intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Biện pháp xây dựng đội tuyển học sinh năng khiếu

Chia sẻ: Nhi Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

93
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những năm qua, công tác tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi luôn được Ngành Giáo dục tỉnh nhà quan tâm. Hoạt động tác động tích cực đến tinh thần tự học, sáng tạo của học sinh, là “đòn bẩy” nâng cao chất lượng giáo dục. Mời các bạn tham khảo tài liệu làm thế nào để có biện pháp xây dựng đội tuyển học sinh năng khiếu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Biện pháp xây dựng đội tuyển học sinh năng khiếu

  1. Biện pháp xây dựng đội tuyển học sinh năng khiếu 1
  2. PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tài Trong giai đoạn hiện nay chúng ta đều biết rằng nhân tài có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc xây dựng xã hội văn minh. Những nước văn minh đều là những nước bồi dưỡng và sử dụng tốt nhân tài. Bộ Giáo dục và Đào tạo trong những năm gần đây đã có những chủ trương mới về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Đó là tiếp tục chú trọng xây dựng hệ thống các trường chuyên một cách hoàn thiện hơn, khuyến khích và tôn vinh các học sinh xuất sắc có thành tích cao trong học tập. Những năm qua, công tác tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi luôn được Ngành Giáo dục tỉnh nhà quan tâm. Hoạt động này không chỉ tác động tích cực đến tinh thần tự học, sáng tạo của học sinh mà còn là “đòn bẩy” nâng cao chất lượng giáo dục góp phần khẳng định thương hiệu của nhà trường. II. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, số lượng đội ngũ học sinh nguồn để vào đội tuyển học sinh năng khiếu của các trường ngày càng ít và chất lượng càng giảm. Lí do không phải vì không có học sinh giỏi mà vì một số học sinh giỏi không thích được chọn vào đội tuyển học sinh năng khiếu của nhà trường. Mặt khác, một số học sinh giỏi lại chưa xác định đúng năng lực thực của mình nên việc xác định môn học chưa phù hợp, một số học sinh lại có tâm lí chưa vững vàng lúc chọn học môn này khi lại chọn môn khác. Những nguyên nhân trên làm cho công tác đào tạo học sinh năng khiếu của các trường gặp không ít khó khăn. 2
  3. Là một giáo viên bộ môn, qua nhiều năm giảng dạy tôi đã đúc kết được một sô biện pháp xây dựng đội tuyển học sinh năng khiếu với số lượng ngày càng tăng và chất lượng ngày càng cao xin được chia sẽ cùng đồng nghiệp. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1. Khách thể nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu học sinh cấp Trung học cơ sở. 2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu phương pháp gây hứng thú cho học sinh và một vài phương pháp tổ xây dựng đội học sinh năng khiếu cấp Trung học cơ sở. IV. Mục đích nghiên cứu Đề tài là một vài kinh nghiệm của bản thân muốn chia sẽ cùng đồng nghiệp với mục đích giúp đồng nghiệp có phương pháp tổ chức, giáo dục thích hợp làm cho học sinh giỏi thích thú hơn cho mục tiêu vào đội tuyển học sinh năng khiếu. Ngoài ra, đề tài còn giúp các trường Trung học cơ sở có kế hoạch thích hợp cho công tác xây dựng lực lượng học sinh năng khiếu của nhà trường đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu - Học sinh có năng lực hứng thú hơn cho mục tiêu phấn đấu vào đội tuyển học sinh năng khiếu. - Học sinh giỏi có cơ sở lựa chọn môn học phù hợp với năng lực của mình. 3
  4. - Hứng thú học tấp của học sinh năng khiếu được nâng cao, hạn chế việc học sinh năng khiếu xin ra khỏi đội học sinh năng khiếu khi tham gia được một thời gian, từ đó chất lượng của đội học sinh năng khiếu được nâng cao. - Các trường Trung học cơ sở có cơ sở để chọn thời điểm thích hợp cho việc tổ chức xây dựng đội học sinh năng khiếu của trường. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận của đề tài Hứng thú có vai trò to lớn đến kết quả hoạt động của con người. Trong hoạt động dạy học gồm có hai hoạt động chính là hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Dù trong hoạt động nào thì hứng thú cũng giữ vai trò hết 4
  5. sức quan trọng quyết định đến chất lượng của quá trình hoạt động. Các biện pháp gây hứng thú cho học sinh được áp dụng trong đề tài một phần dự vào tài liệu nghiên cứu về hứng thú của L. X. Vưgôtxki, ngoài ra còn dựa vào kinh nghiệm công tác nhiều năm của bản thân và đồng nghiệp. Một số hoạt động trong công tác tổ chức xây dựng đội học sinh năng khiếu của nhà trường nêu ra trong đề tài dựa vào kết quả hoạt động thực tế của trường Trung học cơ sở An Định trong những năm gần đây. II. Thực trạng của vấn đề Công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh năng khiếu là một trong những mục tiêu quan trọng của các trường trong quá trình xây dựng thương hiệu của mình. Với vai trò quan trọng đó, hầu như các trường rất chú tâm vào công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Tuy nhiên trong công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu các trường gặp không ít những khó khăn: - Học sinh có năng lực chưa xác định đúng thực lực của mình nên việc lựa chọn môn học không phù hợp. - Không ít học sinh có năng lực nhưng không thích vào đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường. - Gia đình ít quan tâm hoặc điều kiện kinh tế khó khăn. - Công tác tổ chức chưa phù hợp dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao. Qua nhiều năm tìm hiểu và nghiên cứu tôi đã đúc kết nên một số biện pháp khắc phục những khó khăn trên xin được chia sẽ. III. Các biện pháp đã tiến hành Trong tâm lý học, hứng thú là một vấn đề phong phú, hấp dẫn và cũng 5
  6. khá phức tạp, như L. X. Vưgôtxki đã khẳng định: “Đối với việc nghiên cứu hầu như không có vấn đề nào rắc rối hơn vấn đề tìm hiểu hứng thú thực sự của một con người" [113, tr. 110]. Chính vì thế, lâu nay lĩnh vực hứng thú đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu, song vẫn còn nhiều vấn đề cần tìm tòi. Hứng thú là một trong những mặt biểu hiện của xu hướng nhân cách, nó có vai trò rất to lớn đối với hoạt động của con người nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng. Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức, làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động một cách say mê, sáng tạo, làm tăng sức làm việc,...ở mỗi người. Trong họat động học tập, hứng thú là yếu tố quan trọng thôi thúc học sinh nắm bắt tri thức một cách nhanh hơn, sâu sắc hơn. Khi có hứng thú học một môn nào đó, học sinh sẽ tập trung chú ý vào đối tượng nhận thức, nhờ đó quan sát của các em trở nên nhạy bén và chính xác, chú ý trở nên bền vững, việc ghi nhớ dễ dàng và sâu hơn, quá trình tư duy sẽ tích cực hơn, sự tưởng tượng sẽ phong phú hơn... Các em sẽ tự giác, sáng tạo, say sưa, không biết mệt mỏi trong quá trình lĩnh hội, và sự vận dụng những điều lĩnh hội được vào giải các bài tập sẽ linh hoạt, sáng tạo hơn, nhờ đó kết quả học tập của học sinh sẽ ngày càng nâng cao, năng lực của học sinh từng bước được hình thành, phát triển một cách tích cực. Điều này đã được đại văn hào Macxim Goocki khái quát: “Tài năng, nói cho cùng là tình yêu đối với công việc”. Do đó, trong quá trình giảng dạy, người giáo viên cần giúp cho học sinh xác định được lợi ích của việc được chọn vào đội tuyển học sinh năng khiếu của nhà trường như: khi được vào đội tuyển các em sẽ có cơ hội tham gia và đạt các 6
  7. giải trong các kì thi cấp huyện, tỉnh, các em sẽ có khả năng thi đỗ vào trường chuyên,… Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể nêu một số gương học tập tiêu biểu của nhà trường đã đạt thành tích tốt trong những năm qua, xuất phát từ đội tuyển học sinh năng khiếu mà các em đã vào các trường đại học có uy tín. Từ những biện pháp trên dần kích thích được các học sinh có năng lực hình thành cho mình mục tiêu phấn đấu để được vào đội tuyển học sinh năng khiếu của trường. Ví dụ: Trong năm 2010-2011, khi nhà tổ chức cho học sinh thi vào đội tuyển học sinh năng khiếu thì ở lớp 74 có hai em là em Thảo và em Cuclen học rất tốt nhưng không đăng ký. Trong quá trình giảng dạy giáo viên đã phân tích, thuyết phục và hiện tại hai em đang tham gia môn Hóa học và học rất tốt. Một học sinh năng khiếu muốn thành công thì ít nhất phải hội đủ hai điều kiện đó là năng lực và hứng thú học tập. Một khó khăn mắc phải trong quá trình phấn đấu là một số học sinh không biết lựa chọn môn học nào cho phù hợp với năng lực của bản thân mà chỉ dựa vào sự ham thích nên dẫn đến trường hợp học sinh rất giỏi, rất cố gắng nhưng vào đội tuyển một thời gian thì các em lại theo không kịp, dẫn đến chán nản. Để giúp các em có sự lựa chọn môn học phù hợp với năng lực của mình thì vai trò của giáo viên bộ môn là rất quan trọng. Trong quá trình giảng dạy, khi đã phát hiện ra học sinh có đủ năng lực vào đội tuyển học sinh năng khiếu, giáo viên cần có biện pháp giáo dục riêng, phù hợp làm cho các em dần yêu thích bộ môn hơn, có thể kích thích các em bằng những bài tập có vấn đề, những câu hỏi khó nhưng không quá áp lực và kịp thời tuyên dương, khen thưởng để kích thích lòng say mê học tập của các em. 7
  8. Ví dụ: Ở năm 2008-2009, trường có em Thái Toại hầu như học giỏi rất nhiều môn và em rất thích được vào đội tuyển học sinh giỏi nhưng em không biết lựa chọn môn nào cho thích hợp. Theo sở thích em chọn môn Toán nhưng năng lực của em thì môn Vật lí sẽ thích hợp hơn. Dó đó, khi tham gia vào đội tuyển môn Toán một thời gian em đã chán nản và giáo viên đã phân tích và em đã chọn lại môn Vật lí cuối cùng em đã thành công ở môn vật lí với Giải nhất vòng Tỉnh môn Vật lí, hiện tại em đang học lớp 11 chuyên Vật lí Trường chuyên Bến Tre. Tình hình thực tế hiện nay có không ít học sinh năng khiếu sau khi vào đội tuyển một thời gian lại xin ra mà nguyên nhân là do áp lực từ việc học tập. Các em vừa ôn luyện trong đội học sinh năng khiếu lại vừa phải học bình thường như các bạn nên đôi lúc lượng kiến thức ở lớp các em giải quyết không hết dẫn đến điểm xấu hoặc bài tập năng khiếu các em làm không tốt từ đó các em cảm thấy ngán ngẩm và xin ra khỏi đội tuyển. Do đó, trong quá trình giảng dạy giáo viên phải lựa chọn phương pháp phù hợp, phải tạo không khí vui vẽ, phải có thái độ nhẹ nhàng, tránh áp lực với các em cả về lượng kiến thức lẫn tinh thần, phải thường xuyên tổ chức các em thảo luận giữa các tổ, nhóm để các em có cảm giác thoải mái khi tham gia học tập và từ đó hứng thú học tập của các em cũng tăng dần và vững chắc hơn. Đối với bậc trung học cơ sở, ở lớp 6 các em còn rất mới mẽ, các em chưa quen với cách học mới, ngoài ra các em còn rất ham chơi nên việc thành lập đội học sinh năng khiếu là chưa phù hợp. Tuy nhiên nếu có đủ nguồn kinh phí nhà trường nên tổ chức kì thi học sinh giỏi khối 6 và trao thưởng khuyến khích các 8
  9. em. Kì thi này có tác dụng giúp cho các em học sinh giỏi của khối 6 có định hướng đầu tiên cho mục tiêu vào đội tuyển học sinh năng khiếu của nhà trường, đồng thời còn giúp giáo viên bộ môn định hướng cho việc lựa chọn các học sinh có đủ năng lực để có biện pháp giáo dục thích hợp. Thời điểm thích hợp tổ chức kì thi chọn học sinh năng khiếu của nhà trường là trước kì thi học kì II của năm lớp 7 vì đến giai đoạn này các em cũng đã quen dần với môi trường trung học cơ sở và lượng kiến thức cũng đủ cho việc lựa chọn của giáo viên bộ môn. Khi đã chọn được đội tuyển học sinh năng khiếu ở các môn, muốn kết quả của công tác bồi dưỡng đáp ứng với mục tiêu thì vai trò của giáo viên được phân công giảng dạy là rất quan trọng. Do đặc điểm sinh lí lứa tuổi các em còn rất ham chơi, nếu việc học quá áp lực các em rất dễ chán nản do đó giáo viên phải kích thích gây hứng thú cho các em bằng những vấn đề thực tế nhẹ nhàng rồi từ từ tăng dần độ khó. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải luôn quan tâm tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng để kịp thời ngăn chặn những suy nghĩ lệch lạc hay những học sinh ham chơi để kịp thời giáo dục hoặc liên hệ gia đình khi cần thiết. Ví dụ: Trong năm 2010-2011, trường có em Kha là học sinh năng khiếu môn Vật lí nhưng em rất thích chơi Game. Từ lớp 7, giáo viên bộ môn đã phát hiện năng lực môn vật lí của em nhưng tình hình nề nếp em không tốt, sau đó giáo viên chủ nhiệm đã liên hệ gia đình, gia đình rất quan tâm và hổ trợ rất tốt cùng nhà trường công việc giáo dục em. Trong quá trình tham gia học ở lớp năng khiếu môn Vật lí em lại tiếp tục chơi Game, có những lúc em đã bỏ cả tiết học để chơi Game, giáo viên trực tiếp giảng dạy đã ngồi riêng với em để phân tích giáo dục, đồng thời thường xuyên liên hệ với gia đình và cuối cùng em đã 9
  10. bỏ Game và hết sức cố gắng ở năm lớp 9, cuối cùng em đã đạt Giải ba vòng Tỉnh môn Vật lí. Một vấn đề quan trọng đối với lãnh đạo nhà trường là trong quá trình thi tuyển quy định một học sinh chỉ được chọn một môn năng khiếu và không được thay đổi môn học trong suốt quá trình rèn luyện. Vì có những học sinh cùng lúc học giỏi nhiều môn học, giáo viên nào cũng muốn em học ở môn học của mình nên đánh vào tư tưởng các em, làm cho các em không có tư tưởng vững vàng trong việc lựa chọn môn học, lớp 7 thì chọn học ở môn này nhưng đến lớp 8 lại xin đổi qua môn khác. Nếu trường hợp khi các môn đã chọn rồi mà giáo viên thấy có những học sinh có đủ năng lực tham gia vào môn học của mình nhưng không có môn nào chọn thì đề nghị lãnh đạo nhà trường cho nhận thêm. Nhưng tuyệt đối khi học sinh đã tham gia ôn luyện được một hay hai năm thì không được thay đổi môn học vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của đội tuyển. Sau mỗi năm học nhà trường cần tổ chức kì thi học sinh giỏi ở từng khối lớp một lần, dựa vào kết quả kịp thời tuyên dương khen thưởng để kích thích làm cho các em cố gắng nhiều hơn đồng thời giáo viên giảng dạy cũng đánh giá được khả năng tiếp thu của các em trong quá trình ôn luyện làm cơ sở cho việc chọn đội tuyển chính thức tham gia kì thi cấp huyện ở năm lớp 9. Sau mỗi đợt thi, trường phải kịp thời tổng kết biểu dương, khen thưởng đặc biệt chú ý nhiều đến đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn học giỏi để kịp thời có biện pháp giúp đỡ. Qua mỗi lần biểu dương khen thưởng phần nào kích thích hứng thú của 10
  11. các em trong quá trình học tập giúp cho các em cố gắng nhiều hơn đồng thời nêu gương có tác dụng giáo dục ý thức phấn đấu cho học sinh toàn trường. Công tác đào tạo bồi dưỡng học sinh năng khiếu muốn đạt kết quả cao thì ngoài việc tìm được nguồn học sinh đầu vào có chất lượng còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Nhưng do giới hạn đề tài, đề tài chỉ nghiên cứu biện pháp xây dựng đội học sinh năng khiếu do đó mong các đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu để công tác đào tạo bồi dưỡng học sinh năng khiếu của các trường đạt kết quả cao góp phần vào việc xây dựng thương hiệu của nhà trường. IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giải quyết vấn đề trên có thể được áp dụng trong quá trình đào tạo học sinh năng khiếu của các trường trung học cơ sở. Kết quả học sinh giỏi vòng huyện, tỉnh của nhà trường trong những năm qua đều khá cao và luôn giữ vững. Số lượng học sinh giỏi Năm học Cấp Huyện cấp Tỉnh 2009-2010 9 3 2010-2011 11 9 2011-2012 13 5 Ngoài ra,kết quả của các cuộc thi Tinh học trẻ không chuyên, Văn hay chữ tốt của trường ngày càng được cải thiện theo chiều hướng tích cực. 11
  12. PHẦN KẾT LUẬN I. Những bài học kinh nghiệm Qua nhiều năm nghiên cứu vấn đề của đề tài, muốn có được đội ngũ học sinh năng khiếu có chất lượng bản thân rút ra một số kinh nghiệm như sau: 1. Đối với giáo viên - Quán triệt mục tiêu giáo dục trong giai đoạn phát triển và hội nhập. Nắm vững chiến lược phát triển của nhà trường. 12
  13. - Bên cạnh việc cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đòi hỏi cần có tinh thần xây dựng tập thể cao. - Có lòng yêu nghề, say mê với công việc. - Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu phát triển của khoa học. 2. Đối với công tác tổ chức - Chọn thời gian thi tuyển thích hợp. - Tạo được hứng thú cho học sinh khi tham gia học tập. - Kết hợp chặc chẻ với cha mẹ học sinh trong quá trình giáo dục. II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm - Đề tài phần nào giúp lãnh đạo các trường có được định hướng về kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu của trường. - Giúp giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh năng khiếu lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh góp phần mang lại hiệu cao trong công tác. - Số lượng học sinh đăng ký thi vào đội học sinh năng khiếu tăng. - Giúp học sinh lựa chọn môn học đúng với năng lực của mình, ngoài ra còn giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập. - Đề tài giúp các trường xây dựng được đội tuyển học sinh năng khiếu đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. - Kết quả các kì thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh của nhà trường ngày càng được nâng cao và phát triển theo hướng bền vững. - Đề tài cũng góp phần vào việc giữ vững thương hiệu của nhà trường. 13
  14. III. Khả năng ứng dụng và triển khai Công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh năng khiếu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các trường trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không ít trường cũng gặp nhiều khó khăn. Đề tài phần nào có thể giúp cho các trường ở nhiều địa bàn khác nhau giải quyết được khó khăn trong công tác tuyển chọn học sinh năng khiếu, làm cho đội học sinh năng khiếu của nhà trường ngày càng đông và có chất lượng. Trong quá trình ứng dụng đề tài, đồng nghiệp có thể tiếp tục nghiên cứu các yếu tố còn lại ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu nhằm giúp các trường hoàn thành tốt mục tiêu đào tạo học sinh mũi nhọn của mình. IV. Những kiến nghị, đề xuất Để công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh năng khiếu có hiệu quả, đề nghị các cấp lãnh đạo có kế hoạch xây dựng nguồn kinh phí phục vụ cho việc khen thưởng, động viên khuyến khích học sinh cũng như giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Người thực hiện Trần Văn Giang 14
  15. MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ DẦU I. Bối cảnh của đề tài 1 II. Lý do chọn đề tài 1 III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1 IV. Mục đích nghiên cứu 2 V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 2 PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận 3 II. Thực trạng của vấn đề 3 III. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết 3 IV. Kiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 8 PHẦN KẾT LUẬN 15
  16. I. Những bài học kinh nghiệm 9 II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 9 III. Khả năng ứng dụng, triển khai 10 IV. Những kiến nghị, đề xuất 10 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2