intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của biến động giá chứng khoán cơ sở tới biến động giá chứng quyền có bảo đảm tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày tác động của biến động giá chứng khoán cơ sở tới biến động giá chứng quyền có bảo đảm tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu mô hình VAR, nghiên cứu đã chỉ ra rằng biến động giá CW có mối liên hệ chặt chẽ, cùng chiều với biến động giá chứng khoán cơ sở (CKCS) và thậm chí còn biến động mạnh hơn biến động của CKCS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của biến động giá chứng khoán cơ sở tới biến động giá chứng quyền có bảo đảm tại thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 163 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ TỚI BIẾN ĐỘNG GIÁ CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Ngô Thị Hằng Học viện Ngân hàng Nguyễn Thị Thuỷ Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT Tóm tắt Chứng quyền có bảo đảm (CW) là một trong những sản phẩm đầu tư mới trên TTCK Việt Nam trong thời gian gần đây. Chính thức được công nhận về mặt pháp lý tại Việt Nam từ năm 2015, những CW đầu tiên được các tổ chức phát hành (công ty chứng khoán) bắt đầu giới thiệu tới nhà đầu tư từ nửa cuối năm 2019, góp phần đem lại các cơ hội đầu tư mới, tiềm năng, đáp ứng các nhu cầu đầu tư khác nhau của nhà đầu tư (NĐT), đặc biệt là các NĐT với các quy mô vốn đầu tư còn hạn chế. Hiện nay, tại Việt Nam, phần lớn các NĐT, thay vì mua và nắm giữ CW tới khi đáo hạn để thực hiện các quyền đính kèm với CW, thì lại chủ yếu thực hiện giao dịch mua đi bán lại CW. Do đó, việc nắm bắt xu hướng biến động giá CW đóng vai trò quan trọng trong việc giúp NĐT đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. Dựa trên kết quả nghiên cứu mô hình VAR, nghiên cứu đã chỉ ra rằng biến động giá CW có mối liên hệ chặt chẽ, cùng chiều với biến động giá chứng khoán cơ sở (CKCS) và thậm chí còn biến động mạnh hơn biến động của CKCS. Từ khoá: Chứng quyền có bảo đảm; Tài sản cơ sở; Biến động giá THE IMPACT OF UNDERLYING SECURITIES’ PRICE VOLATILITIES ON COVERRED WARRANTS’ PRICE MOVEMENTS IN VIETNAM’S STOCK MARKET Abstract Coverred Warrant (CW) is one of the new products in the Vietnam’s stock market recently. Being officially and legally accepted in Vietnam since 2015, the CWs have been offered by issuers (securities firms) to the investors since the second half of 2019, contributing new investment opportunities, serving diversified needs of investors, especially those with limited investment budget. Currently, in Vietnam, the majority of investors, rather than buying and holding CWs till their maturities, make buy-and-sell trades of CW. Hence, capturing the movements of CW prices plays an important role in helping investors to make rational investment decisions. Based on estimations from VAR models, this paper shows that CWs’ price movements have a significant, positive link with the price movements of their
  2. 164 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán underlying securities and even with stronger magnitudes than underlying securities’ price volatilities. Key words: Covered Warrants; Underlying Assets; Price Movements 1. Giới thiệu Chứng quyền có bảo đảm (CW) – một sản phẩm chứng khoán cấu trúc từ chứng khoán cơ sở (CKCS) - cổ phiếu, xuất hiện lần đầu tiên tại thị trường chứng khoán (TTCK) Hong Kong và Đức vào năm 1989. Sau đó một thời gian không lâu nhờ sự hấp dẫn về tỷ lệ đòn bẩy cao, CW đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư (NĐT) và phát triển mạnh mẽ khắp khu vực Châu Âu và Châu Á. Trên thế giới, CW được coi là một kênh đầu tư hay sản phẩm hiệu quả thay thế cho CKCS. Trên các TTCK quốc tế, chứng quyền có bảo đảm tên tiếng Anh là Coverred Warrant (CW), được giao dịch trên nhiều Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) với nhiều các tên gọi khác nhau: tại Đức và Anh được gọi là Covered Warrant, tại Thái Lan và Hồng Kông là Derivatives Warrant, tại Singapore và Malaysia là Structured Warrant, tại Hàn Quốc là Equity-Linked Warrant. Mặc dù tên gọi không giống nhau nhưng về bản chất của tất cả các loại chứng quyền đó đều mang những đặc điểm và ý nghĩa giống nhau, cụ thể: CW là một sản phẩm chứng khoán, do CTCK hoặc tổ chức tài chính đủ điều kiện (tùy thuộc vào quy định mỗi quốc gia) phát hành, được niêm yết giao dịch trên SGDCK và cho phép người sở hữu có quyền nhưng không có nghĩa vụ được mua hoặc bán chứng khoán cơ sở với tổ chức phát hành CW tại một thời điểm trong tương lai đã được xác định trước, để nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện. Tại Việt Nam, theo nghị định 60/2015/NĐ – CP đã sửa đổi, bổ sung từ nghị định 58/2015/NĐ-CP, Chính quyền có bảo đảm được định nghĩa là “chứng khoán có tài sản bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở (bao gồm cổ phiếu, chỉ số hoặc chứng chỉ quỹ ETF) cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước một thời điểm đã được ấn định, hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện”. Mặc dù bắt đầu xuất hiện từ năm 2015, theo Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ban hành ngày 26/6/2015, tạo tiền đề cho sự ra đời cho một sản phẩm mới trên TTCK Việt Nam, gia tăng cơ hội đầu tư cũng như đa dạng hoá danh mục cho các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam, song tới ngày 28/06/2019, sau 7 năm chuẩn bị về hành lang pháp lý cũng như hệ thống giao dịch, CW mới xuất hiện trên TTCK Việt Nam với 7 công ty chứng khoán (CTCK) lớn tham gia phát hành 10 mã chứng quyền mua, và chính thức đưa lên niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE). Tổng kết sau phiên giao dịch đầu tiên vào
  3. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 165 ngày 28/06/2019, tổng giá trị giao dịch (GTGD) khoảng 2,94 triệu CW, tương đương với 5,9 tỷ VNĐ (Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, 2019) Sau 11 tháng hoạt động, cho đến 29/05/2020, đã có thêm được 11 mã được chào bán bổ sung, tổng số lượng mã CW chào bán tăng từ 10 lên 134 mã (hơn 13 lần). Khối lượng chào bán tăng từ 21,9 triệu CW lên 410,2 triệu CW (gần 20 lần). Số lượng chứng khoán cơ sở tăng từ sáu mã lên 22 mã. Khối lượng giao dịch (KLGD) bình quân ngày tăng từ 2,9 triệu lên 4,3 triệu chứng quyền (Duy Thái, 2020). CW từ đó được kỳ vọng và đánh giá là một sản phẩm có triển vọng lớn, kênh đầu đầu tư hấp dẫn với khả năng tạo ra lợi nhuận vượt trội cho NĐT nhờ tỷ lệ đòn bẩy cao, và trên hết giúp phát triển, tăng thanh khoản cho TTCK Việt Nam. Theo đó, việc nâng cao hiểu biết về CW, đặc biệt về biến động giá CW trong quá trình thực hiện đầu tư cho nhà đầu tư, đóng vai trò hết sức quan trọng. 2. Tổng quan nghiên cứu Chứng quyền có bảo đảm là sản phẩm được cấu trúc và phát hành bởi tổ chức phát hành là các định chế tài chính trung gian trên TTCK (công ty chứng khoán) dựa trên một loại chứng khoán cơ sở cụ thể. Do đó quy mô phát hành của chứng quyền có bảo đảm phụ thuộc lớn vào không chỉ nhu cầu của NĐT đối với CW mà còn phụ thuộc vào tiềm lực tài chính và năng lực cấu trúc sản phẩm của các công ty chứng khoán. Thêm vào đó, thời gian lưu hành của mỗi chứng quyền cũng tương đối ngắn (chủ yếu dưới 9 tháng, tại TTCK Việt Nam) và xu hướng đầu tư mua đi bán lại của NĐT để tránh rủi ro khi đáo hạn CW. Những yếu tố này góp phần làm cho CW tương đối kém thanh khoản so với chứng khoán cơ sở, và ít thu hút sự quan tâm của NĐT, dữ liệu giao dịch theo đó cũng ít được thống kê chi tiết và quản lý kỹ lưỡng như CKCS. Những điều này tạo rào cản lớn đối với các nghiên cứu về CW tại Việt Nam và quốc tế. Tính tới hiện tại, có rất ít nghiên cứu thực hiện nghiên cứu về mối liên hệ giữa biến động giá chứng quyền có bảo đảm và giá chứng khoán cơ sở. Chủ yếu các nghiên cứu trước tập trung khai thác tìm hiểu đặc trưng về CW, cũng như biến động của bản thân giá CKCS xung quanh thời điểm CW phát hành dựa trên CKCS được giới thiệu tới công chúng đầu tư. Cụ thể: Apinya Klinpratoom (2010) bằng phương pháp nghiên cứu sự kiện, nghiên cứu biến động giá CKCS khi thông báo phát hành hay đáo hạn CW. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp những bằng chứng đáng tin cậy, cho thấy tác động đáng kể và tích cực của việc phát hành CW, tới sự biến động của giá CKCS. Ngược lại, khi chứng quyền đáo hạn và bị hủy niêm yết, thì đi kèm theo đó là biến động giảm tỷ suất sinh lời của CKCS. Gang Li (2016) nghiên cứu mối liên hệ giữa tính thanh khoản của CKCS với tính thanh khoản của các chứng khoán phái sinh, bao gồm cả CW tại Hồng Kông. Bài nghiên cứu cho biết cho thấy những thay đổi về tính thanh khoản của TTCK cơ sở lan sang thị trường quyền chọn, song sự tác động lên thị trường chứng quyền yếu hơn nhiều, đồng thời chỉ ra rằng tác động của lan tỏa thanh khoản từ thị trường cơ sở sang thị trường phái sinh phụ thuộc
  4. 166 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán vào xu hướng phòng ngừa rủi ro trên thị trường cơ sở. Thông qua đó, kết quả chỉ ra rằng thanh khoản của CKPS nói chung và CW nói riêng, có thể được cải thiện bằng cách tăng cường tính thanh khoản của các cổ phiếu cơ sở. Hay trong bài nghiên cứu "Behavioral Preferences for Individual Securities" Jenke Ter Horst và Chris Veld (2003), nhóm tác giả cũng không nghiên cứu về mối liên hệ giữa giá CW và giá CKCS mà chỉ nghiên cứu cơ chế định giá CW, và đã chỉ ra rằng đa số chứng quyền mua đang được định giá cao hơn nhiều so với giá trị thực của chúng trong 5 ngày giao dịch đầu tiên. Tại Việt Nam, Trần Thị Hồng Hà (2015) thảo luận các vấn đề cơ bản nhất trong kiến thức về CW bởi tại thời điểm nghiên cứu, CW chưa chính thức được phát hành và giao dịch tại TTCK Việt Nam. Bài nghiên cứu cung cấp những kiến thức căn bản về CW cho NĐT đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm của Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc trong việc xây dựng và phát triển thị trường CW nhằm đưa ra đề xuất, quan điểm rõ ràng về cơ chế thiết lập và định hướng phát triển lâu dài sản phẩm CW. Tương tự, Phạm Thị Tuyết (2018) cũng đã tổng kết các cơ sở lý thuyết chung nhất về vận hành và phát triển CW, thêm vào đó tác giả nghiên cứu phân tích và kiểm chứng để đưa ra đánh giá đúng thực tế cơ hội để phát triển CW ở Việt Nam. Nguyễn Thị Anh Trâm (2020), thực hiện phân tích định tính dựa trên cơ sở dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 28 tháng 6 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020, đánh giá thực trạng phát hành CW, quy mô giao dịch và các thực tế hình thức phát triển CW tại Việt Nam sau khi chính thức bắt đầu vận hành gần một năm trên HOSE, và qua đó đề ra một số khuyến nghị cụ thể để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển CW tại Việt Nam. Nhìn chung, từ các nghiên cứu đi trước, có thể thấy chưa có một nghiên cứu định lượng nào và cũng chưa có nghiên cứu chi tiết nào các cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của biến động giá chứng khoán cơ sở tới biến động giá của CW trên TTCK Việt Nam. Do đó, nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ có đóng góp đáng kể vào: (1) Góp phần nâng cao hiểu biết cho công chúng đầu tư về CW tại Việt Nam; (2) Mở rộng phương pháp và phạm vi nghiên cứu tại Việt Nam đối với đối tượng nghiên cứu là CW, cụ thể trong nghiên cứu này là nghiên cứu về biến động giá CW với tác động của biến động giá CKCS; (3) Dựa trên kết quả nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị đối với NĐT trong việc giao dịch CW cũng như gợi ý chính sách phát triển và hoàn thiện hơn với thị trường CW tại Việt Nam. 3. Dữ liệu và mô hình nghiên cứu 3.1. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu tương tự phương pháp nghiên cứu sự kiện, sử dụng giá đóng cửa của CKCS và CW được lấy trực tiếp trên trang web https://trade.vndirect.com.vn, https://www.cophieu68.vn và http://www.fiinpro.com.vn/ trong khoảng thời gian giao dịch của CW tương ứng (28 mẫu, tương ứng với 28 cặp giá đóng cửa CW và CKCS). Bảng 1. Thống kê các mã chứng quyền và chứng khoán cơ sở trong mẫu nghiên cứu
  5. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 167 Mã chứng quyền Mã chứng Thời hạn Mã chứng quyền Mã chứng Thời hạn khoán cơ sở (tháng) khoán cơ (tháng) sở 1. CMSN2101 MSN 9 15. CFPT2101 FPT 5 2. CMSN2102 MSN 9 16. CMWG2103 MWG 5 3. CMSN2009 MSN 9 17. CFPT2014 FPT 6 4. CMSN2007 MSN 9 18. CMSN2012 MSN 6 5. CFPT2101 FPT 5 19. CMWG2102 MWG 6 6. CFPT2102 FPT 6 20. CFPT2010 FPT 6 7. CMSN2011 MSN 6 21. CMBB2008 MBB 6 8. CMWG2015 MWG 6 22. CMSN2010 MSN 6 9. CMWG2016 MWG 7 23. CSTB2011 STB 6 10. CFPT2013 FPT 6 24. CVNM2012 VNM 6 11. CFPT2015 FPT 5 25. CVPB2010 VPB 6 12. CFPT2016 FPT 8 26. CTCB2009 TCB 6 13. CFPT2017 FPT 4,5 27. CMWG2013 MWG 9 14. CMWG2017 MWG 4,5 28. CMWG2101 MWG 6 Ghi chú: MSN – Tập đoàn Masan; FPT – Tập đoàn FPT; MWG – CTCP Đầu tư Thế giới Di động; VNM – Công ty CP Sữa Việt Nam; STB – Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín; VPB – Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng; TCB – Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ Cophieu68 (2021), Fiin Pro (2021), Trade VNDirect (2021) 3.2. Mô hình nghiên cứu Mô hình VAR (Christopher A. Sim, 1980) được sử dụng trong bài luận này để có thể đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa biến động giá CKCS và giá CW như đã đề cập. Cụ thể trong phương pháp này sẽ nghiên cứu tác động của giá CKCS lên giá CW thông qua hàm phản ứng (impluse response), và phân rã phương sai (variance decomposition) của tỷ suất sinh lời (TSSL) giá CKCS (kí hiệu: RCKCS) và giá CW (kí hiệu: RCW). Mô hình VAR có dạng: 𝑦 𝑡 = 𝑎1 *𝑦 𝑡−1 + 𝑎2 *𝑦 𝑡−2 +…+𝑎 𝑝 𝑦 𝑡−𝑝 + ɛ 𝑡 Trong đó: 𝑦 𝑡 là véc - tơ của biến nội sinh (giá CKCS và giá CW) 𝑎 𝑖 là ma trận các hệ số P là độ trễ và ɛ 𝑡 là véc - tơ của phần dư Yêu cầu của mô hình VAR là các chuỗi dữ liệu phải dừng cùng cấp. Do đó trước khi thực hiện hồi quy theo mô hình VAR, các chuỗi TSSL của giá CKCS và CW tương ứng sẽ được tính toán và được kiểm định tính dừng theo kiểm định nghiệm đơn vị Dickey & Fuller (ADF). Tiếp theo đó, các cặp chuỗi dữ liệu dừng (TSSL giá CKCS và giá CW sẽ lần được đưa vào mô hình hồi quy VAR để lựa chọn độ trễ tối ưu theo các tiêu chuẩn chọn độ trễ như
  6. 168 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán AIC (Akaike’s Information Criterion), SC (Schwarz information criterion), HQ (Hannan- Quinn Information Criterion). Trong mô hình VAR, việc sắp xếp trình tự biến có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra kết quả ước lượng đáng tin cậy. Theo đó, các chuỗi dữ liệu được sắp xếp theo biến có mức độ ngoại sinh (exogeniety) cao nhất tới biến có mức độ ngoại sinh thấp nhất. Độ trễ phù hợp của các mô hình được lựa chọn dựa trên tiêu chuẩn AIC, HQ và SC. Để tăng độ tin cậy của kết quả ước lượng, các mô hình VAR sau khi hồi quy đều được kiểm định sự tồn tại các khuyết tật của mô hình như tự tương quan (sử dụng kiểm định Serial Correlation LM Test) và tính ổn định của mô hình (Inverse Root test). 4. Kết quả và thảo luận Kiểm định đơn vị ADF (Augmented Dickey-Fuller) được sử dụng để kiểm tra tính dừng của dữ liệu sử dụng trong mô hình, đảm bảo mô hình không xuất hiện hồi quy giả. Kết quả cho thấy tất cả các chuỗi dữ liệu sử dụng cho mô hình đều dừng và có ý nghĩa thống kê tại mức 1% ngay khi tiến hành kiểm định ở dữ liệu thô (level) mà không cần lấy sai phân các bậc. Bài nghiên cứu thực hiện nghiên cứu trên 28 mã CW tương ứng với các CKCS, nhưng sẽ trình bày phân tích cụ thể dựa trên 6 mã CW - CFPT2010, CMBB2008, CVPB2010, CTCB2009, CMWG2013, CMWG2101 - kết quả mô hình với các mã CW còn lại cho kết quả tương tự, do đó được thống kê chi tiết trong phần Phụ lục 1 và 2 của bài nghiên cứu). Thêm vào đó, kết quả các kiểm định cần thiết (Serial Correlation LM Tests và Inverse Root) cũng cho kết luận rằng tất cả các mô hình nghiên cứu không có khuyết tật tự tương quan cũng như mô hình có tính ổn định. Theo đó, cho thấy các kết quả ước lượng từ mô hình VAR, kết quả hàm phản ứng (Impulse Response) và phân rã phương sai (Variance Decomposition) trình bày sau đây là vững và đáng tin cậy. 4.1. Kết quả hàm phản ứng Kết quả hàm phản ứng được trình bày mẫu tại Hình 1 đối với 6 mã CW đại diện và chi tiết kết quả của 22 CW còn lại trong nghiên cứu (22 cặp mã CW và CKCS) trong Phụ lục 1. Từ kết quả biểu thị trong Hình 1, có thể thấy rằng: (a) giá CW có phản ứng ngay khi giá CKCS có biến động; (b) giá CW phản ứng cùng chiều với biến động giá CKCS; (c) Khi có cú sốc tăng giá CKCS, thì giá CW thậm chí còn tăng nhiều hơn với cú sốc tăng CKCS. Cụ thể chi tiết vào một mã, đối với CFPT2010, ví dụ tại ngày thứ 1, khi xuất hiện cú sốc biến động giá CKCS (TSSL của CKCS tăng 2 đơn vị độ lệch chuẩn, tương đương 0.0208 đơn vị, nghĩa là 2.08%), thì giá CW cũng tăng và làm cho TSSL của CW FPT có tác động tích cực lên lợi nhuận của CW, làm TSSL CW biến động tăng 0,094, tương đương tăng 9,4%, ngay trong ngày xảy ra cú sốc. Đối với mã chứng quyền CFPT2010 và phần lớn các mã CW khác trong nghiên cứu, tác động của cú sốc biến động giá CKCS thường kéo dài tới 3 ngày sau đó thì tác động dần biến mất.
  7. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 169 Hình 1. Kết quả hàm phản ứng ((a) – (f)) (a) (b) (c) (d) (e) (f) Nguồn: Kết quả ước lượng từ mô hình VAR Qua từng đồ thị tại Hình 1 và kết quả chi tiết các mô hình trình bày trong Phụ lục 1, có thể đưa ra kết luận tương tự đối với các mã CW còn lại, nhận thấy rõ và có thể khẳng định rằng biến động giá CKCS có tác động cùng chiều lên biến động giá CW, và phản ứng này gần như xuất hiện ngay lập tức mà không xảy ra độ trễ về thời gian của tác động. Kết quả nghiên cứu này phần nào phản ánh nhu cầu nhà đầu tư (NĐT) đối với sản phẩm CW cũng như mức độ thanh khoản của CW. Bởi lẽ, khi giá chứng khoán cơ sở tăng, và thậm chí cao hơn giá thực hiện quy định trên sản phẩm CW, NĐT sẽ thu được lợi nhuận chính là phần chênh lệch giữa
  8. 170 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán hai mức giá này, theo đó, nhu cầu đầu tư CW cũng sẽ tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là khi giá CW thấp hơn rất nhiều so với giá CKCS, đáp ứng được nhu cầu đầu tư của bộ phận lớn các NĐT có điều kiện tài chính hạn chế (Bình An, 2021). Bên cạnh đó, với nguồn cung CW từ các tổ chức phát hành (công ty chứng khoán) tương đối ít, khan hiếm, trong bối cảnh CW trở nên là cơ hội đầu tư hấp dẫn với NĐT, thì diễn biến giá CKCS càng tác động mạnh tới nhu cầu đầu tư CW, tới yếu tố cạnh tranh trong giao dịch, và theo đó đẩy giá CW lên cao. 4.2. Kết quả phân rã phương sai Kết quả phân rã phương sai được trình bày tại Bảng 2 và chi tiết kết quả của 22 mã CW còn lại trong nghiên cứu (22 cặp mã CW và CKCS) trong Phụ lục 2. Kết quả phân rã phương sai từ mô hình VAR cho biết mức độ đóng góp của biến động của CKCS trong sự biến động của TSSL CW, hay nói cách khác kết quả phân rã cho biết phần trăm biến động của CW được giải thích bởi biến động TSSL CKCS. Cụ thể với CFPT2010, ta thấy rằng lợi nhuận của CW này chịu tác động bởi 24,5% ~ 27,7% bởi chính mã này, phần còn lại là đóng góp rất lớn từ CKCS là FPT, dao động từ 72,23% ~ 75,42%. Nhìn vào các bảng thành phần còn lại, ta có lập luận tương tự và có thể kết luận rằng biến động giá CW chịu tác động khá lớn từ giá CKCS. Như vậy, giá CW phản ứng ngay lập tức và cùng chiều với biến động giá CKCS trong cùng ngày giao dịch và mức độ biến động của giá CW còn cao hơn mức độ biến động của giá CKCS. Bảng 2. Tổng hợp kết quả phân rã phương sai ((a) – (f)) (a) Variance Decomposition of (b) Variance Decomposition of RCFPT2010: RCMBB2008: Period S.E. RFPT RCFPT2010 Period S.E. RMBB RCMBB2008 1 0.108655 75.42765 24.57235 1 0.074832 57.01077 42.98923 2 0.11113 72.28325 27.71675 2 0.076166 55.53666 44.46334 3 0.112449 72.37738 27.62262 3 0.077054 56.55373 43.44627 4 0.11248 72.33867 27.66133 4 0.077401 56.06374 43.93626 5 0.112561 72.24216 27.75784 5 0.078123 56.04486 43.95514 6 0.112566 72.23608 27.76392 6 0.078418 56.10319 43.89681 7 0.112569 72.23706 27.76294 7 0.078469 56.06822 43.93178 8 0.11257 72.23652 27.76348 8 0.078476 56.07565 43.92435 9 0.11257 72.2364 27.7636 9 0.07866 55.94905 44.05095 10 0.11257 72.23641 27.76359 10 0.078673 55.96052 44.03948 Cholesky Ordering: RFPT RCFPT2010 Cholesky Ordering: RMBB RCMBB2008 (c) Variance Decomposition of (d) Variance Decomposition of RCVPB2010: RCTCB2009: Period S.E. RVPB RCVPB2010 Period S.E. RTCB RCTCB2009 1 0.076622 74.35725 25.64275 1 0.0822 60.23848 39.76152 2 0.083235 77.05009 22.94991 2 0.085167 57.86054 42.13946
  9. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 171 3 0.083622 76.93528 23.06472 3 0.085307 57.73268 42.26732 4 0.083698 76.95558 23.04442 4 0.085318 57.71848 42.28152 5 0.083702 76.953 23.047 5 0.085319 57.71754 42.28246 6 0.083703 76.95314 23.04686 6 0.085319 57.71746 42.28254 7 0.083703 76.9531 23.0469 7 0.085319 57.71746 42.28254 8 0.083703 76.9531 23.0469 8 0.085319 57.71746 42.28254 9 0.083703 76.95309 23.04691 9 0.085319 57.71746 42.28254 10 0.083703 76.95309 23.04691 10 0.085319 57.71746 42.28254 Cholesky Ordering: RVPB RCVPB2010 Cholesky Ordering: RTCB RCTCB2009 (e) Variance Decomposition of (f) Variance Decomposition of RCMWG2013: RCMWG2101: Period S.E. RMWG RCMWG2013 Period S.E. RMWG RCMWG2101 1 0.051824 71.00041 28.99959 1 0.054088 54.81753 45.18247 2 0.055746 61.36314 38.63686 2 0.056046 56.62522 43.37478 3 0.056031 60.98406 39.01594 3 0.056163 56.53918 43.46082 4 0.058332 63.0073 36.9927 4 0.056174 56.5544 43.4456 5 0.05864 62.34919 37.65081 5 0.056175 56.55304 43.44696 6 0.058787 62.19258 37.80742 6 0.056175 56.55319 43.44681 7 0.059856 60.83265 39.16735 7 0.056175 56.55317 43.44683 8 0.060111 61.05104 38.94896 8 0.056175 56.55317 43.44683 9 0.060119 61.04996 38.95004 9 0.056175 56.55317 43.44683 10 0.060193 60.91868 39.08132 10 0.056175 56.55317 43.44683 Cholesky Ordering: RMWG RCMWG2013 Cholesky Ordering: RMWG RCMWG2101 Nguồn: Kết quả ước lượng từ mô hình VAR Mặc dù cần có các mô hình cũng như các kiểm định phù hợp nhằm cung cấp các bằng chứng xác thực hơn, xong có thể thấy rằng với các mã CKCS có thị giá lớn như FPT và MWG, thì mức độ giải thích của biến động giá CKCS về diễn biến biến động của CW tương đối cao hơn so với các mã CKCS khác như MBB. Điều này có thể xuất phát từ thực tế rằng các CKCS có thị giá lớn này, đồng thời có triển vọng tăng giá tốt, là những cơ hội đầu tư hấp dẫn đối với NĐT. Song, do mức giá CKCS tương đối lớn, các NĐT bắt đầu hướng sự quan tâm sang các CW, là công cụ đầu tư cung cấp người sở hữu quyền mua CKCS, hoặc hưởng lợi nhuận từ biến động tăng giá CKCS, với một quy mô vốn đầu tư thấp hơn nhiều so với CKCS. Điều này góp phần cải thiện quy mô giao dịch, tính thanh khoản của mã CW tương ứng, đồng thời cũng làm cho biến động giá CW nhạy với biến động giá các CKCS (có thị giá cao) hơn là với các cặp mã CW & CKCS khác. 5. Kết luận Hiện nay, Đảng và Nhà Nước cùng UBCKNN cũng đã đưa ra các định hướng để phát triển sản phẩm CW, cụ thể mục tiêu được nêu trong “quyết định số 242/QĐ-TTg ngày
  10. 172 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 28/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ” về phê duyệt đề án “cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” như sau: “Đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường chứng khoán; triển khai các sản phẩm chứng quyền có đảm bảo, hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ và hợp đồng tương lai trên các chỉ số mới ngoài chỉ số VN30 trước năm 2020 và từng bước triển khai các sản phẩm quyền chọn, hợp đồng tương lai trên cổ phiếu trước năm 2025”. Đến thời điểm hiện tại, CW tại TTCKVN đã từng bước đạt được những kết quả rõ rệt, trong quý I/2021 quy mô giao dịch, thanh khoản thị trường CW đã tăng mạnh, NĐTNN có chuyển biến tích cực từ bán ròng sang mua ròng. Qua đó, Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng vào sản phẩm CW sẽ được nâng cao chất lượng hơn nữa tại TTCK Việt Nam cũng như thu hút hơn nữa sự quan tâm của NĐT trên TTCK. Nhằm cung cấp thêm kiến thức về CW cho NĐT tham gia thị trường cũng như các NĐT đang cân nhắc các cơ hội đầu tư trên thị trường, trong đó có CW, thì nhóm nghiên cứu, xuất phát từ kết quả nghiên cứu, có một số gợi ý đầu tư CW cho NĐT như sau: Kết quả nghiên cứu từ mô hình VAR, cụ thể là kết quả phân rã phương sai, cho thấy biến động giá chứng khoán cơ sở giải thích được phần lớn sự biến động của giá CW. Đồng thời, kết quả hàm phản ứng cũng khẳng định giá CW thường biến động cùng chiều và biến động mạnh hơn biến động giá CKCS cùng ngày. Theo đó, khi thực hiện đầu tư CW theo chiến lược mua đi- bán lại, NĐT đầu tư CW nên bám sát diễn biến biến động giá CKCS. Thời gian đầu tư của mỗi NĐT khác nhau và mục tiêu đầu tư (sinh lời, rủi ro) của mỗi NĐT là khác nhau, nên thời điểm tham gia và rút lui khỏi thị trường CW sẽ khác nhau. Để đầu tư CW hiệu quả hơn, NĐT cần bám sát biến động giá CKCS cũng như có khả năng dự đoán xu hướng biến động giá CKCS để thực hiện đầu tư CW có khả năng sinh lời cao. Thêm vào đó, bởi NĐT phải lưu ý biến động giá CW sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi giá CKCS, vì vậy trước khi đưa ra quyết định đầu tư, NĐT cần hiểu một cách tương đối về DN phát hành CKCS, về tiềm năng phát triển ngành nghề của DN, cũng như lịch sử biến động giá CKCS của doanh nghiệp đó. Xuất phát từ kết quả nghiên cứu cho rằng biến động giá CW chịu ảnh hưởng lớn từ biến động giá CKCS và thậm chí biến động mạnh hơn so với mức độ biến động của CKCS, nhóm nghiên cứu, đồng ý với quan điểm trình bày tại Bình An (2019), rằng NĐT nên đầu tư CW theo hướng mua đi bán lại CW trước ngày đáo hạn thay vì nắm giữ tới khi đáo hạn. Bởi theo tính chất CW, giá thanh toán CW, sử dụng để tính chênh lệnh với giá thực hiện ghi nhận trên CW, là bình quân giá CKCS 5 phiên giao dịch liền trước ngày đáo hạn CW, và nếu giá thanh toán thấp hơn giá thực hiện, thì NĐT sẽ không được tổ chức phát hành thanh toán phần chênh lệch, và CW đáo hạn, trở nên vô giá trị, đồng thời NĐT sẽ lỗ toàn bộ giá trị đầu tư CW. Do đó, thực hiện giao dịch mua đi – bán lại, thông qua việc theo dõi diễn biến giá CKCS, sẽ giúp NĐT có quyết định đầu tư CW linh hoạt hơn, kiểm soát trạng thái đầu tư (lãi/lỗ) tốt hơn, thay vì bị động tại thời điểm đáo hạn CW, đặc biệt khi giá CKCS biến động bất lợi xung quanh thời điểm này.
  11. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 173 Ngoài ra, tổ chức phát hành CW (TCPH) là bên trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho NĐT nếu NĐT vô tình hoặc chủ đích nắm giữ CW đến khi đáo hạn. Do đó, NĐT cần tìm hiểu khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan tới CW của TCPH. Tài liệu tham khảo Apinya Klinpratoom (2010), “An Analysis of the Covered Warrants Market in the UK” , từ Bình An (2021), “Cổ phiếu cơ sở tăng bình thường, nhiều chứng quyền tăng phi thường”, từ < https://www.bsc.com.vn/tin-tuc/tin-chi-tiet/744304-co-phieu-co-so-tang-binh-thuong- nhieu-chung-quyen-tang-phi-thuong> Bình Anh (2019), “Giá cổ phiếu cơ sở của CW sẽ biến động như thế nào”, từ < https://cw.hsc.com.vn/gia-co-phieu-co-so-cua-cw-se-bien-dong-nhu-the-nao#> Cophieu68 (2021), “Kho dữ liệu”, từ < https://www.cophieu68.vn/export.php > Duy Thái (2020), “Sẽ có nhiều cải thiện để thị trường chứng quyền có bảo đảm hấp dẫn hơn”, Thời báo Tài Chính Việt Nam, từ < http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/chung- khoan/2020-07-03/se-co-nhieu-cai-thien-de-thi-truong-chung-quyen-co-bao-dam-hap- dan-hon-89036.aspx> Fiin Pro (2021), “Thống kê phái sinh_Chứng quyền có bảo đảm”, từ < http://fiinpro.com/ > Gang Li (2016), “Does the Liquidity of Underlying Stocks Affect the Liquidity of Derivatives? Evidence from a Natural Experiment”, từ < https://af.polyu.edu.hk/media/18977/1_li.pdf> Jenke Ter Horst và Chris Veld (2003), “Behavioral Preferences for Individual Securities”, từ Nguyễn Thị Anh Trâm (2020), “Thực trạng phát triển chứng quyền có bảo đảm ở Việt Nam và một số khuyến nghị”, Tạp chí Kinh Tế và Quản trị kinh doanh, 13. Phạm Thị Tuyết (2018), “Nghiên cứu việc vận hành và phát triển sản phẩm chứng quyền có đảm bảo cho thị trường chứng khoán Việt Nam”, luận văn Thạc sĩ Kinh Tế, Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (2021), “Thống kê quy mô giao dịch chứng khoán”,từ Trần Thị Hồng Hà (2015), “Phát triển sản phẩm chứng quyền có bảo đảm tại thị trường chứng khoán Việt Nam”, từ Trade VNDirect (2021), “Chứng quyền toàn thị trường”, từ < https://trade.vndirect.com.vn/chung-khoan/chung-quyen>
  12. 174 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Ủy ban chứng khoán Nhà Nước (2020), “Tổng kết hoạt động của chứng quyền có bảo đảm sau 1 năm triểm khai giao dịch”, từ < https://www.ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vilinks/videtail/vichitietthongtinthitruong/vidsth ongtintrenhose/vidstintuchose/vichitiet120?dDocName=APPSSCGOVVN162132723 &_adf.ctrl- state=yxb32cmpw_186&_afrLoop=9482365059000&_afrWindowMode=0&_afrWind owId=null#%40%3F_afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop%3D9482365059000%26d DocName%3DAPPSSCGOVVN162132723%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctr l-state%3Dclv44e6d6_436> PHỤ LỤC 1. Tổng hợp các kết quả hàm phản ứng của 22 mã CW
  13. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 175
  14. 176 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán PHỤ LỤC 2. Tổng hợp kết quả phân rã phương sai của 22 mã CW Variance Decomposition of RCSTB2011: Variance Decomposition of RCMSN2010: Period S.E. RSTB RCSTB2011 Period S.E. RMSN RCMSN2010 1 0.092 84.20 15.80 1 0.061 49.01 50.99 2 0.096 80.58 19.42 2 0.064 49.39 50.61 3 0.096 80.56 19.44 3 0.064 49.40 50.60 4 0.096 80.56 19.44 4 0.065 50.87 49.13 5 0.096 80.56 19.44 5 0.065 51.21 48.79 6 0.096 80.56 19.44 6 0.065 51.85 48.15 7 0.096 80.56 19.44 7 0.065 51.83 48.17 8 0.096 80.56 19.44 8 0.065 51.81 48.19 9 0.096 80.56 19.44 9 0.065 51.83 48.17 10 0.096 80.56 19.44 10 0.066 51.79 48.21 Cholesky Ordering: RSTB RCSTB2011 Cholesky Ordering: RMSN RCMSN2010 Variance Decomposition of RCVNM2012: Variance Decomposition of RCFPT2014: Period S.E. RVNM RCVNM2012 Period S.E. RFPT RCFPT2014 1 0.146 36.38 63.62 1 0.092 29.00 71.00 2 0.147 36.06 63.94 2 0.098 29.71 70.29 3 0.149 36.96 63.04 3 0.098 29.73 70.27 4 0.152 35.90 64.10 4 0.098 29.73 70.27 5 0.156 36.31 63.69 5 0.098 29.73 70.27 6 0.161 35.65 64.35 6 0.098 29.73 70.27 7 0.161 35.71 64.29 7 0.098 29.73 70.27
  15. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 177 8 0.165 35.19 64.81 8 0.098 29.73 70.27 9 0.169 34.55 65.45 9 0.098 29.73 70.27 10 0.197 25.89 74.11 10 0.098 29.73 70.27 Cholesky Ordering: RVNM RCVNM2012 Cholesky Ordering: RFPT RCFPT2014 Variance Decomposition of RCMSN2012: Variance Decomposition of RCFPT2015: Period S.E. RMSN RCMSN2012 Period S.E. RFPT RCFPT2015 1 0.084 25.29 74.71 1 0.074 82.70 17.30 2 0.086 27.29 72.71 2 0.076 77.82 22.18 3 0.087 28.06 71.94 3 0.076 77.29 22.71 4 0.089 26.74 73.26 4 0.076 77.19 22.81 5 0.089 27.03 72.97 5 0.076 77.18 22.82 6 0.089 27.29 72.71 6 0.076 77.18 22.82 7 0.090 27.22 72.78 7 0.076 77.17 22.83 8 0.090 27.22 72.78 8 0.076 77.17 22.83 9 0.090 27.22 72.78 9 0.076 77.17 22.83 10 0.090 27.23 72.77 10 0.076 77.17 22.83 Cholesky Ordering: RMSN RCMSN2012 Cholesky Ordering: RFPT RCFPT2015 Variance Decomposition of RCFPT2016: Variance Decomposition of RCFPT2017: Period S.E. RFPT RCFPT2016 Period S.E. RFPT RCFPT2017 1 0.058 76.20 23.80 1 0.097 78.82 21.18 2 0.060 72.60 27.40 2 0.105 68.84 31.16 3 0.060 72.01 27.99 3 0.106 67.73 32.27 4 0.060 71.90 28.10 4 0.106 67.47 32.53 5 0.060 71.89 28.11 5 0.106 67.42 32.58 6 0.060 71.88 28.12 6 0.106 67.41 32.59 7 0.060 71.88 28.12 7 0.106 67.41 32.59 8 0.060 71.88 28.12 8 0.106 67.41 32.59 9 0.060 71.88 28.12 9 0.106 67.41 32.59 10 0.060 71.88 28.12 10 0.106 67.41 32.59 Cholesky Ordering: RFPT RCFPT2016 Cholesky Ordering: RFPT RCFPT2017 Variance Decomposition of RCMWG2017: Variance Decomposition of RCFPT2101: Period S.E. RMWG RCMWG2017 Period S.E. RFPT RCFPT2101 1 0.080 64.66 35.34 1 0.072 6.967 93.03 2 0.084 61.52 38.48 2 0.075 7.352 92.65 3 0.085 61.23 38.77 3 0.075 7.356 92.64 4 0.085 61.22 38.78 4 0.075 7.358 92.64 5 0.085 61.22 38.78 5 0.075 7.358 92.64
  16. 178 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 6 0.085 61.22 38.78 6 0.075 7.358 92.64 7 0.085 61.22 38.78 7 0.075 7.358 92.64 8 0.085 61.22 38.78 8 0.075 7.358 92.64 9 0.085 61.22 38.78 9 0.075 7.358 92.64 10 0.085 61.22 38.78 10 0.075 7.358 92.64 Cholesky Ordering: RMWG RCMWG2017 Cholesky Ordering: RFPT RCFPT2101 Variance Decomposition of RCMWG2103: Variance Decomposition of RCFPT2011: Period S.E. RMWG RCMWG2103 Period S.E. RFPT RCFPT2011 1 0.068 20.03 79.97 1 0.076 72.01 27.99 2 0.070 19.69 80.31 2 0.082 63.58 36.42 3 0.070 19.64 80.36 3 0.083 61.29 38.71 4 0.070 19.63 80.37 4 0.084 60.54 39.46 5 0.070 19.63 80.37 5 0.084 60.30 39.70 6 0.070 19.63 80.37 6 0.084 60.21 39.79 7 0.070 19.63 80.37 7 0.084 60.19 39.81 8 0.070 19.63 80.37 8 0.084 60.18 39.82 9 0.070 19.63 80.37 9 0.084 60.17 39.83 10 0.070 19.63 80.37 10 0.084 60.17 39.83 Cholesky Ordering: RMWG RCMWG2103 Cholesky Ordering: RFPT RCFPT2011 Variance Decomposition of RCFPT2012: Variance Decomposition of RCMSN2011: Period S.E. RFPT RCFPT2012 Period S.E. RMSN RCMSN2011 1 0.070 78.99 21.01 1 0.062 37.09 62.91 2 0.074 72.10 27.90 2 0.062 36.90 63.10 3 0.074 70.61 29.39 3 0.062 36.90 63.10 4 0.075 70.23 29.77 4 0.062 36.90 63.10 5 0.075 70.13 29.87 5 0.062 36.90 63.10 6 0.075 70.11 29.89 6 0.062 36.90 63.10 7 0.075 70.10 29.90 7 0.062 36.90 63.10 8 0.075 70.10 29.90 8 0.062 36.90 63.10 9 0.075 70.10 29.90 9 0.062 36.90 63.10 10 0.075 70.10 29.90 10 0.062 36.90 63.10 Cholesky Ordering: RFPT RCFPT2012 Cholesky Ordering: RMSN RCMSN2011 Variance Decomposition of RCMGW2015: Variance Decomposition of RCMWG2016: Period S.E. RMWG RCMGW2015 Period S.E. RMWG RCMWG2016 1 0.073 63.86 36.14 1 0.060 55.46 44.54 2 0.076 62.12 37.88 2 0.060 55.84 44.16 3 0.076 61.78 38.22 3 0.060 55.87 44.13 4 0.076 61.73 38.27 4 0.060 55.88 44.12
  17. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 179 5 0.076 61.72 38.28 5 0.060 55.88 44.12 6 0.076 61.72 38.28 6 0.060 55.88 44.12 7 0.076 61.72 38.28 7 0.060 55.88 44.12 8 0.076 61.72 38.28 8 0.060 55.88 44.12 9 0.076 61.72 38.28 9 0.060 55.88 44.12 10 0.076 61.72 38.28 10 0.060 55.88 44.12 Cholesky Ordering: RMWG RCMGW2015 Cholesky Ordering: RMWG RCMWG2016 Variance Decomposition of RCFPT2013: Variance Decomposition of RCMSN2101: Period S.E. RFPT RCFPT2013 Period S.E. RMSN RCMSN2101 1 0.072 44.68 55.32 1 0.068 34.27 65.73 2 0.083 52.52 47.48 2 0.072 39.19 60.81 3 0.084 52.69 47.31 3 0.075 37.44 62.56 4 0.084 52.70 47.30 4 0.075 37.67 62.33 5 0.084 52.70 47.30 5 0.075 37.48 62.52 6 0.084 52.70 47.30 6 0.075 37.50 62.50 7 0.084 52.70 47.30 7 0.075 37.48 62.52 8 0.084 52.70 47.30 8 0.075 37.49 62.51 9 0.084 52.70 47.30 9 0.075 37.48 62.52 10 0.084 52.70 47.30 10 0.075 37.48 62.52 Cholesky Ordering: RFPT RCFPT2013 Cholesky Ordering: RMSN RCMSN2101 Variance Decomposition of RCMSN2102: Variance Decomposition of RCMSN2009: Period S.E. RMSN RCMSN2102 Period S.E. RMSN RCMSN2009 1 0.065 38.71 61.29 1 0.070 58.88 41.12 2 0.070 46.49 53.51 2 0.072 60.69 39.31 3 0.070 46.22 53.78 3 0.074 59.70 40.30 4 0.073 42.78 57.22 4 0.074 59.94 40.06 5 0.073 42.90 57.10 5 0.075 59.96 40.04 6 0.073 42.82 57.18 6 0.075 59.97 40.03 7 0.074 42.24 57.76 7 0.075 59.98 40.02 8 0.074 42.36 57.64 8 0.075 59.98 40.02 9 0.074 42.34 57.66 9 0.075 59.98 40.02 10 0.074 42.21 57.79 10 0.075 59.98 40.02 Cholesky Ordering: RMSN RCMSN2102 Cholesky Ordering: RMSN RCMSN2009 Variance Decomposition of RCMSN2007: Variance Decomposition of RCWG2102: Period S.E. RMSN RCMSN2007 Period S.E. RMWG RCWG2102 1 0.063 57.38 42.62 1 0.036 6.590 93.41 2 0.065 59.41 40.59 2 0.047 26.63 73.37
  18. 180 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 3 0.066 58.9 41.1 3 0.067 31.65 68.35 4 0.066 57.89 42.11 4 0.067 31.53 68.47 5 0.068 58.32 41.68 5 0.068 31.36 68.64 6 0.068 58.26 41.74 6 0.074 30.97 69.03 7 0.068 58.35 41.65 7 0.085 40.65 59.35 8 0.068 58.36 41.64 8 0.088 39.78 60.22 9 0.068 58.4 41.6 9 0.100 31.93 68.07 10 0.068 58.41 41.59 10 0.104 30.39 69.61 Cholesky Ordering: RMSN RCMSN2007 Cholesky Ordering: RMWG RCWG2102
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2