intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế vi mô - Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp (Đại học Ngoại thương)

Chia sẻ: Nguyen Duc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

53
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kinh tế vi mô - Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp (Đại học Ngoại thương). Sau khi học xong bày này sinh viên sẽ mô tả và giải thích được các nội dung lý thuyết sản xuất; mô tả và giải thích được các nội dung của lý thuyết về chi phí sản xuất,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vi mô - Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp (Đại học Ngoại thương)

  1. Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp BÀI 4: LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP Nội dung Mục tiêu Trong bài này, người học sẽ được nghiên  Mô tả và giải thích được các nội dung lý thuyết cứu 4 nội dung chính: sản xuất.  Lý thuyết sản xuất trong ngắn hạn và  Mô tả và giải thích được các nội dung của lý dài hạn. thuyết về chi phí sản xuất.  Lý thuyết chi phí sản xuất trong ngắn  Giải thích được lý thuyết lựa chọn đầu vào tối hạn và dài hạn. ưu của doanh nghiệp.  Lý thuyết về lựa chọn đầu vào tối ưu.  Trình bày được cách tính lợi nhuận và chứng  Lý thuyết về lợi nhuận. minh được điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của một doanh nghiệp. Hướng dẫn học  Đọc bài giảng và tài liệu liên quan trước khi nghe giảng và thực hành.  Sử dụng tốt các phương pháp và công cụ trong kinh tế học (bao gồm kiến thức đại số và hình học lớp 12) để phân tích và nghiên cứu bài học.  Thực hành thường xuyên và liên tục các bài tập vận dụng để hiểu được lý thuyết và bài tập thực hành. KTE201_Bai4_v1.0018112206 1
  2. Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp húng ta đã được nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng trong điều kiện khan C hiếm hay hạn chế về ngân sách. Với doanh nghiệp cũng đối diện với sự khan hiếm về nguồn lực sẽ quyết định tổ chức sản xuất, sử dụng nguồn lực của mình sao cho đạt hiệu quả nhất để có thể tối đa hóa được sản lượng hay tối thiểu hóa chi phí. Với việc nghiên cứu về hành vi của doanh nghiệp thông qua các lý thuyết về sản xuất, chi phí và lợi nhuận sẽ giúp chúng ta hiểu rõ những quyết định này hơn. Lý thuyết sản xuất Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm? Sản xuất có thể hiểu đơn giản là quá trình biến đầu vào hay còn gọi là các yếu tố sản xuất thành các đầu ra (hay là sản phẩm). Ví dụ: Để sản xuất quần áo, các doanh nghiệp phải sử dụng đầu vào như lao động, vải, kim, chỉ, máy may, cúc, kéo để sản xuất ra những bộ quần áo mùa hè, mùa đông, quần áo bảo hộ,… Chúng ta có thể chia đầu vào theo những tiêu thức chung nhất thành lao động, nguyên vật liệu và vốn. Trong đó, mỗi loại có thể được chia nhỏ hơn như: Lao động bao gồm lao động lành nghề (thợ mộc, kỹ sư), lao động giản đơn (lao động nông nghiệp) và những nguồn lực kinh doanh của những nhà quản lý. Nguyên liệu bao gồm thép, chất dẻo, điện, nước, bất kỳ hàng hóa nào hãng mua và chuyển chúng thành sản phẩm cuối cùng. Vốn bao gồm nhà xưởng, thiết bị và hàng tồn kho. Các yếu tố đầu vào không phải là độc lập mà có quan hệ với nhau. Mối quan hệ đó được mô tả bằng hàm sản xuất. Hàm sản xuất Hàm sản xuất là một mô hình toán học cho biết lượng đầu ra tối đa có thể thu được từ các tập hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào tương ứng với một quy trình công nghệ nhất định. Chúng ta cần chú ý ở đây hàm sản xuất thể hiện các phương án hiệu quả về mặt kỹ thuật, nên lượng đầu ra được phản ánh là đầu ra tối đa. Ứng với mỗi trình độ công nghệ nhất định, sự kết hợp các yếu tố đầu vào khác nhau nên sẽ tương ứng với một Công nghệ sản xuất hàm sản xuất khác nhau. Ví dụ, công nghệ hiện đại sẽ sử dụng ít lao động hơn; công nghệ giản đơn chưa có sự áp dụng máy móc, khoa học, kỹ thuật sẽ làm cho việc sử dụng lao động nhiều hơn. Hàm sản xuất dạng tổng quát sẽ có dạng: Q = f(x1, x2, x3,…, xn) Trong đó, Q là sản lượng đầu ra có thể thu được; x1, x2, x3,…, xn là các yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất. Ví dụ: Xem case study 4.1 về chi phí đầu vào để sản xuất Iphone 5. KTE201_Bai4_v1.0018112206 2
  3. Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp Để đơn giản trong quá trình nghiên cứu, chúng ta giả định rằng ở đây có hai đầu vào là lao động L và vốn K. Khi đó hàm sản xuất có dạng: Q = f(K,L) Trong các hàm sản xuất, khi được giả định chỉ có hai yếu tố đầu vào là lao động và vốn thì hàm sản xuất phổ biến nhất là hàm Cobb – Douglas (tên nhà kinh tế học P.H Douglas và nhà thống kê học C.V Cobb) có dạng: Q = A . K. L Trong đó Q là sản lượng đầu ra; K là vốn; L là lao động; A là một hằng số tùy thuộc vào những đơn vị đo lường các yếu tố đầu vào;  và  là các hằng số cho biết tầm quan trọng tương đối của hai yếu tố đầu vào là K và L. Mỗi ngành sản xuất và với mỗi công nghệ khác nhau thì có  và β khác nhau. Các hàm sản xuất mô tả những phương án khả thi về mặt kỹ thuật trong điều kiện hãng hoạt động có hiệu quả, có nghĩa là khi hãng sử dụng mỗi tổ hợp các đầu vào với hiệu suất cao nhất. Vì hàm sản xuất mô tả sản lượng tối đa có thể sản xuất được với một tập hợp đầu vào cho trước, theo phương thức có hiệu quả về phương diện kỹ thuật nên các đầu vào sẽ không được sử dụng nếu chúng làm giảm sản lượng. Một điều hết sức quan trọng mà trong sản xuất phải phân biệt là khái niệm ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn và trong dài hạn có sự khác nhau về trình độ công nghệ sản xuất nên mức sản lượng sẽ khác nhau. Vậy ngắn hạn và dài hạn trong sản xuất được phân biệt theo tiêu thức nào? Ngắn hạn là khoảng thời gian mà trong đó ít nhất có một yếu tố đầu vào của sản xuất không thể thay đổi được. Yếu tố này được gọi là yếu tố cố định. Ví dụ, trong 2 năm đầu sản xuất, công ty may Tiến An đã đầu tư xây dựng nhà máy, mua nguyên vật liệu, thuê lao động để sản xuất quần áo xuất khẩu. Trong thời gian này, công ty đã phải thuê thêm lao động trong những lúc có đơn hàng lớn và nguyên liệu phải mua liên tục mới đảm bảo sản xuất đầy đủ số lượng quần áo theo đơn đặt hàng. Tuy nhiên, cơ sơ sản xuất, dây chuyền máy móc của Công ty vẫn chưa thay đổi. Như vậy, công ty may Tiến An đang sản xuất trong ngắn hạn. Dài hạn là khoảng thời gian cần để cho tất cả các đầu vào đều có thể thay đổi. Ví dụ, với công ty may Tiến An, khi hoạt động trên thị trường đã có nhiều uy tín và nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn. Với quy mô nhà xưởng thiết bị như hai năm trước là không đủ, công ty đã quyết định đầu tư thêm nhà máy sản xuất nữa. Như vậy, với khái niệm về dài hạn có thể khẳng định khi công ty thay đổi quy mô sản xuất, công ty đang sản xuất trong dài hạn. Chú ý, phân biệt ngắn hạn và dài hạn không dựa vào khoảng thời gian cụ thể mà căn cứ vào sự thay đổi của các yếu tố đầu vào. Vì vậy, với mỗi ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác nhau, thời gian được coi là ngắn hạn, dài hạn là khác nhau. Nó không đồng nhất với tất cả các hãng, doanh nghiệp. Ví dụ, dài hạn chỉ là 1 hoặc 2 ngày đối với quán nước chanh cho trẻ em, nhưng phải là 5 hay 10 năm đối với nhà máy hóa dầu hay sản xuất ô tô. Chúng ta có thể phân biệt giữa sản xuất trong ngắn hạn và sản xuất trong dài hạn thông qua những phân tích ở trên. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa biết được tính chất của sản xuất trong ngắn hạn và dài hạn. Đặc biệt, qua việc phân tích sản xuất trong ngắn hạn và dài hạn, chúng KTE201_Bai4_v1.0018112206 3
  4. Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp ta sẽ chứng minh được nhận định: “Sản xuất trong ngắn hạn mang tính kém linh hoạt hơn sản xuất trong dài hạn”. Sản xuất trong ngắn hạn Trong nội dung nghiên cứu này, chúng ta sẽ đi xem xét hàm sản xuất trong ngắn hạn, các chỉ tiêu cơ bản của sản xuất trong ngắn hạn và quy luật sản phẩm cận biên giảm dần. Hàm sản xuất ngắn hạn Xét trường hợp vốn là bất biến, còn lao động là khả biến, do vậy hãng có thể tăng sản lượng bằng cách bổ sung thêm lượng đầu vào lao động. Ta có hàm sản xuất ngắn hạn: Q  F(K, L) Chúng ta có thể cho đầu vào vốn cố định hoặc đầu vào lao động cố định. Nên ta có các hàm sản xuất có dạng: Q = f(K0, L) hoặc Q = f(L0, K). Ví dụ, quá trình sản xuất trong ngắn hạn của công ty Tiến An. Sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên Kinh tế học cần đánh giá hiệu quả sử dụng lao động và các nguồn lực khác trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp bằng cách tính các chỉ tiêu năng suất. Đó là “sản phẩm bình quân” và “sản phẩm cận biên” theo lao động hay theo nguồn đầu vào mà ta muốn tính như vốn (K)...  Sản phẩm trung bình (AP): Sản phẩm trung bình của một yếu tố đầu vào (AP) là số sản phẩm bình quân do một đơn vị đầu vào tạo ra trong một thời gian nhất định. Sản phẩm trung bình của lao động là mức sản phẩm tính bình quân cho mỗi đơn vị lao động. Công thức tính: APL = Q/L Ví dụ: Một hãng sử dụng 10 lao động trong một giờ, làm ra 200 sản phẩm, khi đó mỗi lao động tạo ra được APL = 200/10 = 20 sản phẩm/giờ Tương tự, sản phẩm trung bình của vốn là mức sản phẩm tính bình quân cho mỗi đơn vị vốn. Công thức tính: APK = Q/K  Sản phẩm cận biên (MP): Qua các cách định nghĩa về thuật ngữ cận biên, chúng ta có thể hiểu, sản phẩm cận biên của một yếu tố đầu vào (MP) là sự thay đổi trong tổng số sản phẩm sản xuất ra khi yếu tố đầu vào thay đổi một đơn vị. o Sản phẩm cận biên của lao động được ký hiệu MPL: Là mức sản phẩm tăng thêm khi thuê thêm một đơn vị đầu vào lao động. KTE201_Bai4_v1.0018112206 4
  5. Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp Q MPL   Q'L L o Sản phẩm cận biên của vốn ký hiệu MPK: Là mức sản phẩm tăng thêm khi thuê thêm một đơn vị đầu vào vốn. Q MPK   Q'K K Ví dụ: Giả sử một doanh nghiệp sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động. Vốn là yếu tố cố định (K = 10). Sản lượng đầu ra tương ứng với số lao động được cho ở bảng số liệu sau: Bảng 4.1. Báo cáo sản xuất với một đầu vào thay đổi (Tính cho 1 tháng sản xuất) Số lao Số vốn Tổng sản phẩm Sản phẩm bình quân Sản phẩm cận biên động (K) (Q) (AP = Q/L) (MP = ∆Q/∆L) (L) (1) (2) (3) (4) (5) 0 10 0 – – 1 10 10 10 10 2 10 30 15 20 3 10 60 20 30 4 10 80 20 20 5 10 95 19 15 6 10 108 18 13 7 10 112 16 4 8 10 112 14 0 9 10 108 12 –4 10 10 100 10 –8 Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc đưa ra một ví dụ. Cột (3) của bảng 4.1 là sản lượng đầu ra trong sản xuất được tạo ra trong một tháng, khi xưởng sản xuất tăng dần lượng công nhân (giả thiết mọi công nhân có chất lượng như nhau) trong điều kiện vốn (K) không thay đổi. Ta thấy, khi không có lao động, sản lượng bằng 0 vì không có công nhân thì xưởng không sản xuất được. Khi lao động tăng từ 0 tới 8 thì sản lượng tăng dần nhưng tốc độ tăng lúc đầu thì cao nhưng sau đó giảm dần. Sau khi đã có 8 lao động, nếu tăng tiếp lao động thì tổng sản lượng đầu ra lại có xu hướng giảm dần. Vì sao lại như vậy? Ta thấy khi lao động đang ít, thì không sử dụng được hết công suất máy móc và cơ sở vật chất của xưởng. Nhưng sau khi đã sử dụng hết công suất máy móc (trong ví dụ là khi có 8 công nhân), việc tăng thêm lao động chỉ làm chậm lại quá trình sản xuất và làm giảm hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác. Vì thế, tổng sản lượng đầu ra giảm dần khi lượng lao động được thuê tăng thêm nữa. Cột thứ tư trong bảng 4.1 là số liệu về sản phẩm bình quân theo lao động (APL). Sản phẩm bình quân là số lượng sản phẩm trên mỗi đơn vị đầu vào. AP L được tính bằng tỉ số giữa tổng sản phẩm (hay còn gọi là tổng sản lượng) Q trên tổng đầu vào lao động L. Trong ví KTE201_Bai4_v1.0018112206 5
  6. Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp dụ, sản phẩm bình quân tăng dần nhưng sau đó lại giảm dần khi đầu vào lao động tăng lên trên 4. Cột (5) ghi giá trị sản phẩm cận biên theo lao động MP L. Sản phẩm cận biên của một đầu vào là phần sản lượng đầu ra tăng thêm khi tăng thêm một đơn vị đó. Trong ví dụ, sản phẩm cận biên theo lao động được viết là MP L và tính bằng ∆Q/∆L, với mức vốn cố định tại 10 đơn vị, khi lao động tăng từ 2 lên tới 3, tổng sản lượng đầu ra tăng từ 30 lên 60, tức là tăng thêm 30 đơn vị – 30 sản phẩm do người lao động thứ ba mới được thuê vào làm gia tăng sản lượng. Giống như sản phẩm bình quân, sản phẩm cận biên trước hết cũng tăng dần và sau đó thì giảm dần. Tổng sản phẩm, sản phẩm bình quân hay sản phẩm cận biên theo một đầu vào này sẽ phụ thuộc vào số lượng đầu vào khác đang được sử dụng. Trong ví dụ trên, nếu vốn tăng từ 10 lên tới 20 thì chắc chắn sản phẩm cận biên theo lao động sẽ tăng và cũng sẽ làm cho APL và Q cũng thay đổi theo. Nguyên nhân là với mức đầu tư và trang bị điều kiện sản xuất tốt hơn cho công nhân sẽ giúp tăng năng suất lao động. Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần Năng suất cận biên của một đầu vào biến đổi sẽ giảm dần khi sử dụng ngày càng nhiều hơn đầu vào đó trong quá trình sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định (với điều kiện giữ cố định các đầu vào khác). Nội dung của quy luật: Khi gia tăng liên tiếp những đơn vị của một đầu vào biến đổi trong khi cố định các đầu vào khác thì số lượng sản phẩm đầu ra sẽ tăng dần, tuy nhiên tốc độ tăng sẽ ngày càng giảm (khi đó MP dương và sẽ giảm), đạt đến một điểm nào đó số lượng sản phẩm đầu ra sẽ đạt cực đại (MP = 0) rồi sau đó giảm xuống (khi đó MP âm). Giải thích quy luật: Năng suất của một yếu tố đầu vào phụ thuộc vào số lượng của các yếu tố đầu vào khác cùng sử dụng với nó. Khi gia tăng yếu tố đầu vào biến đổi trong khi cố định các đầu vào khác, tỷ lệ đầu vào biến đổi so với đầu vào cố định giảm dần làm cho năng suất của yếu tố đầu vào biến đổi giảm dần. Ví dụ: Sản xuất quần áo tại một hộ gia đình. Nếu chỉ có một lao động thì người đó làm mọi công việc như: đo, cắt, may, ghép cúc và thùa khuyết, vắt sổ. Thời gian chết trong công việc là không có. Khi thuê thêm một lao động nữa thì công việc sẽ được chuyên môn hóa hơn, một người đo, cắt và một người chuyên may, ghép cúc, thùa khuyết, vắt sổ. Điều này làm cho thời gian chết trong công việc bắt đầu xuất hiện khi người may, ghép cúc, thùa khuyết, vắt sổ không kịp với người đo và cắt. Điều này làm cho sản phẩm tạo ra tăng không gấp đôi sản lượng do người thứ nhất làm. Tức là sản phẩm cận biên của người thứ hai nhỏ hơn người thứ nhất. Nếu thêm lao động nữa một người sẽ chuyên đo, cắt, một người may và vắt sổ, một người ghép cúc và thùa khuyết. Sự mâu thuẫn cục bộ giữa các khâu sản xuất trở nên tăng hơn. Và thời gian chết cũng tăng lên. Khi người người may, vắt sổ không kịp người ghép cúc và thùa khuyết. Người ghép cúc và thùa khuyết không kịp tốc độ với người đo và cắt. Như vậy, sản phẩm cận biên của người thứ 3 sẽ nhỏ hơn người thứ 2. Đặc biệt, nếu lao động tăng lên vượt mức độ chuyên môn hóa, ví dụ lên 7 người, mà công đoạn sản xuất chỉ có 6 khâu và các vật dụng cho cắt may ban đầu chỉ dành cho một người. KTE201_Bai4_v1.0018112206 6
  7. Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp Như vậy các vật dụng đều hoạt động hết công suất với 6 người lao động, nếu thêm một người nữa sẽ dẫn tới sử dụng nguồn lực không hiệu quả, có người chơi và chờ việc nhiều, không có việc làm. Ngoài ra do không có việc, người này có thể đi buôn chuyện với người này, người khác. Nói chuyện bao giờ cũng phải có đối tác, không thể nói chuyện một mình nên với người lao động quá mức này có thể làm cho hiệu quả lao động của những người lao động trước giảm và làm cho số sản phẩm được tạo ra không tăng lên mà còn giảm đi. Như vậy, sản phẩm cận biên của người lao động thứ 7 này có thể bằng 0 hoặc nhỏ hơn 0. Khi nghiên cứu về quy luật sản phẩm cận biên giảm dần (hay hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào giảm dần) chúng ta cần nhớ giả định các đầu vào lao động là có trình độ ngang nhau. Vì vậy, hiệu suất giảm đi là do những hạn chế khi sử dụng các yếu tố cố định. Theo như ví dụ trên, vốn không thay đổi, các vật dụng cho sản xuất quần áo không thay đổi, nên hiệu quả sử dụng các vật dụng này giảm đi khi thuê thêm lao động. Điều đó khẳng định rằng, hiệu suất giảm dần không phải là do sự giảm sút về chất lượng của người lao động. Ngoài ra, quy luật này áp dụng với công nghệ sản xuất cho trước. Vì sao lại như vậy? Do nếu có sự tiến bộ về công nghệ sẽ làm cho năng suất lao động tăng lên, sự hạn chế về sử dụng các yếu tố cố định được thay thế bởi những tiến bộ về công nghệ và làm cho sản phẩm cận biên tăng lên. Mối quan hệ giữa sản phẩm cận biên MPL và sản phẩm bình quân APL Trên trục tọa độ hai chiều ta biểu diễn đường sản lượng với trục tung là sản lượng Q và trục hoành biểu diễn số lượng lao động L. Sản lượng tăng lên cho đến khi đạt mức tối đa sau đó giảm xuống. Đoạn đi xuống xuất phát từ đỉnh C, khi sản xuất vượt quá mức sản lượng tương ứng với L3 đơn vị lao động sẽ không hiệu quả nữa và do đó không còn là nằm trong hàm sản xuất. Hàm sản xuất kỹ thuật không chấp nhận những mức sản phẩm cận biên âm. Đồ thị hai chiều thứ hai biểu diễn hai đường MPL và APL với trục tung là các giá trị MPL và APL; trục hoành biểu diễn số lượng lao động L. Hình 4.1. Mối quan hệ giữa đường Q, APL và MPL Xét hình dạng của các đường MPL và APL Q Ta có MPL  là hệ số góc hay độ dốc của đường sản lượng. Từ gốc tạo độ O đến điểm L A thì ta thấy độ dốc đường sản lượng là dương và tăng dần  MPL tăng. Từ điểm A đến KTE201_Bai4_v1.0018112206 7
  8. Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp điểm C độ dốc của đường sản lượng giảm dần  MPL giảm. Tại điểm C thì MPL = 0. Nếu di chuyển tiếp từ điểm C trên đường sản lượng thì ta thấy độ dốc của đường sản lượng là âm  MPL âm. Không phải ngẫu nhiên mà đường sản phẩm biên lại cắt trục hoành của đồ thị tại điểm tổng sản lượng đạt tối đa. Điều này xảy ra vì khi sản lượng đạt cực đại thì việc đưa thêm một người công nhân vào dây chuyền sản xuất làm cản trở dây chuyền sản xuất và làm giảm tổng sản lượng, cũng có nghĩa là sản phẩm biên của người đó là âm. Như vậy, sản phẩm biên của lao động tại một điểm là độ dốc của đường tổng sản lượng tại điểm đó. Ta có APL = Q/L Q AL1 Tại L1 ta có APL1   = tan AOL1 = Độ dốc đường OA. L1 OL1 Q BL2 Tại L2 ta có APL2   = tan BOL2 = Độ dốc đường OB. L2 OL2 Q CL3 Tại L3 ta có APL3   = tan COL3 = Độ dốc đường OC. L3 OL3 Sản phẩm bình quân của lao động APL bằng độ dốc của đường thẳng xuất phát từ gốc tọa độ lên đến điểm nằm trên đường sản lượng ứng với số lượng lao động tại điểm đó. Từ điểm O đến điểm B thì độ dốc xuất phát từ điểm O đến các điểm trên đường sản lượng tăng lên  APL tăng lên. Từ điểm B đến điểm C thì độ dốc xuất phát từ điểm O đến các điểm trên đường sản lượng giảm xuống  APL giảm xuống. Tại điểm B  APL đạt giá trị lớn nhất. Có thể tóm tắt hình dạng các đường như sau:  Giai đoạn 1 (0 ÷ L1): Sản lượng Q tăng, MPL tăng và APL cũng tăng.  Giai đoạn 2 (L1 ÷ L3): Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần phát huy tác dụng. MPL giảm dần làm sản lượng đầu ra vẫn tăng nhưng tốc độ chậm dần. Tại L2 thì APL đạt giá trị cực đại.  Giai đoạn 3 (L3 ÷ ∞): MPL âm làm sản lượng đầu ra giảm dần, APL giảm dần. Mối quan hệ giữa MPL và APL:  Nếu MPL > APL thì khi tăng sản lượng sẽ làm cho APL tăng lên.  Nếu MPL < APL thì khi tăng sản lượng sẽ làm cho APL giảm dần.  Khi MPL = APL thì APL đạt giá trị lớn nhất. Chứng minh: Q Ta có APL  . Lấy đạo hàm hai vế ta được: L KTE201_Bai4_v1.0018112206 8
  9. Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp Q  Q  QL  L  LQL MPL  L  Q ' ' ' MPL   APL      L  1  MP  AP  '  L 2 2 L L L L L L Khi MPL > APL   APL   0  Hàm đồng biến  L tăng thì APL tăng. '  Khi MPL < APL   APL   0  Hàm nghịch biến  L tăng thì APL giảm. '  Khi MPL = APL   APL   0  APL max. Vậy đường MPL đi qua điểm cực đại của '  đường APL. Sản xuất trong dài hạn Tương tự như việc nghiên cứu sản xuất trong ngắn hạn, chúng ta sẽ xem xét về hàm sản xuất dài hạn, các chỉ tiêu về sản xuất trong dài hạn. Hàm sản xuất dài hạn Trong dài hạn, cả yếu tố đầu vào vốn và lao động đều biến đổi nên hàm sản xuất của doanh nghiệp sẽ có dạng: Q = f(K,L) Sản xuất trong dài hạn mang tính linh hoạt cao hơn so với sản xuất trong ngắn hạn (do tất cả các yếu tố đầu vào đều thay đổi được). Bảng 4.2. Sản xuất với 2 đầu vào thay đổi Đầu vào vốn Đầu vào lao động (L) (K) (1) (2) (3) (4) (5) (1) 20 40 55 65 75 (2) 40 60 75 85 90 (3) 55 75 90 100 105 (4) 65 85 100 110 115 (5) 75 90 105 115 120 Đầu vào lao động ở cột ngang trên cùng, trong khi đầu vào vốn ở cột dọc bên tay trái. Ứng với mỗi đầu vào vốn và lao động là một mức sản lượng đầu ra khác nhau (các số trong các ô giữa bảng). Ví dụ: Với 2 lao động và 4 vốn đầu vào, và ngược lại 4 lao động và 2 vốn đầu vào, sản lượng đầu ra là 85. Vẽ số liệu trong Bảng 4.2 trên đồ thị sẽ tạo nên các điểm và nếu ta nối các điểm có cùng mức sản lượng thì sẽ tạo nên đường đồng lượng. Một đường đồng (đẳng) lượng là một đường thể hiện tất cả các kết hợp đầu vào hợp lý mà mang lại cùng một mức đầu ra. KTE201_Bai4_v1.0018112206 9
  10. Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp Hình 4.2. Sản suất với 2 đầu vào biến đổi Trục tung biểu thị vốn/năm và trục hoành lao động/năm. Đường đẳng lượng thể hiện sự kết hợp của những đầu vào biến đổi cần thiết của một doanh nghiệp để sản xuất cùng một lượng đầu ra. Một tập hợp các đường đẳng lượng, hay bản đồ đường đẳng lượng, mô tả hàm sản xuất của doanh nghiệp. Đầu ra tăng khi một đường dịch chuyển từ đường đẳng lượng phía trong ra ngoài (từ Q1 tới Q2 và Q3). Ví dụ: Đồ thị 4.2 cho ta ba đường đẳng lượng vẽ từ số liệu bảng 4.2. Ví dụ, đường đẳng lượng Q1 đo lường tất cả sự kết hợp lao động hàng năm và vốn hàng năm cho cùng mức đầu ra là 55. Hai điểm A và D, trên đồ thị, nối lại với nhau cho ta dạng thông thường của một đường đồng lượng. Tại điểm A, chỉ có một lao động với 3 vốn trong khi tại B là 3 lao động và 1 vốn sử dụng trong năm. Đường đẳng lượng Q2, nằm phía trên đường Q1 ở mức sản lượng đầu ra là 75, vì đường này có kết hợp nhiều lao động, hoặc vốn hoặc cả hai đầu vào hơn đường thứ nhất. Tương tự vậy, đường đồng lượng Q3 là đường cao nhất. Chú ý: Doanh nghiệp sẽ thay đổi các điều kiện này theo thời gian, và điều đó làm phức tạp bài toán của chúng ta. Để đơn giản hóa, chúng ta sẽ không tính tới thời gian mà chỉ xét số lượng của lao động, vốn và đầu ra tại một khoảng thời gian và không gian nhất định. Qua bảng số liệu có thể thấy, có những trường hợp mặc dù sự kết hợp về đầu vào là khác nhau nhưng vẫn tạo ra mức sản lượng như nhau. Khi biểu thị trên đồ thị các cách kết hợp đó sẽ nằm trên một đường được gọi là đường đồng lượng. Đường đồng lượng Đường đồng lượng là tập hợp các điểm trên đồ thị thể hiện tất cả những sự kết hợp có thể có của các yếu tố đầu vào có khả năng sản xuất một lượng đầu ra nhất định. KTE201_Bai4_v1.0018112206 10
  11. Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp Hình 4.3. Các đường đồng lượng Đồ thị trên biểu thị 3 đường đồng lượng Q1, Q2, Q3. Trên đường đồng lượng Q1 thể hiện hai điểm A(L1, K1) và B(L2, K2) là các cách kết hợp 2 đầu vào vốn và lao động khác nhau nhưng sản xuất ra được một lượng đầu ra Q1. Đường đồng lượng có tính chất tương tự như đường bàng quan như đường đồng lượng càng xa gốc tọa độ thể hiện các cách kết hợp đầu vào tạo ra nhiều sản lượng hơn, đường đồng lượng là đường có độ dốc âm và là đường cong lồi về phía gốc tọa độ, không có hai đường đồng lượng cắt nhau. Điểm khác ở đây là mỗi đường đồng lượng ứng với mức sản lượng cụ thể. Trong khi những con số gán cho đường bàng quan chỉ có ý nghĩa xếp hạng theo thứ tự vì không đo lường được một mức thỏa dụng cụ thể. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của lao động cho vốn (MRTSL,K) là lượng vốn có thể giảm đi khi dùng thêm một đơn vị lao động nữa mà vẫn giữ nguyên mức sản lượng. Hay nói cách khác, MRTSL,K thể hiện 1 đơn vị lao động có thể thay thế cho bao nhiêu đơn vị vốn mà sản lượng đầu ra không thay đổi. Độ dốc của mỗi đường đồng lượng cho thấy có thể thay thế một đầu vào này bằng một lượng đầu vào kia mà không thay đổi mức sản lượng Ví dụ: MRTSL,K = 3. Điều này có nghĩa là để vẫn đạt được mức sản lượng Q thì doanh nghiệp muốn thuê thêm 1 đơn vị lao động cần giảm đi 3 đơn vị vốn. Hình 4.4. Sự di chuyển các điểm trên đường đồng lượng KTE201_Bai4_v1.0018112206 11
  12. Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp Khi di chuyển từ điểm A đến điểm B trên đường sản lượng Q ta có: ǀ∆Lǀ đơn vị lao động thay thế được cho ǀ∆Kǀ đơn vị vốn. 1 đơn vị lao động thay thế được cho ǀ∆Kǀ/ǀ∆Lǀ đơn vị vốn (Q không đổi) K K MRTSL,K   = ǀĐộ dốc của đường đồng lượngǀ L L Mối quan hệ giữa MRTS với MPL và MPK: Khi tăng ǀΔLǀ đơn vị lao động  Sản lượng thay đổi một lượng ΔQL Khi giảm ǀΔKǀ đơn vị vốn  Sản lượng thay đổi một lượng ΔQK  QL  QK  0 Q Q Mà MPL  và MPK  L K  MPL  L  MPK  K  0  MPL L  MPK K K MPL MPL    │Độ dốc đường đồng lượng│=  MRTSL,K L MPK MPK Phương trình trên cho thấy khi di chuyển dọc theo đường đồng lượng và liên tục thay thế vốn bằng lao động trong quá trình sản xuất, sản phẩm biên của vốn sẽ tăng và sản phẩm biên của lao động giảm (theo quy luật hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào có xu hướng giảm dần). Kết quả là MRTS giảm dần khi đường đồng lượng trở nên thoải hơn và nó làm cho đường đồng lượng là đường có độ dốc âm, giảm dần và là đường cong lồi về phía gốc tọa độ. Hai trường hợp đặc biệt của đường đồng lượng Cũng giống như đường bàng quan, khi các yếu tố đầu vào có mối quan hệ mật thiết với nhau sẽ làm cho đường đồng lượng có những hình dạng đặc biệt như sau:  Hai đầu vào thay thế hoàn hảo: Giả sử lao động có thể thay thế hoàn hảo cho vốn. Do đó, cùng một mức sản lượng thì có thể được sản xuất hầu hết chỉ dùng vốn (tại A) hay chỉ sử dụng lao động (tại C)  MRTS không đổi tại mọi điểm trên đường đồng lượng. Ví dụ: Người lao động và máy cày được sử dụng để cải tạo đất ở vùng đồi núi thành ruộng bậc thang. Theo thống kê cứ 5 người làm sẽ có được kết quả là 100 bậc ruộng thang trong một ngày bằng với kết quả làm của một chiếc máy cày. KTE201_Bai4_v1.0018112206 12
  13. Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp Hình 4.5. Đường đồng lượng với 2 đầu vào thay thế hoàn hảo  Hai đầu vào bổ sung hoàn hảo: Ví dụ: Dây chuyền sản xuất tôm đông lạnh xuất khẩu, cứ mỗi dây chuyền đòi hỏi có 50 công nhân đứng để hoàn thiện hộp tôm thành phẩm. Hay mỗi quay sợi vải đòi hỏi một người ngồi quay (thủ công), với mỗi hệ thống kiểm soát vé xe tự động IPaking của công ty Cổ phần công nghệ Futech đòi hỏi một người giám sát. Cũng tương tự như đường bàng quan ứng với các hàng hóa có khả năng bổ sung hoàn hảo cho nhau, đường đồng lượng trong trường hợp đầu vào bổ sung hoàn hảo cũng có dạng hình chữ L. Các điểm A, B, C là những phương án kết hợp đầu vào có hiệu quả về mặt kỹ thuật. Để sản xuất sản lượng Q1 cần sử dụng L1 đơn vị lao động và K1 đơn vị vốn. Nếu lượng vốn cố định tại K1 thì có tăng thêm lao động cũng không làm thay đổi sản lượng. Tương tự khi cố định L1 thì có tăng thêm vốn cũng không làm thay đổi sản lượng. Sản lượng chỉ tăng thêm lên khi tăng cả lao động và vốn. Hình 4.6. Đường đồng lượng với 2 đầu vào bổ sung hoàn hảo Lý thuyết về chi phí sản xuất Chi phí và các cách tiếp cận chi phí Chi phí sản xuất là toàn bộ phí tổn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải bỏ ra, phải gánh chịu trong một thời kỳ nhất định. KTE201_Bai4_v1.0018112206 13
  14. Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp Ví dụ:  Chi phí mua nguyên liệu, vật liệu;  Chi phí thuê lao động, vay vốn, thuê đất đai;  Chi phí quản lý doanh nghiệp;  Chi phí khấu hao tài sản cố định… Khi xét đến chi phí, chúng ta cần xét hai thuật ngữ chi phí kinh tế và chi phí kế toán. Một nhà kinh tế nghĩ đến chi phí khác một kế toán viên. Kế toán viên chỉ quan tâm đến báo cáo tài chính của hãng, họ thường nhìn vào hoạt động tài chính của hãng trong quá khứ vì họ phải theo dõi các tài sản và nguồn vốn, đánh giá hoạt động đã qua. Xem case study 4.1. Chi phí kế toán là những khoản chi phí đã được thực hiện bằng tiền và được ghi chép trong sổ sách kế toán. Bao gồm chi phí nguyên vật liệu, nhà xưởng, máy móc, chi phí tiền lương cho người lao động, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, thuế... Các nhà kinh tế nhìn về tương lai của hãng, họ quan tâm đến việc dự tính chi phí trong thời gian tới sẽ thế nào và hãng làm thế nào để phân bổ lại các nguồn lực nhằm giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Do đó, họ quan tâm đến chi phí cơ hội là chi phí liên quan đến những cơ hội đã bị bỏ qua do nguồn lực của hãng không được sử dụng vào công việc đem lại nhiều giá trị nhất. Chi phí kinh tế là toàn bộ phí tổn của việc sử dụng các nguồn lực kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Chi phí kinh tế chính là chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn lực. Ví dụ: Một công ty đang sở hữu một tòa nhà và do vậy không phải trả tiền thuê văn phòng. Vậy chi phí thuê văn phòng là bao nhiêu? Kế toán viên: chi phí này bằng 0. Nhà kinh tế: Công ty có thể kiếm được tiền cho thuê văn phòng bằng cách đem tòa nhà này cho công ty khác thuê. Số tiền thuê nhà này là chi phí cơ hội của việc sử dụng văn phòng và phải được coi như một phần chi phí kinh doanh. Tương tự như việc nghiên cứu về lý thuyết sản xuất, chúng ta cũng nghiên cứu về chi phí trong ngắn hạn và dài hạn và mối quan hệ giữa chúng. Chi phí sản xuất trong ngắn hạn Chi phí sản xuất trong ngắn hạn là những phí tổn mà doanh nghiệp phải gánh chịu khi tiến hành sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn. Bao gồm: tổng chi phí ngắn hạn (chi phí cố định và chi phí biến đổi), chi phí bình quân ngắn hạn, chi phí cận biên. Tổng chi phí sản xuất ngắn hạn (TC): Là toàn bộ những phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ trong thời gian ngắn hạn Tổng chi phí gồm hai bộ phận chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định (TFC): Là những chi phí không thay đổi theo mức sản lượng. Bao gồm chi phí nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị... Chi phí cố định không thay đổi theo mức sản lượng, nó là khoản chi ngay cả khi không có sản phẩm. Chỉ có thể loại trừ định phí bằng cách đóng cửa toàn bộ doanh nghiệp. KTE201_Bai4_v1.0018112206 14
  15. Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp Chi phí biến đổi (TVC): Là những khoản chi phí thay đổi theo mức sản lượng. Bao gồm các khoản chi trả tiền công, lương tháng và mua nguyên vật liệu. Ta có tổng chi phí bằng chi phí cố định cộng với chi phí biến đổi: TC = TFC + TVC. Ví dụ: Cho bảng số liệu về các loại chi phí TFC và TVC, ta tìm được TC. Bảng 4.3: Xác định giá trị TC TC = TFC + TVC TFC TVC 115 100 15 125 100 25 140 100 40 165 100 65 193 100 93 Qua tìm hiểu về khái niệm của tổng chi phí, chi phí cố định, chi phí biến đổi chúng ta có thể biểu diễn các chi phí này trên đồ thị. Chúng ta sẽ đi vào xem xét và lý giải hình dạng của các đường chi phí. Hình dạng của các đường chi phí Chi phí cố định TFC không thay đổi theo sản lượng nên được biểu diễn là một đường nằm ngang. Chi phí biến đổi TVC = 0 khi Q = 0 và sau đó tăng khi sản lượng tăng. Tổng chi phí TC = TFC + TVC  Khoảng cách giữa hai đường TC và TVC theo chiều dọc = TFC  TC là tổng theo chiều dọc của TFC và TVC. TVC TFC TFC TFC Hình 4.7. Các đường chi phí trong ngắn hạn Để quyết định sản xuất bao nhiêu, những người quản lý của hãng cần biết biến phí sẽ tăng lên như thế nào khi mức sản lượng tăng. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần đưa ra thêm một số thước đo chi phí nữa. Đó là chi phí cận biên (MC) và chi phí trung bình (ATC). Chi phí bình quân (ATC, AVC, AFC) Chi phí cố định bình quân (AFC) là tổng chi phí cố định tính trên một đơn vị sản phẩm: TFC AFC = Q KTE201_Bai4_v1.0018112206 15
  16. Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp Vì TFC là cố định nên khi mức sản lượng tăng lên chi phí cố định bình quân sẽ giảm xuống. Nói cách khác, AFC liên tục giảm khi sản lượng tăng vì khi mức sản lượng tăng lên thì chi phí cố định được phân bổ cho số lượng đơn vị sản lượng ngày càng lớn hơn. Chi phí biến đổi bình quân (AVC) là tổng chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩm. TVC AVC = Q Do quy luật hiệu suất giảm dần nên chi phí biến đổi bình quân (AVC) lúc đầu giảm khi doanh nghiệp tăng sản lượng nhưng sau đó có xu hướng tăng lên. Do đó, AVC có hình dạng chữ U. Chi phí bình quân (ATC) là chi phí sản xuất tính trên một đơn vị sản phẩm. Tổng chi phí bình quân bằng tổng chi phí chia cho mức sản lượng của hãng đó. TC ATC = Q TC TFC  TVC TFC TVC Ta có: ATC =     ATC  AFC + AVC Q Q Q Q Vậy tổng chi phí bình quân có thể được tính bằng tổng của chi phí cố định bình quân và chi phí biến đổi bình quân. Do đó, hình dạng của ATC phản ánh hình dạng của hai đường AVC và AFC. Tại các mức sản lượng thấp, tổng chi phí bình quân cao vì chi phí cố định chỉ được phân bổ cho một số ít đơn vị sản phẩm. Khi sản lượng tăng đến một mức độ nào đó thì tổng chi phí bình quân giảm. Khi hãng sản xuất thêm sản lượng thì tổng chi phí bình quân tăng lên do chi phí biến đổi bình quân tăng mạnh. Do đó, đường tổng chi phí bình quân cũng có dạng chữ U. Vì AFC giảm theo Q nên khoảng cách theo chiều dọc giữa các đường ATC và AVC giảm dần khi sản lượng tăng lên. Do vậy, khi sản lượng tăng thì khoảng cách giữa đường ATC và AVC càng gần nhau hơn. ATC Hình 4.8. Các đường chi phí bình quân trong ngắn hạn Chi phí cận biên (MC): là sự thay đổi trong tổng chi phí khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. KTE201_Bai4_v1.0018112206 16
  17. Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp Công thức tính: TC MC   TC '(Q) Q Vì chi phí cố định là không thay đổi nên chi phí cận biên thực chất là lượng biến phí tăng thêm do sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. TC TVC MC    TVC'(Q) Q Q Do TC = TFC + TVC  MC = (TFC + TVC)’(Q) Vậy MC = TVC’(Q). Ví dụ: Bảng 4.4 dưới đây mô tả một doanh nghiệp nhỏ có mức chi phí cố định là 50 triệu đồng, còn chi phí biến đổi cho trước. Tổng chi phí (cột 4) tăng theo sản lượng tính bằng cách cộng TFC (cột 2) với TVC (cột 3). Chi phí biên (cột 5) được tính từ chi phí biến đổi (3) hoặc từ tổng chi phí (4). Ví dụ: Chi phí biên khi đầu ra tăng từ 2 tới 3 đơn vị là 20 triệu đồng/đơn vị là vì chi phí biến đổi của doanh nghiệp tăng từ 78 tới 98 triệu đồng (tương tự tổng chi phí sản xuất cũng tăng từ 128 tới 148 triệu đồng). AFC bằng TFC (cột 2) chia cho lượng đầu ra (cột 1). Ví dụ: AFC của Q = 4 đơn vị là 50/4 = 12.5 triệu đồng/đơn vị. Tương tự, AVC khi sản xuất 5 đơn vị đầu ra là 26 = 130/5 (triệu đồng/đơn vị). Cuối cùng, tổng chi phí bình quân (ATC) ở mức đầu ra 5 đơn vị là 36 = 180/5 (triệu đồng/đơn vị). Về cơ bản, tổng chi phí bình quân cho chúng ta biết chi phí trên một đơn vị sản xuất. Bằng cách so sánh tổng chi phí bình quân với giá bán của sản phẩm, chúng ta có thể xác định sản xuất của doanh nghiệp có lãi hay không. Bảng 4.4: Các chi phí ngắn hạn của một hãng Q TFC TVC TC MC AFC AVC ATC (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 0 50 0 50 – – – – 1 50 50 100 50 50,0 50,0 100,0 2 50 78 128 28 25,0 39,0 64,0 3 50 98 148 20 16,7 32,7 49,4 4 50 112 162 14 12,5 28,0 40,5 5 50 130 180 18 10,0 26,0 36,0 6 50 150 200 20 8,3 25,0 33,3 7 50 175 225 25 7,1 25,0 32,1 8 50 204 254 29 6,3 25,5 31,8 9 50 242 292 38 5,6 26,9 32,5 10 50 300 350 58 5,0 30,0 35,0 11 50 385 435 85 4,5 35,0 39,5 KTE201_Bai4_v1.0018112206 17
  18. Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp Như vậy, bảng 4.4 thể hiện chi phí biến đổi và tổng chi phí tăng lên khi đầu ra tăng. Chi phí biên, chi phí bình quân thì có xu hướng khác nhau. Chi phí cố định bình quân có xu hướng giảm dần khi sản lượng tăng lên, còn chi phí biên và chi phí biến đổi bình quân hay chi phí bình quân thì có xu hướng lúc đầu giảm sau đó lại tăng. Sở dĩ MC và ATC có xu hướng như vậy do tác động của quy luật lợi tức giảm dần mà đã đề cập trong phần trước. Mối quan hệ giữa chi phí cận biên và sản phẩm cận biên Giả sử quá trình sản xuất của một hãng chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động, vốn là yếu tố cố định. Giá thuê một đơn vị lao động là w. Khi hãng thuê thêm ΔL đơn vị lao động, hãng mất một chi phí là w×ΔL và số lượng sản phẩm thay đổi một lượng là ΔQ. Theo công thức: TC wL w w MC     Q Q Q/L MPL Từ công thức trên ta thấy: Với mức tiền công không đổi w, thì khi MP L tăng thì MC giảm; ngược lại, khi MPL giảm thì MC tăng. Như phần trên đã nghiên cứu, ta có quy luật sản phẩm cận biên giảm dần, tức có nghĩa là trong ngắn hạn, càng bổ sung thêm yếu tố đầu vào nào đó để tăng sản lượng thì MPL có xu hướng giảm dần, do đó MC có xu hướng tăng lên. Thật vậy, khi hãng đang sản xuất với một mức sản lượng nhỏ thì hãng thuê ít nhân công và nhiều thiết bị không được sử dụng. Bởi vì hãng có thể dễ dàng sử dụng những nguồn lực nhàn rỗi này nên sản phẩm cận biên của mỗi công nhân tăng thêm lớn và chi phí cận biên cho mỗi sản phẩm tăng thêm là nhỏ. Ngược lại, khi hãng đang sản xuất với một mức sản lượng lớn, hãng sẽ thuê thêm nhiều công nhân và hầu hết các thiết bị đã được sử dụng hết. Hãng có thể sản xuất nhiều sản lượng hơn bằng cách thuê thêm lao động nhưng lao động mới phải làm việc trong điều kiện chật chội và có thể phải chờ đợi để được sử dụng thiết bị. Do đó, khi sản lượng được sản Hình 4.9: Đường chi phí cận biên xuất ở mức quá cao, sản phẩm cận biên của mỗi công nhân tăng thêm thấp và chi phí cận biên của mỗi sản phẩm lớn. Hình dạng của đường chi phí cận biên MC được mô tả sau đây. Mối quan hệ giữa chi phí cận biên và chi phí bình quân  Giữa tổng chi phí bình quân và chi phí cận biên (ATC và MC) o Khi ATC = MC thì ACmin. o Khi MC < ATC thì khi tăng sản lượng, ATC sẽ giảm dần. o Khi MC > ATC thì khi tăng sản lượng, ATC sẽ tăng dần. KTE201_Bai4_v1.0018112206 18
  19. Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp Chứng minh TC( Q )  Q  TC  Q( Q ) MC  Q  TC '  TC  ' ' Ta có ATC ' (Q)      Q ( Q ) Q2 Q2 MC  TC / Q MC  ATC   Q Q o Khi MC  ATC  ATC'(Q)  0  Hàm ATC là hàm nghịch biến tức là Q tăng thì AC giảm. o Khi MC  ATC  ATC'(Q)  0  Hàm ATC là hàm đồng biến tức là Q tăng thì AC tăng. o Khi MC  ATC  ATC'( Q)  0  ATCmin. Chúng ta có thể lấy ví dụ rất dễ hiểu như sau: Điểm bình quân tích lũy kỳ này của học sinh A là tổng chi phí bình quân.  Mối quan hệ giữa AVC và MC o Khi AVC = MC thì AVCmin. o Khi MC < AVC thì khi tăng sản lượng, AVC sẽ giảm dần. o Khi MC > AVC thì khi tăng sản lượng, AVC sẽ tăng dần. Chứng minh TVC( Q )  Q  TVC  Q( Q ) MC  Q  TVC '  TVC  ' ' Ta có AVC ' (Q)    2   Q ( Q ) Q Q2  vì MC  TC ' (Q)  TVC(Q) '  MC  TVC / Q MC  AVC   Q Q Khi MC  AVC  AVC(Q)  0  Hàm nghịch biến hay Q tăng thì AVC giảm. ' o o Khi MC  AVC  AVC'(Q)  0  Hàm đồng biến hay Q tăng thì AVC tăng. o MC  AVC  AVC'( Q)  0  AVCmin. Hình 4.10. Mối quan hệ giữa MC, ATC và AVC KTE201_Bai4_v1.0018112206 19
  20. Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp Chú ý: AVC đạt cực tiểu của nó tại mức sản lượng thấp hơn so với đường ATC. Vì MC = AVC tại điểm cực tiểu của AVC. Do MC = ATC tại điểm cực tiểu của ATC, mà ATC luôn lớn hơn AVC và đường MC đi lên.  Điểm cực tiểu của đường ATC phải nằm trên và về bên phải điểm cực tiểu của đường AVC. Mối quan hệ trên giữa tổng chi phí bình quân (ATC) và chi phí cận biên (MC) có ý nghĩa quan trọng. Đường chi phí cận biện cắt đường chi phí bình quân tại điểm có quy mô hiệu quả. Tại sao lại khẳng định được điều đó? Vì tại điểm mà MC cắt ATC ta có ATCmin. Vì vậy, khi quyết định sản xuất mà nên sản lượng đã ở mức ATC min thì hãng không nên mở rộng quy mô sản xuất. TechInsights: Chi phí sản xuất iPhone 5 khoảng 167,5 USD Theo ước tính của UBM TechInsights, phiên bản mới của iPhone mà Apple vừa ra mắt sử dụng nguyên vật liệu đắt tiền hơn so với thành viên tiền nhiệm iPhone 4S của mình. Điện thoại Iphone 5 Theo ước tính ban đầu, chi phí để sản xuất iPhone 5 phiên bản 16 GB là vào khoảng 167,5 USD. Con số này bao gồm 18 USD để sản xuất màn hình 4 inch có độ phân giải 1136 × 640 pixel, 7,5 USD cho màn hình cảm ứng, 3 USD cho pin, 28 USD cho VXL A6, 10 USD cho máy ảnh và 4 USD cho Wi–Fi/Bluetooth/GPS. Cùng với các chi phí thành phần khác, giá cho nguyên vật liệu sản xuất iPhone 5 là vào khoảng 167,5 USD. Cũng theo TechInsights, Apple phải bỏ số tiền 132,5 USD để sản xuất iPhone 4S phiên bản 16 GB, còn với iPhone 4 là 112 USD. Ngoại trừ pin và bộ nhớ flash NAND, tất cả các thành phần khác của iPhone 5 cao hơn so với 2 phiên bản tiền nhiệm. Lưu ý rằng ước tính mà TechInsights đưa ra dành cho iPhone 5 chỉ là một ước tính rất sơ bộ bởi các thành phần bên trong vẫn chưa được tháo rời và phân tích. TechInsights hứa hẹn sẽ mở iPhone mới và kiểm tra bên trong nó một khi thiết bị được phát hành ra thị trường vào ngày 21/9 tới đây để có con số ước tính chính xác hơn. Được biết, iPhone 5 16/32/64 GB được bán với giá tương ứng lần lượt là 199/299/399 USD, bao gồm hợp đồng sử dụng 2 năm với nhà cung cấp dịch vụ. Hiện người dùng đã có thể đặt hàng trước iPhone 5 trên trang web của Apple cũng như các đối tác Sprint, AT&T và Verizon. Theo CNET Chi phí sản xuất trong dài hạn Chúng ta cần chú ý tới điều kiện sản xuất trong dài hạn không có chi phí cố định mà chỉ có chi phí biến đổi. Vì tất cả các yếu tố sản xuất đều thay đổi trong dài hạn. Chúng ta sẽ xem xét một số chỉ tiêu về chi phí trong dài hạn như sau: Một số chỉ tiêu về chi phí sản xuất trong dài hạn Tổng chi phí dài hạn (LTC) Tổng chi phí dài hạn bao gồm toàn bộ những phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh các hàng hóa hay dịch vụ trong điều kiện các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đều có thể điều chỉnh. KTE201_Bai4_v1.0018112206 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2