm thu được từ việc ứng dụng hệ thống vnedu ............................. 40 2. Ứng dụng của giáo viên .............................................................................. 40 3. Ứng dụng các chương trình dạy học .......................................................... 40 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................. 43 1. Quá trình nghiên cứu ..................................................................................... 43 2. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 43 3. Đề xuất kiến nghị ............................................................................................ 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 45
  5. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lời nói đầu Hiện nay, các thành tựu của công nghệ thông tin được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội và đem lại những hiệu quả to lớn, đặc biệt trong giáo dục nhằm nâng cao dân trí và tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy và học là một hoạt động hết sức cần thiết. Mặc dù vậy nếu chỉ ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy và học vẫn chưa thực sự khai thác triệt để thế mạnh của ngành. Trong những năm qua thực hiện các văn bản chỉ đạo hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An và Ban giám hiệu trường THPT Kỳ Sơn đã quán triệt và có hướng dẫn cụ thể cho cán bộ giáo viên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới công tác quản lí, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh. Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện các các chương trình dạy học khách quan và thuận tiện hơn thì việc sử dụng các phần mềm, tiện ích là một yêu cầu bắt buộc và cần được thực hiện ngay tại các cơ sở giáo dục đặc biệt là ở các trường phổ thông khi mà hình thức thực hiện công tác chuyên môn, quản lý việc thực hiện công tác chuyên môn ngày càng được công nghệ hóa. Bộ phận công nghệ thông tin và chuyên môn nhà trường đã có nhiều cố gắng trong việc tìm các giải pháp cũng như các phần mềm tiện ích để hỗ trợ lãnh đạo nhà trường, giáo viên, các nhóm chuyên môn trong việc thực hiện các chương trình dạy học nhưng chưa có phần mềm nào thực sự làm thỏa mãn yêu cầu, đáp ứng được những mong muốn của cán bộ giáo viên cũng như lãnh đạo quản lý của nhà trường. 2. Lí do chọn đề tài Đầu năm học 2014-2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An kết hợp với trung tâm viễn thông VNPT đã tập huấn và đưa vào sử dụng hệ thống quản lý nhà trường Vnedu, việc khai thác hết các tiện ích của hệ thống thì các trường THPT cũng gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù phần mềm hệ thống đã được đưa vào sử dụng từ năm 2015 ở tất cả các cấp học đặc biệt là cấp THPT nhưng việc ứng dụng hệ thống vẫn chưa được khai thác triệt để, nên các hoạt động của các chương trình dạy học đang thực hiện một cách thủ công như: - Phân phối chương trình in cho từng giáo viên - Giáo án vẫn phải in và mỗi tiết dạy - Giáo án của giáo viên cũng chưa qua kiểm duyệt của chuyên môn. 1
  6. - Các tiết dạy thay còn phải in ra cho giáo viên dạy thay - Sổ đầu bài còn phải đăng ký mua từ nhà sách, nhận xét đánh giá sổ đầu bài thủ công. - Công tác chủ nhiệm còn phải thực hiện thủ công như: + Biên bản sinh hoạt, các nội quy lớp học. + Danh sách các tổ, sơ đồ chỗ ngồi trong lớp + Các danh sách liên quan như: Hội Phụ huynh, nhận xét đánh giá học sinh + Các kế hoạch, hoạt động của lớp,… - Việc quản lý công tác chuyên môn của lãnh đạo nhà trường cũng đang làm thủ công như: + Kiểm tra việc lên lịch báo giảng trên bảng tin + Kiểm tra đột xuất giáo án cũng phải đến lớp giáo viên đang dạy để kiểm tra. Để giải quyết các khó khăn nêu trên, chúng tôi đã thảo luận và thống nhất nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện các chương trình dạy học tại trường trung học phổ thông Kỳ Sơn”. 3. Mục đích nghiên cứu Xây dựng cách thức thực hiện công tác chuyên môn, công tác chủ nhiệm trên hệ thống vnedu. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài có nhiệm vụ giải đáp các câu hỏi sau đây: 4.1. Giúp giáo viên THPT đưa giáo án, lịch báo giảng, thực hiện ký sổ ghi đầu bài điện tử, đăng ký dạy thay, công tác chủ nhiệm như thế nào cho đúng, nghiêm túc, kịp thời? 4.2. Kết quả đạt được sau khi thực hiện như thế nào? 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Cán bộ, giáo viên trung học phổ thông. - Quy trình thực hiện công tác chuyên môn trên hệ thống vnedu. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu lý thuyết - Đồng chí Nguyễn Văn Thủy: Nghiên cứu tài liệu về cách thức thực hiện công tác chuyên môn trên hệ thống vnedu. Nghiên cứu về nhu cầu, cơ sở lí luận của việc thực hiện công tác chuyên môn tại trưởng THPT Kỳ Sơn. - Đồng chí Lê Văn Dũng: Nghiên cứu cơ sở lý luận của giáo viên về sử dụng 2
  7. máy tính và mạng internet tại trưởng THPT Kỳ Sơn. 6.2. Nghiên cứu thực nghiệm - Đồng chí Nguyễn Văn Thủy: Nghiên cứu thực tiễn về cách thức thực hiện công tác chuyên môn trên hệ thống vnedu. Nghiên cứu việc thực hiện công tác chuyên môn trên hệ thống vnedu tại trưởng THPT Kỳ Sơn. - Đồng chí Lê Văn Dũng: Điều tra và tìm hiểu về tâm tư nguyện vọng của giáo viên khi sử dụng máy tính, mạng internet và những khúc mắc cần giải quyết. 7. Những điểm mới và đóng góp của đề tài Đề tài là một sản phẩm của ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới công tác quản lý, đổi mới cách thực hiện công tác chuyên môn, đổi mới quản lý công tác chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học, đây là một yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0. Trên hết đề tài đã giúp nhà trường giải quyết những vấn đề khó khăn cấp thiết của nhà trường trong suốt nhiều năm qua gồm: - Việc xây dựng được phân phối chương trình trên hệ thống mà lâu nay chỉ áp dụng thực hiện qua giấy tờ. - Xây dựng được thời khóa biểu và qua đó áp dụng việc lên lịch báo giảng nhanh chóng và thuận tiện, đặc biệt có thể thực hiện công việc này ở mọi lúc, mọi nơi khi sử dụng APP vnedu teacher trên điện thoại. - Quản lý được việc soạn giáo án kịp thời cho từng tiết dạy mà trước đây công việc này vô cùng khó khăn và mất thời gian đi lại. - Trước đây việc soan giáo án là không đồng bộ, không biết được nội dung của giáo án của người khác như thế nào và giáo viên đã soạn hay chưa. Nhưng từ khi ứng dụng tiện ích này của hệ thống thì giáo viên thực hiện nghiêm túc và đầy đủ. - Việc đưa giáo án lên hệ thống giúp cho giáo viên khác có thể xem và sử dụng làm tài liệu tham khảo. - Việc đăng ký dạy thay và quản lý dạy thay cũng trở nên thuận tiện hơn khi không phải in các tiết dạy thay cho từng giáo viên. - Khi áp dụng chức năng sổ đầu bài điện tử thì việc ký sổ ghi đầu bài cũng không phải thực hiện thủ công nửa mà thực hiện ngay trên hệ thống sau mỗi buổi học. Đặc biệt chức năng này có thể sử dụng mọi nơi, mọi lúc nếu sử dụng APP vnedu teacher trên điện thoại thông minh. - Việc thực hiện công tác chủ nhiệm cũng hết sức thuận lợi khi các kế hoạch, biên bản sinh hoạt lớp, các giấy tờ liên quan cũng có thế ứng dụng trên hệ thống một các đơn giản và thuận tiện. - Việc kiểm tra đột xuất của lãnh đạo, chuyên môn nhà trường về vấn đề 3
  8. thực hiện công tác chuyên môn của giáo viên cũng trở nên thuận tiện, không còn đi mở từng quyển lịch báo giảng, không còn đến trực tiếp tiết dạy để kiểm tra giáo án và không còn mở từng quyển sổ đầu bài để kiểm tra đánh giá tiết dạy. - Tạo cho tất cả các giáo viên đức tính chuyên cần, tác phong làm việc liên tục, khẩn trương và kịp thời (mà lâu nay là hay ỷ lại thậm chí là không thực hiện). - Giúp cho giáo viên có hứng thú với công nghệ máy tính và internet (mà lâu nay có người vẫn ngần ngại khi ngồi vào máy tính và lạc hậu với internet, chủ yến nhờ cậy vào người khác). - Đề tài cũng góp vào kho kinh nghiệm trong việc thực hiện các chương trình dạy học của cán bộ quản lý nhà trường. 4
  9. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở khoa học 1. Cơ sở lí luận 1.1. Khái niệm và chức năng của hệ thống vnedu Hiện tại có rất nhiều phần mềm quản lý thông tin giáo dục từ trường học cho đến các cấp quản lý, sắp xếp và kết nối các thông tin gia đình, nhà trường và xã hội góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học hiện nay. Phần mềm VnEdu hiện đang là phần mềm có phân hệ dành riêng cho giáo viên, học sinh và phụ huynh. Mạng giáo dục Việt Nam - Vnedu là một giải pháp xây dựng trên nền tảng web công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing) nhằm tin học hóa toàn diện công tác quản lý, điều hành trong giáo dục, kết nối gia đình, nhà trường và xã hội, từ đó giúp nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. VnEdu sẽ giúp các nhà trường dễ dàng Quản lý trường học và các ứng dụng khác trên Mạng giáo dục Việt nam như: Quản trị website, sắp xếp thời khóa biểu,... Một số chức năng chính cảu hệ thống vnedu - Chức năng Quản lý nhà trường - Chức năng Quản lý Phòng/Sở - Ứng dụng trên smartphone - Website trường học - Chức năng xếp thời khóa biểu - Thư viện điện tử 1.2. Cơ sở lí luận Thực hiện chủ trương tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở trung ương và các địa phương. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án số: 117/QĐ-TTg “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”. Đề án đã nêu rõ sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá và nghiên cứu khoa học. Cụ thể, tiếp tục xây dựng và thường xuyên cập nhật kho học liệu số dùng chung phục vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong toàn ngành, gồm: Bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, 5
  10. phần mềm mô phỏng và các học liệu khác. Tiếp tục xây dựng và thường xuyên thực hiện các chương trình dạy học trên hệ thống vnedu qua mạng, phục vụ giáo viên giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; ứng dụng dạy - học thông minh ở các cơ sở giáo dục và đào tạo, địa phương có đủ điều kiện trên nguyên tắc thiết thực, hiệu quả. 2. Cơ sở thực tiễn Trong các cấp học hiện nay, đặc biệt là cấp trung học phổ thông số lượng các chương trình dạy học ngày càng nhiều và được nâng cao. Ngoài các giáo án dạy chính theo khối lớp còn có các giáo án khác như giáo án tự chọn (nếu có), giáo án dạy thêm, dạy ôn, dạy phụ đạo, bồi dưỡng học sinh giỏi,… và các loại hồ sơ liên quan khác. Vì vậy việc thực hiện chương trình hằng ngày trên giấy tờ là một công việc tốn kém kinh phí và mất thời gian. Hơn thế việc kiểm duyệt giáo án của lãnh đạo và chuyên môn nhà trường cũng chưa kịp thời cho từng tiết dạy trước khi giáo viên tiến hành tiết dạy. Bảng thống kê quá trình thực hiện công tác chuyên môn và quản lý công tác chuyên môn trƣớc đây Cách thực hiện Tính công Tiết kiệm Bảo vệ môi STT Tính năng truyền thống khai thời gian trƣởng Mất nhiều Một mình Chưa kịp thời, khó thời gian do thực hiện, Giấy tờ, ô kiểm soát, chưa thực hiện 1 Giáo án không nhiễm môi được kiểm duyệt không thường được công trường của chuyên môn. xuyên, không khai. kịp thời. Ghi chép, bị sai Giấy tờ, ô Lịch báo Được công 2 sót, thay thế, tẩy 30 phút nhiễm môi giảng khai. xóa. trường Giấy tờ, ô Sổ ghi đầu Viết thủ công, sai Được công 3 5 phút nhiễm môi bài sót, tẩy xóa. khai. trường In, phô tô nhiều bản cho lãnh đạo, Giấy tờ, ô Đăng ký dạy giám thị trực và Được công 4 1 giờ nhiễm môi thay giáo viên dạy khai. trường thay, treo lên bản tin của tổ. 6
  11. In sổ chủ nhiệm, Giấy tờ, ô các kế hoạch tuần, nhiễm môi Công tác chủ Được công trường. 5 kế hoạch tháng, 1 ngày nhiệm khai. các biên bản sinh hoạt,… Kiểm tra Không kịp thời, chương trình mất thời gian đi Giấy tờ, ô của lãnh đạo Được công 6 lại, mất kinh phí 1 ngày nhiễm môi và chuyên khai. vì phải điều động trường môn nhà người kiểm tra. trường Như vậy vấn đề đặt ra là phải tìm giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ giáo viên, lãnh đạo, chuyên môn nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện công tác chuyên môn một cách thuận lợi. Đồng thời cũng như hỗ các nhà trường tiết kiệm nhân lực, thời gian và kinh phí trong khâu kiểm tra việc thực hiện công tác chuyên môn. Để giải quyết các vấn đề trên là một công việc khó khăn của nhà trường và Sở Giáo dục và Đào tạo. II. Thực trạng của nhà trƣờng 1. Thực trạng công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong trường trung học phổ thông Kỳ Sơn những năm qua 1.1. Thuận lợi Trường THPT Kỳ Sơn luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng chuyên môn nghiệp vụ Sở. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác chuyên môn và đổi mới quản lý công tác chuyên môn. Đội ngũ giáo viên đa số là giáo viên trẻ có trình độ tin học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cũng như chịu khó tìm tòi học hỏi và đặc biệt là nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi. Nhà trường đã quan tâm tìm hiểu đưa vào sử dụng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ việc đổi mới đa dạng có nhiều tính năng tiện ích hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện các chương trình dạy học,… 1.2. Khó khăn Trình độ tin học của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các nhà trường còn hạn chế và không đồng đều; các đồng chí cán bộ, giáo viên lớn tuổi 7
  12. chỉ mới tiếp cận sử dụng công nghệ thông tin, tự nghiên cứu học tập sử dụng máy tính chứ chưa được đào tạo cơ bản nên còn hạn chế về một số những kỹ năng cơ bản như kỹ năng soạn thảo; kỹ năng tổng hợp tính toán; kỹ năng khai thác nguồn tư liệu trên mạng; kỹ năng sử dụng máy móc thiết bị,… do vậy ngại tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, ngại đổi mới trong ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và giảng dạy, điều đó làm cho công nghệ thông tin dù đã được đưa vào quá trình quản lý, dạy học vẫn chưa phát huy hiệu quả. Việc sử dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là ứng dụng phần mềm trên internet để đổi mới việc thực hiện công tác chuyên môn trong đội ngũ giáo viên chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng công nghệ thông tin còn có nhiều sai sót và thiếu sự chính xác. Hơn thế khả năng tự tìm hiểu của các giáo viên (đặc biệt là những giáo viên có tuổi) đối với hệ thống internet còn chưa chủ động. 2. Thực trạng công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện các chương trình dạy học tại trường trung học phổ thông Kỳ Sơn những năm qua 2.1. Thuận lợi Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, trong những năm qua Ban giám hiệu nhà trường đã chủ động tìm tòi cách triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực công tác của nhà trường. Để sử dụng các phần mềm tiện ích trên, bộ phận công nghệ thông tin của nhà trường đã tổ chức tập huấn cho giáo viên trong toàn trường cũng như tập huấn chuyên sâu cho giáo viên phụ trách công nghệ thông tin của mỗi nhóm chuyên môn. Đội ngũ giáo viên của nhà trường hầu hết đều còn trẻ, khả năng tiếp nhận và ứng dụng cũng như chịu khó nghiên cứu học hỏi do đó việc ứng dụng ban đầu đã có những hiệu quả nhất định. Cơ sở vật chất của nhà trường cũng như của mỗi cá nhân ngày càng được cải thiện, hạ tầng phục vụ cho đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng được quan tâm đầu tư. Hầu hết giáo viên đều có máy tính cá nhân, nhà trường có đầy đủ máy tính cho các phòng chức năng, tivi, máy chiếu cho các phòng học,… Hơn thế, có thể áp dụng việc thực hiện các chương trình dạy học trên APP vnedu teacher của điện thoại thông minh 2.2. Khó khăn Một bộ phận không nhỏ giáo viên hiểu biết và năng lực áp dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, chưa chịu khó học hỏi còn ngại đổi mới. Các phần mềm tiện ích khi đưa vào sử dụng các thao tác làm việc còn khá phức tạp, trong khi một bộ phận lớn giáo viên không được đào tạo một cách bài bản về tin học nên sử dụng gặp khó khăn. 8
  13. Phần mềm mặc dù đã hỗ trợ nhiều cho cán bộ quản lý và giáo viên tuy nhiên vẫn chưa thể khai thác triệt. Việc triển khai thực hiện các chương trình dạy học cần được thực hiện theo một quy trình khoa học, chính xác khách quan, có tính kế thừa phát triển. Tuy nhiên các phần mềm đa số chưa đáp ứng được yêu cầu này. III. Các giải pháp đổi mới về ứng dụng hệ thống vnedu vào thực hiện các chƣơng trình dạy học 1. Xây dựng Phân phối công tác chuyên môn 1.1. Phân phối chương trình Phân phối chương trình được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm Công văn số 3280/BGDĐT-GDtrH. Theo đó, sẽ tinh giản một số bài học, tiết học nhưng vẫn đảm bảo tính logic của mạch kiến thức, để các em nắm bắt toàn bộ những kiến thức quan trọng. Phân phối chương trình bảo đảm sự thống nhất cần thiết trong việc tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục các cấp học, kế hoạch thời gian năm học, thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh. Đối với từng bộ môn việc thực hiện phân phối chương trình có các hình thức phân môn khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của trường. Ví dụ 1: Với môn Toán ta có thể chia phân phối chương trình thành các hình thức phân môn như sau: - Phân phối chương trình môn chính toán (môn chính), phân phối chương trình Đại số, phân phối chương trình tự chọn Đại số, phân phối chương trình hình học, phân phối chương trình tự chọn Hình học, chuyên đề Đại số và giải tích, chuyên đề Hình học, phân phối chương trình học thêm, học ôn,… Ví dụ 2: Với môn tin học ta có thể chia phân phối chương trình thành các hình thức phân môn như sau: - Phân phối chương trình môn chính tin học (môn chính), phân phối chương trình chuyên đề tin học, phân phối chương trình tự chọn tin học (nếu có),... Tương tự, việc phân chia phân phối chương trình của các bộ môn khác. 1.2. Cách thức thực hiện đưa phân phối chương trình lên hệ thống vnedu Chọn Start trên hệ thống vnedu  Quản lý nhân sự Kế hoạch dạy học  Phân phối chương trình. 9
  14. 2 4 3 1 Sau khi thực hiện các thao tác trên sẽ xuất hiện hộp thoại phân phối chương trình. Ví dụ: Trong trường hợp này ta chọn khối 10, tất cả các lớp, môn Toán học, phân môn là môn chính Bước 1: Chọn phân phối chương trình khối, lớp, môn Bước 2: Chọn phân môn (đối với từng bộ môn thì việc thực hiện chọn hình thức phân môn cần phải thực hiện chính xác). Bước 3: Chọn nhập xuất  xuất ra excel. 2 3 1 4 10
  15. Mẫu phân phối chƣơng trình xuất ra từ hệ thống vnedu Phân phối chƣơng trình sau khi nhập dƣc liệu vào Bước 4: Chọn nhập xuất  Chọn Nhập từ Excel để đưa phân phối chương trình vào hệ thống, hệ thống sẽ thông báo thành công. 11
  16. Phân phối chƣơng trình sau khi đƣa lên hệ thống Như vậy chúng ta đã thực hiện xong việc đưa phân phối chương trình lên hệ thống vnedu. * Một số lưu ý: + Sau khi xuất mẫu nhập ra excel không chỉnh sửa mẫu. + Mỗi tiết, tên bài, ghi chú tương đương với một hàng. + Không có hàng để trống hoặc gộp nhiều hàng thành một hàng. + Ngoài việc đưa phân phối chương trình theo từng môn chúng ta có thể thực hiện đưa các môn theo từng khối. + Nếu phân phối chương trình không thay đổi thì ta có thể kết chuyển từ năm cũ lên để sử dụng. + Việc thực hiện đưa phân phối chương trình lên hệ thống chỉ áp dụng cho quản trị hệ thống. + Tất cả các hình thực phân môn phải bắt đầu từ tiết phân phối chương trình là tiết 01. 1.3 Chỉnh sửa, xóa phân phối chương trình trên hệ thống vnedu Trong quá trình thực hiện phân phối chương trình thì có thể mắc một số sai sót, nhầm lẫn. Vậy hệ thống cũng cung cấp cho chúng ta công cụ chỉnh sửa. - Cách 1: Sửa trực tiếp trên hệ thống Bước 1. Mở phân phối chương trình cần chỉnh sửa. Bước 2. Kích chọn vào tên bài cần chỉnh sửa Bước 3. Kích chọn nút Sửa trên thanh công cụ Bước 4. Thực hiện sửa phân phối chương trình 12
  17. 1 3 4 2 5 Bước 5. Chọn lưu và đóng - Cách 2: Chỉnh sửa gián tiếp: Thực hiện chỉnh sửa phân phối chương trình trên file excel và tải lên từ file excel như hướng dẫn ở trên. 2. Xây dựng thời khóa biểu trên hệ thống vnedu 2.1. Thực hiện đưa thời khóa biểu lên hệ thống vnedu Chọn Start trên hệ thông vnedu  Quản lý nhà trường  Chọn Thời khóa biểu  Đăng thời khóa biểu. 2 3 4 1 Sau khi thực hiện các thao tác trên hệ thống sẽ xuất hiện hộp thoại đăng thời 13
  18. khóa biểu. Để thực hiện đăng thời khóa biểu ta thực hiện theo các thao tác sau: Bước 1. Chọn ngày tác dụng của thời khóa biểu Bước 2. Chọn khối, lớp học, chọn học kỳ. Bước 3. Chọn nhập xuất  Chọn mẫu cần xuất ra excel Bước 4. Chọn xuất ra excel - buổi sáng 1 6 3 2 4 5 Mẫu thời khóa biểu sau khi xuất ra từ hệ thống vnedu Mẫu thời khóa biểu sau khi nhập dữ liệu thời khóa biểu vào Bước 5. Chọn mục nhập từ excel Bước 6. Chọn lưu. 14
  19. Một số Lưu ý: - Việc thực hiện thời khóa biểu mỗi trường có thể khác nhau, hơn thế các trường cũng có thể ứng dụng phần mềm tạo thời khóa biểu khác nhau, vì vậy trường hợp mẫu xuất ra thời khóa biểu của phần mềm ứng dụng không trùng với mẫu xuất ra của thời khóa biểu trên hệ thống vnedu thì ta phải thực hiện sao chép dữ liệu về mẫu của hệ thống vnedu. - Có nhiều cách để xuất mẫu thời khóa biểu của hệ thống + Xuất ra Excel - buổi sáng chiều + Xuất ra Excel - buổi sáng + Xuất ra Excel - buổi chiều 2.2. Xóa thời khóa biểu Sau khi đã thực hiện đưa thời khóa biểu lên hệ thống vnedu việc sai sót, bổ sung, chỉnh sửa là rất cần thiết và hệ thống vnedu đã cung cấp cho chúng ta chức năng xóa thời khóa biểu đã đăng. Cách thực hiện việc xóa thời khóa biểu đã đăng Chọn Start trên hệ thông vnedu  Quản lý nhà trường  Chọn Thời khóa biểu  Đăng thời khóa biểu. Bước 1. Chọn thời khóa biểu đã đăng (chọn ngày tác dụng của thời khóa biểu) Bước 2. Chọn biểu tượng xóa trên thanh công cụ. 1 2 - Một số lưu ý khi thực hiện thời khóa biểu: + Việc đưa thời khóa biểu lên hệ thống chỉ dành cho quản trị viên. + Có rất nhiều thao tác đưa thời khóa biểu (hình bên). * Đăng thời khóa biểu chung (hướng dẫn trên). * Thời khóa biểu - lớp * Thời khóa biểu thứ ngày * Thời khóa biểu theo lớp thực dạy * Thời khóa biểu theo giáo viên thực dạy + Khi đã đưa thời khóa biểu mới lên hệ thống thì những giáo viên chưa lên lịch báo giảng ở thời khóa biểu trước sẽ không thực hiện được nửa. 3. Thực hiện xây dựng lịch báo giảng Đối với mỗi giáo viên việc lên lịch báo giảng là công việc bắt buộc phải làm 15
  20. trong suốt quá trình giảng dạy, dù ở cấp học nào. Trước đây việc thực hiện ghi chép thủ công lịch báo giảng của cá nhân là rất phức tạp, lịch báo giảng phải ghi chép đầy đủ trong buổi học đầu tiền của tuần và phải treo lên bảng tin của nhà trường. Hơn thế quá trình ghi lịch báo giảng sẽ gặp khó khăn (nghỉ tiết, ngày nghỉ đột xuất) bắt buộc chúng ta phải tẩy xóa, thay tờ hoặc thẩm chí làm lại quyển mới. Để khắc phục những nhược điểm đó thì hệ thống vnedu cung cấp tiện ích lên lịch báo giảng trên hệ thống, giúp cho giáo viên ứng dụng một các thuận tiện trong việc thay đổi và bổ sung vào lịch báo giảng. Giáo viên có thể lên lịch báo giảng mọi nơi, mọi lúc (nếu đồng bộ ứng dụng APP vnedu teacher trên điện thoại thông minh). Sau khi đã hoàn thành việc lên phân phối chương trình và lên thời khóa biểu thì việc lên lịch báo giảng là rất cần thiết. Lịch báo giảng là công việc mà mọi giáo viên phải thực hiện trong suốt quá trình giảng dạy. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn việc thực hiện lên lịch báo giảng trên hệ thống vnedu như sau: Bước 1. Kích chọn vào biểu tượng lịch báo giảng trên mà hình vnedu. (Nếu trường hợp trên màn hình không có biểu tượng lịch báo giảng ta thực hiện: Kích chuột phải vào màn hình vnedu  Thiết lập riêng tư  Biểu tượng  Lịch báo giảng  Chấp nhận). Lịch báo giảng từ hệ thông Bước 2. Chọn tuần cần lên lịch báo giảng (hình ảnh dưới đây). Bước 3. Kích chọn nút sửa lịch báo giảng trên thanh công cụ . 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2