Sức khỏe và quyền con người
lượt xem 1
download
Sức khỏe và quyền con người phụ thuộc lẫn nhau, không thể tách biệt và có mối liên hệ qua lại, gắn bó chặt chẽ. Bạn không thể đạt được việc nâng cao bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc nếu không thúc đẩy, bảo vệ và thực hiện quyền con người của chính mình, và ngược lại. Sức khỏe và quyền con người nói đến ba mối liên hệ chồng chéo, để biết rõ hơn về mối liên hệ chồng chéo này, mời các bạn cùng xem và tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sức khỏe và quyền con người
Sức khỏe và quyền con người Thế giới cần một người bảo vệ sức khỏe toàn cầu, một người giám sát các giá trị, một người bảo vệ và giám hộ sức khỏe, trong đó có quyền về sức khỏe. - Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng giám đốc TCYTTG Thông tin chính Hiến chương của TCYTTG (1946) là công cụ quốc tế đầu tiên bảo vệ sức khỏe, coi đó là “quyền cơ bản của mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, điều kiện kinh tế hay xã hội”. Hiến chương đó được coi là đã thúc đẩy điều khoản về sức khỏe trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Quyền được hưởng tình trạng sức khoẻ tốt nhất có thể được về thể chất và tâm thần, hay quyền về sức khỏe, đến nay đã được nhiều hiệp định quốc tế và khu vực về quyền con người phê chuẩn, cũng như được đưa vào Hiến pháp và luật của nhiều quốc gia. Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá của TCYTTG, Điều lệ Y tế Thế giới và nhiều Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và của Ủy ban Khu vực Tây Thái Bình Dương cũng nhắc đến các quyền con người. Ngày nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều đã tham gia ít nhất là một công ước về quyền con người đề cập đến các quyền liên quan tới sức khỏe, tức là quyền về sức khỏe cũng như các quyền khác liên quan đến các điều kiện cần thiết để đảm bảo sức khỏe. Quyền về sức khỏe có nghĩa là chính phủ các nước phải tạo điều kiện cho mọi người có được một đời sống khỏe mạnh. Mối liên hệ giữa sức khỏe và quyền con người Hình 1: Ví dụ về mối liên hệ giữa sức khỏe và quyền con người Sức khỏe và quyền con người phụ thuộc lẫn nhau, không thể tách biệt và có mối liên hệ qua lại, gắn bó chặt chẽ: không thể đạt được việc nâng cao và bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc nếu không thúc đẩy, bảo vệ và thực hiện quyền con người, và ngược lại. Thuyết trình về Sức khỏe và quyền con người nói đến ba mối liên hệ chồng chéo (xem Hình 1). Ví dụ, quyền về lương thực bao gồm quyền có đủ lương thực và thực phẩm có đủ dinh dưỡng cẫn thiết để đảm bảo sống khỏe mạnh và năng động. Quyền này đặc biệt có ý nghĩa trong Khu vực Tây Thái Bình Dương, nơi mỗi năm có tới 187 000 ca tử vong do suy dinh dưỡng lẽ ra có thể ngăn chặn được ở trẻ em dưới 5 tuổi, và hơn 6,5 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị béo phì. Nguồn: World Health Organization. 25 Questions & Answers on Health and Human Rights. Geneva, World Health Organization, 2002 Nghĩa vụ và cam kết của quốc gia đối với Quyền con người Bảng 1: Phê chuẩn các công ước quốc tế Quốc gia ICESCR CEDAW CRC (1966) (1979) (1989) √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ Ma-lai-xi-a Liên bang Micronesia √ √ √ √ Các công cụ quốc tế Quần đảo Marshall √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ Đã có 9 Hiệp ước cốt lõi Quốc tế về Quyền con người; Quyền về sức khỏe đã được bảo vệ trong một số Hiệp ước đó. Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR), Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) và Công ước về Quyền trẻ em (CRC) đặc biệt có ý nghĩa đối với công việc của TCYTTG. Bảng 1 nêu tên các quốc gia Khu vực Tây Thái Bình Dương đã phê chuẩn những công ước này. Úc √ Trong những năm gần đây Khu vực Tây Thái Bình Dương đã chứng kiến những bước tiến lớn trong nỗ lực thúc đẩy quyền con người của các quốc gia. Những nỗ lực đó được thể hiện dưới nhiều hình thức, bao gồm các thỏa thuận quốc tế và khu vực cũng như Hiến pháp và luật quốc gia. Vương quốc Brunei Căm-pu-chia Trung Quốc Quần đảo Cook Fiji Nhật Bản Kiribati CHDCND Lào Mông Cổ Nauru Niue New Zealand √ √ √ √ √ √ √ √ Palau Papua New Guinea Phi-líp-pin Hàn Quốc Samoa √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ Quần đảo Solomon Tonga √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ Tuvalu Vanuatu Việt Nam Ngày nay tất cả các nước trong Khu vực đều đã tham gia ít nhất là một Hiệp ước về Quyền con người đề cập đến các quyền liên quan tới sức khỏe. Hiến pháp quốc gia Quyền con người, nhất là Quyền về sức khỏe, ngày càng được công nhận trong Hiến pháp của các quốc gia. Quyền về sức khỏe được ghi rõ trong Hiến pháp của 5 nước trong Khu vực, gồm Nhật Bản, Quần đảo Marshall, Liên bang Micronesia, Mông Cổ và Phi-líppin. Hiến pháp của 5 quốc gia khác xác định sức khỏe là nguyên tắc chỉ đạo của Nhà nước (xem Hình 2). Nguồn: United Nations. UN Treaty Collection [Internet]. New York, United Nations, 2013 (http://treaties.un.org; accessed 22 November 2013). Hình 2: Quyền về sức khỏe trong Hiến pháp các quốc gia Khu vực Tây Thái Bình Dương Quyền về sức khỏe được nhìn nhận Sức khỏe là nguyên tắc chỉ đạo của Quốc gia Không nhắc tới Quyền về sức khỏe Quyền về sức khỏe Định nghĩa đáng tin cậy nhất về Quyền về sức khỏe được bao gồm trong Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (1966). Công ước ICESCR định nghĩa Quyền về sức khỏe là một quyền có nội hàm rộng, bao gồm quyền có được chăm sóc về y tế kịp thời và phù hợp cũng như có được các yếu tố quyết định sức khỏe, như tiếp cận nước sạch và điều kiện vệ sinh đầy đủ, có nhà ở, có điều kiện làm việc và môi trường lành mạnh. Bình luận chung số 14, được Ủy ban các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa của LHQ phê chuẩn năm 2000, nêu ra bốn thành phần của Quyền về sức khỏe như sau: Tính sẵn có: Có các cơ sở y tế và y tế công cộng hoạt động tốt, hàng hóa và dịch vụ, cũng như các chương trình y tế phải sẵn có với số lượng đủ đáp ứng. (xem Khung 1). Khả năng tiếp cận: Mọi người đều có thể tiếp cận được các cơ sở, hàng hóa và dịch vụ y tế; Khả năng tiếp cận bao gồm 4 khía cạnh: không phân biệt đối xử, tiếp cận được về mặt địa lý, tiếp cận được về mặt kinh tế, và tiếp cận được về mặt thông tin. Chấp nhận được: Tất cả các cơ sở, hàng hóa và dịch vụ y tế phải tôn trọng y đức, phù hợp về văn hóa và đáp ứng các yêu cầu về giới và vòng đời. Chất lượng: Các cơ sở, hàng hóa và dịch vụ y tế phải phù hợp về khoa học, y học và có chất lượng tốt. Cũng như tất cả các Quyền con người, Quyền về sức khỏe đòi hỏi các Quốc gia thành viên phải thực hiện ba loại nghĩa vụ sau. Tôn trong: Có nghĩa là không được can thiệp vào việc mọi người thu hưởng Quyền về sức khỏe ("không gây nguy hại"). Tôn trọng bao gồm việc đảm bảo sao cho không có nhóm đối tượng nào, như tù nhân chẳng hạn, bị từ chối hoặc hạn chế tiếp cận chăm sóc y tế bình đẳng. Bảo vệ: Có nghĩa là đảm bảo không có bên thứ ba nào xâm phạm việc thụ hưởng Quyền về sức khỏe. Ví dụ, để giải quyết vấn đề bệnh không lây nhiễm, chính phủ phải kiểm soát các tổ chức ngoài chính phủ như ngành công nghiệp rượu, thực phẩm và thuốc lá. Thực hiện: Có nghĩa là có hành động tích cực để thực hiện Quyền về sức khỏe, như ban hành pháp chế, chính sách hay các biện pháp ngân sách phù hợp. Ví dụ, xây dựng một chiến lược hoặc kế hoạch quốc gia cho lĩnh vực y tế là một phần của “nội dung cốt lõi”, tức là mức độ cơ bản tối thiểu của Quyền về sức khỏe. Một kế hoạch như vậy phải giải quyết các quan ngại về sức khỏe của toàn dân, bao gồm cả các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương hoặc bị gạt ra ngoài lề xã hội. Khung 1: Đảm bảo sẵn có thuốc thiết yếu Giá thuốc vẫn luôn là rào cản lớn đối với tính sẵn có và tiếp cận thuốc thiết yếu, đặc biệt là ở nhiều quốc gia thu nhập trung bình và thu nhập thấp ở châu Âu, châu Á và Mỹ La tinh. Có nhiều yếu tố tác động tới giá thuốc, trong đó có một yếu tố quan trọng liên quan tới vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Thỏa thuận về những khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) được thông qua năm 1994 đưa ra những tiêu chuẩn tối thiểu cho bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhưng cũng có những linh động nhất định cho y tế. Tuyên bố Doha năm 2001 khẳng định những quy định đó và nhắc lại quyền của các Quốc gia được áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Nguồn: World Trade Organization. Overview: the TRIPS Agreement [Internet]. Geneva, World Trade Organization, 2013 (http://www.wto.org/english/tratop_e/trips_e/intel2_e.htm, accessed 22 November 2013). Khung 2: Đảm bảo chăm sóc y tế có thể tiếp cận được Mỗi năm có khoảng 150 triệu người bị lao đao về tài chính và 100 triệu người rơi vào cảnh đói nghèo vì chi phí khám chữa bệnh. Các cơ chế tài chính y tế bình đẳng bảo vệ cho những hộ gia đình nghèo nhất có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho họ được tiếp cận dịch vụ y tế. Các nước trong Khu vực Tây Thái Bình Dương ngày càng nhận thức rõ điều đó. Ví dụ, mới đây hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia PhilHealth của Phi-líp-pin đã cam kết tới năm 2016 sẽ đạt được bao phủ bảo hiểm y tế cho tất cả người dân Phi-líp-pin. Nguồn:: Republic of the Philippines Official Gazette. Republic Act 10606: The National Health Insurance Act of 2013. [Internet]. Manila, Republic of the Philippines, 2013. (http://www.gov.ph/2013/06/19/republic-act-no-10606/, accessed 23 November 2013). Không phải quốc gia nào cũng có đủ nguồn lực để đảm bảo các quyền con người cho tất cả mọi người ngay lập tức. Nhận thức rằng để đạt được mục tiêu đó cần có thời gian và nguồn lực, nguyên tắc hiện thực hóa dần dần thúc giục chính phủ các nước thực hiện dần từng bước, song cần nhanh chóng và hiệu quả hết mức có thể, hướng tới hiện thực hóa Quyền về sức khỏe. Tất cả các nước cần có những bước đi cẩn trọng, cụ thể và có mục tiêu, sử dụng tối đa các nguồn lực hiện có, trong đó có biện pháp thông qua hợp tác quốc tế. Cách tiếp cận sức khỏe trên cơ sở Quyền con người Cách tiếp cận sức khỏe trên cơ sở Quyền con người được hướng dẫn bởi các tiêu chuẩn và chỉ tiêu về Quyền con người, đảm bảo sao cho các can thiệp y tế hỗ trợ năng lực của những bên có trách nhiệm (chủ yếu là Nhà nước) thực hiện nghĩa vụ của mình và trao quyền cho những cộng đồng chịu ảnh hưởng (bên có quyền lợi) đòi hỏi quyền lợi của mình. Cách tiếp cận sức khỏe trên cơ sở quyền con người có mục tiêu cụ thể là thực hiện quyền về sức khỏe và các quyền con người liên quan đến sức khỏe khác. Cách tiếp cận như vậy đòi hỏi mọi can thiệp và quy trình y tế phải được dẫn dắt bởi các tiêu chí và nguyên tắc quyền con người cốt lõi sau: Không phân biệt đối xử & bình đẳng: Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử là cốt lõi của phương pháp tiếp cận trên cơ sở quyền con người. Trong thập niên vừa qua, cách diễn giải pháp lý về khái niệm Thực hành y tế công cộng đang bị đè không phân biệt đối xử đã được mở rộng để bao gồm các lý do như nặng bởi… tình trạng phân biệt đối xử giới tính, khuyết tật về thể chất hoặc tâm thần và tình trạng sưc khỏe. không cố ý. Ví dụ, các hoạt động tiếp cận Cấm phân biệt đối xử không có nghĩa là không thừa nhận các khác biệt, mà thực ra có thể cần phải có các biện pháp đặc biệt cho các cộng đồng có thể ‘cho rằng’ mọi nhóm đối tượng đều được tiếp cận một cách bình nhóm đối tượng bị thiệt thòi. Thông thường điểm khởi đầu của không phân biệt đối xử là đảm bảo tính sẵn có thông tin được phân chia theo đẳng bằng một thông điệp ngôn ngữ duy các nhóm liên quan. Ví dụ, nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật, tai nạn nhất trên truyền hình…. tất cả các chính thương tích và các yếu tố nguy cơ ở New Zealand giai đoạn 2006- sách và chương trình y tế đều cần bị coi là 2016 phân tầng số liệu theo giới tính, tuổi, nhóm người Māori và có tính chất phân biệt đối xử cho đến khi không phải người Māori, và nêu rõ tầm quan trọng của việc trong được chứng minh là không phải như vậy. Y tương lai cần mở rộng phân tích số liệu xuống cấp địa phương và ‘các tế công cộng cần phải gánh trách nhiệm nhóm đối tượng bị thiệt thòi’ (1). Tham gia & hiện diện: Sự tham gia và hiện diện tự do, có ích và hiệu quả của người dân và cộng đồng vào các quyết định về chính sách hay chương trình y tế có tác động tới họ là nền tảng của hoạt động y tế công cộng và là một quyền con người. Cộng đồng có thể giúp củng cố chính sách và cần được tham gia vào quá trình thiết kế, triển khai, giám sát và đánh giá các chương trình y tế. Ví dụ, Báo cáo tiến độ phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam năm 2012 (2) ghi nhận những người sống chung với HIV đã có vai trò ngày càng tích cực trong đáp ứng của quốc gia. Các nhóm hoạt động đại diện cho một nhóm đối tượng — nam tình dục đồng giới (MSM) — đã tổ chức hội thảo với các nhà hoạch định chính sách cấp tỉnh, nhà quản lý và cán bộ y tế, truyền thông, lãnh đạo cộng đồng MSM và các bên có trách nhiệm khác để giảm thiểu tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử đối với MSM và nâng cao hiểu biết về các dịch vụ phòng chống HIV trong nhóm đối tượng này. Có hỗ trợ tài chính và kỹ thuật đủ và bền vững là mấu chốt để đảm bảo sự tham gia có ích của cộng đồng (2). khẳng định và đảm bảo sự tôn trọng của mình đối với Quyền con người. - Jonathan Mann Trách nhiệm giải trình: Quyền và nghĩa vụ đỏi hỏi phải có trách nhiệm giải trình. Những người đưa ra quyết định phải minh bạch về hành động, và các cơ chế chỉnh đốn cần được thiết lâp để điều tra các cáo buộc vi phạm. Có thể thực hiện trách nhiệm giải trình thông qua nhiều cơ chế khác nhau, bao gồm sự giám sát thường xuyên của các cơ quan giám sát Hiệp định về Quyền con người của LHQ, như Ủy ban các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa của LHQ, và báo cáo cho những cơ quan này, hoặc thông qua hệ thống pháp luật. Ở cấp độ quốc gia, tranh chấp trên cơ sở quyền con người ở các tòa án trong nước là một xu hướng ngày càng phát triển từ thập niên 1990 và đã giúp tăng cường trách nhiệm giải trình của chính phủ liên quan đến các nghĩa vụ của họ theo Bộ luật Nhân quyền quốc tế. Xu hướng đó cũng giúp trao quyền cho các cá nhân để khẳng định quyền của mình. Đáp ứng của TCYTTG TCYTTG hỗ trợ Các Quốc gia thành viên xây dựng năng lực thiết kế và triển khai thực hiện các chính sách và chương trình y tế nhằm tăng cường bình đẳng về sức khỏe và tích hợp các phương pháp tiếp cận vì người nghèo, đáp ứng giới và dựa trên cơ sở quyền con người. Điều đó đòi hỏi phải: củng cố năng lực tích hợp cách tiếp cận sức khỏe trên cơ sở quyền con người của TCYTTG và các Quốc gia thành viên; thúc đẩy Quyền về sức khỏe trong luật quốc tế và các quy trình phát triển quốc tế; vận động cho các quyền con người liên quan đến sức khỏe, trong đó có Quyền về sức khỏe. 1 Ministry of Health, New Zealand. Ways and Means: A report on methodology from the New Zealand Burden of Diseases, Injuries and Risk Factors Study, 2006–2016. Wellington, Ministry of Health, 2012. (Bộ Y tế New Zealand. Cách thức và Phương tiện: Báo cáo về phương pháp của Nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật, tai nạn thương tích và yếu tố nguy cơ ở New Zealand, 2006–2016, Bộ Y tế, 2012) 2 National Committee for AIDS, Drug and Prostitution Prevention and Control, Viet Nam. Viet Nam AIDS response progress report 2012. Hanoi, National Committee for AIDS, Drug and Prostitution Prevention and Control, 2012 (http://www.unaids.org/en/dataanalysis/knowyourresponse/countryprogressreports/2012countries/ce_VN_Narrative_Report.pdf, accessed 22 November 2013). (Báo cáo tiến độ phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam năm 2012. Ủy ban quốc gia phòng chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm Việt Nam, Hà Nội, 2012)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
AN SINH NHI ĐỒNG VÀ GIA ĐÌNH
14 p | 365 | 43
-
Thở theo phương pháp khí công.
6 p | 118 | 24
-
Vitamin D - nguồn 'năng lượng mặt trời'
8 p | 96 | 7
-
Giảm cân bằng cách tập thể dục
3 p | 168 | 7
-
Quyền khách hàng và chất lượng chăm sóc sức khỏe đến người dân
4 p | 74 | 7
-
Thuốc trị viêm đau trong cơn gút cấp
5 p | 71 | 7
-
Ai không nên đi lễ hội, du lịch?Ngày nay, khi đời sống nhân dân đã khá lên
5 p | 74 | 7
-
10 loài hoa gây hại cho sức khỏe
5 p | 108 | 6
-
Xu hướng rèn luyện sức khỏe cho người cao tuổi
3 p | 93 | 6
-
Bí quyết giữ phong độ và cơ thể tràn đầy sức sống
5 p | 69 | 5
-
Khỏe đẹp nhờ 8 loại thực phẩm có lợi nhất cho chị em
4 p | 51 | 5
-
Củ nghệ: Loại thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm
6 p | 83 | 5
-
Ai không nên đi lễ hội, du lịch?
5 p | 48 | 4
-
Bí kíp “bảo dưỡng” móng đẹp
3 p | 61 | 4
-
Cùng tập thể dục tăng vẻ dẻo dai gợi cảm
11 p | 52 | 3
-
Ai có thể làm quyết định về sức khỏe của bạn?
5 p | 68 | 3
-
Ước ao làn da nâu, có nên nhuộm?
5 p | 25 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn