intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự phát triển kỹ năng xã hội của trẻ dưới 2 tuổi

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

136
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Như đa số những khía cạnh phát triển khác của bé, những kỹ năng xã hội xuất hiện trong một dạng có thể tiên đoán được và với tốc độ khác nhau của riêng từng bé. Con của bạn học những kỹ năng xã hội thông qua tiếp xúc với người khác, nhưng cách những kỹ năng này phát triển như thế nào sẽ bị ảnh hưởng bởi tính khí và giai đoạn phát triển của bé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự phát triển kỹ năng xã hội của trẻ dưới 2 tuổi

  1. Sự phát triển kỹ năng xã hội của trẻ dưới 2 tuổi Như đa số những khía cạnh phát triển khác của bé, những kỹ năng xã hội xuất hiện trong một dạng có thể tiên đoán được và với tốc độ khác nhau của riêng từng bé. Con của bạn học những kỹ năng xã hội thông qua tiếp xúc với người khác, nhưng cách những kỹ năng này phát triển như thế nào sẽ bị ảnh hưởng bởi tính khí và giai đoạn phát triển của bé. Bé trước 2 tuổi trải qua nhiều giai đoạn phát triển các kỹ năng xã hội cơ bản.
  2. Sau đây là một số giai đoạn để bạn có thể quan sát đối với con của mình. Trẻ 1 - 3 tháng Bé dành phần lớn thời gian để ăn và ngủ. Nhưng trong thời gian tỉnh táo, yên tĩnh, bé bắt đầu học hỏi về thế giới xung quanh. Bé học cảm giác được bế, âu yếm, chăm sóc và đu đưa. Khi bạn nói chuyện hoặc gần bé, bé nghe được giai điệu của giọng nói. Bé bắt đầu tạo ra âm thanh và phát hiện ra rằng người khác đang đáp lại bé. Ở lứa tuổi này, bé đáp ứng phần lớn đối với những cảm giác. Bé vẫy tay chân khi bạn vỗ nhẹ vào bé và cù nhẹ làm cho bé cười. Gương mặt trở thành một hình ảnh hấp dẫn đối với bé, vì vậy bé thích nhìn mặt đối mặt. Bằng cách nhìn sang chỗ khác hoặc bắt đầu quấy, bé cho bạn biết thời gian chơi như thế là đủ.
  3. Trẻ 3 - 6 tháng tuổi Giờ đây bé đã rất chú ý đến mọi người và thích khám phá mọi thứ xung quanh. Bé vẫn còn phụ thuộc vào bạn khi di chuyển quanh phòng và sẽ quấy khóc nếu đánh rơi đồ chơi hoặc bị kẹt ở một nơi chật chội. Hãy bồng Nguồn: Images. bé lên, bé sẽ chú ý và sẽ học cách giao tiếp với bạn thông qua những trò chơi. Lúc này bé đã biết cách đáp lại nhiều hơn, đặc biệt là đối với giọng nói tình cảm của bạn. Bé sẽ nhìn vào mắt bạn và cười khi bạn chơi với bé và bắt đầu cười to, cười rúc rích hoặc khóc giận dữ để biểu lộ cảm xúc của mình. Bởi vì bé học hỏi chủ yếu thông qua các giác quan nên bé luôn muốn sờ mó và bỏ vào miệng hầu như tất cả mọi thứ – bao gồm cả bạn nữa! Điều này giúp bé phát triển một sự gắn bó đối với bạn và những người quen khác.
  4. Bé tập bò (7 - 14 tháng tuổi) Khi đã biết bò, bé sẽ chủ động tìm đến bạn. Lúc này, bé cũng nhận biết được sự khác nhau giữa người quen và người lạ và có thể không muốn cho người lạ bồng. Rõ ràng là bé thích bạn hơn những người quen khác nhưng thường chấp nhận người Nguồn: Images. lạ một cách nhanh chóng. Khi bé biết bò dần dần biểu lộ sự trìu mến với người khác và học cách hôn và ôm. Lúc này bé có thể ăn bằng ngón tay và thậm chí giúp bạn trong việc mặc quần áo cho bé nữa. Bé thích vọc nước và chơi bóng, một phần bởi vì đây là cơ hội để chơi với bạn hoặc những người khác. Bé cũng rất thích chơi trò ú òa hoặc những trò chơi hai người khác.
  5. Trẻ biết đi chập chững (15 - 23 tháng tuổi) Con của bạn đang học cách để tạo nên sự cân bằng giữa độc lập và phụ thuộc. Bé mới tập đi liên hệ về mặt tình cảm đối với bạn mật thiết hơn trước, nhưng đã bắt đầu trở thành một cá nhân riêng biệt. Nếu trước đây, có thể bé thường chấp nhận tất cả những gì bạn làm nhưng lúc này đã bắt đầu phủ nhận, bé vẫn sẽ nói “không” ngay cả khi chẳng có cớ gì. Bé trở nên có sức thu hút và duy trì sự quan tâm của bạn tốt hơn. Lúc này, bé đã bắt đầu biết cách nhờ bạn giúp đỡ trong những việc quá khó. Những kỹ năng này sẽ quan trọng khi con của bạn bắt đầu đi học. Đừng trông đợi bé chia sẻ với bạn tất Nguồn: Images. cả mọi thứ vì bé có thể cất giấu đồ chơi. Bé có thể chơi cùng một chỗ với những đứa trẻ khác nhưng ít tiếp xúc với chúng ngoại trừ việc giành đồ chơi. Con trai và con gái thường chơi theo
  6. những cách khác nhau với những đồ chơi giống nhau. Ở lứa tuổi này bé bắt đầu chia sẻ cảm xúc của người khác. Thay vì khóc theo khi những đứa khác khóc, lúc này bé sẽ với tới để sờ, lau nước mắt hoặc dỗ đứa bé đang khóc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2