SẾN MẬT
lượt xem 16
download
Tham khảo tài liệu 'sến mật', nông - lâm - ngư, lâm nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SẾN MẬT
- SẾN MẬT Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam, 1960 Tên đồng nghĩa: Madhuca subquincuncialis H.J.Lam & Kerpel, 1939; Bassia pasquieri (Dubard.) Lecomte. 1930. Sến, sến dưa, sến ngũ điểm Tên khác: Họ: Hồng xiêm - Sapotaceae Hình thái Cây gỗ lớn, cao 35-40 m, đường kính 80-120 m hay hơn, tán hình ô dày, xanh thẫm. Thân thẳng, hình trụ, phân cành muộn; vỏ màu nâu đen, nứt thành hình chữ nhật rất đặc trưng cho loài; vỏ trong dày khoảng 1 cm, màu hồng, có nhựa mủ trắng chảy ra khi bị cắt. Lá đơn. mọc cách và tập trung ở đỉnh các cành con, hình trứng ngược thuôn, dài 12-16 cm, rộng 4-6 cm, đầu lá tròn, có mũi lồi ngắn; lá kèm sớm rụng; khi non lá có màu hồng hay đỏ nhạt. Hoa đơn độc hay tập trung thành cụm ở nách lá, màu trắng hay vàng nhạt. Lá đài 4, xếp chéo chữ thập; tràng hợp, xẻ ở gốc, có 4 thùy, hình thuôn, có mũi nhọn; nhị đực 12-22; bầu phủ nhiều lông, 6-8 ô, mỗi ô chứa 1 noãn. Quả hạch hình trứng hay gần hình cầu, dài 2-3 cm, có lá đài tồn tại ở gốc. Sến mật - Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam 1. Cành mang hoa và quả; 2. Hoa Phân bố Cây đặc hữu của Việt Nam; phân bố chủ yếu ở các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế trở ra; tập trung nhiều ở các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Đặc điểm sinh học Cây mọc trong các khu rừng nhiệt đới thường xanh hoặc nhiệt đới mưa mùa ở độ cao từ 200-1.000 m. Thường mọc xen với táu lá ruối (Vatica odorata), sao mặt quỉ (Hopea odoratissima) lim xanh (Erythrophloeum fordii), trám trắng (Canarium album), cà ổi (Castanopsis indicada), re lá tù (Cinnanomum obtusifolium)…Đôi khi gặp các ưu hợp lim xanh + sến mật hoặc sến mật + táu trong các khu rừng nguyên sinh thuộc các khu Đông Bắc hay Bắc Trường Sơn. Khu Bảo tồn thiên nhiên Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, Thanh Hóa được thành lập nhằm bảo tồn ưu hợp lim xanh + sến mật còn tồn tại rất ít ở Việt Nam. Vườn Quốc Gi a Tam Đảo còn giữ lại hàng trăm cây sến có đường kính lớn. Cây lớn nhất có đường kính 3 m. Cây ưa đất dầy và ẩm thuộc các loại: sét pha, đất đá vôi, đất cát, sa thạch và thường có đá lẫn. Cây
- non chịu bóng, nhưng cây trưởng thành là cây ưa sáng, tăng trưởn g chậm. Cây cho số lượng quả lớn, nhưng thường bị các loại thú nhỏ như sóc, dơi và chim ăn. Mùa hoa tháng 6-8; quả chín tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Công dụng Hạt chứa 20-30% dầu béo, Kết quả phân tích dầu hạt sến dùng thắp sáng hay để ăn thay Hàm lượng dầu mỡ lợn. Đây là một loại mỡ ăn Cây mẹ Mức độ quả H(m) D(cm) (% trọng lượng hạt) quí, được nhân dân vùng Thanh Hóa, Nghệ An dùng từ lâu đời. 1 12 25 Ít 46,09 Dưới triều phong kiến nhà 2 9 26 TB 44,25 Nguyễn, dầu sến mật là loại sản vật đặc biệt mà vùng Thanh-Nghệ 3 13 26 TB 41,83 phải mang tiến vua. Công nghệ Nhiều 4 14 45 40,59 chế biến dầu sến cũng giống như dầu lạc. Hiện nay nhân dân vùng 5 8 21 TB 40,15 Thanh hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh 6 13 40 Ít 40,11 vẫn giữ tập quán thu hạt để ép 7 10 18 TB 39,90 dầu sến. Nhiều khu rừng sến đã được bảo vệ tốt để lấy hạt ép dầu 8 11 32 TB 39,77 ăn. Ngoài ra dầu sến còn được sử Nhiều 9 9,5 25 38,62 dụng trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm. 10 9 33 TB 38,22 Nhiều 11 11 27 37,36 Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997) 12 8 19 Ít 35,00 đã đo hàm lượng dầu trong hạt của 20 cây sến có tuổi khác nhau 13 8 18 TB 34,18 ở Tam Qui (thể hiện qua đường Nhiều 14 11 30 30,16 kính và chiều cao khác nhau) đã cho các số liệu trong bảng trên. 15 9 28 TB 32,08 Lượng dầu trong hạt biến động từ 16 10 28 TB 30,96 30-46% trọng lượng hạt và không Nhiều 17 10 25 30,90 phụ thuộc vào tuổi của cây. Nhiều 18 10 18 29,94 Gỗ rất tốt, là một trong các 19 10,5 30 Ít 29,54 loại gỗ “tứ thiết” của Việt Nam Nhiều 20 8 20 29,29 (bao gồm: đinh, lim, sến, táu). Gỗ màu đỏ hồng, cứng và nặng (tỷ trọng 0,9-1,15), không bị mối mọt; dùng để đóng bàn ghế, làm gỗ xây dựng, cột nhà, đóng tàu, làm tà vẹt và trong các công trình bền vững, lâu dài. Lá và vỏ được dùng làm thuốc chữa bỏng. Viện Quân y 103 ở Hà Tây đã dùng cao vỏ hoặc lá sến (Maduxin) để chữa bỏng có hiệu quả tốt; nhưng hiện chưa sản xuất được nhiều thuốc vì thiếu nguyên liệu. Cây sến càng ngày càng bị suy giảm về số lượng. Quả có phần thịt mềm làm thức ăn cho nhiều loài thú và chim. Sau khi ăn quả, các loài chim thú đã để lại hạt dưới gốc cây, vì vậy muốn thu hạt, chỉ cần đến những gốc cây sến lớn để thu hoạch hàng năm. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Thu hái và gieo hạt : Khi quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu sẫm, thịt mềm và có màu đỏ l à có thể thu hạt. Có thể thu hái trên cây hoặc nhặt trên mặt đất. Ngâm quả trong nước, bỏ hết thịt quả, rửa sạch
- chỉ còn hạt. Số lượng hạt trong khoảng 600-1.200 hạt/kg; hay trọng lượng 1.000 hạt sến khô thông thường là 1.650 gr. Hạt có dầu nên phải bảo quản trong cát ẩm. Hạt được xử lý bằng nước 2 sôi 3 lạnh rồi gieo thẳng trên luống hoặc gieo vào bầu không cần qua khâu xử lý hạt. Túi bầu làm bằng nhựa polyethylen, rộng 12 - 15 cm, dài 22-25 cm. Hỗn hợp ruột bầu gồm: 80% đất mặt vườn ươm hoặc đất mặt lấy trong rừng. Đất được đập nhỏ, sàng kỹ, bỏ hết tạp vật như cành, rễ cây, đá lẫn… Trộn đều với 15-20% phân chuồng hoai và 1-3% supe lân theo trọng lượng bầu. Mỗi bầu gieo 2 hạt. Trường hợp gieo lên luống phải chọn luống cao ráo, thoát nước, rộng 1m, cao 10-15 cm, khoảng cách giữa 2 luống 30-40 cm. Đất mặt luống phải đập nhỏ, nhặt hết cỏ rác, đá sỏi, san phẳng. Trộn đều lớp mặt luống với 1,5-2kg phân chuồng hoai và 0,1kg supe lân cho mỗi mét vuông mặt luống. Gieo hạt theo hàng. Cự ly hàng 20 cm. Khoảng cách giữa các hạt 5-10 cm. Mỗi kilogram hạt cần 25-30 2 m đất mặt luống. Sau khi gieo phủ kín đất dày 1 cm và tưới ẩm. Một tuần sau khi gieo hạt sẽ nảy mầm. Cây con trong bầu hoặc trên luống cần có giàn che bóng khoảng 50% trong thời gian nuôi dưỡng ở vườn ươm. Phân bố sến mật ở Việt Nam Phải thường xuyên nhổ cỏ, phá váng và giữ ẩm cho cây con trong vườn ươm. Thời gian chăm sóc cây con trong vườn ươm kéo dài 7-8 tháng. Khi xuất vườn, cây con đã có 6-8 lá, chiều cao đạt 25-30 cm và đường kính cổ rễ 3-5 mm. Kỹ thuật trồng : Cây con đem trồng phải khỏe mạnh, không sâu bệnh, không bị gẫy ngọn và héo lá. Trước khi đem trồng cần tiến hành đảo bầu để dịch chuyển vị trí trong luống. Cây nào bị héo lá cần loại bỏ hoặc chăm sóc lại trước khi đưa đi trồng. Trồng rừng : Đào hố kích thước 30 x 30 x 30 cm; lấp hố bằng lớp mặt xung quanh, trước khi trồng 1 -2 tuần. Mỗi hố bón lót:100 g supe lân. Cự ly hố trong hàng là 3 m. Cự ly hàng: 7 -12 m. Mật độ trồng không quá 500 cây/ha. Thường trồng hỗn giao với những loài cây khác khi đó chỉ cần 250-280 cây sến mật/ha. Thời vụ trồng từ tháng 2 đến tháng 4 ở vùng có mưa phùn, bảo đảm đất đủ ẩm. Những nơi đất không đủ ẩm trong vụ xuân thì trồng vụ thu, vào đầu mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9. Chăm sóc: Sau khi trồng 2-3 tháng, phát bỏ các bụi cây, cỏ dại xâm chiếm, trong phạm vi bán kính 1 - 1,5 m xung quanh gốc và đặc biệt trừ dây leo quấn quanh thân cây. Các cây bụi và gỗ nhỏ ngoài phạm vi trên cần giữ lại để che bóng cho sến mật. Chăm sóc trong 2 -3 năm; mỗi năm 2-3 lần.
- Khai thác, chế biến và bảo quản Đến mùa quả chín (chuyển từ màu xanh sang màu nâu thẫm) phải thu hoạch ngay. Mỗi kg quả chỉ thu được 0,45-0,50 kg hạt. Ước tính cứ khoảng 4-5 kg hạt sẽ ép được 1 kg dầu sến. Nhân dân địa phương có kinh nghiệm ép dầu sến rất đơn giản. Họ thu nhặt các hạt do các loài thú ăn quả sến để rơi dưới gốc cây, rửa sạch, phơi khô rồi nghiền nhỏ, đánh tơi, đem đồ hay hấp chín. Sau khi phơi khô lại và đóng thành bánh, có thể đưa vào ép như ép nhân lạc; dùng vải màn để lọc và đóng dầu vào chai. Dầu sến có màu vàng nhạt như mật ong, trong và có mùi thơm, khi dùng rán thực phẩm, không có mùi như mỡ lợn. Riêng rừng sến Tam Qui mỗi năm cho hàng chục tấn dầu.
- Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn Sến mật là loài cây gỗ và LSNG đa tác dụng, hiện nay đã trở thành cây quí hiếm cần được bảo vệ. Nên khuyến khích nhân dân bảo vệ các khu rừng sến tự nhiên, đồng thời tiến hành gieo trồng sến mật trên các vườn rừng, vườn gia đình và quanh nhà. Khu BTTN Hà Lĩnh (huyện Hà Trung, Thanh Hóa) là nơi g iữ giống và cung cấp giống để phát triển loài cây LSNG quí này. Riêng VQG Tam Đảo còn một số lượng lớn các cây sến khổng lồ. Cần đánh số và lập lý lịch nhằm bảo vệ chúng để các cây đó trở thành những cây lấy giống và là các điểm tham quan sau này. Tài liệu tham khảo 1. Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2003. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam.Tập II. Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà nội: 731; 2. Vu Van Dung (Editor), (1996). Madhuca pasquieri. Vietnam Forest Trees. Agricultural Publishing House, Hanoi: 667. 3. H oàng Hòe (Chủ biên), 1996. Cây sến - Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội: 45 -48; 4. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1997. Bảo tồn nguồn gen cây rừng. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Sến mật
5 p | 251 | 52
-
Quy trình chế biến sứa
7 p | 143 | 22
-
Bệnh tiêu chảy ở lợn rừng
2 p | 165 | 16
-
Thu Hải Đường
3 p | 132 | 15
-
Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Sến Mật
5 p | 176 | 14
-
Tạo thế cân bằng cho cá và cảnh
2 p | 102 | 13
-
Cách điều trị bệnh nấm thủy mi trên cá Lóc giống
7 p | 230 | 10
-
Trồng rau màu hoang dại mùa nước nổi
3 p | 80 | 9
-
Phát hiện loài côn trùng mới: Giòi đục lá sen
3 p | 65 | 6
-
Thuốc bảo vệ thực vật Lợi & Hại
3 p | 64 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn