Học thuyết doanh nghiệp - Chương 5: Thuyết ngẫu nhiên
lượt xem 4
download
Tài liệu trình bày các nội dung về thuyết ngẫu nhiên, khái quát bối cảnh ra đời và phát triển của học thuyết; nội dung chính của học thuyết, về các các khái niệm, quan điểm, các yếu tố ngẫu nhiên tác động tới hiệu suất của doanh nghiệp; mô hình lý thuyết tác động ngẫu nhiên đến doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Học thuyết doanh nghiệp - Chương 5: Thuyết ngẫu nhiên
- HocThuyetDoanhNghiep.edu.vn Chương 5 THUYẾT NGẪU NHIÊN Thuyết ngẫu nhiên (Contingency Theory) đề cao vai trò và tầm ảnh hưởng của các yếu tố tình huống tới hoạt động của các doanh nghiệp (Lawrence và Lorsch, 1967). Học thuyết giải thích các mối quan hệ giữa các yếu tố tác động và kết quả trên cơ sở phân tích hành vi, hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời lý giải những yếu tố tình huống cụ thể, như môi trường, công nghệ, kinh nghiệm và quy mô, có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ trên. Chương này giới thiệu và trình bày các nội dung về thuyết ngẫu nhiên. Phần 1 khái quát bối cảnh ra đời và phát triển của học thuyết. Phần 2 trình bày những nội dung chính của học thuyết, về các các khái niệm, quan điểm, các yếu tố ngẫu nhiên tác động tới hiệu suất của doanh nghiệp. Tiếp theo các mô hình lý thuyết tác động ngẫu nhiên đến doanh nghiệp sẽ được trình bày trong 3 phần cuối của chương. 1. CÁC KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT Trong thập niên 50 thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu lý thuyết tổ chức phân theo hai trường phái tiếp cận khác nhau. Trường phái thứ nhất cho rằng doanh nghiệp là một hệ thống khép kín; thành công và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào các mối quan hệ nội bộ, như quan hệ giữa người lao động, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa người giám sát và người thực hiện... (Szilagyi và Wallace, 1983). Theo trường phái thứ hai, doanh nghiệp là một hệ thống mở, các học giả tập trung nghiên cứu các giải pháp tốt nhất, để một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong tất cả các tình huống (Simon, 1957; Burns và Stalker, 1961). Dựa trên những nghiên cứu này, Lawrence và Lorsch (1967) đề xuất “thuyết ngẫu nhiên” nhằm giải thích sự phát triển và thành công của các doanh nghiệp. Phát triển thuyết ngẫu nhiên từ những cơ sở ban đầu của Lawrence và Lorsch (1967), các nhà nghiên cứu đều đồng thuận có mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau giữa doanh nghiệp và môi trường của nó. Thành công của doanh nghiệp chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài như môi trường, chiến lược, công nghệ, quy mô, văn hóa… của doanh nghiệp đó. Quá trình chọn lọc tự nhiên dẫn đến doanh nghiệp phải có cơ cấu thích ứng với đặc điểm môi trường; nói cách khác chỉ những doanh nghiệp có cấu trúc phù hợp với môi trường mới có khả năng tồn tại. Một doanh nghiệp mạnh phải có một cơ cấu phù hợp với các điều điện công nghệ, nhân lực, nguồn lực…, cho phép doanh nghiệp phát triển ổn định trong mọi hoàn cảnh của môi trường bên ngoài. 89
- Học thuyết doanh nghiệp 1.1. Những khái niệm cơ bản Có ba khái niệm cốt lõi xuyên suốt thuyết ngẫu nhiên, gồm: (i) môi trường (Enviroment), (ii) cơ cấu tổ chức (Organizational structure), và (iii) hiệu quả (Organizational performance). Khái niệm môi trường: Môi trường của doanh nghiệp là tập hợp tất cả các yếu tố tồn tại xung quanh phạm vi doanh nghiệp và có khả năng tác động đến một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Khái niệm này cho phép phân biệt giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của doanh nghiệp. Các yếu tố môi trường bên ngoài bao gồm hệ thống chính sách, luật pháp, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp nguyên liệu... Các yếu tố thuộc môi trường bên trong xuất phát từ nội tại của doanh nghiệp, bao gồm một số yếu tố như công nghệ, trình độ quản lý, năng lực sản xuất, văn hóa doanh nghiệp… Các yếu tố thuộc hai môi trường bên trong và bên ngoài có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau trong quá trình vận hành hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi nắm bắt và kiểm soát được toàn bộ các tác động do môi trường bên trong và bên ngoài gây ra (Lawrence và Lorsch, 1967). Ngoài ra, dưới tác động của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, xuất hiện thêm các yếu tố từ môi trường quốc tế, cũng có ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường quốc tế bao gồm các quy định, tiêu chuẩn chung của thế giới, các chính sách xuyên quốc gia hoặc các đối thủ cạnh tranh quốc tế. Những yếu tố này tác động trực tiếp đến tiêu chuẩn sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu. Khái niệm cơ cấu tổ chức: cơ cấu tổ chức xác định các hoạt động như sắp xếp công việc, phối kết hợp và kiểm soát được điều hành như thế nào nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp (Pugh, 1990)54. Cơ cấu của một doanh nghiệp cần phải được xây dựng dựa trên sự phân biệt rõ ràng các nhiệm vụ và mục tiêu chính của doanh nghiệp. Trong đó những nhiệm vụ nhỏ cần phải phù hợp với mục tiêu tổng thể (Pennings và Goodman, 1977). Khái niệm hiệu quả của tổ chức: Hiệu quả của doanh nghiệp đo lường bằng tỷ lệ giữa kết quả công việc đạt được so với các nguồn lực đã bỏ ra. Nói cách khác, hiệu quả được xác định trên cơ sở so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra trong quá trình thực hiện một nhiệm vụ, mục tiêu của doanh nghiệp. Hiệu quả càng cao khi tỷ lệ giữa kết quả đạt được trên chi phí bỏ ra càng lớn và ngược lại. Mối quan hệ giữa cơ cấu và hiệu suất của doanh nghiệp: Nhìn chung, đa phần các nhà nghiên đồng nhất quan điểm rằng cấu trúc tổ chức và hiệu quả của doanh nghiệp có mối quan 54 An organizational structure defines how activities such as task allocation, coordination and supervision are directed toward the achievement of organizational aims. 90
- Chương 5. Thuyết ngẫu nhiên hệ chặt chẽ với nhau. Bản chất của mối quan hệ nay chính là sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào tác động của các yếu tố ngẫu nhiên từ môi trường bên ngoài (Pennings và Goodman, 1977). Cơ cấu tổ chức và hiệu quả của doanh nghiệp có mối quan hệ nhân quả. Một doanh nghiệp có cơ cấu ổn định, phù hợp với môi trường, trong dài hạn, sẽ đạt được hiệu quả vận hành sản xuất kinh doanh cao, và ngược lại. Trong ngắn hạn, một doanh nghiệp có cơ cấu tốt tại một thời điểm nhất định chưa chắc đã đạt được hiệu suất như mong muốn, vì trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp còn phải chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. 1.2. Các nội dung cơ bản của học thuyết Có bốn nội dung quan trọng xuyên suốt toàn bộ thuyết ngẫu nhiên (Lawrence và Lorsch, 1967), gồm: i. không có phương pháp nào tốt nhất có thể xử lý mọi tình huống mà doanh nghiệp gặp phải; ii. các quy trình và cơ cấu của một doanh nghiệp phải phù hợp với môi trường của nó; iii. để hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp cần đảm bảo sự phù hợp giữa các mối quan hệ bên trong (cơ cấu tổ chức) và bên ngoài (đặc điểm môi trường); và iv. doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi có cấu trúc quản lý phù hợp với các nhiệm vụ và bản chất của từng nhóm công việc và đặc điểm môi trường cụ thể. Burns và Stalker (1961) nhấn mạnh đến mức độ phù hợp trong điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp riêng lẻ. Các doanh nghiệp thành công phải có cơ cấu tổ chức tương xứng với mức độ phức tạp của môi trường mà nó đang hoạt động. Burns và Stalker (1961) cũng chỉ ra các loại hình cơ cấu tổ chức tối ưu cho phép các doanh nghiệp quản lý và kiểm soát tác động của môi trường, gồm: (1) tổ chức theo cấu trúc cơ học (Mechanistic Organizations) trong môi trường ổn định; và (2) tổ chức theo cấu trúc hữu cơ (Organic Organizations) trong môi trường không ổn định. Đặc trưng của các doanh nghiệp cơ học là mức độ phức tạp cao trong các nhiệm vụ và cơ chế kiểm soát chặt chẽ từ thấp xuống cao. Các doanh nghiệp cơ học tương đối khép kín và phù hợp với điều kiện môi trường tương đối ổn định. Các doanh nghiệp này được lập trình rõ ràng và có cấu trúc phân cấp thứ bậc chặt chẽ. Ngoài ra, thay vì phân chia công việc dựa trên mức độ hiệu quả trong giải quyết công việc, nhiệm vụ của doanh nghiệp cơ học được phân chia cố định theo vị trí việc làm của nhân viên. Ngược lại, các doanh nghiệp hữu cơ đặc trưng bởi khả năng linh hoạt trong doanh nghiệp và phân công công việc. Các doanh nghiệp hữu cơ hoạt động chủ yếu căn cứ theo kết quả đạt được, hay nói một cách khác, kết quả hoạt động là mục tiêu cuối cùng định hướng toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Họ tập trung vào cách thức kết hợp của các thành viên 91
- Học thuyết doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Các đặc điểm này cho phép các doanh nghiệp hữu cơ có khả năng thích nghi cao với những tình huống bất ngờ từ thị trường, bởi cơ chế kiểm soát, hoạt động không quá chặt chẽ và gò bó như các doanh nghiệp cơ học. Tựu chung lại, sự khác biệt giữa hai mô hình tổ chức được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4: Sự khác biệt giữa tổ chức cơ học và tổ chức hữu cơ Tổ chức cơ học Tổ chức hữu cơ (Mechanistic Organizations) (Organic Organizations) Hoạt động theo cơ chế cấp trên quản Cấp trên chỉ có vai trò khuyến khích và lý và kiểm soát cấp dưới; hướng dẫn cho cấp dưới hoạt động nhằm nâng cao trách nhiệm của cấp dưới với Cấp trên có trách nhiệm lớn nhất đối công việc; với sự thành công trong hoạt động của tổ chức Nhiệm vụ và vai trò của cá nhân được thay đổi linh hoạt để phù hợp để phản ứng Mỗi cá nhân có nhiệm vụ và vai trò nhanh với những bất ngờ từ môi trường; được xác định rõ ràng, chắc chắn; Mất nhiều chi phí trong hoạt động vì đòi Nhấn mạnh về kỷ luật nghiêm ngặt hỏi quản lý nhiều thời gian, tiền bạc và và trật tự; công sức để được chi phối toàn bộ bộ máy; Được sử dụng khi môi trường ổn Chỉ sử dụng khi cần thiết; tức là khi môi định. trường bên ngoài là không ổn định và thay đổi nhanh chóng. Nguồn: Burns và Stalker (1961) Các mô hình tổ chức cơ học và hữu cơ chỉ phát huy hết ưu điểm khi được áp dụng trong điều kiện môi trường phù hợp. Cụ thể, cơ cấu cơ học đòi hỏi doanh nghiệp có ưu thế về đội ngũ nhân viên chuyên môn hóa cao trong môi trường ổn định; khi các nhiệm vụ được xác định rõ ràng và ổn định, các cá nhân thực hiện thuần thục công việc của mình sẽ đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, đối với môi trường không ổn định, các doanh nghiệp phân công công việc một cách linh hoạt sẽ dễ dàng phản ứng, thích nghi kịp thời hơn với các tình huống bất ngờ. Trong trường hợp này, mức độ tập trung, kiểm soát chặt chẽ sẽ hạn chế khả năng thích ứng của doanh nghiệp. Ngược lại, sự thiếu chặt chẽ trong kiểm soát và phân công nhiệm vụ trong tổ chức hữu cơ khiến doanh nghiệp áp dụng không đạt được hiệu suất tối đa trong trường hợp điều kiện môi trường ổn định và có thể dự đoán trước (Burns và Stalker, 1961). Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn mô hình tổ chức phù hợp với điều kiện của mình và mức độ ổn định của môi trường mà mình đang hoạt động. 92
- Chương 5. Thuyết ngẫu nhiên Theo hướng tiệp cận khác, thuyết ngẫu nhiên liên quan đến hoạt động ra quyết định trong doanh nghiệp. Theo đó, hiệu quả của một quyết định phụ thuộc vào một một số yếu tố ngẫu nhiên như: tầm quan trọng của quyết định; lượng thông tin có được liên quan; khả năng chấp nhận thực hiện quyết định của nhân viên…. Định hướng nghiên cứu này nhập với học thuyết ra quyết định sẽ được trình bày cụ thể hơn trong chương 12 của cuốn sách này. 1.3. Các yếu tố ngẫu nhiên quan trọng Quy mô (Size) Quy mô trong thuyết ngẫu nhiên liên quan đến số lượng lao động trong doanh nghiệp; mặc dù yếu tố này cũng có thể phản ánh phạm vu địa lý, doanh thu hoặc vốn hóa thị trường của doanh nghiệp. Khi quy mô doanh nghiệp tăng, sự phân cấp trong cơ cấu cũng gia tăng nhưng với tốc độ chậm hơn; sự phân cấp này cũng hàm ý tính phức tạp trong cơ cấu tổ chức tăng. Về cơ bản, phân cấp trong cơ cấu bao gồm ba loại, cụ thể: (i) phân cấp theo chiều ngang (Horizontal differentiation), theo chiều dọc (Vertical differentiation) và theo không gian (Spatial differentiation) (Blau và Schoenherr, 1971). Trong đó, phân cấp theo chiều ngang thể hiện qua số lượng phòng ban và mức độ chuyên môn hóa trong doanh nghiệp. Phân cấp theo chiều dọc đề cập đến các lớp quản lý trong hệ thống phân cấp, số lượng cấp dưới và phạm vi kiểm soát. Phân cấp theo không gian hàm ý độ bao phủ địa lý và sự tách biệt vật lý của cơ sở vật chất và nhân sự trong doanh nghiệp. Blau và Schoenherr (1971) kết luận rằng gia tăng quy mô là nguyên nhân dẫn đến gia tăng độ phức tạp trong cơ cấu tổ chức. Vì vậy, cơ cấu tổ chức thay đổi khi yếu tố ngẫu nhiên quy mô thay đổi. Chiến lược (Strategy) Chiến lược là yếu tố ngẫu nhiên quan trọng có thể ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức. Khi doanh nghiệp phát triển và gia tăng dòng sản phẩm, các đơn vị kinh doanh hoặc các bộ phận mới hình thành. Nói cách khác, chiến lược sản xuất và cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ mới sẽ đòi hỏi hệ thống cung ứng riêng; và đòi hỏi thiết lập một bộ phận phân cấp mới dành riêng cho chiến lược này. Điều này dẫn đến sự gia tăng phân cấp và thay đổi cơ cấu tổ chức (Chandler, 1962). Đồng nghĩa, cơ cấu tổ chức thay đổi theo các chiến lược khác nhau của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp đa quốc gia, yếu tố ngẫu nghiên chiến lược có ảnh hưởng lớn hơn đến cơ cấu tổ chức. Với đặc thù là các doanh nghiệp hoạt động xuyên biên giới, các chiến lược của loại hình doanh nghiệp này đòi hỏi quy mô vốn và khả năng quản lý tổ chức cao. Khi doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động của mình, các nhà quản lý thường xác định cơ cấu tổ chức thông qua chiến lược mở rộng. Cơ cấu tổ chức tập trung phù hợp với các 93
- Học thuyết doanh nghiệp doanh nghiệp mong muốn duy trì quyền quyết định của các nhà sáng lập doanh nghiệp. Trong khi đó, cơ cấu tổ chức phân cấp phù hợp với các doanh nghiệp muốn các nhà quản lý ở các đơn vị nước ngoài cũng có thể đưa ra quyết định của họ. Như vậy, có thể khẳng định cơ cấu tổ chức được quyết định bởi yếu tố ngẫu nhiên chiến lược. Môi trường (Environment) Sự bất ổn của môi trường là một khía cạnh quan trọng trong thuyết ngẫu nhiên; theo đó, xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp cho phép doanh nghiệp quản lý hiệu quả hơn những bất ổn môi trường. Burns và Stalker (1961) chú trọng nghiên cứu tác động của môi trường đối với cơ cấu tổ chức với vai trò là một yếu tố ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc cơ học (mechanistic structure) phù hợp với môi trường ổn định và cấu trúc hữu cơ (organic structure) phù hợp với môi trường thay đổi nhanh, khủng hoảng và năng động (Burns và Stalker, 1961, tr. 161). Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn tập trung phân tích sự cân bằng giữa cấu trúc không linh hoạt và cấu trúc linh hoạt; và cho rằng sự cân bằng này có liên quan trực tiếp với môi trường của doanh nghiệp. Quan điểm về cấu trúc cơ học và hữu cơ của Burns và Stalker (1961) tương đồng với cấu trúc hành chính (bureaucracy) và dân chủ (adhocracy) trong mô hình của Mintzberg (1993). Cụ thể, cấu trúc hành chính (cơ học) phù hợp với các doanh nghiệp có cơ cấu cứng nhắc và gặp khó khăn trong việc đối phó với những thay đổi đột ngột của môi trường bên ngoài. Cấu trúc dân chủ (hữu cơ) lý tưởng cho các doanh nghiệp có khả năng thích nghi cao và có thể thay đổi nhanh để phù hợp với môi trường bên ngoài. Như vậy, môi trường là yếu tố ngẫu nhiên có ảnh hưởng quyết định đến cơ cấu tổ chức (Blau và Schoenherr, 1971). Lawrence và Lorsch (1967) khẳng định mối quan hệ giữa môi trường bên ngoài và mức độ phân hóa và hội nhập nội bộ trong doanh nghiệp. Môi trường phức tạp làm gia tăng mức độ phân cấp trong doanh nghiệp và có tác động đến hiệu suất của doanh nghiệp (Lawrence và Lorsch, 1967). Như vậy, cơ cấu tổ chức được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện môi trường. Nói cách khác, bản chất của môi trường dẫn đến thay đổi cơ cấu tổ chức. Môi trường càng ổn định thì cấu trúc của doanh nghiệp càng ổn định và ngược lại (Lawrence và Lorsch, 1967). Yếu tố ngẫu nhiên môi trường là tiền đề của học thuyết về cơ cấu tổ chức phát triển sau này. Các nghiên cứu về tác động của môi trường ngẫu nhiên hình thành mô hình tác động ngẫu nhiên và thuyết ngẫu nhiên thay đổi cơ cấu tổ chức, sẽ được trình bày trong các phần tiếp theo sau đây. 2. MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG NGẪU NHIÊN Hoạt động vận hành của doanh nghiệp chịu tác động lớn bởi các yếu tố ngẫu nhiên bên trong và bên ngoài, đỏi hỏi doanh nghiệp luôn cần có các phương án ứng phó với những 94
- Chương 5. Thuyết ngẫu nhiên thay đổi có thể xảy ra (Luthans và Stewart, 1977). Nói cách khác, trong hoạt động quản lý, doanh nghiệp cần xây dựng một mô hình cụ thể, chi tiết nhằm kết nối các bộ phận để đạt mục tiêu chung. Mô hình ngẫu nhiên cho phép doanh nghiệp xác định các biến số hay các yếu tố có liên quan và có ảnh hưởng tới hiệu quả của hệ thống quản lý, gồm: (i) Hệ thống biến sơ cấp; (ii) Hệ thống biến thứ cấp; (iii) Tổ hợp các biến. Đây là những nội dung quan trọng mà nhà quản lý cần phân tích cân nhắc khi đưa ra các quyết định và chiến lược của doanh nghiệp. Biến môi trường Cách thức tổ chức (Environmental (Organization Suprasystem E) M x R) Biến Nguồn lực Các tiêu chí (Resource (Performance Subsystem R) Criteria MxE) Biến quản lý Hiệu quả (System (Management Performance Subsystem M) MxRxE) Biến tình huống (Situation ExR) Nguồn: Luthans và Stewart (1977, trang 186) Hình 4: Mô hình ngẫu nhiên của hệ thống các tổ chức (i) Biến sơ cấp (The Primary System Variables) Biến sơ cấp biến là những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể như các yếu tố về môi trường, nguồn vốn, nguồn nguyên liệu và cách thức quản lý của doanh nghiệp. Biến môi trường (Environmental Variables) Biến môi trường là các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhưng nằm ngoài khả năng kiểm soát và quản lý của doanh nghiệp (Luthans và Stewart, 1977). Vì vậy, doanh nghiệp cần tăng cường các biện pháp quản lý hướng vào từng loại biến môi trường cụ thể, tạo cơ sở cho khả năng thích ứng mà mở rộng hoạt động ra toàn bộ thị trường. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần xác định, phân loại đúng tính chất, nguồn gốc, mức độ tác động của các yếu tố môi trường. Có nhiều cách phân loại môi trường, mỗi cách phân loại sẽ làm nổi bật một khía cạnh cụ thể của môi trường. 95
- Học thuyết doanh nghiệp Phân theo vị trí của các yếu tố, môi trường của doanh nghiệp gồm có môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Các yếu tố môi trường bên ngoài như hệ thống chính sách, luật pháp, đối thủ cạnh tranh,... hoạt động dựa trên quy luật khách quan và nằm ngoài khả năng kiểm soát của nhà quản lý. Ngược lại, các doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong sắp xếp, thay đổi các yếu tố thuộc môi trường bên trong, như các yếu tố công nghệ, trình độ quản lý, năng lực sản xuất,... của mình. Theo tính chất của các yếu tố, môi trường được phân thành gồm 2 nhóm: (i) các yếu tố môi trường cụ thể bao gồm một số yếu tố như khách hàng; nhà cung cấp; chất lượng, trình độ, kỹ năng người lao động; đối thủ cạnh tranh,... và (ii) yếu tố môi trường tổng quát, bao gồm các yếu tố như văn hóa, xã hội, công nghệ, giáo dục, pháp lý, chính trị, kinh tế… Các yếu tố môi trường cụ thể có ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể đến hoạt động, tổ chức của doanh nghiệp. Trong khi đó, các yếu tố trong môi trường nói chung chỉ tác động gián tiếp tới doanh nghiệp, và đóng vai trò trung gian tạo điều kiện cho các yếu tố môi trường cụ thể tồn tại và phát triển. Biến nguồn lực (Resource Variables) Các yếu tố thuộc biến nguồn lực được phân loại thành 2 nhóm: nguồn nhân lực và các nguồn lực khác. Biến nguồn nhân lực liên quan đến các đặc điểm về kỹ năng, trình độ học thức, kiến thức xã hội, quy mô, tuổi tác, và một số đặc điểm nhân về nhu cầu, thái độ, kỳ vọng, mục tiêu, và động lực của người lao động. Các nguồn lực khác bao gồm các yếu tố như: nguyên liệu, nhà máy, thiết bị, vốn, sản phẩm hoặc các loại dịch vụ của doanh nghiệp. Tương tự như các biến môi trường, các biến về nguồn lực được coi là các biến độc lập trong mô hình ngẫu nhiên tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; từ đó đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này, cũng như xác định các nguồn lực quyết định khả năng thành công của doanh nghiệp (Luthans và Stewart, 1977). Biến quản lý (Management Variables) Biến quản lý được thể hiện qua các chính sách, thông lệ được han hành và giám sát thực hiện bởi nhà quản lý nhằm hoàn thành các mục tiêu để ra của doanh nghiệp. Trong đó, nhà quản lý là một cá nhân cụ thể, có thẩm quyền đưa ra các quyết định liên quan đến việc phân bổ hoặc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp (Luthans và Stewart, 1977). Biến quản lý cũng được chia thành 2 loại, gồm: biến hành vi quản lý và phương pháp quản lý. Biến hành vi bao gồm các hoạt động góp phần tạo động lực làm việc; nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện nhiệm vụ của người lao động nói riêng và của doanh nghiệp nói chung. Một số biến hành vi điển hình như hoạt động khen thưởng, phong cách lãnh đạo, xử lý vi phạm… Biến phương pháp tổ chức bao gồm các mô hình ra quyết định và quản lý thông tin/ dữ liệu trong doanh nghiệp. 96
- Chương 5. Thuyết ngẫu nhiên (ii) Biến thứ cấp (The Secondary System Variables) Các biến thứ cấp là kết quả của quá trình tương tác, kết hợp giữa các biến sơ cấp. Có ba biến hệ thống thứ cấp chính, gồm: biến tình huống môi trường, tổ chức và các tiêu chí đặt ra để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Biến tình huống (Situation Variables) Biến tình huống trong mô hình ngẫu nhiên là tập hợp các biến được tạo ra bởi sự tương tác của các biến môi trường (E) và các nguồn lực (R). Hệ thống các biến thứ cấp tình huống miêu tả trạng thái bên trong và bên ngoài doanh nghiệp; căn cứ vào đó, nhà quản lý thiết lập các biện pháp thích hợp, đảm bảo sự tương tác giữa các yếu tố, tạo vận hành cho doanh nghiệp (Luthans và Stewart, 1977). Biến tổ chức (Organizational Variables) Trên mô hình ngẫu nhiên, tập hợp các giao điểm của biến quản lý (M) và nguồn lực (R) tạo nên biến tổ chức. Ví dụ điển hình về biến tổ chức là cơ cấu tổ chức, thể hiện cách thức thiết lập, tổ chức các mối quan hệ chính thức giữa các thành viên trong tổ chứ. Lawrence và Lorsch (1967) khẳng định cấu trúc tổ chức có mối quan hệ trực tiếp với môi trường. Mô hình ngẫu nhiên nhấn mạnh cấu trúc không chỉ chịu tác động từ môi trường mà còn nhiều yếu tố xung quanh khác như quản lý (M) và nguồn lực (R). Kiểm soát tốt các yếu tố quản lý và nguồn lực trong xây dựng và phát triển cấu trúc sẽ cho phép doanh nghiệp dễ dàng ứng phó với các tình huống ngẫu nhiên. Cụ thể, khi hiểu được vai trò và tác động của các yếu tố khác nhau tới hoạt động quản lý, tổ chức hay các nhà quản lý có thể chủ động hơn trong phân bổ nguồn lực, cũng như phản ứng với các tình huống bất ngờ xảy ra từ môi trường. Một doanh nghiệp chỉ có thể thành công khi xây dựng, phát triển, và quản lý cấu trúc tổ chức phù hợp với các yếu tố ngẫu nhiên (Luthans và Stewart, 1977). Biến tiêu chí hiệu suất (Performance Criteria Variables) Biến thứ ba trong hệ thống các biến thứ cấp được xác định bởi giao điểm của biến môi trường (E) và biến quản lý (M). Đây là tập hợp các tiêu chí đánh giá hiệu quả được thực hiện bởi các biến có liên quan trong hệ thống cấu trúc tổ chức. Xác định rõ biến này cho phép doanh nghiệp quản lý và kiểm soát có hiệu quả quá trình thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Các biến tiêu chí là căn cứ để nhà quản lý xác định các chỉ tiêu hoạt động, tính khả thi của mỗi chỉ tiêu và mục tiêu liên quan của doanh nghiệp; từ đó thiết lập những thay đổi cần thực hiện khi phân bổ các nguồn lực sẵn có, góp phần đạt được hoặc duy trì mức hiệu suất tối thiểu cần phải có so với chỉ tiêu đề ra. (iii) Tổ hợp tất cả các biến (The Tertiary System Variables) Hệ thống biến thứ ba được tạo ra từ sự tương tác của tất cả các biến sơ cấp và thứ cấp trong mô hình ngẫu nhiên. Đây là tập hợp các biến hiệu suất hệ thống, với kết quả đầu ra là 97
- Học thuyết doanh nghiệp hiệu quả thực tế của doanh nghiệp, được đo lường dựa trên biến tiêu chí có liên quan. Tổ hợp tất cả các biến là sự kết hợp đặc biệt trong mô hình thuyết ngẫu nhiên, nhấn mạnh mối liên kết quan trọng giữa các biến lý thuyết và kết quả thực tế đạt được; góp phần nâng cao tính khả thi của mô hình đối với phát triển thực tế của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa các biến sơ cấp, thứ cấp và biến tổng hợp được minh họa trong hình dưới. Theo đó, các biến môi trường, quản lý và nguồn lực có mối quan hệ tương tác với nhau và ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất của doanh nghiệp. Mô hình cơ bản này là nền tảng lý thuyết phát triển mô hình SARFIT và ma trận GCT cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp sau này. Môi trường (Environmental) Tình huống Hiệu quả Hiệu quả (Situational) (Performance) toàn hệ thống Criteria (System Performancee) Nguồn lực Tổ chức Quản lý (Resource) (Organizational) (Management) Nguồn: Luthans và Stewart (1977, trang 187) Hình 5: Mô hình tóm tắt các biến và các mối quan hệ trong một mô hình ngẫu nhiên 3. MÔ HÌNH SARFIT 3.1. Lý thuyết biến đổi cơ cấu tổ chức Thuyết ngẫu nhiên gốc, theo Lawrence và Lorsch (1967), coi cơ cấu tổ chức được xác định bởi các yếu tố ngẫu nhiên, thường ở trạng thái cân bằng và khó có thể thay đổi khi bị tác động. Để duy trì và phát triển ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp có thể thay đổi các yếu tố tác động và vẫn giữ nguyên mô hình cơ cấu cũ của mình. Các quyết định, biến môi trường ngẫu nhiên, hay hiệu quả của doanh nghiệp… là các yếu tố tác động trực tiếp đến cơ cấu của doanh nghiệp. Các yếu tố này có quan hệ tương tác, ràng buộc lẫn nhau, khi một yếu tố biến đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các yếu tố còn lại. Do đó để đảm bảo sự phù hợp của cơ cấu, doanh nghiệp bắt buộc phải điều chỉnh tất cả các yếu tố khi một trong các yếu tố trên thay đổi. Tiếp cận theo quan điểm động, Child (1972) đề xuất mô hình lựa chọn chiến lược (strategic choice model), theo đó, các biến ngẫu nhiên biến động khiến doanh nghiệp mất cân bằng, đòi hỏi cơ cấu phải thích nghi theo và dẫn tới hình thành một cấu trức mới và cho phép 98
- Chương 5. Thuyết ngẫu nhiên doanh nghiệp đạt lại được hiệu quả kỳ vọng. Như vậy, không phải chỉ các yếu tố ngẫu nhiên xác định nên cấu trúc tổ chức, mà, theo Donaldson (1987), là quá trình tự điều chỉnh để đạt lại sự phù hợp cần thiết (structural adjustment to regain fit SARFIT) của doanh nghiệp. Nói cách khác, cơ cấu của doanh nghiệp luôn vận động để thích nghi với các điều kiện về nguồn lực và môi trường; là kết quả của quá trình sàng lọc từ tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, hình thành nên cơ cấu tổ chức phù hợp hơn với điều kiện hiện tại và đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ vọng của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp chỉ có cơ cấu tạm thời ổn định; khi các nguồn lực thay đổi, hoặc doanh nghiệp mở rộng (thu hẹp) quy mô, cơ cấu của nó sẽ thay đổi để đảm bảo hiệu quả mong muốn. Biến ngẫu nhiên Nếu môi trường phi (Contingency) tự do (If environment illiberal) Lựa chọn của nhóm chi phối (Choice by Hiệu quả Phù hợp (Fit) dominant coalition) (Performance) Cơ cấu (Structure) Giá trị của nhóm chi phối (Values of dominant coalition) Nguồn: Donaldson (1987, trang 3) Hình 6: Mô hình lựa chọn chiến lược thay đổi cơ cấu tổ chức Theo mô hình lựa chọn chiến lược thay đổi cơ cấu tổ chức, nhóm quản lý chi phối, thường gồm ban lãnh đạo, các cán bộ quản lý vai trò quan trọng trong xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược của doanh nghiệp, tác động lên các biến ngẫu nhiên và định hình cơ cấu tổ chức hiện tại. Hai thành phần này tương tác với nhau thiết lập nên trạng thái cân bằng, từ đó sẽ quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Donaldson, 1987). Mối quan hệ giữa hiệu suất, lựa chọn chiến lược theo giá trị của nhóm quản lý chi phối, các biến ngẫu nhiên và cấu trúc tạo thành một vòng tuần hoàn trong môi trường của doanh nghiệp. Cụ thể, “lựa chọn” hay các quyết định hợp lý của nhóm quản lý chi phối với thực trạng và điều kiện môi trường cho phép doanh nghiệp đạt được hiệu quả tối đa. Ngược lại, hiệu quả của doanh nghiệp sẽ giảm khi cấu trúc không còn khả năng ứng phó trước biến động của biến ngẫu nhiên; buộc nhóm quản lý chi phối phải đưa ra các quyết định chiến lược mới nhằm đảm bảo vận hành ổn định của doanh nghiệp; điều này làm thay đổi cơ cấu tổ chức đến khi đạt trạng thái cân bằng mới trong điều kiện môi trường hiện tại. Quy trình tương tác lặp lại liên tục giúp doanh nghiệp thích nghi tối đa với những biến động ngẫu nhiên xảy ra. 99
- Học thuyết doanh nghiệp 3.2. Mô hình SARFIT Kế thừa mô hình lựa chọn chiến lược thay đổi cơ cấu tổ chức của Child (1972), Donaldson (1987) xây dựng mô hình SARFIT (structural adjustment to regain fit) trên quan điểm cơ bản của thuyết ngẫu nhiên: một doanh nghiệp có cấu trúc phù hợp hơn sẽ có hiệu suất cao hơn, tạo ra nguồn lực dồi dào và nhanh chóng phát triển, mở rộng. Mô hình SARFIT cho phép doanh nghiệp xác định mức độ phù hợp và giải pháp điều chỉnh trước những biến động ngẫu nhiên bên trong và ngoài. Cụ thể, khi các biến ngẫu nhiên (như mức độ đa dạng hóa sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, chính sách pháp luât, quy mô…) thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của cấu trúc tổ chức hiện tại đến một trạng thái mới phù hợp hơn. Quá trình thay đổi này sẽ thúc đẩy khả năng tăng trưởng và khả năng thích nghi với môi trường của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả kỳ vọng. Biến động ngẫu nhiên + Không phù hợp – Điều chỉnh cấu trúc (Change in (Misfit) (Structural adjustment) contingency) – – Mức độ phi tự do của môi trường – (Environment Hiệu quả illiberality) (Performance) Nguồn: Donaldson (1987, trang 4) Hình 7: Mô hình SARFIT Trong mô hình SARFIT, mức độ phi tự do của môi trường (environment illiberality) đóng vai trò biến điều tiết. Khi mức độ phi tự do của môi trường giảm, doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp; và ngược lại, khi chỉ số này gia tăng, điều chỉnh cơ cấu sẽ cho phép doanh nghiệp tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, sự phù hợp giữa cấu trúc và biến ngẫu nhiên một lần nữa được khẳng định trong mô hình SARFIT. Theo đó, để đạt được hiệu quả tối đã, doanh nghiệp phải có cơ chế điều chỉnh cấu trúc theo mức độ thay đổi của các biến ngẫu nhiên. Cơ chế điều chỉnh phù hợp cho phép doanh nghiệp ứng phó với các biến động bên trong và ngoài thị trường, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động. Nói cách khác, khi cấu trúc tổ chức không được điều chỉnh phù hợp với biến ngẫu nhiên trong môi trường tự do sẽ khiến hiệu qua của doanh nghiệp suy giảm (Donaldson, 1987). Mô hình SARFIT cho phép các doanh nghiệp đạt được cấu trúc phù hợp trong suốt quá trình hoạt động và phát triển từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh tranh, và lợi nhuận. Tuy nhiên, có những trường hợp, doanh nghiệp chỉ thích ứng được một phần, hoặc đáp 100
- Chương 5. Thuyết ngẫu nhiên ứng ở mức tối thiểu mục tiêu đã đề ra khi có sự thay đổi. Vì vậy, tùy thuộc vào điều kiện, khả năng của mình, doanh nghiệp cần nghiên cứu áp dụng phù hợp mô hình SARFIT, cũng như chấp nhận điều chỉnh mục tiêu chiến lược trước các biến động ngẫu nhiên. 4. MA TRẬN GCT Luthans và Stewart (1977) xây dựng mô hình ngẫu nhiên cho phép doanh nghiệp hệ thống các biến và mối quan hệ giữa các biến theo ma trận GCT (General Contingency Theory). Ma trận GCT cung cấp các biến số cần thiết, cho phép doanh nghiệp củng cố cơ cấu tổ chức và tăng cường mức độ liên kết giữa các bộ phận thực hiện các chức năng khác nhau trong doanh nghiệp (Brian và các cộng sự, 2014). Trong mô hình ma trận GCT, trục tung và trục hoành thể hiện 2 biến độc lập: biến quản lý (Mj Management variables) và biến tiêu chí đánh giá hiệu quả (PCk Performance Criteria variables). Kết hợp giữa 2 biến này cùng biến tình huống (Si Situational variables) tạo ra một thệ thống mạng lưới giao điểm thể hiện các mức độ tác động và kết hợp giữa các biến (Luthans và Stewart, 1977). Giao điểm của các biến sơ cấp này tạo nên các khối (i, j, k) trong ma trận, tương ứng với giá trị biến phụ thuộc hiệu quả (Pijk system performance) của doanh nghiệp55. Tại đó, doanh nghiệp có thể xác định số lượng và mức độ tác động của các biến, từ đó xây dựng các chiến lược (thay đổi) phù hợp. Biến tiêu chí hiệu suất Performance Criteria Variables PC Biến quản lý Management Variables Mj Biến tình huống Situational Variables Si Nguồn: Luthans và Stewart (1977, trang 189) Hình 8: Mô hình ma trận GCT Có thể thấy ma trận GCT là một công cụ cho phép các nhà quản lý xác định và lựa chọn các phương án quản lý. Ví dụ, giả sử Mj và PCk khác Si và không đổi, các nhà quản lý có thể 55 The matrix cell (i, j, k,) determined by the intersection of these variable states holds the associated dependent value of system performance (Pijk) 101
- Học thuyết doanh nghiệp tìm ra cách thức phát triển phù hợp các mối quan hệ theo từng tình huống cụ thể, với mức độ và hiệu quả kỳ vọng, một cách trật tự và có hệ thống. Quá trình phát triển cơ sở dữ liệu GCT cho phép doanh nghiệp có thể tự động đưa ra các lựa chọn chiến lược hiệu quả và phù hợp. Áp dụng ma trận GCT trong quản lý được thực hiện theo quy trình các bước sau (Luthans và Stewart, 1977 trang 191192): Đánh giá thực trạng Xây dựng chiến lược phản ứng biến ngẫu nhiên (Delop the Intervention Strategy) (Contingency Audit) Đánh giá kết quả và cập nhật cơ sở Thay đổi chiến lược (Implement dữ liệu CGT (Evaluate Results and the Change Strategy) Update the CCT Data Base) Nguồn: Luthans và Stewart (1977, trang 191) Hình 9: Mô hình ngẫu nhiên trong quản lý thay đổi kế hoạch Bước 1: Đánh giá thực trạng biến ngẫu nhiên o Xác định thông qua phân tích thực trạng các biến hệ thống: Tình huống (Si), là sự tương tác giữa biến môi trường và nguồn lực; Tổ hợp các biến quản lý (Mj); Tiêu chí hiệu quả quan trọng (PCk) và các mục tiêu liên quan (P*jjk hoặc, nếu không đổi theo Si x Mj, P*k); Thực trạng hiệu quả hệ thống (P*jjk). o Xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả hệ thống (PCk) để Pjjk nhỏ hơn P*jjk Bước 2: Xây dựng chiến lược thay đổi Bước 3: Triển khai chiến lược thay đổi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện thay đổi o Xác định sự thay đổi so với mục tiêu dự định; o Xác định các biến Pjjk, P*jjk cho tất cả các giá trị của k; o Xác định sự phù hợp của các kết quả; o Cập nhật cơ sở dữ liệu để đảm bảo phản ánh kiên tục kịp thời. 102
- Chương 5. Thuyết ngẫu nhiên Để áp dụng hiệu quả mô hình ngẫu nhiên trong quản lý, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu toàn diện theo khung ma trận GCT. Ngoài ra, để lưu trữ và xử lý số lượng lớn và nhiều loại dữ liệu theo GCT, doanh nghiệp cần đầu tư trang thiết bị phù hợp, như cơ sở hạ tầng thông tin, đội ngũ nhân sự có trình độ.... để có thể phân tích và xác định chính xác thực trạng các biến hệ thống. Đây là một trong những rào cản lớn khi áp dụng ma trận GCT, nhất là đối với các đơn vị có nguồn vốn hạn chế như các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, căn cứ thực trạng hoạt động và lợi ích mà GCT đem lại, các doanh nghiệp cần chủ động, mạnh dạn đầu tư, chuyên nghiệp hóa, nâng cao hiệu suất hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình ma trận GCT phù hợp với mình. KẾT LUẬN Thuyết ngẫu nhiên giải thích các mối quan hệ trực tiếp giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong quá hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, môi trường, công nghệ, kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp là những biến chính có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Lawrence và Lorsch (1967), có bốn nội dung quan trọng xuyên suốt toàn bộ thuyết ngẫu nhiên: (i) không có phương pháp nào tốt nhất có thể xử lý mọi tình huống phát sinh; (ii) các quy trình và cơ cấu của doanh nghiệp phải phù hợp với môi trường; (iii) để hoạt động có hiệu quả, doanh nghiệp cần đảm bảo sự phù hợp giữa các mối quan hệ bên trong (cơ cấu tổ chức) và bên ngoài (đặc điểm môi trường); và (iv) doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi có cấu trúc quản lý phù hợp với các nhiệm vụ và bản chất của từng nhóm công việc và đặc điểm môi trường cụ thể. Áp dụng trong quản lý, thuyết ngẫu nhiên nhấn mạnh một số cấu trúc quan trọng cho phép doanh nghiệp quản lý hiệu quả, toàn diện hơn. Mô hình ngẫu nhiên cho phép các nhà quản lý xác định các được các biến có liên quan và ảnh hưởng tới hiệu quả hệ thống, gồm: (i) hệ thống biến sơ cấp; (ii) hệ thống biến thứ cấp; và (iii) tổ hợp các biến. Cụ thể, theo mô hình SARFIT và ma trận GCT, doanh nghiệp có thể linh động điều chỉnh cơ cấu tổ chức cho phù hợp trước các thay đổi ngẫu nhiên bên trong và ngoài, từ đó đạt được hiệu quả cao, đồng thời đạt được các nguồn lực bổ sung cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển tiếp theo. Tuy nhiên, tồn tại một số thách thức đối với doanh nghiệp trong áp dụng hiệu quả các mô hình trên. Một là, trong điều kiện phát triển khoa học công nghệ và tồn tại nhiều học thuyết quản lý khác, thuyết ngẫu nhiên đang dần lỗi thời. Hai là, thuyết ngẫu nhiên chỉ mới tập trung vào mối quan hệ giữa mỗi doanh nghiệp riêng biệt với môi trường, và bỏ qua yếu tố môi trường bên ngoài tác động cùng lúc đến nhiều doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động lựa chọn mức độ áp dụng phù hợp với điều kiện nguồn lực, tính chất môi trường và khả năng quản lý của mình, nhằm đạt được hiệu quả tối đa khi áp dụng thuyết ngẫu nhiên vào hoạt động quản lý. 103
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trắc nghiệm luật kinh tế_ Phần " Doanh nghiệp"
15 p | 2230 | 1403
-
Bài 4: Lý thuyết chung về doanh nghiệp
41 p | 504 | 120
-
Lý thuyết về hành vi doanh nghiệp
33 p | 181 | 36
-
Bài giảng Luật Kinh tế (Theo quan niệm của Việt Nam): Phần 1 - TS. Ngô Huy Cương
192 p | 163 | 24
-
Bài giảng Kinh tế học ứng dụng trong quản trị doanh nghiệp - PGS.TS. Đỗ Phú Trần Tình
9 p | 253 | 21
-
Lý thuyết hành vi của doanh nghiệp
19 p | 147 | 10
-
Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
44 p | 64 | 10
-
Bài giảng Doanh nghiệp và hoạt động sản xuất (Lý thuyết sản xuất)
92 p | 84 | 9
-
Bài giảng Chuyên đề 4: Lý thuyết sản xuất và ứng dụng của doanh nghiệp - PGS.TS Đỗ Phú Trần Tình
44 p | 102 | 9
-
Luật hóa những lý thuyết cơ bản về quyền của cổ đông phổ thông trong pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam
7 p | 55 | 7
-
Bài giảng Kinh tế vi mô - Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
45 p | 86 | 6
-
Vận dụng lý thuyết nữ quyền phân tích phân công lao động theo giới trong các doanh nghiệp hiện ở Việt Nam hiện nay
4 p | 83 | 6
-
Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp: Nghiên cứu trường hợp của Trường Đại học FPT
9 p | 66 | 6
-
Quản trị kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước về kinh tế: Phần 1
162 p | 16 | 5
-
Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết
5 p | 12 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp may: Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ
10 p | 7 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Thống kê doanh nghiệp
24 p | 5 | 2
-
Hoạt động logistics xanh trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam - Cơ sở lý thuyết và thực tiễn
14 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn