SKKN: Một số kinh nghiệm vẽ thêm yếu tố phụ trong giải bài tập Hình học 7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG THCS BUÔN TRẤP<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÊN SÁNG KIẾN:<br />
MỘT SỐ KINH NGHIỆM<br />
VẼ THÊM YẾU TỐ PHỤ TRONG GIẢI<br />
BÀI TẬP HÌNH HỌC 7<br />
Thuộc bộ môn Toán<br />
<br />
<br />
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Kim Thoa<br />
Chức danh: Giáo viên<br />
Trình độ chuyên môn cao nhất: Đại học<br />
Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Toán.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Krông Ana, tháng 03 năm 2017<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 1<br />
SKKN: Một số kinh nghiệm vẽ thêm yếu tố phụ trong giải bài tập Hình học 7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
Trong quá trình dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi Toán cấp THCS, tôi <br />
nhận thấy đa số học sinh đều rất sợ học Hình học. Không chỉ đối với các em <br />
học sinh trung bình, yếu, kém sợ học môn Hình học mà ngay cả học sinh khá, <br />
giỏi cũng vậy. Rất hiếm có học sinh thực sự yêu thích học Hình. Cứ đến các tiết <br />
Hình học các em thường rất sợ và không thích học, cảm giác bị bắt buộc nên <br />
không có hứng thú học tập vì thế chất lượng học Hình học của học sinh chưa <br />
cao. <br />
Nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa nắm vững được hệ thống kiến <br />
thức, chưa biết cách vẽ hình cũng như chưa biết cách trình bày lời giải một bài <br />
toán Hình học. Do nắm kiến thức chưa sâu, hiểu vấn đề một cách mơ hồ, chưa <br />
nắm vững bản chất kiến thức, chưa có khả năng vận dụng tốt kiến thức để giải <br />
bài tập, chưa nắm được nhiều phương pháp giải các dạng toán Hình học nên <br />
học sinh thường gặp khó khăn khi giáo viên yêu cầu học sinh giải bài tập. Ngay <br />
cả đối với các bài toán Hình học đã cho đầy đủ các yếu tố trên hình vẽ, vẫn còn <br />
nhiều học sinh chưa biết cách để giải bài toán thế nào chứ chưa kể đến các bài <br />
toán đòi hỏi phải vẽ thêm yếu tố phụ để giải hoặc chứng minh.<br />
Có rất nhiều bài tập Hình học mà nếu chỉ sử dụng các yếu tố bài toán đã <br />
cho thì chưa thể giải hoặc chứng minh được mà đòi hỏi phải vẽ thêm yếu tố <br />
phụ mới tìm ra được lời giải. Cũng có nhiều bài toán Hình học mà việc vẽ thêm <br />
yếu tố phụ làm cho việc giải bài toán trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Ngoài <br />
ra, việc vẽ thêm yếu tố phụ còn giúp giáo viên thuận lợi trong việc ra đề kiểm <br />
tra cũng như mở rộng và phát triển bài toán. Tuy nhiên vẽ thêm yếu tố phụ như <br />
thế nào để có lợi cho việc giải toán thì lại không hề đơn giản, thậm chí là rất <br />
khó khăn và phức tạp mà không phải giáo viên và học sinh nào cũng có thể làm <br />
được. Việc vẽ thêm yếu tố phụ đòi hỏi phải có sự sáng tạo và phải đạt được <br />
mục đích làm cho việc giải toán được dễ dàng, thuận tiện và ngắn gọn hơn. Tuy <br />
nhiên, qua thực tế dạy học cho thấy vẫn chưa có phương pháp chung nào cho <br />
việc vẽ thêm yếu tố phụ trong giải toán hình học, vì vậy nên tôi mạnh dạn trao <br />
đổi “Một số kinh nghiệm vẽ thêm yếu tố phụ trong giải bài tập Hình học 7” để <br />
giúp học sinh THCS nói chung và học sinh lớp 7 nói riêng có thể hiểu sâu và nắm <br />
vững kiến thức, biết thêm một số cách vẽ yếu tố phụ để giải bài tập Hình học, <br />
nắm được nhiều phương pháp giải bài tập Hình học khác nhau, giúp cho học <br />
sinh cảm thấy việc học nhẹ nhàng và có hiệu quả hơn, có hứng thú với việc <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 2<br />
SKKN: Một số kinh nghiệm vẽ thêm yếu tố phụ trong giải bài tập Hình học 7<br />
học Hình học hơn, nâng cao năng lực, phát triển trí tuệ và óc sáng tạo cho học <br />
sinh, đồng thời cũng là để rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ <br />
của bản thân cũng như trao đổi một số kinh nghiệm cùng quý Thầy cô, bạn bè, <br />
đồng nghiệp.<br />
Rất mong được sự góp ý và trao đổi chân thành của quý thầy cô để kinh <br />
nghiệm nhỏ này hoàn thiện hơn và mang lại hiệu quả cao hơn trong dạy học <br />
Toán ở trường THCS.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
*Mục tiêu: Giúp giáo viên và học sinh nắm được một số phương pháp vẽ <br />
thêm yếu tố phụ để giải bài tập Hình học 7 mà việc tìm được lời giải đòi hỏi <br />
phải vẽ thêm yếu tố phụ mới có thể giải quyết được hoặc giúp cho việc giải <br />
Toán được thuận lợi, dễ dàng và ngắn gọn hơn. Mặt giúp học sinh khắc sâu và <br />
nắm vững kiến thức tổng hợp, phong phú để vận dụng vào việc giải hoặc <br />
chứng minh Hình học. Tạo niềm say mê, hứng thú học Hình học của học sinh, <br />
môn học mà nhiều học sinh rất sợ và không thích học, đồng thời nâng cao năng <br />
lực, phát triển trí tuệ và óc sáng tạo cho học sinh<br />
Đưa ra một số phương pháp vẽ thêm yếu tố phụ để giáo viên và học sinh <br />
có thể áp dụng trong việc giải một bài tập Hình học nhằm nâng cao chất lượng <br />
giáo dục và hiệu quả giảng dạy, phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng <br />
tạo của giáo viên cũng như của học sinh trong quá trình dạy học và bồi dưỡng <br />
học sinh giỏi môn Hình học 7. <br />
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, làm tài liệu tham khảo <br />
cho giáo viên và học sinh. Giúp giáo viên và học sinh thấy được sự quan trọng <br />
của việc vẽ thêm yếu tố phụ trong giải bài tập Hình học 7.<br />
*Nhiệm vụ: Tìm tòi, nghiên cứu tài liệu tham khảo về một số phương <br />
pháp vẽ thêm yếu tố phụ để giải bài tập Hình học 7.<br />
Tích lũy kinh nghiêm thực tế trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học <br />
sinh giỏi và ra đề kiểm tra môn Hình học.<br />
Học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp qua trao đổi kinh nghiệm, sinh hoạt <br />
chuyên môn hoặc dự giờ thăm lớp.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu: <br />
Một số phương pháp vẽ thêm yếu tố phụ trong giải bài tập Hình học 7.<br />
4. Giới hạn của đề tài:<br />
Nghiên cứu về một số phương pháp vẽ thêm yếu tố phụ trong giải bài tập <br />
Hình học 7 ở trường THCS Buôn Trấp từ năm 20012 đến năm 2017.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 3<br />
SKKN: Một số kinh nghiệm vẽ thêm yếu tố phụ trong giải bài tập Hình học 7<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu;<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.<br />
b) Nhom ph<br />
́ ương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
Phương pháp điều tra;<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; <br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;<br />
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.<br />
c) Phương pháp thống kê toán học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận:<br />
Trong Toán học, Hình học là phân môn đòi hỏi tư duy cao và có nhiều khả <br />
năng nhất trong việc rèn luyện phương pháp suy luận khoa học. Muốn đạt hiệu <br />
quả cao trong việc dạy và học Hình thì phải có phương pháp dạy và học tốt. <br />
Không có phương pháp tốt, không có hiệu quả cao. Biết cách dạy Hình và biết <br />
cách học Hình, hiệu quả dạy và học sẽ tăng gấp nhiều lần. Để dạy và học tốt <br />
môn Hình học thì đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải nắm vững các kiến thức <br />
Hình học một cách sâu và rộng; biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức <br />
từ đơn giản đến phức tạp để có thể giải được bài toán Hình học.<br />
Giúp học sinh nắm được phương pháp vẽ thêm yếu tố phụ để giải bài <br />
tập Hình học 7 là vô cùng quan trọng vì trong chương trình Toán 7, học sinh <br />
bước đầu được làm quen với việc chứng minh Hình học, rèn kỹ năng vẽ hình, <br />
suy luận để chứng minh các định lý, tính chất cũng như giải bài tập Hình học. Vì <br />
vậy trong mỗi tiết dạy bài mới, luyện tập, ôn tập, ôn thi học sinh giỏi, giáo viên <br />
cần linh động đưa ra các dạng toán Hình học mà việc giải đòi hỏi phải vẽ thêm <br />
yếu tố phụ một cách sáng tạo, hiệu quả, thuận lợi cho việc giải bài toán. Sau <br />
khi học xong các em sẽ tự hệ thống hóa được các kiến thức và các phương pháp <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 4<br />
SKKN: Một số kinh nghiệm vẽ thêm yếu tố phụ trong giải bài tập Hình học 7<br />
giải cần nhớ để áp dụng vào bài tập và vào thực tế, việc học Hình học vì thế <br />
cũng sẽ nhẹ nhàng và có hiệu quả hơn. Các em sẽ có thể tự giải được bài Toán <br />
Hình học dễ dàng và nhanh chóng, không còn thụ động trông chờ vào người <br />
khác.<br />
Việc đưa ra các dạng toán có vận dụng phương pháp vẽ thêm yếu tố phụ <br />
một cách hợp lý trong phần luyện tập, ôn tập, ôn thi học sinh giỏi sẽ có tác dụng <br />
rất lớn trong việc phát triển tư duy đồng thời tạo hứng thú học tập cho HS. Phát <br />
triển trí tuệ cho HS lớp 7 qua bộ môn Hình học là một vấn đề rất quan trọng, <br />
cần được thấu triệt trong mọi khâu của việc giảng dạy Toán: cách đặt vấn đề, <br />
nội dung các câu hỏi gợi mở của GV khi giảng bài, cách GV kiểm tra và nội <br />
dung các câu hỏi, bài tập kiểm tra, cách yêu cầu HS phân tích đề bài , phê phán <br />
các câu trả lời, các bài làm của học sinh có tác dụng rất lớn đến việc giáo dục tư <br />
duy độc lập, sáng tạo, óc phê phán cho HS, giúp các em biết thắc mắc, biết trình <br />
bày lập luận vấn đề một cách chặt chẽ, logic, phát huy khả năng tìm tòi, nghiên <br />
cứu kiến thức mới... <br />
Việc vẽ thêm yếu tố phụ phải nhằm mục đích tạo điều kiện cho việc <br />
giải bài tập hình học được dễ dàng và ngắn gọn hơn chứ không phải là vẽ một <br />
cách tùy tiện, đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải có sự tìm tòi, sáng tạo. Hơn <br />
nữa việc vẽ thêm yếu tố phụ phải đảm bảo tuân theo các phép dựng hình cơ <br />
bản và các bài toán dựng hình cơ bản.<br />
“Một số kinh nghiệm vẽ thêm yếu tố phụ trong giải bài tập Hình học 7” <br />
sẽ giúp giáo viên trau dồi được kiến thức, kỹ năng ra đề kiểm tra, mở rộng và <br />
phát triển bài toán Hình học, nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, giúp <br />
học sinh phát triển tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong giải <br />
bài tập Hình học, đồng thời giáo dục tư tưởng, ý thức, thái độ, lòng say mê học <br />
Hình học cho học sinh lớp 7.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:<br />
Hình học là một môn học khó đối với học sinh, đặc biệt là học sinh trung <br />
bình, yếu, kém. Chất lượng học Hình học thấp, rất nhiều học sinh bị hổng kiến <br />
thức, nhiều em chưa nắm vững được các kiến thức cơ bản cần thiết. Khả năng <br />
tư duy, phân tích tổng hợp của học sinh còn hạn chế, nhiều học sinh chưa có <br />
khả năng vận dụng kiến thức cơ bản vào làm bài tập. Chính vì thế các em cảm <br />
thấy thực sự khó khăn khi học Hình học, tâm lý e ngại, dẫn đến tư tưởng lười <br />
học, lười suy nghĩ, thiếu tự tin, sợ học môn Hình học. <br />
Trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hình học 7 <br />
cũng như dự giờ bạn bè, đồng nghiệp, tôi nhận thấy khi giáo viên đưa ra các bài <br />
tập sử dụng phương pháp vẽ thêm yếu tố phụ để giải đã tạo ra những tình <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 5<br />
SKKN: Một số kinh nghiệm vẽ thêm yếu tố phụ trong giải bài tập Hình học 7<br />
huống bất ngờ, làm cho học sinh rất hứng thú với việc học tập. Tuy nhiên việc <br />
vẽ thêm yếu tố phụ như thế nào để có lợi cho việc giải toán thì lại không hề <br />
đơn giản mà rất khó khăn và phức tạp với cả giáo viên và học sinh bởi vì thực tế <br />
dạy học cho thấy không có phương pháp chung nào cho việc vẽ thêm yếu tố phụ <br />
cả. Mỗi một bài toán lại có cách vẽ thêm yếu tố phụ khác nhau khác nhau. Việc <br />
vẽ thêm yếu tố phụ để giải bài tập Hình học không chỉ khó khăn với học sinh <br />
trung bình, yếu, kém mà ngay cả học sinh khá giỏi cũng cảm thấy ngại và lười <br />
suy nghĩ, tìm tòi. Khi đọc đề bài toán, học sinh chưa phân tích được các yếu tố <br />
bài toán đã cho, không biết vẽ hình hoặc vẽ hình không chính xác, chưa biết sử <br />
dụng kiến thức nào, phương pháp nào để giải dẫn đến không làm được bài tập. <br />
Một số học sinh định hướng được cách giải nhưng lại không biết cách trình bày <br />
bài như thế nào cho chặt chẽ, logic. <br />
Tuy nhiên trong quá trình dạy học, một số giáo viên chưa thường xuyên và <br />
chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc vẽ thêm yếu tố phụ khi giải bài tập Hình <br />
học 7, không biết nên vẽ thêm yếu tố phụ như thế nào cho hợp lý nên khó khăn <br />
trong việc hướng dẫn cho học sinh, do đó hiệu quả giảng dạy chưa cao. Nguyên <br />
nhân chính là do giáo viên chưa thực sự đam mê nghiên cứu, tìm tòi, đào sâu và <br />
mở rộng kiến thức, chưa nắm được nhiều phương pháp giải toán. Do tâm lý học <br />
sinh trung bình, yếu sợ học môn Hình nên giáo viên khi dạy giáo viên thường chỉ <br />
dạy qua kiến thức và bài tập trong sách giáo khoa ở mức độ áp dụng kiến thức <br />
cơ bản trong bài mà không cần phải mở rộng, khai thác kiến thức theo nhiều <br />
khía cạnh khác nhau, không đưa ra nhiều cách giải khác cho các bài tập, không <br />
đưa ra các bài tập đòi hỏi phải vẽ thêm yếu tố phụ để giải. Chính vì thế việc <br />
giải bài toán bằng cách vẽ thêm yếu tố phụ thường chỉ áp dụng với đối tượng <br />
học sinh khá giỏi. Để có thể khai thác và mở rộng kiến thức theo nhiều khía <br />
cạnh khác nhau, từ đó đưa ra các bài toán và phương pháp giải một cách hợp lý, <br />
có hiệu quả, kích thích được sự phát triển tư duy của học sinh và giúp học sinh <br />
nắm vững kiến thức hơn thì giáo viên phải thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu, bổ <br />
sung kiến thức mới và đổi mới phương pháp dạy học.<br />
Học sinh thường có hứng thú học hơn khi gặp các tình huống bất ngờ <br />
hoặc có vấn đề và thường khắc sâu được kiến thức hơn, nhớ được lâu hơn khi <br />
tự tìm tòi kiến thức mới, phương pháp giải mới cho một bài tập Hình học, mà <br />
việc giải một bài tập Hình học bằng vẽ thêm yếu tố phụ lại rất có hiệu quả <br />
trong việc tạo bất ngờ và gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh khắc <br />
phục được những sai lầm thường gặp do không nắm vững kiến thức trong quá <br />
trình giải toán.<br />
Để giải được dạng toán này thì đòi hỏi cả giáo viên và học sinh đều phải <br />
nắm vững kiến thức Hình học một cách sâu và rộng, nắm được phương pháp <br />
giải của nhiều dạng toán khác nhau và nắm được các phương pháp dựng hình cơ <br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 6<br />
SKKN: Một số kinh nghiệm vẽ thêm yếu tố phụ trong giải bài tập Hình học 7<br />
bản. Hơn nữa không phải lúc nào việc vẽ thêm yếu tố phụ cũng có hiệu quả, <br />
nếu không áp dụng hợp lý thì càng làm cho học sinh tiếp nhận kiến thức một <br />
cách mơ hồ hơn vì không biết nên vẽ thêm yếu tố phụ như thế nào, vận dụng <br />
kiến thức nào, cách giải nào để giải bài tập cho phù hợp. Mặt khác không phải <br />
bài toán nào cũng cần phải vẽ thêm yếu tố phụ để giải nên học sinh phải nhận <br />
biết được bài toán nào cần và bài toán nào không cần vẽ thêm yếu tố phụ để <br />
giải.<br />
Chính vì thế mà việc giúp HS nắm vững kiến thức, nắm vững được các <br />
dạng toán và phương pháp giải của dạng toán đó để vận dụng vào làm bài tập <br />
và giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống, tạo niềm say mê, hứng thú học <br />
Toán cho HS là vô cùng quan trọng. Việc đưa ra một số dạng toán có thể giải <br />
bằng cách vẽ thêm yếu tố phụ làm cho tiết học có những tình huống bất ngờ, <br />
sinh động và vui vẻ hơn, tạo được hứng thú học tập cho học sinh, nhờ đó hiệu <br />
quả của tiết dạy cũng tăng lên, khắc sâu được kiến thức cho học sinh, giúp học <br />
sinh tiếp thu kiến thức mới một cách nhẹ nhàng hơn, nhớ được lâu hơn để từ đó <br />
áp dụng được vào bài tập tương tự dễ dàng, biết chọn lựa phương pháp giải <br />
hay, hợp lý, ngắn gọn khi giải một bài toán, phát triển tư duy và khả năng sáng <br />
tạo của học sinh. Bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu và tìm tòi khám phá <br />
kiến thức mới cho học sinh.<br />
Qua các vấn đề về thực trạng đã nêu ở trên có thể thấy được sự cần thiết <br />
của việc hướng dẫn học sinh vẽ thêm yếu tố phụ khi giải bài tập Hình học 7, có <br />
thể thấy việc giải bài toán bằng cách vẽ thêm yếu tố phụ mang lại hiệu quả rất <br />
lớn, ngoài ra nó còn có tác dụng giáo dục học sinh về mọi mặt, đặc biệt là rèn <br />
khả năng tư duy, phát huy tính sáng tạo, rèn tính cẩn thận và rèn kỹ năng sử <br />
dụng ngôn ngữ chính xác, chính vì thế trong quá trình giảng dạy giáo viên thực <br />
sự nên đưa ra các bài tập Hình học để hướng dẫn học sinh giải bằng cách vẽ <br />
thêm yếu tố phụ một cách hợp lý. <br />
<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp: <br />
Giúp GV nhận biết được trường hợp nào nên đưa ra bài toán cần vẽ <br />
thêm yếu tố phụ để giải khi dạy học môn Toán lớp 7 cho phù hợp để tạo hứng <br />
thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy.<br />
Giúp HS nắm vững được bản chất kiến thức, khắc sâu, mở rộng và nâng <br />
cao kiến thức cho HS, giúp học sinh biết vẽ hình theo yêu cầu đề bài, biết <br />
trường hợp nào cần vẽ thêm yếu tố phụ để giải toán, từ đó có thể vận dụng vào <br />
giải bài tập từ cơ bản đến nâng cao.<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 7<br />
SKKN: Một số kinh nghiệm vẽ thêm yếu tố phụ trong giải bài tập Hình học 7<br />
Giúp HS tránh được những sai lầm thường gặp khi vẽ hình và khi giải <br />
bài tập Hình học, nắm được nhiều phương pháp giải khác nhau cho một bài <br />
toán, biết chọn lựa cách giải hay, ngắn gọn, hợp lý để vận dụng vào giải bài <br />
tập, làm cho học sinh thấy được cái hay, cái đẹp của Toán học.<br />
Tạo ra các tình huống có vấn đề, khơi dậy trí tò mò, óc sáng tạo, niềm <br />
say mê, hứng thú học tập môn Toán của HS.<br />
Tạo ra các tình huống bất ngờ, thú vị, làm tiết học nhẹ nhàng, vui vẻ <br />
hơn, tạo sự thân thiện giữa GV và HS.<br />
Phát triển tư duy độc lập sáng tạo, óc phê phán cho HS, giúp các em biết <br />
thắc mắc, biết lật đi lật lại vấn đề, biết tìm tòi, suy nghĩ, rèn kỹ năng vẽ hình và <br />
khả năng suy luận, bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh...<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:<br />
b.1. Vẽ thêm yếu tố phụ để chứng minh các định lý, tính chất.<br />
Trong chương trình Hình học 7, HS đã bước đầu được làm quen với việc <br />
chứng minh định lý hoặc tính chất Hình học. Để chứng minh được các định lý, <br />
tính chất trong bài mới thì thường phải vẽ thêm yếu tố phụ để sử dụng kiến <br />
thức đã học trước đó. Do vậy giáo viên phải hướng dẫn, gợi ý để học sinh biết <br />
cách vẽ thêm yếu tố phụ cho hợp lý.<br />
Ví dụ 1: Trong bài “Hai đường thẳng song song”, GV yêu cầu HS làm <br />
bài toán: “Cho hình vẽ sau, biết BAC<br />
+ ACD = 1800 . Chứng tỏ rằng AB //CD”<br />
HS biết được dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng <br />
A B<br />
song “Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b và <br />
trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng <br />
nhau (hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau) thì a và b <br />
song song với nhau”<br />
C D<br />
Do vậy cần phải tạo ra một cặp góc so le trong <br />
hoặc một cặp góc đồng vị mà sẽ chứng minh được gặp góc đó bằng nhau. Điều <br />
này gợi cho ta nghĩ đến việc vẽ thêm tia đối của một trong bốn tia trên hình AB, <br />
AC, CA, CD.<br />
*Hướng dẫn giải: <br />
<br />
A<br />
Vẽ tia CE là tia đối của tia CA.<br />
B<br />
Ta có ECD<br />
+ ACD = 1800 (vì hai góc kề bù)<br />
<br />
1<br />
Ta lại có BAC<br />
+ ACD = 1800 nên EC<br />
D = BAC<br />
<br />
C<br />
2 D D và BAC<br />
Mà EC là hai góc đồng vị nên AB // CD.<br />
E<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 8<br />
SKKN: Một số kinh nghiệm vẽ thêm yếu tố phụ trong giải bài tập Hình học 7<br />
Như vậy qua bài toán này, ta có thêm một tính chất nữa về dấu hiệu nhận <br />
biết hai đường thẳng song song như sau: “Nếu đường thẳng c cắt hai đường <br />
thẳng a và b và trong các góc tạo thành có một cặp góc trong cùng phía bù <br />
nhau thì a và b song song với nhau”<br />
Ví dụ 2: Chứng minh rằng: Nếu hai góc nhọn xOy và mAn có Ox // <br />
<br />
Am, Oy // An thì xOy .<br />
= mAn<br />
Vì bài toán cho các cặp đường thẳng song song nên Gv hướng dẫn học <br />
sinh làm thế nào để có thể vận dụng được tính chất của hai đường thẳng song <br />
song. Nghĩa là cần vẽ thêm yếu tố phụ là một đường thẳng cắt các cặp đường <br />
thẳng song song để tạo ra các cặp góc so le trong, đồng vị hoặc trong cùng phía. <br />
Trong trường hợp này ta có thể vẽ thêm yếu tố phụ là tia OA. Khi đó trên hình <br />
sẽ xuất hiện các cặp góc đồng vị bằng nhau, giúp cho việc chứng minh dễ dàng <br />
hơn.<br />
m *Hướng dẫn giải: <br />
x<br />
Vẽ tia OA, ta có:<br />
A 2<br />
1 Oy // An = A (hai góc đồng vị) (1)<br />
O1 1<br />
2 n<br />
1<br />
O y Ox // Am =A<br />
O (hai góc đồng vị) (2)<br />
2 2<br />
<br />
<br />
Từ (1) và (2) +O<br />
O1 2 1 2<br />
<br />
= A + A � xOy <br />
= mAn<br />
* Tương tự ta cũng có thể chứng minh bài toán: “Nếu hai góc tù xOy và <br />
<br />
mAn có Ox // Am, Oy // An thì xOy <br />
= mAn .<br />
Hai góc xOy và mAn được gọi là hai góc có cạnh tương ứng song song.<br />
Qua hai bài toán trên ta đã chứng minh được một tính chất về hai góc có <br />
cạnh tương ứng song song: “Nếu hai góc có cạnh tương ứng song song thì <br />
chúng bằng nhau nếu cả hai đều nhọn hoặc đều tù” (1)<br />
* Tương tự ta cũng có thể chứng minh bài toán: n<br />
x<br />
“Nếu hai góc xOy và mAn có Ox // Am, Oy // An và <br />
<br />
xOy <br />
= 900 thì mAn = 900 ” <br />
A m<br />
Qua bài toán này ta cũng chứng minh được một tính <br />
chất nữa về hai góc có cạnh tương ứng song song: “Nếu hai O y<br />
góc có cạnh tương ứng song song thì góc này vuông nếu <br />
góc kia vuông” (2)<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 9<br />
SKKN: Một số kinh nghiệm vẽ thêm yếu tố phụ trong giải bài tập Hình học 7<br />
* GV cũng có thể thay đổi nội dung bài toán trên như sau: “Chứng <br />
minh rằng: Nếu góc xOy nhọn và mAn tù có Ox // Am, Oy // An thì <br />
<br />
xOy <br />
+ mAn = 1800 ” <br />
<br />
GV phân tích: vì mAn <br />
tù nên góc kề bù với mAn là góc nhọn, do đó ta có <br />
thể vẽ tia At là tia đối của tia An để được góc mAt là góc nhọn. <br />
Khi đó hai góc xOy và mAt đều nhọn có Ox // x m<br />
<br />
Am, Oy // At nên xOy .<br />
= mAt<br />
n<br />
<br />
Ta lại có: mAn <br />
+ mAt = 1800 (hai góc kề bù) A t<br />
O y<br />
<br />
Từ đó suy ra xOy <br />
+ mAn = 1800<br />
<br />
Nếu thay góc xOy tù và góc mAn nhọn thì ta cũng có xOy <br />
+ mAn = 1800<br />
Qua bài toán trên ta cũng chứng minh được một tính chất nữa về hai góc <br />
có cạnh tương ứng song song: “Nếu hai góc có cạnh tương ứng song song thì <br />
chúng bù nhau nếu một góc nhọn, một góc tù” (3)<br />
Từ ba tính chất (1); (2) và (3) có được ở các bài toán trên ta có định lý sau:<br />
“Nếu hai góc có cạnh tương ứng song song thì:<br />
a) Chúng bằng nhau nếu cả hai góc đều nhọn hoặc đều tù<br />
b) Góc này vuông nếu góc kia vuông<br />
c) Chúng bù nhau nếu một góc nhọn, một góc tù”<br />
Ví dụ 3: Cho tam giác ABC vuông tại A, M là trung điểm của cạnh <br />
1<br />
BC. Chứng minh rằng: AM = BC .<br />
2<br />
1<br />
Vì AM = BC 2AM = BC, do đó ta tìm cách tạo ra đoạn thẳng bằng <br />
2<br />
2AM rồi tìm cách chứng minh BC bằng đoạn thẳng đó. Trong trường hợp này, <br />
yếu tố phụ cần vẽ thêm là điểm D sao cho M là trung điểm của AD.<br />
*Hướng dẫn giải:<br />
<br />
A<br />
<br />
1 Trên tia đối của tia MA, lấy điểm D sao cho MD = <br />
MA.<br />
M 1<br />
B C<br />
2<br />
Xét ∆ MAC và ∆ MDB có: <br />
1<br />
<br />
Người thực hiện: Nguy<br />
D ễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 10<br />
SKKN: Một số kinh nghiệm vẽ thêm yếu tố phụ trong giải bài tập Hình học 7<br />
=M<br />
MD = MA, M (2 góc đối đỉnh), MC = MB (gt)<br />
1 2<br />
<br />
<br />
∆ MAC = ∆ MDB(c.g.c) AC = DB, A1 = D<br />
<br />
2<br />
<br />
<br />
Vì A1 = D<br />
mà A và D<br />
2 1<br />
là hai góc so le trong nên AC // BD<br />
2<br />
<br />
<br />
AC / / BD  <br />
�� BD ⊥ AB � ABD = 90<br />
0<br />
Ta có: <br />
AC ⊥ AB<br />
<br />
Xét ∆ ABC và ∆ BAD có: AC = BD, BAC = ABD ( = 900 ) , cạnh AB chung<br />
<br />
∆ ∆ ABC = ∆ BAD (c.g.c) BC = AD (2 cạnh tương ứng)<br />
1 1<br />
Mà AM = AD � AM = BC<br />
2 2<br />
* Vì M là trung điểm của BC nên AM là đường trung tuyến của tam giác <br />
vuông ABC. Do đó qua bài toán trên ta đã chứng minh được tính chất: “Trong <br />
một tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng một <br />
nửa cạnh huyền”.<br />
Trong quá trình dạy học Hình học, khi dạy một định lý hay tính chất nào <br />
đó, giáo viên có thể đưa ra một bài toán có nội dung là định lý, tính chất trong bài <br />
học, yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để chứng minh, từ đó rút ra định lý, <br />
tính chất qua bài toán. Bằng cách này giáo viên vừa có thể tạo tình huống có vấn <br />
đề, vừa ôn lại được kiến thức đã học, vừa đưa ra được kiến thức của bài mới. <br />
Nhưng để vận dụng được kiến thức đã học để giải bài toán thì thường phải vẽ <br />
thêm yếu tố phụ. Do đó HS phải nắm vững được kiến thức đã học, biết cách vẽ <br />
thêm yếu tố phụ phù hợp để đưa về dạng toán đã biết. Từ đó có thể giải bài <br />
toán dễ dàng. <br />
<br />
<br />
b.2. Vẽ thêm yếu tố phụ để mở rộng và phát triển bài toán.<br />
Trong các tiết luyện tập ôn tập hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi, sau khi cho HS <br />
làm xong một bài toán hình nào đó, giáo viên có thể vẽ thêm yếu tố phụ trên hình <br />
để khai thác, phát triển hoặc mở rộng bài toán, tạo ra các dạng bài toán mang <br />
tính chất tổng hợp. Làm như vậy sẽ kích thích được trí tò mò, phát huy khả năng <br />
tư duy, sáng tạo của học sinh, đồng thời làm cho học sinh hứng thú hơn với việc <br />
học Hình học. Ngoài ra việc vẽ thêm yếu tố phụ để mở rộng bài toán còn giúp <br />
giáo viên ra đề kiểm tra Hình học dễ dàng hơn.<br />
Ví dụ 1: Cho tam giác cân ABC có AB = AC. Trên tia đối của các tia <br />
BA và CA, lấy hai điểm D và E, sao cho BD = CE. Chứng minh DE //BC.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 11<br />
SKKN: Một số kinh nghiệm vẽ thêm yếu tố phụ trong giải bài tập Hình học 7<br />
*Hướng dẫn giải: <br />
A<br />
Ta có: AB = AC (gt) và BD = CE (gt) nên AD = AE <br />
� ∆ADE cân tại A.<br />
B C<br />
1800 − A<br />
∆ABC cân tại A � ABC = (1)<br />
2<br />
D E<br />
<br />
1800 − A<br />
∆ADE cân tại A � ADE = (2)<br />
2<br />
Từ (1) và (2) � ABC = ADE . Mà ABC và ADE là hai góc đồng vị nên BC // DE.<br />
Sau khi HS giải xong bài toán trên, giáo viên vẽ thêm yếu tố phụ: Từ D kẻ <br />
DM vuông góc với BC, từ E kẻ EN vuông góc với BC” sau đó yêu cầu HS <br />
chứng minh:<br />
+) DM = EN <br />
+) Tam giác AMN là tam giác cân.<br />
A<br />
<br />
Hướng dẫn giải: <br />
* Chứng minh DM = EN:<br />
=C<br />
∆ABC cân tại A � B B 1 1 C<br />
1 1 M 2 2 N<br />
Mà B 2 = B 1; C 2 = C 1 (hai góc đối đỉnh). 1 1<br />
<br />
<br />
Do đó B 2 = C 2 D E<br />
<br />
∆DMB và ∆ENC có: <br />
<br />
BD = CE, B 2 = C 2 , DMB<br />
<br />
= ENC = 900<br />
<br />
∆DMB = ∆ENC (cạnh huyền – góc nhọn) <br />
DM = EN (hai cạnh tương ứng)<br />
* Chứng minh ∆AMN cân:<br />
=E<br />
∆DMB = ∆ENC (cmt) � D (hai góc tương ứng) <br />
1 1<br />
<br />
=E<br />
Ta có: ∆ AMD = ∆ ANE (vì AD = AE, D , DM = EN )<br />
1 1<br />
<br />
<br />
AM = AN (hai cạnh tương ứng) � ∆AMN cân tại A.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 12<br />
SKKN: Một số kinh nghiệm vẽ thêm yếu tố phụ trong giải bài tập Hình học 7<br />
GV tiếp tục mở rộng bài toán bằng cách vẽ thêm yếu tố phụ như sau: Từ <br />
B kẻ BH vuông góc với AM tại H, từ C kẻ CK vuông góc với AN tại K, <br />
chúng cắt nhau tại I. Yêu cầu HS chứng minh:<br />
+) BH = CK, AH = AK<br />
+) AI là tia phân giác chung của hai góc BAC và góc MAN.<br />
+) AI là đường trung trực của BC<br />
+) Tam giác IBC cân. A<br />
+) AI vuông góc với DE<br />
Hướng dẫn giải: <br />
*Chứng minh: BH = CK, AH = AK: H K<br />
Ta có: ∆ AMD = ∆ ANE (cmt) 1 B C1<br />
M 2 2 N<br />
� MA<br />
D = NA<br />
E � HAB<br />
AC<br />
=K 1 1<br />
<br />
� ∆ABH = ∆ACK (vì AB =AC, HAB<br />
AC )<br />
=K D E<br />
I<br />
BH = CK, AH = AK (hai cạnh tương ứng)<br />
*Chứng minh: AI là tia phân giác chung của hai góc BAC và góc MAN.<br />
Ta có: ∆ AHI = ∆ AKI (vì AI chung, AH = AK) � HAI<br />
AI � MAI<br />
=K <br />
= NAI (1)<br />
∆ AMD = ∆ ANE (cmt) � MA<br />
D = NA<br />
E � HAB<br />
AC (2)<br />
=K<br />
Từ (1) và (2) � BAI<br />
AI (3)<br />
=C<br />
Từ (1) và (3) AI là tia phân giác chung của hai góc BAC và góc MAN.<br />
*Chứng minh: AI là đường trung trực của BC<br />
A Gọi O là giao điểm của AI và BC<br />
Khi đó ∆ ABO = ∆ ACO (Vì AB = AC, <br />
<br />
BAO =C AO , AO chung)<br />
<br />
H K (hai góc tương ứng)<br />
=O<br />
�O<br />
1 B 1 2 C1 1 2<br />
M N<br />
2<br />
O 2<br />
+O<br />
= 1800 (hai góc kề bù) nên <br />
1 1<br />
Mà O1 2<br />
<br />
= 900 � AO ⊥ BC tại O (4)<br />
O = O<br />
D I E 1 2<br />
<br />
<br />
Ta lại có: ∆ ABO = ∆ ACO OB = OC (2 cạnh <br />
tương ứng) (5)<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 13<br />
SKKN: Một số kinh nghiệm vẽ thêm yếu tố phụ trong giải bài tập Hình học 7<br />
Từ (4) và (5) AO là đường trung trực của BC hay AI là đường trung <br />
trực của BC.<br />
*Chứng minh tam giác IBC cân:<br />
∆ ABI = ∆ ACI (Vì AB = AC, BAI<br />
AI , AI chung) <br />
=C IB = IC (2 cạnh tương <br />
ứng) � ∆ IBC cân tại I.<br />
*Chứng minh AI vuông góc với DE:<br />
DE / / BC (cmt ) <br />
Ta có: �� AI ⊥ DE<br />
AI ⊥ BC (cmt )<br />
Bài toán trên vẫn có thể tiếp tục mở rộng theo hướng khác, chẳng hạn <br />
có thể yêu cầu HS chứng minh AI là đường trung trực của MN và DE; <br />
chứng minh HK // MN hoặc gọi P là trung điểm của DE, chứng minh ba <br />
điểm A, I, P thẳng hàng,...<br />
Ví dụ 2: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên cạnh BC lấy điểm D, trên <br />
tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho BD = CE. Từ D kẻ đường vuông góc <br />
với BC cắt AB ở M, từ E kẻ đường vuông góc với BC cắt AC ở N. Chứng <br />
minh MD = NE.<br />
<br />
A *Hướng dẫn giải: <br />
<br />
M Ta có: ∆ ABC cân tại A � B = C 1<br />
Mà C 1 = C 2 (hai góc đối đỉnh) nên B = C 2<br />
C E<br />
Hai tam giác vuông BDM và CEN có: <br />
1<br />
2<br />
B D<br />
(cmt) và BD = CE (gt)<br />
=C<br />
B 2<br />
<br />
N<br />
∆ BDM = ∆ CEN (cgv – gnk)<br />
MD = NE (2 cạnh tương ứng)<br />
*Sau khi học sinh giải xong, GV vẽ MN cắt DE t ại I. Yêu cầu HS chứng <br />
minh I là trung điểm của DE.<br />
A = IN<br />
Ta có: MD // NE ( ⊥ BC ) � M E (2 góc so le trong)<br />
1<br />
<br />
M<br />
1<br />
= IN<br />
Hai tam giác vuông DMI và ENI có: M E (cmt) và <br />
1<br />
<br />
<br />
1 C E<br />
MD = NE (gt)<br />
2<br />
I<br />
∆ DMI = ∆ ENI (cạnh góc vuông – góc nhọn kề)<br />
B D<br />
<br />
<br />
N DI = IE (2 cạnh tương ứng) hay I là trung điểm của <br />
DE.<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 14<br />
SKKN: Một số kinh nghiệm vẽ thêm yếu tố phụ trong giải bài tập Hình học 7<br />
* GV có thể tiếp tục vẽ thêm yếu tố phụ để tạo thêm hình như sau: <br />
Từ C kẻ đường vuông góc với AC, từ B kẻ đường vuông góc với AB, chúng <br />
cắt nhau tại O rồi yêu cầu HS chứng minh AO là đường trung trực của BC.<br />
*Hướng dẫn giải: <br />
Hai tam giác vuông ∆ ABO và ∆ ACO có: AB = AC, AO chung<br />
∆ ABO = ∆ ACO (cạnh huyền – cạnh góc vuông)<br />
� A1 = A<br />
(2 góc tương ứng) <br />
2<br />
<br />
<br />
Gọi H là giao điểm của AO và BC<br />
Xét ∆ ABH và ∆ ACH có: AB = AC, A1 = A2 , AH chung<br />
∆ ABH = ∆ ACH (c.g.c) A<br />
=H<br />
�H (2 góc tương ứng) và HB = HC 12<br />
1 2<br />
M<br />
(2 cạnh tương ứng) 1<br />
<br />
<br />
<br />
+H<br />
Mà H = 1800 (hai góc kề bù) C<br />
1 2 1 2 1 E<br />
=H = 900 � AH ⊥ BC tại H B D H I<br />
2<br />
<br />
� H 1 2<br />
<br />
<br />
� AO ⊥ BC tại trung điểm H của BC<br />
O N<br />
Vậy AO là đường trung trực của BC.<br />
Qua hai bài toán trên có thể thấy việc vẽ thêm yếu tố phụ có thể giúp giáo <br />
viên khai thác, mở rộng bài toán theo nhiều hướng khác nhau, tạo ra bài toán tổng <br />
hợp được rất nhiều kiến thức và nhiều cách chứng minh Hình học giúp giáo viên <br />
thuận lợi trong việc ôn tập hoặc ra đề kiểm tra.<br />
Trong quá trình giảng dạy, khi giáo viên đưa ra các bài tập có hình vẽ phức <br />
tạp và có nhiều câu hỏi ngay một lúc thì sẽ làm cho HS có cảm giác ngợp và vốn <br />
đã sợ làm bài tập hình thì lại càng sợ hơn. Không giống như Số học hay Đại số, <br />
chỉ cần nhìn đề bài là học sinh nhận ra được yêu cầu của bài toán, nhận biết <br />
được dạng toán, biết bài toán dễ hay khó và có làm được hay không, còn bài tập <br />
hình học thì bắt buộc học sinh phải vẽ được hình, dựa vào hình vẽ để giải, do <br />
mỗi bài lại có cách giải khác nhau nên học sinh thực sự cảm thấy rất khó khăn <br />
và luôn có tư tưởng ngại khó, sợ mình không làm được. Chính vì thế giáo viên <br />
không nên đưa ra các dạng bài tập có nhiều câu, mà nên khéo léo vẽ dần thêm <br />
các yếu tố phụ để mở rộng thêm bài toán sau khi học sinh làm xong từng câu, <br />
như vậy học sinh sẽ cảm thấy đỡ áp lực và hứng thú hơn với bài học mà giáo <br />
viên lại đưa ra được nhiều kiến thức tổng hợp cho học sinh.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 15<br />
SKKN: Một số kinh nghiệm vẽ thêm yếu tố phụ trong giải bài tập Hình học 7<br />
b.3. Vẽ thêm yếu tố phụ để giải các bài toán mà nếu không vẽ thêm <br />
yếu tố phụ thì không thể tìm được lời giải.<br />
Trong qua trình dạy và học Hình học, chắc chắn cả giáo viên và học sinh <br />
sẽ gặp phải những bài toán hình học mà nếu chỉ dựa vào các yếu tố bài toán đã <br />
cho thì chưa thể tìm được lời giải. Do đó cả GV và HS phải tìm cách vẽ thêm <br />
yếu tố phụ đưa bài toán về dạng quen thuộc hoặc có thể sử dụng các kiến thức <br />
đã học để giải. Việc vẽ thêm yếu tố phụ một cách hợp lý thực sự rất khó đối <br />
với nhiều học sinh, đòi hỏi phải có sự sáng tạo để thuận lợi cho việc giải toán <br />
chứ không phải vẽ một cách tùy tiện. Do đó giáo viên phải biết cách gợi ý, dẫn <br />
dắt học sinh để tìm ra cách vẽ thêm yếu tố phụ cho phù hợp với bài toán đặt ra.<br />
Ví dụ 1: Cho tam giác ABC vuông tại A có ABC = 600 . Chứng minh <br />
1<br />
AB = BC<br />
2<br />
Nếu chỉ dựa vào hình vẽ và các yếu tố đã cho thì chưa thể giải được bài <br />
toán. Do đó phải tìm cách vẽ thêm yếu tố phụ để giải. Vì ABC = 600 nên ta nghĩ <br />
đến việc tạo ra tam giác đều. Có thể vẽ thêm điểm D sao cho A là trung điểm <br />
của BD, khi đó ∆ ABD là tam giác đều, từ đó có thể giải được bài toán dễ dàng.<br />
*Hướng dẫn giải:<br />
C<br />
Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD = AB. <br />
1 2<br />
Ta có A2 = 900 (vì CA ⊥ DB )<br />
<br />
Xét ∆ ABC và ∆ ADC có: AB = AD, A1 = A<br />
= 900, AC <br />
2<br />
<br />
chung<br />
1 2<br />
<br />
B A D ∆ ABC = ∆ ADC (c.g.c) <br />
(2 góc tương ứng) <br />
=D<br />
�B<br />
∆ BCD có B = 600 nên là tam giác đều <br />
=D BD = BC = DC<br />
1 1<br />
Mà AB = AD � AB = BC<br />
2 2<br />
Qua bài toán này, giáo viên lưu ý HS: “ Nếu ∆ ABC vuông tại A có <br />
ABC = 600 hoặc ACB = 300 thì AB = 1 BC ”. Đây là một tính chất quan trọng mà HS <br />
2<br />
có thể sử dụng để làm các bài toán liên quan đến nửa tam giác đều.<br />
Ví dụ 2: Cho ∆ ABC có A = 600 . Chứng minh BC2 = AB2 + AC2 – AB . <br />
AC<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa – Trường THCS Buôn Trấp 16<br />
SKKN: Một số kinh nghiệm vẽ thêm yếu tố phụ trong giải bài tập Hình học 7<br />
<br />
Bài toán chỉ cho duy nhất một yếu tố là A = 600 , mà lại yêu cầu chứng <br />
minh BC2 = AB2 + AC2 – AB . AC. Dựa vào yếu tố đã cho thì chưa giải được bài <br />
toán nên ta nghĩ đến việc vẽ thêm yếu tố phụ là đường vuông góc để tạo ra nửa <br />
tam giác đều và để có thể áp dụng được định lý Pitago. Trong trường hợp ta vẽ <br />
yếu tố phụ là đường thẳng CH vuông góc với AB (H AB). Áp dụng định lý Pi<br />
tago vào các tam giác vuông HAC, HBC ta sẽ có điều phải chứng minh.<br />
*Hướng dẫn giải: <br />
A<br />
Vẽ đường thẳng CH vuông góc với AB (H AB). <br />
60<br />
<br />
H ∆ HAC vuông tại H có A = 600 nên là nửa tam giác <br />
2<br />
AC<br />
1<br />
đều � AH =<br />
2<br />
AC<br />
Ta có: HB = AB – AH = AB <br />
B C 2<br />
<br />
<br />
Áp dụng định lý Pitago vào ta giác vuông HAC , ta có:<br />
2<br />
AC � 3<br />
2<br />
AC = AH + HC 2 2<br />
HC = AC AH = AC �<br />
2 2 2 2<br />
� �= 4 AC<br />
2<br />
<br />
�2 �<br />
Áp dụng định lý Pitago vào ta giác vuông HBC, ta có:<br />
BC2 = HB2 + HC2<br />
2<br />
� AC � 3 � AC �<br />
� AC � 3<br />
= �AB − �+ AC = �AB −<br />
2<br />
�AB −<br />
� �+ AC<br />
2<br />
<br />
� 2 � 4 � 2 �<br />
� 2 �4<br />
� AC � AC � AC � 3 AC 2 3<br />
= AB �AB − �− �AB − �+ AC = AB − AB. AC +<br />
2 2<br />
+ AC 2<br />
� 2 � 2 � 2 �4 4 4<br />
= AB 2 + AC 2 − AB. AC<br />
Ví dụ 3: Cho tam giác ABC (AB