intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp xây dựng trường học “xanh - sạch - đẹp - an toàn"

Chia sẻ: Lê Văn Nguyên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:33

1.053
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo ra một môi trường làm việc, sinh hoạt, học tập, vui chơi đẹp đẽ, sạch sẽ, thoáng mát thân thiện, cảnh quan trường lớp khang trang, bài trí khoa học hợp lý. Ngoài kiến thức đã học được trong sách giáo khoa, học sinh được trải nghiệm, hình thành cho học sinh nhiều kỹ năng sống từ đó biết yêu thương giúp đỡ nhau, yêu quí thiên nhiên, biết sống thân thiện, nhân ái, biết bảo vệ môi trường môi trường thiên nhiên, cải tạo khôi phục những gì mà vốn có nay đã mất, biết đóng góp sức mình bảo vệ môi trường không ô nhiễm, biết xử lý các tình huống trong đời sống hàng ngày mà các em gặp phải.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp xây dựng trường học “xanh - sạch - đẹp - an toàn"

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH<br /> TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG THÚY<br /> ­ ­ ­ ­ ­ ššššš­ ­ ­ ­ ­ <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br /> <br /> <br /> <br />  ĐỀ TÀI : <br /> MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG<br /> TRƯỜNG HỌC “XANH ­ SẠCH ­ ĐẸP ­ AN TOÀN”<br /> <br /> Tác giả: NGUYỄN CÔNG TRỨ<br /> Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm toán<br /> Chức vụ: Hiệu trưởng<br /> Nơi công tác: Trường THPT Nguyễn Trường Thúy<br />  <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 1<br /> Xuân Trường, tháng 6 năm 2016<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 2<br /> MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG<br /> TRƯỜNG HỌC : “XANH ­SẠCH ­ ĐẸP ­AN TOÀN”<br /> <br /> A. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.<br /> 1. Cơ sở pháp lý:<br /> ­ Chỉ thị 40/2008/CT­BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc <br /> phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”  <br /> trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.<br /> ­   Kế   hoạch   307/KH­BGDĐT   ngày   22/7/2008   của   Bộ   GD   &  ĐT   về   triển   khai <br /> phong trào thi đua; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các  <br /> trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013.<br /> ­ Công văn số 1741/ BGDĐT – GDTrH V/v hướng dẫn kết quả phong trào thi đua  <br /> xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.<br /> ­ Chỉ  thị  số  18/2008/CT­UBND ngày 2 tháng 10 năm 2008 về  việc thi đua: “Xây <br /> dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.<br /> ­ Quyết định 4458/QĐ­BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào <br /> tạo ban hành qui định về trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong <br /> trường phổ thông.<br /> ­ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ các năm hoc từ 2008 đến nay.<br /> ­ Thông tư liên tịch số 18/2011/TTLT­BGDĐT – BYT ngày 28 tháng 4 năm 2011 về <br /> việc quy định các nội dung đánh giá công tác y tế tại các trường tiểu học, trường <br /> trung học cơ  sở, trường trung học phổ  thông và trường phổ  thông có nhiều cấp  <br /> học.<br /> ­Quyết  định số  1391/QĐ­SGD  ĐT­ GDTrH ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Sở <br /> GD&ĐT Nam Định về việc ban hành qui định tiêu chí công nhận trường trung học  <br /> Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn.<br /> 2. Cơ sở lý luận:<br /> Trường học luôn được coi là ngôi trường thứ hai của mỗi học trò mà thầy cô <br /> là người cha, người mẹ, người bạn lớn dẫn dắt chỉ đường cho học sinh đi; Bạn bè  <br /> được coi như anh em một nhà, phải biết tôn trọng nhau, thương yêu nhau, giúp đỡ <br /> nhau, học tập lẫn nhau. Ngoài ra trường học là môi trường tốt nhất để  học sinh  <br /> được tiếp thu tri thức, được học tập, rèn luyện đạo đức, rèn luyện các kỹ  năng  <br /> sống, kỹ năng giao tiếp, được sinh hoạt tập thể, được hoạt động trải nghiệm, hình <br /> thành nhiều kỹ năng sống, có tổ chức, có kỷ luật, có mục tiêu mục đích rõ ràng.<br /> Bản thân mỗi ngôi trường thường xuyên có hàng trăm, thậm chí có tới hàng <br /> ngàn người cùng hoạt động rất cần có bầu không khí trong lành. Vì vậy trường  <br /> cần có hệ thống cây xanh. Cây chính là “ Lá phổi xanh của ngôi trường”. Bên cạnh  <br /> đó lượng rác thải, nước bẩn,… được thải ra hàng ngày trên một ngôi trường cũng  <br /> rất lớn. Nếu môi trường học tập, làm việc mà không sạch thì vừa ảnh hưởng đến  <br /> sức khỏe hàng ngày, vừa dễ tạo điều kiện cho các ổ  dịch bệnh bùng phát. Vì thế <br /> việc xây dựng ngôi trường sạch – không ô nhiễm là hết sức cần thiết. Đó chính là <br /> câu mà ông cha ta đã dạy: “ Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”.<br /> 3<br /> Con người nói chung, học sinh nói riêng ai cũng khao khát vươn tới cái đẹp. <br /> Dưới góc độ xây dựng trường học “ Đẹp” là cần có vẻ đẹp thẩm mỹ, nét đẹp văn  <br /> hóa từ  đó hình thành cho thầy và trò về  vẻ  đẹp tâm hồn, trân trọng, yêu quí quê  <br /> hương, đất nước, con người. <br /> Ngôi trường là nơi học tập, làm việc, vui chơi, hoạt động và tổ  chức các <br /> hoạt động nên việc xây dựng ngôi trường “ An toàn “ là hết sức cần thiết. Có an  <br /> toàn thì mọi hoạt động mới có chất lượng, hiệu quả. Bên cạnh đó thầy mới yên <br /> tâm công tác, trò yên tâm học tập, phụ huynh yên tâm cho con em tới trường. Hơn  <br /> thế nữa ngôi trường bậc THPT còn góp phần tích cực vào việc hình thành cho các  <br /> em các khái niệm, các kỹ năng phòng cháy chữa cháy, sơ cấp cứu, kỹ năng phòng <br /> tránh tai   nạn, hòa  giải, xử  lý  tình huống, naangcao  nhận  thức  về   luật  ATGT,  <br /> ATTP,….  xây dựng phong trào tự vệ tự phòng, góp phần giữ gìn, bảo vệ trật tự,  <br /> an ninh cộng đồng dân cư nơi sinh sống.<br /> Tóm lại phong trào xây dựng trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn có ý <br /> nghĩa giáo dục hết sức thiết thực cả về trước mắt và lâu dài, từ phong trào sẽ xuất <br /> hiện nhiều nhân tố tích cực, việc làm hay tích cực góp phần đẩy mạnh phong trào : <br /> “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh thích cực” mà Bộ GD&ĐT phát động. <br /> Đồng thời còn tích cực tạo điều kiện để  học sinh được trải nghiệm, được giáo <br /> dục toàn diện từ đó đạt đến mục tiêu đào tạo đóng góp cho xã hội những công dân  <br /> có chất lượng. <br /> 3. Lý luận thực tiễn:<br /> Phát huy thành tích bề  dày truyền thống 20 năm liên tục Ngành giáo dục  <br /> Nam Định luôn là đơn vị dẫn đầu toàn quốc về thành tích giáo dục nên Sở GD&ĐT  <br /> đã thường xuyên chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghiêm túc thực hiện nội dung các văn  <br /> bản chỉ  đạo của Chính phủ, của Bộ, của UBND tỉnh về  việc hưởng  ứng các <br /> phong trào xây dựng : “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phong trào xây  <br /> dựng: “Trường học Xanh – Sạch _ Đẹp – An toàn”.<br /> Sở  GD&ĐT Nam Định đã có nhiều biện pháp thiết thực, thường xuyên, kịp <br /> thời giúp đỡ các cơ sở giáo dục có điều kiện chủ động, thuận lợi thực hiện phong  <br /> trào. Tăng cường kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả phong trào.<br /> Đặc biệt là ngày 15/9/2014 với sự tham mưu của Phòng Giáo dục trung học,  <br /> Sở  GD&ĐT Nam Định đã ban hành Quyết định số  số  1391/QĐ­SGD ĐT­ GDTrH <br /> về việc ban hành qui định tiêu chí công nhận trường trung học Xanh – Sạch – Đẹp  <br /> – An toàn để các cơ sở giáo dục làm căn cứ phấn đấu.<br /> Thực tế  với nhiều nguyên nhân khác nhau nên cuộc vận động xây dựng: “  <br /> Trường học thân thiện, học sinh tích cực” chưa thực sự  hiệu quả, chưa thực sự <br /> đồng đều, có tiêu chí thực hiện tốt, có tiêu chí thực hiện chưa tốt, thậm chí có tiêu  <br /> chí chưa được quan tâm. Chính vì thế  mà trường học chưa xanh, giáo viên và học <br /> sinh chưa thân thiện, học sinh chưa thương yêu nhau, bạo lực học đường còn xảy <br /> ra, nói tục, viết bậy, trường còn xú uế; các  kỹ năng sơ cứu, phòng cháy chữa cháy <br /> không có; Các thói quen bỏ rác đúng nơi qui định, đội mũa bảo hiểm khi đi xe đạp <br /> điện,… chưa thực sự trở thành nề nếp trong tiềm thức học sinh.<br /> Hiện nay nhiều trường học đã thực hiện rất tốt phong trào xây dựng trược <br /> học : “ Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” , song cũng còn rất nhiều trường chưa  <br /> <br /> 4<br /> có cảnh quan Xanh – Sạch – Đẹp, chưa chú trọng xây dựng môi trường học tập  <br /> thân thiện, an toàn. Nhiều trường lâu năm có bề dày thành tích, học sinh các thế hệ <br /> trưởng thành thành đạt mà về thăm trường trường vẫn như xưa. Đầu cấp cha mẹ <br /> đưa con tựu trường, cuối cấp học trò tri ân thầy cô ra trường trường vẫn thế, rêu <br /> phong thêm. Buổi tập trung đầu tuần, buổi lễ khai giảng năm học, lễ  sơ kết học  <br /> kỳ, lễ tổng kết năm học và nhiều hoạt động tập thể khác  học sinh ngồi đầu đội <br /> nắng mưa, chân đặt trên cát hoặc bê tông bỏng rát.<br /> Đâu đó là những nhà vệ  sinh tối tăm, không nước rửa, giẻ  lau bảng không <br /> nơi giặt, không nước giặt do nguồn nước sạch thiếu thốn không đủ  hoặc không <br /> phục vụ  kịp thời. Bên cạnh đó là trờ  mưa sân trường úng ngập, lầy lội, trờ  nâng  <br /> dưới rãnh thoát nước bốc mùi xú uế.<br /> Đâu đó còn học sinh xích mích, đánh nhau, mâu thuẫn trong trường, mâu <br /> thuẫn ngoài trường, vượt tường, trốn học, nói tục chửi thề chưa chấm dứt.<br /> Cò bao nhiêu tồn tại, hạn chế  khác nữa cần khắc phục, cần thay đổi cách  <br /> nghĩ, cách làm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Có như  vậy cuộc vận <br /> động :” Xây dựng trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” mà Bộ  giáo dục phát <br /> động, ngành giáo dục các tỉnh, thành phố  chỉ  đạo, tổ  chức thực hiện mới thực sự <br /> có hiệu quả và sớm đạt kết quả như mong muốn.<br /> Trường THPT Nguyễn Trường Thúy chúng tôi được thành lập ngày ……  <br /> tính đến nay mới được mười năm. Từ  năm 2007 đến năm 2011 do trường chưa  <br /> được xây dựng kiến thiết nên thầy và trò phải dạy và học nhờ tại cơ sở phân hiệu  <br /> II của trường THPT Xuân Trường B tại xã Xuân Vinh huyện Xuân Trường. Từ <br /> tháng 9 năm 2011 trường mới chính thức hoạt động tại cơ  sở  mới tại xã Thọ <br /> Nghiệp huyện Xuân Trường.<br /> Hiện nay trường có một cơ ngơi khang trang, luôn Xanh – Sạch – Đẹp – An  <br /> toàn, thầy yên tâm công tác, trò yên tâm học tập vui chơi, phụ huynh yên tâm cho <br /> con tới trường học tập. <br /> Để đạt được điều đó với cương vị là Hiệu trưởng nhà trường tôi đã nghiên <br /> cứu, tìm tòi, học hỏi, từ đó mạnh dạn đưa ra nhiều biện pháp thực hiện vừa thiết <br /> thực, vừa kịp thời, vừa hiệu quả được tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường, các <br /> bậc phụ  huynh, các thế  hệ  học sinh đồng thuận, nhiệt tình hưởng  ứng, tích cực  <br /> tham gia.<br /> <br /> II. MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.<br /> <br /> 1­Mục đích nghiên cứu:<br /> Nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo ra một môi trường <br /> làm việc, sinh hoạt, học tập, vui chơi đẹp đẽ, sạch sẽ, thoáng mát thân thiện.<br /> Cảnh quan trường lớp khang trang, bài trí khoa học hợp lý<br /> Ngoài   kiến   thức   đã   học   được   trong   sách   giáo   khoa,   học   sinh   được   trải <br /> nghiệm, hình thành cho học sinh nhiều kỹ  năng sống từ  đó biết yêu thương giúp  <br /> đỡ nhau, yêu quí thiên nhiên, biết sống thân thiện, nhân ái, biết bảo vệ môi trường  <br /> môi trường thiên nhiên, cải tạo khôi phục những gì mà vốn có nay đã mất, biết <br /> <br /> <br /> 5<br /> đóng góp sức mình bảo vệ  môi trường không ô nhiễm, biết xử  lý các tình huống  <br /> trong đời sống hàng ngày mà các em gặp phải.<br /> Bên cạnh đó mỗi em trở thành một tuyên truyền viên ở mọi lúc, mọi nơi để <br /> mọi người chung tay xây dựng thế  giới xanh, không ô nhiễm, thể  giới không có <br /> chiến tranh.<br /> Đặc biệt với vị trí là hiệu trưởng nhà trường tôi thấy cần phải phát huy tốt  <br /> vị trí, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị. Muốn vậy phải có <br /> các   biện  pháp  tích  cực   để  tổ   chức  thực   hiện  sớm   đưa   trường   THPT   Nguyễn <br /> Trường Thúy trở thành trường đạt danh hiệu: “ Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn”<br /> Đồng thời tích cực đóng góp sức mình hưởng ứng, tham gia cuộc vận động <br /> lớn của ngành mà Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Nam Định triển khai, phát động.<br /> <br /> 2­Phương pháp nghiên cứu:<br /> ­Nghiên cứu, hiểu mục đích, ý nghĩa, nội dung các văn bản như: Nghị  định <br /> của Thủ  tướng chính phủ, Thông tư  của Bộ, liên Bộ, các Quyết định của UBND <br /> tỉnh, của Sở GD&ĐT Nam Định.<br /> Đặc biệt là Quyết định số  1391/QĐ­SGD ĐT­ GDTrH ngày 15 tháng 9 năm <br /> 2014 của Sở  GD&ĐT Nam Định về  việc ban hành qui định tiêu chí công nhận <br /> trường trung học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn.<br /> ­Nghiên cứu đặc điểm tình hình của trường, của địa phương có những thuận <br /> lợi hay khó khăn trở ngại gì khi tiến hành triển khai thực hiện.<br /> ­Đọc sách, đọc tài liệu để hiểu biết về kỹ thuật trồng, chăm bón, cắt tỉa, các <br /> bệnh thường gặp ở một số loại giống cây trồng, cây hoa, cây cỏ.<br /> ­Đọc sách, tài liệu để  hiểu biết về  cách phòng, chống một số  loại bệnh <br /> thông thường, cách phòng chống cháy nổ,….<br /> ­Nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi   kinh nghiệm, kết quả  của một số  trường  <br /> thuộc địa phương huyện Xuân Trường và các huyện khác thuộc tỉnh Nam Định.<br /> ­Trao đổi, thảo luận với cán bộ, giáo viên, nhân viên là những người có kinh  <br /> nghiệm trong Hội đồng sư phạm nhà trường, từ đó đưa ra biện pháp vừa đơn giản  <br /> vừa hiệu quả cao.<br /> 3­Giới hạn đề tài:<br /> Đề tài được triển khai, áp dụng tại trường THPT Nguyễn Trường Thúy tỉnh <br /> Nam Định từ năm học 2009­2010 đến nay.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 6<br /> B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br /> I. NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG<br /> 1­Thuân lợi:<br /> Trường THPT Nguyễn Trường Thúy được thành lập ngày    /……/2007 theo <br /> Quyết định số 1776/QĐ­UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định với qui mô 27  <br /> lớp, diện tích khuôn viên trường là 21.535m2, được đầu tư   xây dựng theo hướng  <br /> trường chuẩn quốc gia. Trụ  sở  của trường đóng tại xã Thọ  Nghiệp huyện Xuân  <br /> Trường. <br /> Trường được xây dựng hoàn toàn mới nên có điều kiện qui hoạch từ  đầu, <br /> nhà học, phòng làm việc, phong họp, phòng đọc, nhà để xe, hệ thống nhà vệ  sinh,  <br /> hệ thống đường nội tuyến, giếng nước, sân chơi, bãi tập, hệ  thống cây xanh, cây  <br /> cảnh, vườn trường,… được bố  trí sắp xếp tổng thể  một lần, làm đâu được đấy <br /> không lãng phí tốn kém mà lại hết sức khoa học hợp lý.<br /> Trường   vinh   dự   mang   tên   đồng   chí   Nguyễn   Trường   Thúy,     Nhà   giáo   – <br /> Người bí thư  chi bộ  đảng đầu tiên của huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định nên <br /> luôn nhận được sự  quan tâm đầu tư  cơ  sở  vật chất, sự  quan tâm chỉ  đạo, động <br /> viên của các cơ quan, ban ngành từ tỉnh, huyện đến các xãm thị trấn trong huyện.<br /> Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường được vinh dự là người khai trường  <br /> nên hết sức phấn khởi muốn đóng góp sức lực, tài trí để xây dựng nhà trường từng  <br /> bước  ổn định, từng bước phát triển, vươn lên tự  khẳng định mình, nhanh chóng <br /> đuổi kịp các trường lâu năm có bề dày thành tích trong huyện trong tỉnh. <br /> <br /> 2­Khó khăn, thách thức:<br /> 2.1. Khó khăn:<br /> Diện tích khuôn viên trường có tới ¾ là cát được san lấp trên diện tích đất <br /> hai lúa, nếu trồng cây trên cát thì cây không thể sống. ¼ diện tích còn lại là đất thổ <br /> cư của các hộ dân đang sinh sống chưa giải tỏa được vì không có kinh phí. Do đó <br /> có khoảng 120 mét dài ngăn cách giữa nhà dân và đất của trường đang sử  dụng  <br /> không có tường bao.<br /> UBND tỉnh chỉ đầu tư vốn san lấp mặt bằng, xây các dãy nhà học, các phòng  <br /> học chức năng, tường bao trên phần diện tích đất đã được giải tỏa.<br /> Vì vậy mà nhà trường phải tự lo làm nhà thường trực, cổng, nhà để xe của  <br /> học sinh, nhà để  xe của giáo viên, nhà vệ  sinh công cộng, hệ  thống đường nước  <br /> sạch, hệ  thống  đường  điện đi vào các dãy nhà học, hệ  thống  đường  đi trong  <br /> trường, hệ thống  kho chứa dụng cụ vệ sinh kịp thời phục vụ công tác dạy và học.<br /> Cán bộ quản lý vừa thiếu vừa chưa có thâm niên quản lý điều hành của một <br /> ngôi trường vừa mới thành lập. Cán bộ chủ chốt đều là người lần đầu đảm nhận  <br /> nhiệm vụ được giao nên cũng thiếu kinh nghiệm.<br /> Học sinh của trường đa số  có điểm tuyển sinh rất thấp trong tỉnh, các em <br /> ham chơi lười học, không chịu khó chịu khổ, không nhiệt tình tham gia hoạt động <br /> tập thể, ý thức bảo vệ của công, chăm cây làm cỏ, giữ vệ sinh chung có nhiều hạn <br /> chế so với học sinh các trường lân cận.<br /> <br /> <br /> <br /> 7<br /> Đội ngũ giáo viên nhà trường hàng năm có tới 2/3 là giáo viên trẻ  mới ra  <br /> trường, còn thiếu kinh nghiệm trong việc tuyên truyền, vận động, quản lý, tổ chức  <br /> cho học sinh nâng cao nhận thức, tích cực nhiệt tình hưởng ứng, tham gia các hoạt  <br /> động nên chất lượng phong trào bị hạn chế.<br /> Rải rác các xã, thị  trấn hai huyện Xuân Trường, Giao Thủy đều có con em  <br /> học tại trường. Hàng năm có tới 1/3 các em là người theo đạo Thiên chúa giáo <br /> đông con, kinh tế  gia đình gặp nhiều khó khăn thiếu thốn. Vì vậy việc huy động <br /> nguồn lực, kinh phí từ phụ huynh gặp nhiều khó khăn.<br /> 2.2. Thách thức:<br /> Việc đưa trường vào hoạt động có nề  nếp, tập trung nâng cao chất lượng  <br /> đội ngũ, nâng cao chất lượng dạy và học đã khó, bên cạnh đó còn bao phong trào  <br /> khác mà các cấp, các ngành phát động đòi hỏi trường phải tham gia đầy đủ  và có <br /> chất lượng hiệu quả. Vậy người Hiệu trưởng phải biết phát huy thuận lợi, khắc <br /> phục khó khăn,  đề ra các biện pháp phù hợp, hiệu quả thì phong trào xây dựng : “ <br /> trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” mới đạt kết quả  và có tính hiệu quả  bền <br /> vững.<br /> <br /> II. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ:<br /> 1­Lập sơ đồ qui hoạch kiến thiết tổng thể toàn bộ khuôn viên nhà trường:<br /> 1.1. Bước 1: Lập sơ đồ tổng quát<br /> ­Vẽ  sơ   đồ  vị  trí các dãy nhà học, nhà hiệu bộ, nhà công vụ, nhà thi đấu đa năng, <br /> bể  bơi, cổng, nhà thường trực, nhà để  xe của học sinh, nhà vệ  sinh chung; Hệ <br /> thống đường điện vào các dãy nhà học, nhà hiệu bộ; Hệ  thống đường dẫn nước  <br /> sạch vào các dãy nhà học và nhà vệ sinh chung, vào các phòng học chức năng.<br /> ­Vẽ  vị trí các bể nước sạch, giếng nước sạch để  chứa nước dự trữ  đề  phòng hệ <br /> thống nước sạch gặp trục trặc do có sự cố. <br /> ­Vẽ hệ thống đường đi trong trường, hệ thống cây xanh, cây bóng mát, cây lấy gỗ.<br /> ­Vẽ hệ thống bồn trồng hoa, trồng cỏ<br /> ­Vẽ  hệ  thống sân chơi, bãi tập, sân tập trung học sinh chào cờ  đầu tuần, tổ  chức <br /> mít tinh, kỷ niệm,…..<br /> 1.2. Bước 2: Dân chủ bàn bạc<br /> ­Hiệu trưởng báo cáo xin ý kiến cấp ủy chi bộ, chi bộ<br /> ­Hiệu trưởng trình bày, xin ý kiến hội nghị gồm toàn thể  Hội đồng sư  phạm nhà <br /> trường, đại diện phụ huynh các lớp, đại diện phụ huynh trường.<br /> ­Tất cả  nội dung các cuộc họp đều trở  thành nghị  quyết để  làm căn cứ  khi thực  <br /> hiện.<br /> ­Tư vấn cho các Công ty xây dựng thiết kế  dựa trên sơ  đồ  tổng quát đã được các <br /> hội nghị  thông qua. Như  vậy việc làm trước không làm  ảnh hưởng đến việc làm  <br /> sau, đảm bảo tính khoa học, hợp lý, chống lãng phí.<br /> 2­Lập kế hoạch triển khai thực hiện:<br /> Từ  thực trạng trên, căn cứ  vào tình hình thực tiễn của trường tôi đã lập kế <br /> hoạch phấn đấu từ năm 2009 đến năm 2015 trường đạt các tiêu chí trường” Xanh <br /> – Sạch – Đẹp –An toàn”.<br /> <br /> 8<br /> Bên cạnh đó đòi hỏi trong kế  hoạch phải được đặt ra việc nào làm trước, <br /> việc nào làm sau, làm đến đâu được đến đấy, không chồng chéo, không kéo dài, <br /> không lãng phí.<br /> Cụ thể:<br /> 3­Thành lập Ban chỉ đạo và các tiểu ban: <br /> (Theo từng năm học vì có thể hàng năm nhà trường có sự thay đổi về nhân sự}<br /> 3.1. Ban chỉ đạo: Gồm Hiệu trưởng làm trưởng ban, các phó hiệu trưởng làm phó <br /> ban, chủ  tịch Công đoàn, Bí thư  đoàn trường, Chủ  tịch Hội chữ thập đỏ, kế  toán, <br /> thủ quỹ, tổ trưởng tổ văn phòng, chủ tịch Hội phụ huynh trường làm các ủy viên<br /> 3.2. Các tiểu ban:<br /> 3.2.1.Tiểu ban “ xây dựng trường xanh”<br /> ­Trưởng Ban: Phó hiệu trưởng  phụ  trách CSVC, hoạt  động ngoài giờ  lên lớp, <br /> hướng nghiệp dạy nghề<br /> ­Phó ban: Chủ tịch công đoàn<br /> ­Các ủy viên: Tổ trưởng tổ văn phòng, nhân viên lao công, bảo vệ<br /> 3.2.2.Tiểu ban “ Xây dựng trường sạch, môi trường không ô nhiễm”<br /> ­Trưởng ban: Chủ tịch Hội chữ thập đỏ<br /> ­Phó ban: Nhân viên y tế<br /> ­Ủy viên : Các giáo viên chủ nhiệm<br /> 3.2.3.Tiểu ban “ Xây dựng trường đẹp”<br /> ­Trưởng ban: Trưởng ban nữ công<br /> ­Phó ban: Bí thư chi đoàn giáo viên<br /> ­Ủy viên: Các ủy viên BCHCĐ<br /> 3.2.4.Tiểu ban “ Xây dựng trường an toàn”<br /> ­Trưởng Ban: Bí thư đoàn trường<br /> ­Phó ban: Phó bí thư đoàn trường<br /> ­Ủy viên: Nhân viên bảo vệ, thanh niên xunng kích<br /> 3.2.5.Tiểu ban: tuyên truyền, vận động<br /> ­Trưởng ban: Hiệu trưởng<br /> ­Phó ban: Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn trường<br /> ­Ủy viên: Chủ  tịch hội phụ  huynh trường, đại diện phụ  huynh lớp, giáo viên chủ <br /> nhiệm<br /> 3.2.6.Tiểu ban: Tài chính<br /> ­Trưởng ban: Hiệu trưởng<br /> ­Phó ban: Các phó hiệu trưởng, chủ  tịch công đoàn, Chủ  tịch Hội phụ  huynh nhà <br /> trường.<br /> ­Ủy viên: Kế toán, thủ quĩ<br /> 3.2.7.Tiểu ban: Cơ sở vật chất<br /> ­Trưởng ban: Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất<br /> ­Phó ban: Tổ trưởng tổ văn phòng<br /> ­Ủy viên: Nhân viên phụ trách kho, nhân viên bảo vệ<br /> Từng thanh viên ban chỉ đạo, các tiểu ban đều được phân công nhiệm vụ cụ <br /> thể,   tổ   chức   tập   huấn   nội   dung   từng   tiêu   chí   theo   nội   dung   Quyết   định   số <br /> <br /> 9<br /> 1391/QĐ­SGD ĐT­ GDTrH ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Sở GD&ĐT Nam Định <br /> về việc ban hành qui định tiêu chí công nhận trường trung học Xanh – Sạch – Đẹp  <br /> – An toàn, để  các thành viên hiểu được nhiệm vụ  của mình là làm những gì, làm <br /> như thế nào.<br /> Trong quá trình thực hiện nhất định sẽ có thuận lợi và gặp không ít khó khăn  <br /> vướng mắc. Tôi luôn chú ý lắng nghe ý kiến tham mưu, đề  xuất của các thành <br /> viên, kịp thời giải quyết tháo gỡ khó khăn. Các công việc được tiến hành trôi chảy, <br /> đúng tiến độ, đạt kết quả  cao, từ  đó giúp các thành viên phấn khởi, tự  tin triển  <br /> khai các công việc được giao.<br /> Từng công việc có nghiệm thu, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời.<br /> 3.2.8. Tiểu ban Khen thưởng –Kỷ luật:<br /> Thành phần gồm: Hội đồng thi đua khen thưởng – kỷ luật của trường, nhân  <br /> viên văn thư, Hội phụ huynh trường.<br /> 4. Biện pháp thực hiện cụ thể theo từng tiêu chí:<br /> 4.1. Tiêu chí xanh:<br /> Với một khuôn viên gần 2ha mênh mông toàn cát, nhà học là các dãy cao  <br /> tầng, sân trường không một bóng cây vừa không có không gian xanh, vừa không có <br /> bóng mát. Những khi tập trung cháo cờ đầu tuần hay giờ học bộ môn thể dục thầy <br /> và trò phơi nắng phơi mưa. Nóng bốc lên từ  cát, nắng sói rọi vào phòng học  ảnh <br /> hưởng trực tiếp đến sức khỏe thầy và trò, chất lượng dạy và học trên lớp không  <br /> thể không bị ảnh hưởng.<br /> Xác định  được như  vậy nên việc trồng cây xanh, cây bóng mát trên sân <br /> trường là hết sức cấp thiết.<br /> Một bài toán được đặt ra: Trồng cây gì, chỗ  nào trồng trước, chỗ nào trồng <br /> sau,  cây trồng trên cát sao sống được, nguồn nước tưới không có thì chăm sóc sao <br /> đây? <br /> Ban chỉ  đạo quyết định giao cho Tiểu ban “ Xanh” tìm các loại cây: Bàng, <br /> phượng vĩ, bằng lăng, đa, bồ đề, gạo là những cây sẵn có tại địa phương để trồng.<br /> Cây to được đánh truyền để đảm bảo cây không bị chết, mỗi hốc cây được  <br /> đào sâu rộng và cho đất vào để đảm bảo cây đủ chất dinh dưỡng cây mới sống và <br /> phát triển.<br /> Cây phải được trồng theo khu riêng biệt, hàng cây phải thẳng, cây được <br /> trồng từ cây thấp đến cây cao để đảm bảo mỹ quan.<br /> Muốn nhanh có bóng mát thì phải trồng cây to. Nhà trường phát động toàn  <br /> bộ  giáo viên, học sinh giới thiệu nơi nào, gia đình nào có cây to cho hoặc bán thì <br /> nhà trường cử người đến liên hệ, bố trí nhân công đánh cây, chuyển cây về trường  <br /> để trồng.<br /> Giải quyết khó khăn về  đất thịt: nhà trường phát động ai biết đâu bán đát, <br /> cho đất thì giới thiệu để nhà trường mua, nhà trường xin. Kết quả là cây nào cũng <br /> được trồng trong một hốc có thể tích khoảng 3m khối đất.<br /> Việc làm trên quả  là khó khăn,  gian nan, vất vả, song được sự  hưởng  ứng  <br /> nhiệt tình của phụ  huynh và CB_GV_NV nhà trường, người góp cây, người góp  <br /> công, người góp tiền do đó mà hàng trăm cây bóng mát đã được trồng vào dịp xuân <br /> <br /> <br /> 10<br /> năm 2009. Năm 2011 trường chuyển về  địa điểm mới cây đã tỏa bóng xum xuê <br /> khắp sân trường, khắp xung quanh trường.<br /> Những ngày đầu trường chưa có nguồn nước sạch, nhà trường đã phải nhờ <br /> đường nước cuả  Trung tâm dạy nghề  kề  bên. Nhưng do cuối nguồn nước lên <br /> không đủ  nước phục vụ  sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy nước tưới cây không có. <br /> Được sự nhất trí của phụ huynh trường nhà trường đã đào ao, khai mương vừa có <br /> nước tưới cây, vừa nhăn cách fđược trường và khu nhà dân ở đảm bảo tăng độ an  <br /> toàn trường học. Ao còn được thả bèo để làm nguồn phân xanh chăm bón cây, giữ <br /> độ ẩm cho cây.<br /> Từ   năm 2010 đến năm 2014 thực hiện lời dạy của Bác: “ Mùa xuân là tết <br /> trồng cây” nhà trường phát động cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh góp cây  <br /> để trồng trên các khu vườn, bao quanh sân chơi bãi tập. Nhà trường hướng vào các <br /> loại cây như tùng, xà cừ si là các loại cây có lá quanh năm; cây gỗ sưa, cây Ôsaka  <br /> là các loại cây quý hiếm; cây đại, đa, cây ngũ gia bì là các loại cây dễ nhân giống. <br /> Chính vì thế mà chủng loại cây xanh cây lấy gỗ, cây bóng mát của trường hiện nay <br /> khá đa dạng và phong phú.<br /> Mỗi chi đoàn giáo viên và học sinh có một công trình thanh niên, chăm sóc,  <br /> làm cỏ, bắt sâu, bảo vệ cây. Cứ vào cuối buổi chiều ngày thứ sáu hàng tuần tất cả <br /> các chi đoàn giành thời gian 1 tiếng để  chăm sóc cây, kết quả  được nghiệm thu <br /> xếp loại thi đua hàng tuần.<br /> Mỗi năm hai lần theo mùa vụ  cây được bón phân vi sinh, được phun thuốc  <br /> trừ sâu. Cây được bắt sâu,  được cắt tỉa thường xuyên.<br /> Về  cây cảnh: nhà trường đã có hệ  thống cây cảnh được uốn theo thế  cây  <br /> Bonsai. Có hệ thống cây hoa leo lên tầng cao vừa tạo ra bóng mát cho các lớp học  <br /> vừa có hoa quanh năm làm đẹp cảnh trường.<br /> Nhà trường tự tạo ra các cây hình chùa Một cột, Khuê văn các, các thảm cỏ <br /> hình Quốc kỳ, Đảng kỳ  vừa tạo ra cảnh đẹp sinh động , khơi dậy, giáo dục lòng  <br /> tự hào dân tộc cho học sinh nhà trường.<br /> Các bồn cây, bồn cỏ  được BCH đoàn trường phân công cho các chi đoàn <br /> đảm nhận, chăm sóc, bảo vệ thường xuyên và được chấm điểm thi đua theo từng <br /> tuần.<br /> Tại sao nhiều trường vẫn trồng cây mà cây không sống hoặc cằn cọc không <br /> phát triển được? Bởi vì trồng không đúng mùa vụ, thiếu đất, thiếu hoặc thừa <br /> nước, không được chăm sóc, bảo vệ thường xuyên.<br /> Sau năm năm qua trường THPT Nguyễn Trường Thúy đã được phủ một màu <br /> xanh, cây được trồng thành hàng thành lối, được qui hoạch bài bản hợp lý, xanh tốt <br /> quanh năm.<br /> Thông qua hoạt động trên các em học sinh biết về  đặc tính từng loại cây,  <br /> kỹ thuật trồng cây, kỹ  thuật chăm sóc cây, nhân giống cây, ươm cây, biết về  loại <br /> sâu cây thường gặp và thuốc trừ  sâu đặc hiệu trị  từng loại sâu. Bên cạnh đó còn <br /> tạo cho các em yêu quí tôn trọng thiên nhiên, cần phải gìn giữ bảo tồn thiên nhiên,  <br /> thấy được giá trị của cây xanh về mặt xã hội, về  mặt kinh tế, về  mặt thân thiện  <br /> với con người. Qua đó các em thấy được giá trị  của khoa học kỹ thuật đồng thời  <br /> thấm thía câu ngạn ngữ: “Công trồng là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”.<br /> <br /> 11<br /> 4.2. Tiêu chí sạch:<br /> Những ngày đầu trường chuyển về trụ sở mới sân trường toàn cát, không có <br /> cổng, không có đường nội tuyến trong trường. trời nắng cát theo người vào nhà <br /> gạch bị bào mòn, lớp đầy bụi. Trời mưa sân sũng nước, lầy lội.<br /> Tiểu ban “ Xây dựng trường sạch” đã chủ  động tham mưu cho ban chỉ đạo  <br /> họp phụ huynh, tuyên truyền vân động đóng góp sức người, sức của tiến hành làm <br /> nhà thường trực, đường bê tông từ  cổng vào các dãy nhà học, làm nhà để  xe cho <br /> học sinh, nền nhà xe được láng bê tông bền đẹp.<br /> Nhà trường tư vấn cho công ty thiết kế khi xây dãy nhà học thiết kế  cả hệ <br /> thống rãnh thoát nước có các hố ga, tất cả đều có tấm đậy an toàn, đủ độ sâu rộng <br /> để trời mưa to nước thoát được dễ  dàng, trường không bị úng lụt hay ách tắc xúa <br /> uế.<br /> Nhà trường  liên hệ  với  trạm nước  sạch xã Xuân Phú lắp  đặt hệ  thống  <br /> đường nước sạch tất cả  các dãy nhà học, nhà vệ  sinh, bể  chứa dự  phòng. Vì thế <br /> nguồn nước sạch phục vụ thầy và trò hàng ngày không khi nào bị thiếu.<br /> Tiếp theo nhà trường tổ chức đào ao và  mương ngăn cách trường và khu nhà  <br /> các hộ dân ở và buôn bán với diện tích khoảng 1.100m2. Lợi ích của ao và mương  <br /> là nơi chứa nước chống úng ngập, đảm bảo an toàn cho trường học cả  ngày lẫn <br /> đêm, nguồn nước tưới cây được lấy từ  ao rất tiện ích. Ao và mương nuôi cá. Ao  <br /> và mương còn được thả  bèo để  béo hút những chất độc hại chống ô nhiễm môi <br /> trường. Ao và mương còn tạo ra cảnh đẹp cho ngôi trường. Như vậy ao và mương <br /> đã mang lại lợi ích thiết thực nhiều mặt cho nhà trường.<br /> Tất cả các nhà vệ sinh của trường đều có nước rửa, giấy vệ sinh, xà phòng <br /> rửa đầy đủ. Nhà vệ  sinh giáo viên và nhà vệ  sinh của học sinh được bố  trí riêng  <br /> biệt, độc lập.  Trang thiết bị trong nhà vệ sinh đều được trang bị đồ tốt, bền, đẹp. <br /> Mỗi ngày 2 lần nhân viên lao công quét, dọn, rửa sạch sẽ. Mỗi tháng 1 lần các nhà  <br /> vệ sinh được xử lý bể phốt bằng thuốc vi sinh nên không bao giờ bị ứ tắc.<br /> Trước nhà vệ  sinh công cộng được trồng hàng cây ngũ gia bì hút mùi hôi, <br /> cây được cắt tỉa đẹp đẽ.<br /> Mỗi năm một lần vào dịp mùa hanh khô   hệ  thống hố  ga, hệ  thống rãnh <br /> được nạo vét nên toàn bộ  khuôn viên nhà trường không bao giờ  bị  ngập úng hay <br /> đọng nước.<br /> Mỗi năm hai lần vào tháng 3, tháng 8 nhà trường tổ  chức phn thuốc diệt  <br /> muỗi. <br /> Lớp trực tuần mỗi ngày 1 lần làm vệ sinh toàn bộ hệ thống đường bê tong, <br /> nhà xe và lớp học các lớp trực nhật hàng ngày vào khi kết thúc buổi học. Sân  <br /> trường do lao công quét dọn, nhặt rác, nên toàn trường luôn sạch sẽ.<br /> Rác được phân loại, phế liệu được tận dụng bán ve chai, rác không sử dụng  <br /> được thì được chuyển đi bằng xe chở rác của xã Thọ Nghiệp.<br /> Trong lớp học có đầy đủ chổi rơm, sọt rác, đồ hót rác. Trên sân trường được  <br /> bố trí nhiều thùng chứa rác có lắp đậy đầy đủ.<br /> Dụng cụ  vệ  sinh luôn đảm bảo đủ  cơ  số  từng chủng loại, mỗi tháng một  <br /> lần tất cả các lớp đều được cấp phát đầy đủ. Trường hợp hỏng hay mất có lý do  <br /> được  cấp bổ  sung kịp thời. Dụng cụ  lao  động như  cuốc, xẻng, liềm, xe vận <br /> <br /> 12<br /> chuyến đát cát được nhà trường mua sắm, học sinh không phải mang từ nhà đến  <br /> trường khi đi lao động.<br /> Việc quét trần nhà, quét vôi ở các bức tường đều được nhà trường thuê nhân <br /> công, vì để học sinh làm việc đó dễ không đảm bảo khâu an toàn lao động.<br /> Có thể nói việc duy trì một khuôn viên rộng lớn luôn luôn đảm bảo theo tiêu  <br /> chí sạch nếu không có biết tổ chức thực hiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn.<br /> Vậy muốn duy trì tốt, thực hiện tốt tiêu chí này đòi hỏi hiệu trưởng phải chỉ <br /> đạo tiểu ban “ Xây dựng trường sạch” phait lên kế hoach cả năm học, từng tháng,  <br /> từng tuần, từng việc. Phân công người phụ trách, nghiệm thu, đánh giá. Công việc  <br /> nào của học sinh phải được đưa vào tiêu chí thi đua, trong buổi chào cờ  đầu tuần  <br /> công bố kết quả, khen chê kịp thời.<br /> 4.3. Tiêu chí đẹp<br /> Đây là một việc làm rất khó, song có câu:” Được mắt ta ra mắt người”, do  <br /> đó Ban chỉ đạo đã dưa vào đề  án xây dựng thiết kế tổng thể, giao cho Tiểu ban “  <br /> Xây dựng trường đẹp” xây dựng kế hoạch 5 năm, từ năm 2010 đến năm 2015, mỗi  <br /> năm làm một việc cụ thể.<br /> Mỗi năm trường được đầu tư một dáy phòng học, khi thiết  Tiểu ban “ Xây <br /> dựng trường đẹp” của trường đã tư  vấn cho Công ty tư  vấn thiết kế  xây đúng vị <br /> trí đã hoạch định, kiểu cách kiến trúc phù hợp với không gian trường. Công trình <br /> làm trước không chiếm chỗ  của công trình làm sau và phải còn đủ  phần đất để <br /> trồng cây bóng mát, bồn trồng cỏ.<br /> Mô hình kiến trúc của trường được bố  trí hài hòa, khoa học, hợp lý, hệ <br /> thống các dãy nhà đầu cao 3 tầng, đều có tiền sảnh, hiên có cung vòm, lan can dậu <br /> sứ, vừa cổ kính bề thế vùa mang tính kiến trúc hiện đại. <br /> Nhà trường lập kế  hoạch xây dựng bảng tin, bảng cố  định bài trí các hình <br /> ảnh về hoạt động của thầy trò nhà trường. Hệ thống ghế đá vừa là nơi ngồi đọc <br /> sách, nghỉ  ngơi, vừa tăng vẻ  đẹp của trường. Trong trường, ngoài trường đếu có <br /> hệ thống đèn điện cao áp, đèn chùm.<br /> Từ cổng vào là hệ thống khẩu hiệu truyên truyền về cuộc vận động: “ Hai  <br /> không”, thi đua ”Ddạy tốt – Học tốt”, các câu nói của Bác, của Lê nin, các khẩu  <br /> hiệu truyên vè các cuộc vận động:’ Học tập và làm theo đạo đức, phong cách Hồ <br /> Chí Minh”, về đổi mới giáo dục,…. Nhìn tổng thể trường như một công viên.<br /> Các lớp học hàng năm được quét vôi trắng, trang trí đơn giản mà vẫn đẹp,  <br /> các thế hệ  học sinh luôn có ý thức bảo vệ của công, bàn ghế  luôn được kê thẳng <br /> hàng, ngay ngắn, khoảng cách giữa các hàng bàn ghế được qui định hợp lý, các lớp <br /> trong toàn trường đều được trang trí, bài trí thống nhất như nhau.<br /> Tất cả các lớp, các phòng làm việc, phòng hội họp,… đều có biển lớp, biển  <br /> phòng. Các công trình thanh niên của các chi đoàn đều có biển, các công trình do <br /> phụ  huynh hay các nhà hảo tâm tặng trường đều có biển ghi nhận tấm lòng vàng <br /> để lại mãi mãi lâu cho hậu thế.<br /> Nhà trường cử một bác bảo vệ đi học lớp tạo, sửa cây cảnh do Hội sinh vật  <br /> cảnh huyện Xuân Trường tổ chức. Năm năm qua bác đảm nhận chăm sóc, sửa cây <br /> cảnh cho nhà trường, thời gian vào ngày bác được nghỉ  trong tuần. Vì thế  cây  <br /> <br /> <br /> 13<br /> không bị  phá thế, bác có công ăn việc làm tăng thu nhập, mà hệ  thống cây cảnh <br /> của trường lúc nào cũng đẹp.<br /> Nhà trường có một sân bóng đá 7 người cỏ luôn được cắt tỉa, xung quanh là <br /> đường bê tông để học sinh chạy dài bộ môn thể dục, không khi nào có rác hay vật  <br /> thể cứng trên sân.<br /> Nhà trường có một phòng y tế  riêng với đầy đủ  trang thiết bị  đủ  đáp  ứng  <br /> việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh. Các loại thuốc thông thường, bông <br /> băng luôn đảm bảo đủ  củng loại và cơ  số  cần thiết. Nhân viên y tế  nhà trường  <br /> luôn phải đi sớm, về muộn trước và sau giờ học của học sinh 15 phút để đề phòng <br /> học sinh đi học về học gặp sự cố bất thường về sức khỏe.<br /> Học sinh đến trường không may bị   ốm đều được nằm theo dõi, xử  lý tại  <br /> phòng y tế. Trường hợp phải cho đi bệnh viện đều được thông báo cho người nhà <br /> và gọi xe taxi chở đi bệnh viện và có nhân viên y tế nhà trường đi cùng.<br /> Mỗi năm một lần vào dịp đầu năm học học sinh đều được đoàn cán bộ y tế <br /> của Trung tâm y tế dự phòng huyện về khám sức khỏe, tỷ lệ đạt từ 96%­98%.<br /> Trong chiến dịch tiêm chủng Văc xin Sởi – Rubella vừa qua 100% học sinh  <br /> trong độ tuổi qui định đều được tiêm và đảm bảo an toàn tuyệt đối.<br /> Nhà trường không chỉ  trú trọng vẻ  đẹp về  cảnh quan mà còn trú trọng xây <br /> dựng vẻ đẹp văn hóa, lý tưởng, lẽ sống, tâm hồn, tình cảm đối với cả cán bộ, giáo <br /> viên, nhân viên và học sinh.<br /> Nơi học sinh tập trung   học sinh là cột cờ  Tổ  quốc vùa cao lớn vừa đẹp.  <br /> Sáng thứ 2 chào cờ  , thầy và trò hướng lên lá cờ đỏ  sao vàng tất cả đều hát quốc  <br /> ca tất cả  đều khơi dậy tình yêu tổ  quốc Việt Nam, biết  ơn bao anh hùng đã ngã  <br /> xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc. Từ đó nguyện cống hiến hết mình, thi đua “ <br /> Dạy tốt –Học tốt” để rồi cống hiến thật nhiều cho sự phồn vinh của dân tộc.<br /> Ngoài cổng trường, trên tầng cao, là hệ thống các cột cờ làm bằng tuyp sắt  <br /> để treo cờ chuối, cờ Đảng, cờ Tổ quốc vào các dịp lễ tết.<br /> Kỷ  cương  kỷ  luật nhà trường  hết sức nghiêm túc, chặt chẽ. Hàng ngày <br /> không có thầy đi muộn về sớm. trò không đi muộn. Làm việc có kế  hoạch, có kỷ <br /> luật, có năng suất cao. Làm ra làm chơi ra chơi. Thầy trò thân thiện, tôn trọng <br /> nhau. Nhà trường lấy phương châm: “ Tâm trị” là chính, không đuổi học khi học <br /> trò hư mà kiên trì cảm hóa giáo dục.<br /> Nhà trường xây dựng nề  nếp theo phương châm: ‘ Giờ  nào việc  ấy”, “ Đi  <br /> nhẹ nói khẽ”, “ Việc nào dụng cụ đấy”,….. chính vì thế mà các em để xe vừa luôn  <br /> đúng nơi qui định vừa thẳng hàng thẳng lối, dãy xe đạp riêng, dãy xe đạp điện  <br /> riêng, tạo lên vẻ đẹp nghiêm túc, văn minh, văn hóa.<br /> Sáng thứ  hai và thứ  6 hàng tuần học sinh mặc đồng phục, các ngày khác <br /> không mặc áo phông, quần bò. Cán bộ, giáo viên ăn mặc vừa giản dị vừa đảm bảo <br /> tính thẩm mỹ, đảm bảo tính giáo dục.<br /> Học sinh nhà trường luôn có ý thức tự giác tham gia các hoạt động tập thể, <br /> không hái lá bẻ  cành, không nói tục chửi thề, không viết bậy, không hút thuốc lá, <br /> không có xích mích đánh nhau, không vô lễ  với thầy cô, luôn thương yêu giúp đỡ <br /> nhau cùng tiến bộ, cùng vượt qua khó khăn của đời sống thường nhật.<br /> <br /> <br /> 14<br /> Thứ  hai hàng tuần trong buổi chào cờ  các em được làm MC dẫn chương <br /> trình văn nghệ, biểu diễn văn nghệ, được hái hoa dân chủ.<br /> Giữa tuần các em được tập thể dục giữa giờ, phát thanh giữa buổi, mỗi tuần  <br /> một buổi các em dược đọc sách, báo hay có thể tự các em đá bóng, chơi cầu.<br /> Bố mẹ các em đau ốm, thầy cô đau ốm hay bạn bè trong lớp đau ốm các em  <br /> tổ chức đến thăm hỏi động viên. Trường hợp trong lớp có bạn nào không may mà  <br /> bố mẹ qua đời các em tổ chức thành đoàn đại biểu vào phúng viếng rất trịnh trọng <br /> trang nghiêm.<br /> Học sinh nhà trường được giáo dục về luật An toàn giao thông, hiểu biết về <br /> văn hóa giao thông, được thi về luật ATGT và các tình huống tham gia giao thông.<br /> Học sinh nhà trường được thăm quan, học tập tại các khu di tich, địa điểm <br /> lichjswr   văn   hóa   địa   phương,   hiểu   biết   về   thân   thế   sự   nghiệp   của   đồng   chí <br /> Nguyễn Trường Thúy, nhà giáo, người bí thư  chi bộ  đảng đầu tiên của huyện <br /> Xuân Trường. Các em được thăm và học hỏi tại các làng nghề, các nhà máy, xí <br /> nghiệp tại địa phương. Từ  đó giáo dục cho các em biết trân trọng giá trị  lịch sử, <br /> trân trọng các nhân vật lịch sử để rồi các em có tình yêu quê hương, đất nước, con <br /> người, yêu mái trường, yêu các thầy cô. Để rồi các em tự tin phấn đấu học tập tốt  <br /> hơn để trở thành kỹ sư, thợ lành nghề, trở thanh những công dân có chất lượng.<br /> Mỗi năm cứ vào buổi tổng kết cuối năm cũng là lễ tri ân học sinh lớp 12 ra  <br /> trường, nhà trường tổ chức một chương trình văn nghệ với chủ đề: “ Thầy, trò và <br /> phụ  huynh cùng hát”, các em được bày tỏ  niềm tri ân thầy cô, các bậc sinh thành, <br /> sự  biết  ơn mái trường thân yêu nơi năm tháng các em được học tập, luyện rèn, <br /> khôn lớn thông qua lời ca, điệu múa, tiếng đàn, vần thơ mà chính các em sang tác,  <br /> dàn dựng.<br /> Hàng năm cứ vào dịp nghỉ hè các thế hệ học sinh cũ về trường, các em thăm  <br /> lại trường cũ, thấy trường ngày mỗi sạch – đẹp – khang trang các em phấn khởi tự <br /> hào, các em thi nhau chụp  ảnh làm kỷ niệm mang theo suốt cuộc đời về  một thời  <br /> học trò hồn nhiên, ngây thơ, trong trắng.<br /> 4.4 Tiêu chí an toàn<br /> Xây dựng trường học an toàn là nhiệm vụ  hết sức cần thiết, không hắn vì <br /> đâu đó bạo lực học đường vẫn xảy ra hay đâu đó có các học sinh hư, học sinh mắc  <br /> các tệ nạn xã hội mà còn  vừa trực tiếp phục vụ nâng cao chất lượng dạy và học, <br /> vừa góp phần tạo lên sự bình yên trong xã hội.<br /> Tuy nhiên để  thực hiện tốt nhiệm vụ này tiến tới đạt tiếu chí “ Xây dựng  <br /> trường học an toàn” đòi hỏi người hiệu trưởng phải biết cách triển khai, các biện <br /> pháp tổ  chức thực hiện phải hết sức khoa học, hợp lý. Có nhiều việc mang tính <br /> đồng bộ, có việc phải làm thường xuyên.<br /> 4.4.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết:<br /> Trường phải có tường rào, mỗi ngôi trường phải thực sự  được coi là ngôi  <br /> nhà thứ  hai của thầy và trò. Ông cha ta đã dạy: “ Yêu nhau rào dậu cho kín”. <br /> Tường rào vừa khẳng định ranh giới trường với đát đai nhà cửa thuộc quyền sở <br /> hữu cuả  người khác, cuiar cơ  quan khác, tường còn ngăn không cho người ngoài <br /> trường và trong trường ra vào tự , Tường rào ngăn không cho học trò vượt tường ra <br /> và vào. Nhiều khi học sinh vượt tường không hẳn vì trốn học mà có khi do các em <br /> 15<br /> đi học muộn nên vượt vào, hay khi về học không muốn đi qua cổng, mà đi tắt cho  <br /> gần. Tường con ngăn ngừa kẻ  gian đột nhập vào trường. Trường hợp nếu phát <br /> hiện kẻ  gian đột nhập thì việc kẻ  gian trốn chạy cũng khó hơn. Tường bao còn <br /> đảm bảo trật tự an toàn cho các kỳ thi. Bởi lẽ đó nên khi xây tường bao nhà trường  <br /> đã tư vấn cho Công ty thiết kế thiết kế tường bao nhà trường vừa đủ độ cao, đảm  <br /> bảo độ bển, vẻ đẹp.<br /> Phần tường bao nơi tiếp giáp nhà dân không được nhà nước đầu tư  nhà <br /> trường đã mạnh dạn đào ao, xẻ mương như pần trên tác giả đã nêu.<br /> Xung quanh trường,  trong sân trường  phải có hệ  thống đèn điện cao  áp <br /> chiếu sang vừa ngăn kẻ gian đột nhập, vừa giúp cho bảo vệ có tầm quan sát được <br /> xa, đi tuần tra được thuận lợi.<br /> Phải có các dụng cụ, phương tiện chữa cháy như: Bình cứu hỏa, xô, chậu,  <br /> câu liêm, thanh ngắn , thang dài, cờ­lê, kìm, tô vít…..<br /> Bình cứu hỏa phải bố trí đủ và đúng nơi qui định. Các phương tiện phục vụ <br /> công tác cứu hỏa phải để ở nơi dễ thấy, có biển ghi nơi để dụng cụ chữa cháy, có <br /> bảng hướng dẫn cáh sử  dụng, cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh ai cũng biết  <br /> nơi để và biết sử dụng ít nhất một dụng cụ chữa cháy. Không ai được tự  ý mang  <br /> các dụng cụ, phương tiện chữa cháy đi làm việc khác.<br /> Nhân viên bảo vệ  có trang phục riêng, có băng đeo tây, có đèn pin, có áo đi <br /> mưa, có ủng đảm bảo các điều kiện cần thiết cho công tác bảo vệ.<br /> Nhân viên y tế có áo Bờ lu trắng, có găng tay. Phòng y tế của trường luôn có  <br /> 3 băng ca và bông băng, cơ số thuốc đầy đủ.<br /> Nhân viên lao công phục vụ có đầy đủ bảo hộ lao động.<br /> Hệ thống cổng, cửa các lớp học, các phòng làm việc phải đảm bảo đủ, chắc <br /> chắn, không chỉ chống trộm mà còn đảm bảo an toàn khi mưa bão và khi giông tố.  <br /> Do đó phải được kiểm tra, tu sửa bổ sung thường xuyên.<br /> Nhà trường có hòm thư  góp ý để  các em cung cấp thông tin khi có hiện <br /> tượng học sinh mâu thuẫn, học sinh bị người ngoài trường dánh,…<br /> Nhà trường công khai số  điện thoại bàn để  mọi người cung cấp thông tin <br /> khi có sự việc mất an toàn đến tài sản, tính mạng của học sinh, cán bộ, giáo viên,  <br /> nhân viên nhà trường.<br /> Hệ  thống cột điện, dây điện đường trục phải đầy đủ, đảm bảo đủ  tải cho <br /> toàn trường. Vì vậy trường THPT Nguyễn Trường Thúy đã tính toán số  lượng  <br /> thiết bị dung điện như: Số máy tính, số  máy chiếu, máy phô tô,  số  quạt trần, số <br /> quạt bàn, số  máy điều hòa nhiệt độ, số  bóng điện, số  máy bơm nước,… và công <br /> suất từng loại, cung cấp cho Công ty thiết kế  thiết kế  đường trục điện lưới dẫn <br /> điện vào trường.<br /> Ngoài ra mỗi dãy nhà , mỗi phòng học, mỗi phòng làm việc đều có Antomat <br /> tự động đảm bảo an toàn khi dùng điện.<br /> Nhà trường có cầu dao hai chiều để  khi mất điện lưới thì dung điện máy  <br /> phát điện của trường. Máy phát điện cúng phải đủ  công suất phục vụ  điện toàn <br /> trường.<br /> <br /> <br /> <br /> 16<br /> Nhà trường có 5 tec nước trên mái các tần cao,  3 bể  nước, 3 giếng nước  <br /> được bố  trí hợp lý, gần các dãy nhà học và làm việc,  luôn chứa đấy nước, vừa <br /> phục vụ nước sinh hoạt hàng ngày vừa dự phòng khi có hỏa hoạn xảy ra.<br /> 4.4.2. Yếu tố con người:<br /> Trường  có  hai  nhân viên bảo vệ,  được  phân công nhiệm vụ   được  hiệu  <br /> trưởng hướng dẫn rất cụ thể về nghiệp vụ bảo vệ.<br /> Một người luôn đảm bảo trực ở cổng trường. Phòng thường trực có sổ trực  <br /> ban để ghi chép, cập nhật khách đến, khách đi, sự  cố đặc biệt diễn ra trong ngày. <br /> Đồng thời người trực còn hướng dẫn khách khi vào trường, hướng dẫn nơi để các <br /> phương tiện giao thông. Bên cạnh đó còn xử  lý học sinh không chấp hành nội qui  <br /> của trường.<br /> Để  đảm bảo không để  xảy ra hiện tượng lấy nhầm xe, mất xe nhà trường  <br /> đã tiến hành biện pháp giao cho nhân viên bảo vệ của trường trực tại cổng trường  <br /> còn làm nhiệm vụ  phát và thu vé gửi xe. Việc làm này vừa kiểm soát được việc <br /> học sinh có chấp hành luật ATGT hay không mà còn đảm bảo không để  xảy ra  <br /> hiện tượng mất xe, lấy nhầm xe khi tan trường. Nếu để xảy ra mất xe thì bảo vệ <br /> phải đền phải bồi hoàn, đồng thời lập tức báo cho an ninh xã, công an huyện điều  <br /> tra xử lý. Vì thế nên trường THPT Nguyễn Trường Thúy không có trường hợp nào <br /> mất xe, nhầm xe xảy ra.<br /> Một người  vừa trực vừa tuần tra khu vực trong trường.<br /> Bảo vệ được luân phiên vị trí cho nhau, ngày tuần tra, đêm tuần tiễu, Ngày <br /> nào có bác nghỉ thì nhà trường tăng cường người làm thay.<br /> Đoàn trường thành lập đội thanh niên xung kích, mỗi chi đoàn 5 em, vừa làm <br /> nhiệm vụ  tự  quản, chấm điểm thi đua hàng ngày vừa thường trực làm một số <br /> nhiệm vụ như: phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lũ, lao động làm sạch đẹp <br /> khu vực ngoài trường, hỗ trợ nông dân cấy, gặt, trồng cây rau màu,….<br /> Mỗi năm một lần nhà trường mời Công an huyện, tỉnh về  tập huấn luật <br /> ATGT, tập huấn sử dụng bình chữa cháy, các phươngtieenj dụng cụ chữa cháy cho  <br /> nhân vien bảo vệ, cán bộ, giáo viên, và đội thanh niên tình nguyện của trường.<br /> Bên cạnh đó nhà trường mời cán bộ  Trung tâm y tế  dự phòng về  tập huấn  <br /> nghiệp vụ  s
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0