Sự tiến hóa của tiền
lượt xem 1
download
Tài liệu đơn giản giúp bạn dễ hình dung được sự "lớn lên" của đồng tiền chúng ta vẫn chi tiêu hằng ngày. Kiến thức này là cần thiết và quan trọng để áp dụng vào thực tiễn nhận thức của con người về tiền.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự tiến hóa của tiền
- SỰ TIẾN HOÁ CỦA TIỀN I. NHÌN LẠI LỊCH SỬ Từ xa xưa, con người đã trao đổi hàng hoá dư thừa với nhau thông qua một quy trình qua một quy trình gọi là hàng đổi hàng. Tuy nhiên, giá trị của mỗi loại hàng hoá trao đổi có thể được thương lượng và tiền tham gia vào quá trình này như một giải pháp thiết thực giúp đối phó với sự phức tạp của việc trao đổi hàng trăm loại hàng hoá khác nhau. Qua nhiều thế hệ, tiền đã xuất hiện dưới nhiều hình thức nhưng dù có vỏ bọc là gì đi nữa, dù dưới dạng hữu hình là tiền xu hay tiền giấy hay tiền điện tử, nó vẫn luôn mang lại một giá trị cố định giúp so sánh bất cứ món hàng nào. Theo thời gian, tiền ngày càng trở nên phức tạp. Thứ từng bắt đầu với tư cách là phương pháp tiện ghi nhận trao đổi thương mại hiện diện ở dạng xu và giấy, giờ đây lại chủ yếu ở dạng điện tử. Tuy nhiên, bản chất của tiền vẫn tuân theo quy luật cung cầu tất yếu. Quy luật cung cầu giải thích sự sẵn có của mọi loại hàng hoá và nhu cầu với hàng hoá đó ảnh hưởng đến giá của nó như thế nào. Khi cung thấp và cầu cao, giá của một sản phẩm có xu hướng tăng và ngược lại. Trong thị trường tự do, giá của một sản phẩm chỉ ổn định khi lượng cầu cân bằng với lượng cung, ta gọi đó là điểm cân bằng của thị trường. II. HÀNG ĐỔI HÀNG (10.000 – 3.000 NĂM TRƯỚC CÔNG NGUYÊN) Trong những hình thức thương mại đầu tiên, các hàng hoá cụ thể được trao đổi với nhau và được các bên thương lượng đồng ý là có giá trị tương
- đương. Adam Smith – nhà kinh tế học người Scotland, tác giả cuốn sách The Wealth of Nations (Sự thịnh vượng của các Quốc gia) – là một trong những người đầu tiên nhận ra nó là tiền thân của tiền. 1. Trong thực tiễn Về cơ bản, hàng đổi hàng bao gồm việc trao đổi một hàng hoá cho một hay nhiều hàng hoá có giá trị được coi là ngang bằng với nó. Trong hầu hết các trường hợp, hai bên mang hàng hoá và trao đổi trực tiếp với nhau tại thời điểm diễn ra giao dịch. Đôi khi, một trong hai bên sẽ chấp nhận một Tín phiếu (có thể hiểu đơn giản như một tờ giấy xác nhận là có thể trao đổi) hay thậm chí một thẻ đổi tiền mà hai bên đồng thuận là có thể trao đổi cho cùng một lượng hàng hoá hay thứ gì khác vào hôm sau. 2. Diễn ra như thế nào Hai bên thực hiện một giao dịch đổi hàng hoá và đồng ý với một mức giá, trực tiếp trao đổi hàng hoá cho nhau tại thời điểm đã thoả thuận. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện (Ví dụ như Lúa không phải lúc nào cũng có thể thu hoạch được ngay). Do đó, một bên có thể chấp nhận một Tín phiếu để trao đổi hàng hoá sau đó. Cuối cùng, những tín phiếu này có được giá trị của riêng chúng và người sở hữu Tín phiếu có thể trao đổi nó để đổi lấy những thứ khác nữa có cùng giá trị như hàng hoá gốc (Thay vì đổi lúa có thể đổi Đậu, Hoa quả,…). Và vì vậy, Tín phiếu giờ đây thực hiện chức năng như tiền thật. Ví dụ: Ông A mang 1 rổ Táo đến gặp ông B để đổi lấy một bao Gạo. Cả hai người trao đổi cho nhau ngay tại thời điểm gặp và đồng thuận về giá trị của chúng
- Ông A mang 1 rổ Táo đến gặp ông B để đổi lấy một bao Gạo. Nhưng hiện tại Lúa chưa thu hoạch được nên ông B chưa có Gạo để trao đổi. Do đó, ông A vẫn trao đổi rổ Táo đó cho ông B và 2 ông chấp thuận làm một Tín phiếu Gạo để đến 2 tháng sau, khi Lúa được thu hoạch và Gạo sẽ có thì ông A đến đưa Tín phiếu cho ông B ông để đối lấy một bao Gạo như đã thoả thuận trên Tín phiếu. Cũng tương tự như ví dụ trên, sẽ có rất nhiều các trao đổi khác diễn ra và chúng ta có các tín phiếu khác như Tín phiếu rượu, Tín phiếu củi, Tín phiếu quần áo,…Giả sử trong thời gian 2 tháng đợi lấy Gạo, ông A lại không cần Gạo nữa mà lại muốn có Rượu, mà ông A không có Tín phiếu rượu. Do đó, ông A tìm đến ông C (có Tín phiếu rượu chờ lấy rượu từ ông D) và trao đổi Tín phiếu Gạo của mình cho ông C để đổi lấy Tín phiếu rượu (ông C đang cần Gạo). Cuối cùng, ông A mang Tín phiếu rượu đến gặp ông D để trao đổi, ông C mang Tín phiếu gạo đến gặp ông B để trao đổi. Theo các ví dụ trên, có thể suy ra rằng: Nếu có một Tín phiếu được đa số mọi người công nhận và đồng thuận giá trị của nó cho một số lượng hàng hoá nhất định thì nó có thể được lưu hành trong nền kinh tế với vai trò là phương tiện trao đổi giá trị. Giả sử đồng thuận lấy Vỏ sò làm Tín phiếu được công nhận, có thể đổi 1 Vỏ sò lấy 1 chai rượu, 2 Vỏ sò lấy 1 bao Ngô,…. Nên Vỏ sò sẽ được công nhận là phương tiện trao đổi giá trị hay còn gọi là Tiền. II. CÁC ĐỒ TẠO TÁC ĐƯỢC DÙNG LÀM TIỀN (TỪ NĂM 7.000 TCV – NĂM 2.000)
- Từ những nỗ lực đầu tiên nhằm thiết lập giá trị cho hàng hoá để đổi lấy hàng, tiền đã xuất hiện dưới nhiều hình thức, từ Tín phiếu cho đến các vật tượng trưng như vỏ ốc, kim loại,.. 1. Vận hành ra sao Như đã biết ở Chương I, hàng đổi hàng là hình thức giao thương trực tiếp nhất. Từ khi chữ viết ra đời, các ghi chép giúp lưu lại chi tiết giá trị của hàng hoá đã được trao đổi cũng như các Tín phiếu có liên quan. Cuối cùng, những vật tượng trưng như Hạt, Vỏ ốc, Vỏ sò, mẩu vàng, bạc được ấn định cho một giá trị cụ thể nghĩa là chúng có thể được dùng để trao đổi trực tiếp lấy hàng hoá. Những đồng tiền xu đầu tiên được biết đến là tại Lydia, Tiểu Á khoảng 650 năm TCN chỉ là một bước đi rất nhỏ. Trong hơn 2.000 năm, tiền xu làm từ những kim loại quý như vàng, bạc, đồng đã tạo ra môi trường trao đổi tiền tệ trọng yếu. 2. Đặc điểm của Tiền trong giai đoạn này Tiền sẽ không phải là Tiền nếu nó không có tất cả các đặc điểm nhất định. Ẩn dưới tất cả các đặc điểm là sự tin tưởng: Mọi người phải tin tưởng rằng nếu họ chấp nhận tiền, họ có thể dùng nó để trao đổi hàng hoá. a) Là món đồ có giá trị Ban đầu, hầu hết Tiền đều có một giá trị nội tại. Ví như giá trị của kim loại quý đã được sử dụng để tạo ra Tiền xu. Tự thân nó đã đóng vai trò như một sự đảm bảo rằng đồng xu đó sẽ được chấp nhận. b) Lưu trữ giá trị Tiền đóng vai trò như một phương tiện mà con người có thể dùng để lưu trữ của cải của họ cho tương lai. Do đó, nó sẽ hữu ích nếu nó không dễ
- bị phá huỷ và có kích thước phù hợp để có thể lưu trữ và vận chuyển dễ dàng. c) Đơn vị tính toán Tiền có thể được sử dụng để lưu lại lượng của cải sở hữu, buôn bán hay tiêu dừng ở mức cá nhân cũng như Quốc gia. Nó hữu ích nếu có duy nhất một cơ quan có thẩm quyền được công nhận phát hành Tiền; nếu ai cũng có thể in tiền, niềm tin vào tiền sẽ biến mất. d) Phương tiện trao đổi Việc trao đổi tiền lấy hàng hoá một cách tự do và rộng khắp phải khả thi và giá trị của nó càng ổn định càng tốt. Giá trị tiền dễ chia nhỏ và có đủ các mệnh giá để thực hiện những giao dịch có giá trị thấp hay sử dụng tiền lẻ. 3. Mốc thời gian của những đồ tạo tác được dùng làm tiền 4.000 năm TCN: Các tấm chữ hình Nêm của người Sumer ghi lại những giao dịch hàng hoá trên các tấm đất sét. 1.000 năm TCN: Vỏ ốc được dùng làm tiền ở khắp Ấn Độ và Nam Thái Bình Dương. 600 năm TCN: Tại Lydia, một hỗn hợp từ vàng và bạc làm thành đồng xu, trên có dập nỗi chữ. 200 năm TCN: Tiền xu Trung Quốc có đục lỗ ở giữa làm từ đồng thau, đồng đỏ. 27 năm TCN: Tiền xu La Mã mang hình ảnh bán thân của hoàng đế.
- 1540 – 1640: Lạm phát Potosi. Người Tây Ban Nha phát hiện ra Bạc ở Potosi, Bolivia và gây ra một thế kỷ lạm phát 1553: Các thương nhân tại Anh bắt đầu thành lập các công ty cổ phần 1775: Quốc hội Mỹ cho phép phát hành đồng Đô la Mỹ năm 1775, nhưng mãi đến năm 1794, Bộ Tài chính mới đúc ra đồng tiền đầu tiên. 1844: Các nước trên thế giới bắt đầu định giá đồng tiền của họ theo lượng vàng sở hữu, gọi là Bản vị vàng. 1970: Thẻ Tín dụng ra đời 1990: Tiền đã có thể chuyển khoản qua các Ngân hàng 2008: Tiền kỹ thuật số Bitcoin được công bố. Giao dịch đầu tiên vào tháng 1/2009. III. TIỀN KỸ THUẬT SỐ 1. Hoạt động như thế nào Một đồng tiền KTS có hai đặc tính chính: Nó chỉ tồn tại ở dạng ảo. Thay vì được một ngân hàng Trung ương nào đó tạo ra, nó do một nhóm các chuyên gia (hay “thợ mỏ”) tạo ra bằng kỹ thuật số nhờ việc sử dụng phần cứng máy tính chuyên biệt. Được mã hoá bằng những mã kỹ thuật số liên tục thay đổi để giảm nguy cơ giả mạo. Tiền KTS có thể được chuyển khoản dễ dàng
- trên mạng lưới cá cá nhân độc lập với các tổ chức tài chính hay Chính phủ. Tổng số lượng của một loại tiền KTS là có giới hạn. Mỗi đồng do thợ mỏ tạo ra được liệt kê trên một sổ cái ảo công khai gọi là “Blockchain”. Mỗi đồng chi tiêu lại được lại được đăng ký trên cùng sổ cái. Do đó, khi chạm giới hạn, không có một đồng nào được tạo ra nữa. Kết quả là Tiền KTS được xem là ít chịu áp lực của lạm phát và giảm phát. 2. Làm thế nào để xác định giá trị của Tiền KTS a) Tổng giá trị của tất cả cá đồng và khối lượng giao dịch hằng ngày của chúng Tổng giá trị ở mức cao có thể là dấu hiệu cho thấy giá trị của mỗi đồng là cao hoặc đơn giản là có rất nhiều đồng trong lưu thông. Khối lượng giao dịch hằng ngày là một chỉ số cho biết số đồng được giao dịch. Cách tốt nhất là xem xét cả hai con số thống kê này cùng nhau. Một đồng tiền KTS có khối lượng giao dịch rất ổn định cũng như mức độ vốn hoá thị trường cao nhiều khả năng là có giá trị cao. Hiện nay, các đồng tiền KTS đang đứng top thị trường như BTC, ETH, BCH, LTC, XRP,… b) Các phương tiện được dùng để đảm bảo và xác thực các giao dịch Các đồng tiền mã hoá khác nhau có cách xác thực và đảm bảo giao dịch khác nhau. Các hệ thống phụ thuộc vào các phép tính toán học phức tạp và tính hiệu quả của chúng dựa trên thời gian tiến hành giao dịch và tính dễ bị tấn công của chúng. 3. So sánh tiền truyền thống và tiền KTS
- Tiền truyền thống Tiền KTS Các ngân hàng Trung ương in Các thợ mỏ tạo ra các đồng tiền, sau đó tiền được đưa vào bằng cách sử dựng các ph nền kinh tế chủ yếu là nhờ cứng đặc biệt. Sau đó, các đồ Tạo ra các ngân hàng bán lẻ dưới ảo này được đăng ký trên m hình thức cho vay sổ cái ảo công khai trực tuy là Blockchain. Các ngân hàng bán lẻ liên tục Mã hoá an ninh được tích h bám sát các giao dịch để tìm ra vào mã của từng đồng ảo. C Kiểm soát dấu hiệu của hoạt động khả bài toán phức tạp liên tục th nghi. đổi giúp ngăn ngừa việc g lận. Tiền được giữ trong các ngân Được giữ trong ví điện tử c Cất trữ hàng cùng với hồ sơ của các cá nhân. Hồ sơ được g người gửi trong một sổ cái ảo Các giao dịch được thực hiện Thực hiện trên các sàn ho Chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng chuyển khoản qua các ví đi tử Được xác định bằng nhiều Giá trị hơn khi dễ sử dụng hơ Giá trị yếu tố như kinh tế, lượng thời gian giao dịch ngắn hơ tiền trong lưu thông thanh khoản tốt và an toàn hơ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
PHÂN TÍCH SỰ HÌNH THÀNH TƯ DUY CỦA ĐẢNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
3 p | 2783 | 350
-
XÂY DỰNG VĂN HOÁ ĐÔ THỊ VÀ VĂN HOÁ QUẢN LÝ Ở CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM
16 p | 531 | 240
-
Trắc nghiệm môn lý thuyết tiền tệ
13 p | 822 | 229
-
Trình bày sự hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân và giá cả SX
1 p | 1002 | 112
-
NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VỚI SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA ĐẤT NƯỚC
9 p | 399 | 101
-
SỰ CẦN THIẾT CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA - 1
11 p | 714 | 95
-
Khái niệm công nghiệp hoá - hiện đại hoá
11 p | 836 | 93
-
Vai trò của Pháp luật tư sản 1
6 p | 331 | 68
-
Tiền thuê nhà của quí vị được tính như thế nào?
7 p | 142 | 49
-
Khái Niệm văn hóa. Phương hướng, quan điểm chỉ đạo và tính chất của nền văn hóa VN tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
6 p | 167 | 23
-
Hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế trước hết xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của người có hành vi bị hình sự hoá.
8 p | 93 | 12
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 5: Mô hình cân bằng chung tổng quát
12 p | 152 | 11
-
CHƯƠNG I: KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP
10 p | 73 | 6
-
Bài giảng môn học Kinh tế chính trị: Chương 2 (Phần 1) - Ngô Quế Lân
10 p | 56 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần Lịch sử các học thuyết kinh tế
20 p | 15 | 3
-
Bài giảng môn học Kinh tế chính trị: Chương 2 (Phần 2) - Ngô Quế Lân
11 p | 39 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 6 - PGS. TS Hà Quỳnh Hoa
11 p | 33 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn