Tài chính quốc tế
lượt xem 232
download
Tài chính quốc tế là các quan hệ kinh tế nảy sinh giữa Nhà nước hoặc các tổ chức Nhà nước với các Nhà nước khác , với các công dân nước ngoài và với các tổ chức quốc tế trong việc hình thành và sử dụng các quĩ tiền tệ ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài chính quốc tế
- Chương 7 TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
- 7.1 Những vấn đề chung về tài chính quốc tế 7.1.1 Cơ sở hình thành những quan hệ tài chính quốc tế 7.1.2 Khái niệm, đặc điểm của tài chính quốc tế 7.1.3 Vai trò của tài chính quốc tế 7.2 Các quan hệ tài chính quốc tế chủ yếu 7.2.1 Đầu tư trực tiếp 7.2.2 Đầu tư gián tiếp 7.2.3 Viện trợ quốc tế không hoàn lại 7.2.4 Các quan hệ tài chính quốc tế khác 7.3 Một số tổ chức tài chính quốc tế chủ yếu 7.3.1 Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF 7.3.2 Ngân hàng thế giới – WB 7.3.3 Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB
- 7.1. Những vấn đề chung về tài chính quốc tế 7.1.1 Cơ sở hình thành các quan hệ tài chính quốc tế - Sự phân công lao động và hợp tác quốc tế - Sự phát triển của các hoạt động đầu tư quốc tế 7.1.2 Khái niệm Tài chính quốc tế là các quan hệ kinh tế nảy sinh giữa Nhà nước hoặc các tổ chức của Nhà nước với các Nhà nước khác, với các tổ chức của các Nhà nước khác, với các công dân nước ngoài và với các tổ chức quốc tế trong việc hình thành và sử dụng các quĩ tiền tệ nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước..
- 7.1.3. Đặc trưng Rủi ro hối đoái và rủi ro chính trị. Sự thiếu hoàn hảo của thị trường. Môi trường quốc tế mở ra nhiều cơ hội. 7.1.4. Vai trò của tài chính quốc tế Tài chính quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia hoà nhập nền kinh tế thế giới. Tài chính quốc tế mở ra cơ hội cho các quốc gia phát triển kinh tế xã hội. Tài chính quốc tế giúp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính.
- 7.2. Các quan hệ tài chính quốc tế chủ yếu 7.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI a. Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn. 3 động cơ cụ thể tạo nên 3 định hướng khác nhau trong đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư định hướng thị trường Đầu tư định hướng chi phí Đầu tư định hướng nguồn nguyên liệu
- b. Các hình thức đầu tư vốn nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp do chủ nước ngoài đầu tư 100% vốn tại nước sở tại, có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo qui định của pháp luật tại nước sở tại Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp ở nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là một văn bản được kí kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước để tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở qui định về trách nhiệm để thực hiện hợp đồng và xác định quyền lợi của mỗi bên, nhưng không hình thành một pháp nhân mới. Các hình thức khác: hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT).
- c. Lợi ích của đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại lợi ích cho cả chủ đầu tư và các nước đón nhận đầu tư. Đối với chủ đầu tư + Mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường ảnh hưởng sức mạnh kinh tế trên thế giới, đồng thời đây còn là biện pháp thâm nhập thị trường, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước sở tại. + Giúp các công ty nước ngoài giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư và thu lợi nhuận cao do lợi dụng những lợi thế so sánh cuả nước sở tại, giảm chi phí vận chuyển, quảng cáo, tiếp thị,… + Giúp chủ đầu tư tìm được các nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định. + Giúp các chủ đầu tư đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- c. Lợi ích của đầu tư trực tiếp nước ngoài Đối với những nước công nghiệp phát triển Tạo nên luồng đầu tư hai chiều giữa các quốc gia, tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế, mở rộng nguồn thu của Chính phủ, giải quyết nạn thất nghiệp và kiềm chế lạm phát,… Đối với các nước đang phát triển FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; FDI góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm nhiều việc làm mới; tác động tới XNK; Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thông qua chính sách thu hút vốn theo các ngành định hướng hợp lí; Các dự án FDI góp phần bổ sung nguồn thu quan trọng cho NS của các quốc gia.
- 7.2.2. Đầu tư gián tiếp (FII) a. Khái niệm Đầu tư gián tiếp được định nghĩa là các khoản vốn đầu tư nước ngoài thực hiện qua một định chế tài chính trung gian như các quỹ đầu tư, hoặc đầu tư trực tiếp vào cổ phần của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. b. Các hình thức đầu tư gián tiếp: Tín dụng quốc tế Vay thương mại Viện trợ phát triển chính thức
- 7.2.3.Viện trợ quốc tế không hoàn lại a. Khái niệm: Viện trợ quốc tế không hoàn lại là những khoản tài trợ của Chính phủ hoặc tổ chức phi chính phủ trong các quốc gia phát triển đối với một số nước nghèo hoặc đang phát triển vì lí do nhân đạo, ngoại giao, chính trị, chiến lược phát triển và một số lí do khác của bên cấp viện trợ. b. Các hình thức viện trợ Viện trợ của các chính phủ Viện trợ của các tổ chức quốc tế Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO)
- 7.3. Một số tổ chức tài chính quốc tế 7.3.1. Quỹ tiền tệ quốc tế – IMF 7.3.2. Ngân hàng thế giới – WB 7.3.3. Ngân hàng phát triển châu á ADB
- Câu hỏi ụn tập chýừng 7 1. Cơ sở hình thành và phát triển tài chính quốc tế. 2. Tài chính quốc tế là gì? Nêu các đặc trưng cơ bản? 3. Vai trò của tài chính quốc tế đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. 4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Phân biệt với đầu tư gián tiếp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình: Nhập môn tai chinh tiền tệ ĐHKTTPHCM ̀ ́ 2. Giáo trình: Lý thuyết tai chinh và tiền tệ ĐHTM ̀ ́ 3. Giáo trình: Lý thuyết tai chinh và tiền tệ ĐHKTTPHCM ̀ ́ 4. Giáo trình: Lý thuyết tai chinh HVTC ̀ ́
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Tài chính Quốc tế
282 p | 3745 | 1878
-
Bài giảng Tài chính quốc tế - Ths Đặng Ngọc Đức
11 p | 643 | 197
-
Bài giảng bộ môn Tài Chính quốc Tế
0 p | 294 | 120
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 1 - ThS. Phan Thị Thanh Hương
11 p | 229 | 35
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 2 - ThS. Phan Thị Thanh Hương
35 p | 200 | 35
-
Bài giảng Tài chính quốc tế (TS. Lê Tuấn Lộc) - Chương 1: Những vấn đề về tài chính quốc tế
18 p | 121 | 20
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 1 - Đại cương về tài chính quốc tế
29 p | 176 | 6
-
Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS. TS Phan Duy Minh
247 p | 20 | 6
-
Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 1 - PGS. TS Phan Duy Minh
182 p | 16 | 5
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 6 - Học viện Tài chính
39 p | 19 | 3
-
Nghiên cứu áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế về chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính
8 p | 7 | 2
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 7 - Học viện Tài chính
44 p | 9 | 2
-
Lý thuyết và bài tập Tài chính quốc tế: Phần 2
26 p | 3 | 1
-
Lý thuyết và bài tập Tài chính quốc tế: Phần 1
21 p | 4 | 1
-
Sự ảnh hưởng của Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đến chất lượng thông tin kế toán: Góc nhìn quốc tế
9 p | 8 | 1
-
Sẵn sàng tự nguyện áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp các công ty niêm yết quy mô lớn
13 p | 2 | 1
-
Nhận thức của sinh viên về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong chương trình đào tạo tại các trường đại học khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội
19 p | 4 | 1
-
Đề cương chi tiết học phần Tài chính quốc tế (Hệ đào tạo Đại học – Ngành: Tài chính - Ngân hàng) - Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
17 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn