intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SỨC MẠNH TÂM LÝ XÃ HỘI

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

94
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một thời cá rô phi đỏ được du nhập vào nuôi ở nước ta và tỏ ra khá thích nghi với điều kiện tự nhiên và nuôi trồng. Tuy nhiên lúc đầu người nuôi rất khó tiêu thụ loại cá này, vì là loại cá mới, người tiêu dùng chưa quen và tai hại hơn là không biết từ đâu lan truyền tin đồn tai hại: Ăn cá rô Phi sẽ bị mắc một loại bệnh hiễm nghèo gì đó. Vì thế việc sản xuất cá rô phi đỏ bị chựng lại. Cho đến một ngày, không biết từ sáng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SỨC MẠNH TÂM LÝ XÃ HỘI

  1. SỨC MẠNH TÂM LÝ XÃ HỘI Một thời cá rô phi đỏ được du nhập vào nuôi ở nước ta và tỏ ra khá thích nghi với điều kiện tự nhiên và nuôi trồng. Tuy nhiên lúc đầu người nuôi rất khó tiêu thụ loại cá này, vì là loại cá mới, người tiêu dùng chưa quen và tai hại hơn là không biết từ đâu lan truyền tin đồn tai hại: Ăn cá rô Phi sẽ bị mắc một loại bệnh hiễm nghèo gì đó. Vì thế việc sản xuất cá rô phi đỏ bị chựng lại. Cho đến một ngày, không biết từ sáng kiến độc đáo của ai, con cá bị chê đó được đặt cho cái tên mỹ miều mới là “diêu hồng”, thì chỉ ít lâu sau, nó trở thành một loại đặc sản đắc tiền, được ưa thích ở các nhà hàng và cả trong các gia đình. Sản lượng cá rô phi đỏ tăng lên nhanh chóng. Có lẻ đó là một bài học tiếp thị đặc sắc nhất, thành công nhất cho đến nay ở nước ta. Lại có chuyện trái ngược. Một số người nào đó đã du nhập ốc bươu vàng vào nước ta với kỳ vọng nó sẽ trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị và có địa phương đã nhiệt tình cho phép nuôi trên ruộng có vây lưới. Sau bước khởi đầu với nhiều kỳ vọng đó, chẳng có con ốc bươu vàng nào được xuất khẩu. Thế là chẳng bao lâu sau, ốc bươu vàng không còn được quan tâm kiểm soát đã lan ra nhanh và trở thành hiễm hoạ trong nông nghiệp, mãi đến ngày nay. Để chống lại những thiệt hại do ốc bươu vàng gây ra, khi tuyên truyền, người ta quên mất mục tiêu du nhập ban đầu, mà chỉ nhấn mạnh một chiều tác hại của chúng. Điều đó tạo tâm lý ghê sợ đối với ốc bươu vàng. Nhiều nơi huy động dân bắt, có thưởng, hàng tấn món “hàng xuất khẩu” đó để rồi… đem chôn, như thể đó là thứ vô giá trị và đáng ghê tởm. Thử xem giống ốc bươu địa phương xưa kia từng có rất nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay ra sao? Do bị khai thác triệt để, nên ngày nay ốc bươu đã trở thành món
  2. ăn không dễ kiếm và tất nhiên cũng chẳng rẻ. Rất may là thời gian gần đây, một số người đã nhìn thấy ở ốc bươu vàng, ít ra, một giá trị sử dụng, một nguồn dinh d ưỡng giàu đạm cho chăn nuôi gia súc và thuỷ sản. Điều đó đã thúc đẩy nhiều người tìm bắt ốc bươu vàng để bán lại cho các nhà chăn nuôi, vừa có thêm nguồn thu nhập, vừa góp phần hạn chế tác hại của ốc bươu vàng mà không phải dùng thuốc hoá học để diệt, giảm được sự ô nhiểm môi trường. Cũng đều do tuyên truyền, gây tâm lý xã hội, mà một thứ bị chê trước đó trở thành món đặc sản, còn một thứ thì từ hàng được trù tính cho xuất khẩu trở thành đồ bỏ đi. Đến chuyện xe đạp, xe gắn máy. Ai đã từng đạp xe hàng chục, thậm chí hàng trăm cây số, có khi còn phải leo dốc, vượt đèo, mới thấy hết cái sướng được sở hữu một chiếc xe máy. Đời sống đ ược nâng cao trong những năm qua đã tạo cơ hội cho nhiều người có được xe máy, đến mức ngày nay xe máy lại trở thành vấn đề mà xã hội bàn cải ngày càng nhiều. Lượng xe máy gia tăng quá nhanh, trong khi đường sá không kịp phát triển đã gây ra tình trạng kẹt xe, tai nạn giao thông và ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng, nhất là tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác. Thế là trong bao nhiêu cách có thể góp phần giải quyết vấn đề, người ta chọn cách đơn giản, dễ dàng nhất, nhưng chưa chắc hợp lý nhất, hợp lòng dân nhất, là ngưng cho đăng ký xe máy ở một số quận. Chưa thể nói giải pháp đó có hiệu quả đến mức nào, nhưng trên thực tế thì số lượng xe máy tại hai thành phố trên tiếp tục tăng nhanh cùng với sự xuất hiện những kiễu “lách” quy định. Việc phát triển giao thông công cộng hay mở thêm đường để đáp ứng nhu cầu giao thông trong tình hình hiện nay lại đòi hỏi thời gian dài và nguồn vốn đầu tư lớn mà hiện nay nước ta chưa có đủ. Trong khi
  3. công tác tư tưởng về vấn đề này chưa được chú trọng đúng mức và hiệu quả chưa cao, thì những tuyên truyền theo chiều ngược lại trong xã hội, nhất là qua các quảng cáo trên truyền hình, tạo tâm lý đi xe máy model mới là “thời thượng”, là “sành điệu”, suy ra đi xe đạp hay các phương tiện giao thông công cộng là lỗi thời, nên có lẻ không phải mọi trường hợp sắm xe máy đều xuất phát từ nhu cầu bức thiết do thường xuyên phải đi xa, nhất là trong giới trẻ, học sinh, sinh viên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2