intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác dụng không mong muốn sau gây tê tủy sống phẫu thuật lấy thai

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

61
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá tác dụng không mong muốn sau gây tê tủy sống (GTTS) phẫu thuật lấy thai trong 24 giờ sau phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp: 48 sản phụ phẫu thuật lấy thai dưới GTTS bằng bupivacain 0,5% ưu tỷ trọng với liều tính theo chiều cao của bệnh nhân (BN) 5 mg/m chiều cao kết hợp với fentanyl cho đủ 2 ml hỗn hợp thuốc tê.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác dụng không mong muốn sau gây tê tủy sống phẫu thuật lấy thai

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br /> <br /> TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN SAU GÂY TÊ TỦY SỐNG<br /> PHẪU THUẬT LẤY THAI<br /> Nguyễn Ngọc Thạch*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục đích: đánh giá tác dụng không mong muốn sau gây tê tủy sống (GTTS) phẫu thuật lấy<br /> thai trong 24 giờ sau phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp: 48 sản phụ phẫu thuật lấy thai<br /> dưới GTTS bằng bupivacain 0,5% ưu tỷ trọng với liều tính theo chiều cao của bệnh nhân (BN)<br /> 5 mg/m chiều cao kết hợp với fentanyl cho đủ 2 ml hỗn hợp thuốc tê. Kết quả: tỷ lệ đau đầu<br /> 12,5%; buồn nôn-nôn 8,4%; ngứa 14,6%; run 10,4%; đau lưng 4,2%. Kết luận: GTTS phẫu<br /> thuật lấy thai gây ra một số tác dụng không mong muốn, tuy nhiên có thể điều trị dễ dàng.<br /> * Từ khoá: Gây tê tủy sống; Phẫu thuật lấy thai; Tác dụng không mong muốn.<br /> <br /> Side Effects after Spinal Anesthesia for Cesarean Section<br /> Summary<br /> Objectives: To evaluate side effects after spinal anesthesia for cesarean section during 24<br /> hours after the operation. Subjects and methods: 48 cesarean section cases received spinal<br /> anesthesia by heavy bupivacaine 0.5% with dose of bupivacaine based on their height (5 mg<br /> bupivacaine/1 meter) and fentanyl to gain 2 ml anesthetic mixture. Results: Headache 12.5%,<br /> nausea and vomiting 8.4%, pruritus 14.6%, shivering 10.4%, backache 4.2%. Conclusion: Side<br /> effects after spinal anesthesia for cesarean section included headache, nausea vomiting,<br /> pruritus, shivering and backache. They could be easily treated.<br /> * Key words: Spinal anesthesia; Cesarean section; Side effects.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hiện nay, GTTS được áp dụng rộng rãi<br /> cho phẫu thuật lấy thai tại Bệnh viện<br /> Quân y 103 do có nhiều ưu điểm như: kỹ<br /> thuật đơn giản, hiệu quả vô cảm tốt, ít<br /> ảnh hưởng đến mẹ và con, chăm sóc hậu<br /> phẫu không phức tạp. Tuy nhiên, GTTS<br /> cũng gây ra một số tác dụng không mong<br /> muốn sau phẫu thuật lấy thai như: đau<br /> đầu, buồn nôn-nôn... Mặc dù đã có nhiều<br /> <br /> nghiên cứu thông báo tỷ lệ tác dụng<br /> không mong muốn sau GTTS tại một số<br /> bệnh viện trong cả nước như Bệnh viện<br /> Phụ sản Trung ương, Bệnh viện E, Bệnh<br /> viện Đa khoa Hà Đông [1, 2, 3], nhưng tại<br /> Bệnh viện Quân y 103 chưa có nghiên<br /> cứu nào về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi<br /> tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu:<br /> Đánh giá tác dụng không mong muốn sau<br /> GTTS phẫu thuật l y thai.<br /> <br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Ngọc Thạch (thachgmhs@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 20/07/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/11/2015<br /> Ngày bài báo được đăng: 30/11/2015<br /> <br /> 168<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br /> <br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 48 BN có chỉ định phẫu thuật lấy thai<br /> dưới GTTS tại Khoa Gây mê, Bệnh viện<br /> Quân y 103 từ tháng 2 - 2014 đến 2 - 2015.<br /> - Tiêu chuẩn lựa chọn BN: đồng ý<br /> tham gia nghiên cứu, không có chống chỉ<br /> định GTTS, không đau đầu, không buồn<br /> nôn-nôn, không ngứa trước phẫu thuật,<br /> ASA I, II.<br /> - Tiêu chuẩn loại trừ: từ chối tham gia<br /> nghiên cứu, sử dụng thuốc giảm đau,<br /> chống nôn, chống ngứa trước phẫu thuật.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Tiến cứu, quan sát mô tả.<br /> * Thuốc, phương tiện:<br /> Bupivacain ưu tỷ trọng 0,5% (biệt dược<br /> marcain spinal heavy 0,5%) ống 20 mg/4 ml,<br /> fentanyl ống 100 µg/2 ml, kim GTTS 25G,<br /> máy theo dõi Life Scope 10i.<br /> * Kỹ thuật tiến hành:<br /> Truyền natriclorua 0,9% 6 ml/kg/giờ<br /> trong 15 phút trước GTTS. Trong bơm<br /> tiêm 5 ml có bupivacain 0,5% ưu tỷ trọng<br /> với liều 5 mg/1 m chiều cao và fentanyl<br /> cho đủ 2 ml hỗn hợp thuốc tê. BN ở tư<br /> thế ngồi, vị trí chọc kim GTTS ở khe liên<br /> đốt L2-3. Khi dịch não tủy chảy ra, tiêm<br /> hỗn hợp thuốc tê trong 30 giây.<br /> * Chỉ tiêu nghiên cứu:<br /> - Đặc điểm chung: tuổi, cân nặng,<br /> chiều cao, thời gian phẫu thuật, lần phẫu<br /> thuật lấy thai.<br /> - Chỉ tiêu các tác dụng không mong<br /> muốn sau phẫu thuật lấy thai:<br /> + Phân bố BN theo số lượng tác dụng<br /> không mong muốn.<br /> <br /> + Buồn nôn-nôn sau phẫu thuật<br /> (BNNSPT).<br /> Phân bố BN theo số lượng yếu tố nguy<br /> cơ BNNSPT của Apfel [4]:<br /> Bảng 1: Các yếu tố nguy cơ BNNSPT<br /> theo thang điểm Apfel [4].<br /> Yếu tố nguy cơ<br /> <br /> Điểm Apfel<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 1<br /> <br /> Tiền sử buồn nôn - nôn sau<br /> mổ/say tàu xe<br /> <br /> 1<br /> <br /> Không hút thuốc<br /> <br /> 1<br /> <br /> Dùng opioid sau mổ<br /> <br /> 1<br /> <br /> - Tỷ lệ BN BNNSPT được tính theo<br /> công thức:<br /> Tổng số BN BNNSPT<br /> Tỷ lệ BN BNNSPT =<br /> <br /> x 100%<br /> 48<br /> <br /> - Tỷ lệ BN BNNSPT ở mức độ n tại các<br /> thời điểm sau phẫu thuật được tính theo<br /> công thức:<br /> Tổng số BN BNNSPT<br /> mức độ n<br /> Tỷ lệ BN BNNSPT =<br /> mức độ n<br /> 48<br /> <br /> x 100%<br /> <br /> (n = 0, 1, 2, 3, 4)<br /> Tiêu chuẩn đánh giá mức độ BNNSPT<br /> dựa theo thang điểm của KlockgetherRadke [2]: mức độ 0: không nôn và không<br /> buồn nôn; mức độ 1: buồn nôn nhẹ; mức<br /> độ 2: buồn nôn nặng; mức độ 3: nôn khan<br /> hoặc nôn thực sự < 2 lần/giai đoạn; mức<br /> độ 4: nôn thực sự ≥ 2 lần/giai đoạn.<br /> - Liều lượng primperan sử dụng: khi BN<br /> BNNSPT ở mức độ 4, tiêm bắp primperan<br /> 10 mg.<br /> + Đau đầu, ngứa, run, đau lưng.<br /> + Liều lượng dolargan sử dụng: khi BN<br /> run, tiêm tĩnh mạch dolargan 30 mg.<br /> 169<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br /> <br /> + Liều lượng perfalgan, voltaren sử<br /> dụng: khi BN đau vết mổ, truyền tĩnh mạch<br /> perfalgan 1 g, nhét hậu môn viên đạn<br /> voltaren 100 mg, có thể lặp lại sau mỗi 6 giờ.<br /> + Mạch chậm: khi mạch < 60 lần/phút,<br /> tiêm tĩnh mạch atropin 0,5 mg.<br /> + Huyết áp tụt: khi huyết áp tâm thu <<br /> 90 mmHg, truyền dịch nhanh và tiêm tĩnh<br /> mạch ephedrin 10 mg.<br /> * Thời điểm nghiên cứu:<br /> Tác dụng không mong muốn được<br /> theo dõi ngay khi BN về buồng bệnh<br /> Khoa Sản và sau 6 giờ/lần trong 24 giờ<br /> đầu sau phẫu thuật.<br /> * Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS<br /> 16.0; p < 0,05 được coi là khác biệt có<br /> ý nghĩa thống kê.<br /> <br /> * Tỷ lệ đau đầu, ngứa, run, đau lưng,<br /> mạch chậm, huyết áp tụt 24 giờ sau phẫu<br /> thuật:<br /> Đau đầu: 6 BN (12,5%); ngứa: 7 BN<br /> (14,6%); run: 5 BN (10,4%); đau lưng:<br /> 2 BN (4,2%); không có trường hợp nào<br /> mạch chậm, huyết áp tụt trong 24 giờ sau<br /> phẫu thuật.<br /> * Phân bố BN theo số lượng tác dụng<br /> không mong muốn:<br /> Không có tác dụng không mong muốn:<br /> 24 BN (50%); 1 tác dụng không mong<br /> muốn: 17 BN (35,41%); 2 tác dụng không<br /> mong muốn: 5 BN (10,42%); 3 tác dụng<br /> không mong muốn: 2 BN (4,17%).<br /> Bảng 2: Liều lượng một số thuốc sử<br /> dụng trong và 24 giờ sau phẫu thuật.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> * Tuổi, cân nặng, chiều cao, thời gian<br /> phẫu thuật:<br /> Tuổi trung bình (năm): 28,2 ± 4,1; cân<br /> nặng trung bình: 64,7 ± 6,4 kg; chiều cao<br /> trung bình: 156,1 ± 4,8 cm; thời gian phẫu<br /> thuật trung bình: 53,8 ± 7,9 phút.<br /> * Tỷ lệ sản phụ phẫu thuật l y thai lần<br /> đầu và lần thứ hai:<br /> Phẫu thuật lấy thai lần đầu: 20 BN<br /> (41,7%); phẫu thuật lấy thai lần thứ hai:<br /> 28 BN (58,3%).<br /> * Phân bố BN theo thang điểm pfel:<br /> 2 điểm: 25 BN (52,1%); 3 điểm: 23 BN<br /> (47,9%). Không có trường hợp nào điểm<br /> Apfel 0, 1, 4.<br /> * Buồn nôn-nôn 24 giờ sau phẫu thuật:<br /> Tỷ lệ buồn nôn-nôn trong 24 giờ sau<br /> phẫu thuật 8,4%, trong đó: BNNSPT mức<br /> 1: 0 BN; BNNSPT mức 2: 0 BN; BNNSPT<br /> mức 3: 2 BN (4,2%); BNNSPT mức 4:<br /> 2 BN (4,2%).<br /> 170<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> ± SD<br /> (min - max)<br /> <br /> Liều lượng bupivacain (mg)<br /> <br /> 6,9 ± 0,5<br /> (6 - 8)<br /> <br /> Liều lượng fentanyl (mcg)<br /> <br /> 22,7 ± 4,9<br /> (10 - 30)<br /> <br /> Liều lượng perfalgan (mg)<br /> <br /> 1.645,8 ± 48,3<br /> (1.000 - 2.000)<br /> <br /> Liều lượng voltaren (mg)<br /> <br /> 106,3 ± 24,4<br /> (100 - 200)<br /> <br /> Liều lượng dolargan (mg)<br /> <br /> 30 ± 0 (0 - 30)<br /> <br /> Liều lượng primperan (mg)<br /> <br /> 10 ± 0 (0 - 10)<br /> <br /> Các thuốc được sử dụng chủ yếu là<br /> thuốc tê, thuốc giảm đau và thuốc chống<br /> nôn ở liều thấp.<br /> BÀN LUẬN<br /> 1. Buồn nôn-nôn sau GTTS phẫu<br /> thuật lấy thai.<br /> Apfel và CS (2001) đề xuất 4 yếu tố<br /> nguy cơ gây buồn nôn sau phẫu thuật<br /> là: nữ giới; tiền sử say tàu xe hoặc tiền sử<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br /> <br /> BNNSPT trước đó; không hút thuốc lá và<br /> sử dụng opioid giảm đau sau phẫu thuật.<br /> Điểm số Apfel càng cao, nguy cơ BNNSPT<br /> càng cao [4]. Đối tượng trong nghiên cứu<br /> này là phụ nữ mổ lấy thai và tập quán của<br /> phụ nữ Việt Nam rất ít hút thuốc lá, do đó<br /> tỷ lệ BN có điểm số Apfel 2 và 3 tương<br /> ứng 52,1% và 47,9%. Như vậy, các đối<br /> tượng nghiên cứu đều có nguy cơ cao<br /> BNNSPT. Chúng tôi gặp tỷ lệ buồn-nôn<br /> nôn trong 24 giờ sau phẫu thuật 8,4%,<br /> trong đó BNNSPT ở mức độ 3 và 4 đều<br /> 4,2%, liều lượng primperan sử dụng cho<br /> các trường hợp BNNSPT mức độ 4 là<br /> 10 ± 0 mg. Kết quả của chúng tôi cao hơn<br /> nghiên cứu của Bùi Quốc Công (2003) [1]:<br /> GTTS mổ lấy thai 30 sản phụ bằng<br /> bupivacain 7,5 mg kết hợp 50 mcg<br /> fentanyl tại Bệnh viện E không bắt gặp<br /> BN bị nôn. Trần Đình Tú (2008) [3] GTTS<br /> mổ lấy thai 30 sản phụ bằng bupivacain<br /> 0,5% 8 mg kết hợp 25 mcg fentanyl tại<br /> Bệnh viện Phụ sản Trung ương: buồn<br /> nôn-nôn 13,3%. Nguyễn Đình Đức (2013)<br /> [2] GTTS 50 sản phụ mổ lấy thai tại Bệnh<br /> viện Đa khoa Hà Đông với liều bupivacain<br /> 0,5% 0,18 mg/kg phối hợp 30 mcg fentanyl:<br /> tỷ lệ buồn nôn-nôn trong 24 giờ đầu sau<br /> phẫu thuật lấy thai tương ứng 14% và<br /> 22%. Ranju Singh (2013) [6] GTTS mổ<br /> lấy thai cho 33 sản phụ với bupivacain<br /> 0,5% 10 mg kết hợp 25 mcg fentanyl:<br /> tỷ lệ buồn nôn 45,5% và nôn 6,1%.<br /> Ayesha Goyal (2015) [5] GTTS mổ lấy<br /> thai cho 15 sản phụ với bupivacain 0,5%,<br /> 10 mg kết hợp 25 mcg fentanyl: tỷ lệ buồn<br /> nôn 60%, nôn 26,67%. Tỷ lệ buồn nônnôn của chúng tôi thấp hơn của Ranju<br /> Singh (2013) và Ayesha Goyal (2015) do<br /> <br /> các tác giả này sử dụng liều thuốc tê<br /> bupivacain 10 mg, trong khi chúng tôi sử<br /> dụng liều 6,9 ± 0,5 mg, nên tình trạng ức<br /> chế thần kinh giao cảm nhiều hơn, do đó<br /> tỷ lệ buồn nôn-nôn cao hơn.<br /> 2. Đau đầu, ngứa, run, đau lƣng,<br /> m ch chậm, huyết áp tụt sau GTTS<br /> phẫu thuật lấy thai.<br /> 12,5% BN đau đầu, thấp hơn của<br /> Nguyễn Đình Đức (2013) [2] là 32%. BN<br /> của chúng tôi được truyền perfalgan tĩnh<br /> mạch với liều 1.645,8 ± 48,3 mg và nhét<br /> hậu môn voltaren 106,3 ± 24,4 mg để<br /> giảm đau sau phẫu thuật, nên tỷ lệ đau<br /> đầu thấp hơn. 14,6% BN ngứa, chủ yếu ở<br /> mặt, mũi, không có trường hợp nào phải<br /> điều trị bằng thuốc, kết quả này cao hơn<br /> của Trần Đình Tú (2008) [3] là 13,3%,<br /> nhưng thấp hơn của Ranju Singh (2013)<br /> [6] là 33,6%. Chúng tôi gặp 10,4% BN bị<br /> run sau gây tê, cao hơn của Ayesha Goyal<br /> (2015) [5] không gặp BN nào run và của<br /> Ranju Singh (2013) [6] là 9,1%, nhưng<br /> thấp hơn của Trần Đình Tú (2008) [3] là<br /> 13,3%. Nguyên nhân và cơ chế của run<br /> trong GTTS vẫn còn nhiều tranh cãi,<br /> tuy nhiên khi BN run, chúng tôi tiêm tĩnh<br /> mạch dolargan với liều trung bình 30 ± 0 mg<br /> thì run từ từ biến mất. Tỷ lệ đau lưng trong<br /> 24 giờ đầu sau phẫu thuật 4,2%. BN chỉ có<br /> đau mỏi lưng nhẹ trong 24 giờ sau phẫu<br /> thuật, sau đó ổn định không phải điều trị.<br /> Chúng tôi không gặp BN nào có mạch<br /> chậm hoặc huyết áp tụt trong 24 giờ sau<br /> phẫu thuật, phù hợp với nghiên cứu của<br /> Nguyễn Đình Đức (2013) [2].<br /> KẾT LUẬN<br /> Nghiên cứu 48 BN phẫu thuật lấy thai<br /> dưới GTTS bằng bupivacain 0,5% ưu tỷ<br /> trọng kết hợp fentanyl, kết quả:<br /> 171<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br /> <br /> Các tác dụng không mong muốn bao<br /> gồm: buồn nôn-nôn 8,4%; đau đầu<br /> 12,5%; ngứa 14,6%; run 10,4%; đau lưng<br /> 4,2%. Không BN nào mạch chậm hoặc<br /> huyết áp tụt.<br /> <br /> 3. Trần Đình Tú, Nguyễn Đức Lam,<br /> Nguyễn Hữu Tú. Nghiên cứu kết hợp<br /> bupivacain với morphin trong GTTS để mổ và<br /> giảm đau sau mổ lấy thai.<br /> học Việt Nam.<br /> 2008, 351 (1), tr.47-52.<br /> <br /> Các tác dụng không mong muốn điều<br /> trị dễ dàng trong và sau phẫu thuật lấy<br /> thai bằng thuốc giảm đau và thuốc chống<br /> nôn ở liều thấp.<br /> <br /> 4. Apfel CC, Kranke P et al. What can be<br /> expected from risk scores for predicting<br /> postoperative nausea and vomiting?. Br J<br /> Anaesth. 2001, 86, pp.822-827.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. B i Quốc Công. Đánh giá tác dụng<br /> GTTS bằng hỗn hợp marcain liều thấp và<br /> fentanyl trong mổ lấy thai. Luận văn Bác sỹ<br /> Chuyên khoa Cấp II. Trường Đại học<br /> Hà<br /> Nội. 2003.<br /> 2. Nguyễn Đình Đức. Nghiên cứu tác dụng<br /> dự phòng buồn nôn và nôn của<br /> dexamethason sau GTTS mổ lấy thai. Luận<br /> văn Bác sỹ Chuyên khoa Cấp II. Học viện<br /> Quân y. 2013.<br /> <br /> 172<br /> <br /> 5. Ayesha Goyal, P Shankaranarayan,<br /> P Ganapathi. A randomized clinical study<br /> comparing spinal anesthesia with isobaric<br /> levobupicacaine with fentanyl and hyperbaric<br /> bupivacaine with fentanyl in elective cesarean<br /> sections. Anesth Essays Res. 2015, 9 (1),<br /> pp.57-62.<br /> 6. Ranju Singh, Deepti Gupta, Aruna Jain.<br /> The effect of addition of intrathecal clonidine<br /> to hyperbaric bupivacaine on postoperative<br /> pain after lower segment cesarean section:<br /> A randomized control trial. Saudi J Anaesth.<br /> 2013, 7 (3), pp.283-290.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2