intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Cấy định lượng mẫu đàm

Chia sẻ: PHAM TRONG | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

222
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Cấy định lượng mẫu đàm nhằm giúp sinh viên nắm được chỉ định cấy định lượng đàm, nắm được thời điểm, cách lấy, bảo quản và chuyên chở mẫu đến phòng xét nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Cấy định lượng mẫu đàm

  1. CẤY ĐỊNH LƯỢNG MẪU ĐÀM MỤC TIÊU: 1. Nắm được chỉ định cấy định lượng đàm. 2. Nắm được thời điểm, cách lấy, bảo quản và chuyên chở mẫu đến phòng xét nghiệm. 3. Nắm được kỹ thuật khảo sát, đánh giá mẫu đàm và tiến hành cấy định lượng. 4. Nắm được cách biện luận kết quả cấy định lượng. 1. CHỈ ĐỊNH. Hiện nay có một xu hướng mới trong cấy đàm, đó là cấy định lượng. Dựa vào kết quả cấy dịnh lượng có thể phân biệt tác nhân nào là tác nhân thật sự gây bệnh có trong mẫu đàm, tác nhân nào là ngoại nhiễm vùng hầu họng. Phương pháp cấy định lượng mẫu đàm được chỉ định thông thường nhất là trên các viêm phổi nặng hay trên các viêm phổi bệnh viện. Trên viêm phổi cộng đồng thì không nhất thiết phải áp dụng phương pháp này. 2. THỜI ĐIỂM LẤY MẪU VÀ CÁCH LẤY MẪU. Tương tự phương pháp cấy không định lượng 3. ĐÁNH GIÁ MẪU ĐÀM. Trước khi tiến hành nuôi cấy, mẫu đàm cũng được đánh giá đại thể và sau đó làm phết nhuộm Gram để đánh giá vi thể như phương pháp cấy đàm không định lượng. 4. PHƯƠNG PHÁP CẤY ĐỊNH LƯỢNG. Trước hết làm tan đàm trong dung dịch nước muối sinh lý vô trùng vừa pha thêm NALC (SPUTAPREP-QT kit của Nam Khoa) và sau đó pha loãng đàm. Ti ến hành như sau: - Trong một tube 15 ml vô trùng (loại Falcon) đã chứa 10 ml nước muối sinh lý vô trùng (NS), cho thêm vào 50 mg NALC (N-Acetyl-L-Cystein), tức là toàn bộ bột NACL chứa trong một tube Eppendorf. Lắc nhẹ cho tan hoàn toàn. Dung dịch NS có NALC này chỉ dùng trong ngày và đủ cho 2 – 3 mẫu. Luôn luôn bảo quản tube dung dịch NALC đã pha trong tủ lạnh 4 o C . - Lấy một thể tích đàm cần nuôi cấy cho vào một tube vô trùng nắp vặn chặt. Thêm vào một thể tích như vậy dung dịch NS có NALC vừa mới pha. Lắc nhẹ cho đến khi đàm tan trong dung dịch này. Như vậy chúng ta đã có đàm pha loãng 1/2 . Sau khi đàm tan hoàn toàn, pha loãng tiếp mẫu đàm này thành 1/10 trong nước muối sinh lý vô trùng. Như vậy chúng ta đã có mẫu đàm pha loãng 1/20. - Tiến hành cấy định lượng mẫu đàm đã pha loãng 1/2 trên các hộp thạch máu cừu ( BA ), thạch nâu máu ngựa có Bacitracin (CAHI) và thạch MC bằng
  2. khuyên cấy định lượng 10 µl (0,01 ml) và 1 µl (0,001 ml) hay dùng micropipett để hút 10 µl và 1 µl cấy lên mặt thạch. Với mẫu đàm pha loãng 1/20, dùng khuên cấy 1 µl hay dùng micropipet để hút 1 µl cấy lên mặt thạch và cũng như trên 3 loại hộp thạch như trên. Phương pháp cấy định lượng trên mặt thạch được thực hiện như cấy định lượng nước tiểu. Sau khi cấy, các hộp thạch BA và CAHI được ủ trong khí trường CO2 còn các hộp thạch MC được ủ trong khí trường bình thường, nhiệt độ ủ là 35 – 37 o C, thời gian ủ qua đêm hay tối đa 24 giờ. Đọc kết quả và định lượng các vi khuẩn mọc trên các hộp thạch như trong bảng trình bày sau: Bảng : Cách đọc kết quả định lượng các loại vi khuẩn trong mẫu đàm dựa trên số lượng các loại khóm vi khuẩn mọc trên các hộp thạch. Hộp thạch Mẫu đàm pha Vòng cấy định Thể tích đàm Số vi khuẩn được loãng lượng được cấy định lượng 1 1/2 10 µl 5 µl 2N x 10 2 / ml 2 1/2 1 µl 0,5 µl 2N x 10 3/ ml 3 1/20 1 µl 0,05 µl 2N x 10 4/ ml Đàm pha loãng 1/2 trong dung Đàm pha loãng dịch NALC 1/20 trong NS MC BA CA 1 1 1 10 10 10 µl µl µl CA BA MC 3 3 3 1 µl 1 µl 1 µl MC BA CA 2 2 2 1 µl 1 µl 1 µl Sơ đồ cấy định lượng mẫu đàm trên các hộp thạch N là số khóm của một loại vi khuẩn đếm được trên các hộp thạch. Để có con số định lượng của một loại vi khuẩn thì chúng ta nên lấy số trung bình của các kết quả. Ví dụ: ứng với các khóm nghi ngờ K. pneumoniae, kết quả trên hộp thạch MC1 là 200 khóm, lượng vi khuẩn K. pneumoniae trong 1 ml đàm là 40000 CFU/ml (2 x200 x 102); trên hộp thạch
  3. MC2 là 15, lượng vi khuẩn / ml đàm là 30000 CFU/ml (2 x 15 x 103); và trên hộp thạch MC3 là 3, lượng vi khuẩn là 60000 CFU/ml (2 x 3 x104). Như vậy kết quả cuối cùng lượng vi khuẩn K. pneumoniae trong mẫu đàm sẽ được tính là (40000 + 30000 + 60000)/3 = 43333 CFU/ml. Nếu các hộp thạch 1 và 2 có vi khuẩn quá nhiều (> 200 khóm 2), chúng ta chỉ nên đếm số khóm trên hộp thạch 3. 5. BIỆN LUẬN KẾT QUẢ. - Các vi khuẩn có lượng ≥ 1000 CFU/ml thì phải định danh và làm kháng sinh đồ. Có nghĩa là tiến hành định danh và làm kháng sinh đồ bất cứ khóm vi khuẩn nào mọc được trên hộp thạch 2 và 3 hay có số lượng ≥ 5 trên hộp thạch 1. Trả lời lâm sàng cả kết quả định lượng là bao nhiêu vi khuẩn đã định danh và làm kháng sinh đồ để lâm sàng có thể tùy nghi sử dụng.(theo TS.Phạm Hùng Vân) -Tuy vậy, tùy từng Labo xét nghiệm chọn các vi khuẩn có lượng từ 103 – 107 CFU/ml để tiến hành làm kháng sinh đồ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2