Tài liệu ôn về tư tưởng Hồ Chí Minh
lượt xem 99
download
Khái niện tư tưởng HCM: Có nhiều khái niệm tư tưởng HCM mà trong mỗi khái niệm được đề cập 3 vấn đề: -
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu ôn về tư tưởng Hồ Chí Minh
- TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH I. TƯ TƯƠNG HỒ CHÍ MINH LÀ GÌ? Ý NGHĨA HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HCM 1. Khái niện tư tưởng HCM: Có nhiều khái niệm tư tưởng HCM mà trong mỗi khái niệm được đề cập 3 vấn đề: - Nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM - Nội dung nội hàm tư tưởng HCM +-Ý nghĩa kim chỉ nam và nền tảng tư tưởng tinh thần của tư tưởng HCM đối với Đảng và dân tộc ta. Hai khái niện được dùng nhiều nhất: -Tư tưởng HCM là sự kế thừa xuất sắc tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệcủa nhân loại mà đỉnh cao là CN Mác- Lênin;là sự vận dụng sáng tạo và sự kết hợp sáng tạo và nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn; dân tộc; giai cấp CN yêu nước chân chân chính và CN quốc tế vô sản trong sáng, độc lập dân tộc, và CNXH vào điều kiện cụ thể của nước ta; là khoa học về chiến lược và sách lược, đảm bảo sự thắng lợi của CMVN trong quá khứ, hiện tại và tương lai, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. - Trong nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã viết:“Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và xuất sắc về những vấn đề cơ bản của CMVN , là sự vận dụng và phát triển sáng tạo CN Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc , tiếp thu văn hóa của nhân loại. đó là tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và độc lập dân tộc găn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết của dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng NN thật sự của dân, do dân và vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về đạo đức CM :cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng CM thế hệ cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ Đảng viên là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành với nhân dân,…tư tưởng HCM soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”. 2. Ý nghĩa của việc hoc tập tư tưởng HCM - Các văn kiện chủa Đảng ở Đại hội VII, VIII, IX, X đều chỉ rõ phải học tập tư tưởng HCM, đạo đức HCM và khẳng định tư tưởng HCM cùng với CN Mác Lênin là nền tảng tư tưởng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động nhất định cho toàn Đảng, toàn quốc và toàn dân ta. Bài học kin nghiệm số 1 của các đại hội ký này là: phải kiên định, kiên trì, nắm vững, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng tư tưởng HCM và CN Mác Lênin, đó là con đường Bác lựa chọn dân tộc và là con đường duy nhất đúng, nó mang lại độc lập dân tộc thật sự và hạnh phúc thật sự cho nhân dân - Nghiên cứu tư tưởng HCM là để vận dụng và phát triển sáng tạo CN Mác Lênin và tư tưởng HCM ở VN: + Tư tưởng HCM được hình thành và phát triển trên nền tảng thế giới quan và phương pháp luận của CN Mác Lênin và tư tưởng HCM đã đưa CMVN đi từ thắng lợi này
- đến thắng lợi khác gần một thế kỷ qua và là nguồn sáng hiện nay của VN, vì vậy đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và vận dụng đúng đắn hệ tư tưởng này. + Hiện nay, các thế lực thù địch ra sức tấn công nền tảng tư tương cuả Đảng nhằm cho chúng ta đi chệch hướng XHCN. Vì vậy học tậpvà đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo tư tưởng HCM vào cuộc sống là nhiệm vụ đậc biệt quan trọng của Đảng va dân tộc ta hiện nay. - Nội dung cốt lõi của tư tưởng HCM la độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, đó là con đường CMVN giành thắng lợi từ 1930 đến nay là con đường duy nhất đúng, nó mang lại độc lập thật sự và hạnh phúc thật sự cho nhân dân. Vì vậy nghiện cứu tư tưởng HCM có ý nghĩa lớn là: + Để ta kiên định, kiên trì, nắm vững, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH và tích cực góp phần mình vào để đưa công cuộc d0ổi mới đi đến thắng lợi ngày càng to lớn hơn. + Nắm vững 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong quá trình toàn cầu hóa sâu rộng của nền kinh tế thế giới thì càng phải giữ vững độc lập dân tộc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và không chệch hướng XHCN. + Đối với thế hệ trẻ cần đặc biệt coi trong giáo dục, chính trị, tư tưởng, đạo đức CM, đặc biệt là giáo dục tư tưởng HCM nhằm nâng cao lý luận, phương pháp tư duy biện chứng, “sống ciến đấu, lđ, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại, để trở thành chiến sĩ tiên phong trong sự nghiệp xd và bảo vệ tổ quốc”. - Tư tưởng HCM là mẫu mực của tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới và sáng tạo, vì vậy nghiên cứu tư tưởng HCM để nắm vững tinh thần này, để sống và làm việc tốt hơn, để tích cực góp phần mình vào xd một XH dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ văn minh. - Ý nghĩa học tập tư tưởng HCM đối với sinh viên và đối với các anh chị như thế nào? IV. TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC LÀ VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC CNCM VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG NÀY VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY. Theo thống kê trong HCM toàn tập(12 tập)thì có 405 bài viết của Bác về đoàn kết, hơn 3000 lần Người dùng từ đoàn kết, và hơn 100 lần Bác sử dụng từ đại đoàn kết. Bác đã trình bày nhiều tư tưởng, quan điểm quý về đoàn kết cho CMVN 24 năm đứng đầu nhà nước và là lãnh tụ của Đảng Bác đã quy tụ được tất cả các giai cấp, các dân tộc , các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân người VN ở trong nước và nước ngoài, người đã trở thành linh hồn của khối đại đoàn kết dân tộc và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, vì vậy nghiện cứu tư tưởng đại đoàn kết HCM thì có ý nghĩa sâu sắc về lý luận, thực tiễn và tiếp thu được nhiều bài học kinh nghiệm quý. 1. Cơ sở hình thành tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc: - Tinh thần yêu nước, thân ái, tính cố kết cộng đồng của dân tộc VN được hình thành, củng cố và phát triển trong mấy nghìn năm lịch sử.
- - Về thực tiễn: tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Bác được hình thành từ nhưnf4 tổng kết kinh nghiệm của phong trào CMVN và phong trào CM của nhiều nước trên thế giới nhất là những bài học kinh nghiệm Người rút ra từ thắng lợi của cuộc CM T 10 Nga 1917. - Bác nghiện cứu và tiếp thu cái quan điểm cách mạng là sự việc của quần chúng nội dung trong lý luận Mác Lênin là vận dụng ở VN. 2. Tư tưởng HCM về đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược CMVN - Đại đoàn kết dân tộc quyết định thnàh công sự nghiệp CMVN + Bác Hồ đã thấm nhuần tư tưởng “dân vi bản, dân vi quý” của cha ông Người chỉ rõ “ trong bầu trời không có j quý bằng nông dân, trong thế giới không có j quý bằng nông dân”. + Quán triệt quan điểm CM là sự nghiệp quần chúng Bác chỉ rõ: “CM là việc lớn là công việc chung của dân chúng, chứ không phải là công việc của một hai người”và Bác thường nhắc nhở cán bộ:“Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” + Bác chỉ rõ: Tính chất độc hại trong chính sách “chia để trị” của thực dân pháp và kêu gọi dân ta là chia sẻ là chết, đoàn kết thì sống “đoàn kết là sức mạnh của chúng ta, đoàn kết là điểm mẹ, điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt, đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết la thắng lợi, là then chốt của thành công và tư tưởng này đã trở thành chân lý của thời đại: “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết . thành công, thành công, đại thành công” + Bác luôn căn dặn dân ta phải đoàn kết và Người chỉ rõ là phải đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế, phải đặt lợi ích của toàn quốc, nhân dân lên trên hết, đoàn kết để làm CM, đoàn kết để giải phóng dân tộc, để bảo vệ tổ quốc, để xd CNXH , như vậy đoàn kết dân tộc là vấn đề ý nghĩa chiến lược của CMVN. - Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của CMVN. + Năm 1920, sau khi trở thành người cộng sản , Bác khẳng định: công việc của tôi là rõ ràng, trở về nước tuyên truyền, vận động tập chúng quần chúng và đưa họ lên trường đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc. + Từ khi có Đảng cũng như khi có Nhà nước thì Bác luôn chỉ rõ phải quán triệt tư tưởng đại đoàn kết trong đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật và phải đặt lợi ích của dân tộc và của nhân dân lên tên hết. và trong phát biểu tại lễ ra mắt của Đảng LĐVN(ngày 2/2/1951), Bác chỉ rõ mục đích của Đảng gồm 8 chữ: “đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”. + Tư tưởng đại đoàn kết là mục tiêu là nhiệm vụ hàng đầu của CMVN còn được Người chỉ rõ trong công tác tuyên huấn của Đảng. Ngày 31/8/1963 Người nói: “Trước CM T8 và trong kháng chiến thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm sao cho đồng bào các dân tộc hiểu được mấy việc, một là đoàn kết, hai là CM hay kháng chiến để đòi lại độc lập, chỉ đơn giản thế thôi, bây giờ mục đích tuyên truyền là: một là đoàn kết hai là xd CNXH, ba là đấu tranh thống nhất nước nhà” và Người còn yêu cầu Đảng và cán bộ tuyên huấn có nghĩa vụ thức tỉnh, tập hợp quần chúng phải chuyển những đòi hỏi khách quan tự phát của quần chúng thành đòi hỏi tự giác có tổ chức, thành sức mạnh cho công cuộc đấu tranh vì độc lập , tự do và hạnh phúc của nhân dân.
- - Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân - Đại đoàn kết thì phải biến thành sức mạnh vậy chất, thành lực lượng có tổ chức trong mặt trận dân tộc thống nhất mà nòng cốt là liên minh công nông dưới sự lao động của Đảng. + Làm rõ vai trò của mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi đối việc xd khối đại đoàn kết dân tộc . + Làm rõ vai trò nòng cốt của khối liên minh công nông và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng theo chỉ dẫn của Bác Hồ 3. Vận dụng tư tưởng HCM về đại đoàn kết vào công cuộc đổi mới hiện nay - Để vận dụng tư tưởng HCM về đại đoàn kết vào công cuộc đổi mới hiện nay thì phải hiểu rõ nhân tố khách quan và chủ quan đang thách thức tính bền chặt của khối đại đoàn kết dân tộc. + Nước ta có 54 dân tộc, dân số hiện nay trên 58 tr người, đoàn kết thống nhất, tính cố kết cộng đồng nó đã trở thành truyền thống cao quý và là sức mạnh của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước. + Những nhân tố đang thách thức tính bền chặt của khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay là: Sự phát triển chênh lệch về kinh tế XH giữa các dân tộc, giữa các vùng, miền. Mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường đã và đang đi vào làm rạng nức mqhệ ngay trong cả gia đình, kẻ thù đang lợi dung những hạn chế khó khăn và lạc hậu của ,một số dân tộc lôi kéo lợi dụng, kích động, gây mất ổn định và chia rẽ dân tộc. -Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc dưới ánh sáng tư tưởng HCM thì hiện nay cần phải : + Quán triệt quan điểm đoàn kết dân tộc là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu và là vấn đề chiến lược của chủ nghĩa vô sản. + Phải th7c5 hiện bình đẳng đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau để các dân tộc cùng tiến bộ và gắn bó mật thiết trong cộng đồng Việt Nam thống nhất. + Đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, khắc phục dần tình trạng tự túc tự cấp và tạo điều kiện để các dân tộckhai thác tiềm năng thế mạnh của mình để làm giàu cho mình và đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc. + Tôn trọng lợi ích truyền thống, văn hóa , tập quán, tính ngưỡng của các dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh tầhn của nhân dân. + Quan tâm, giúp đỡ các dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu, vùng căn cứ, biên giới, hải đảo, khắc phục chênh lệch về kinh tế xã hội của các vùng miền, chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc. + Làm tốt công tác dân vận, vận độngnhân dân thực hiện tốtchính sách dân tộc của Đảng, xây dựng củng cố mặt trận tổ quốc Việt Nam, củng cố khối liên minh công nông tri thức và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với mặt trận. +Nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kịp thời đấu tranh làm thất bại âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch.
- V.NỘI DUNG CƠ BẢN TƯ TƯỞNG HCM VỀ KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI: 1.Những nội dung cơ bản tư tưởng HCM về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại - Bác Hồ đã nắm bắt chính xác đặc điểm và xu hướng phát triển tất yếu của thởi đại mới. Người đặt cách mạng Việt Nam gắn với cách mạng vô sản thế giới + Bác Hồ là người nặng lòng yêu nước, sâu nỗi thương dân và năm 1911 người ra đi tìm đường cứu nước. Qua 10 năm tìm hiểu về tình hình, đặc điểm và xu hướng phát triển của thời đại và tìm hiểu con đường cách mạng của các nước, đến 7/1920, Người đã tìm thấy con đường giúp cho dân tộc Việt Nam và vào tháng 12, Người khẳng định công cuộ giúp đỡ các nước và dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản và CMVN cũng là bộ phận của CM thế giới thì đều là bạn của nhân dân An Nam. + Sau khi trở thành người cộng sản, Người khẳng định :“ Muốn cứu nước giúp đỡ dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản. -Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với CN quốc tế trong sáng thì phải đấu tranh chống mọi biểu hiện của CN dân tộc vị kỷ, của CNXH , CN sô vanh và mọi CN cơ hội khác + CN yêu nước chân chính trong tư tưởng Hồ Chí Minh khác với tinh thần vị quốc hay vị kỷ của đế quốc phản động là chỉ biết lợi ích của mình mà không nghĩ đến lợi ích của người khác, và Người chỉ rõ cho Đảng ta rằng Đảng phải lấy toàn bộ thực tiễn của mình để chứng minh rằng CN yêu nước triệt để, nó không thể nào tách rời với CN quốc tế vô sản + Trong công cuộc xây dựng CNXH thì Bác yêu cầu phải có trách nhiệm giáo dụccho nhân dân nước mình tinh thần quốc tế chân chính, phải coi kẻ thù của nhân dân lao động ở các nước như kẻ thù của chính mình vậy và phải phát triển CN yêu nước XHCN, kết hợp lòng yêu nước với yêu CNXH. + Người đánh giá cao vai trò của Đảng cộng sản ở các nước XHCN và Người yêu cầu Đảng và nhân dân ta tích cực đóng góp phần mình vào thực thi các mục tiêu cao cả của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, CNXH và tiến bộ XH trên thế giới. - Giữ vững độc lập tự chủ dựa vào sức mình la chính tranh thủ sự giúp đỡ các nước XHCN, sư ủng hộ của nhân loại, đồng thời không được quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình. + Nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường không ỷ lại trông chờ vào người khác giúp đỡ, là một đặt tính cơ bản trong tư tưởng HCM và Người còn chỉ cho dân ta rằng: CM của ta phải do ta làm lấy, phải đem sức ta mà giải phóng cho ta, muốn người khác giúp đỡ mình thì trước hết mình phải giúp đỡ mình và Người còn chỉ rõ: “một dân tộc không tự lực gánh sinhmà cứ ngồi chờ một dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng làm dân tộc độc lập”. + Nêu cao ý chí tự lực, tự cường nhưng không phải là biệt lập mà phải liên hệ với bạn bè gần xa trên thế giới, phải kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của độc lập dân tộc và sức mạnh của CNXH. Phải nêu cao tinh thần chính nghĩa
- làm cho thế giới hiểu về ta và tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè thế giới để thực hiện cách mạng nước mình và đóng góp thiết thực phần mình cho cách mạng thế giới. + Nhận thức và thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế cả mình là một nội dung quan trọng trong tư tưởng HCM và Người luôn nhắc nhở chúng ta phải tích cực thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình, phải kết hợp CNXH yêu nước chân chính với CN Quốc tế cao cả: “phải coi cuộc đấu tranh của bạn như cuộc đấu tranh của mình…giúp bạn là tự giúp mình”. - Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác và sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước dân chủ. + Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước Bác đã sống làm việc và hđ CM ở rất nhiều nước trên thế giới. Quan điểm của Người là ai cùng cảnh ngộ với VN hay là người cùng khổ đều là anh em, thêm bạn bớt thù và Người còn viết: “Quang sang muôn vạn sơn hà, bốn phương vô sản đều là anh em”. + Sau khi giành độc lập thì Người tuyên bố: “Chính sách ngoại giao của chính phủ thì chỉ có một điều là thân thiện với tất cả các nước trên thế giới để giữ gìn hòa bình”. + Bác còn chỉ rõ: Thái độ của VN đối với những nước châu Á là thái độ anh em, đối với thái độ ngũ cường là thái độ bạn bè Đối với nước Pháp, VN sẵn sàng cộng tác thân thiện với nhân dân Pháp, những người Pháp tư bản, công nhân, thương gia hay tri thức nếu họ muốn thật thà cộng tác với VN thì sẽ được nhân dân VN hoan nghênh họ như anh em, bè bạn. + Năm 1949, trả lời câu hỏi của một nhà báo Mỹ là sau khi VN độc lập thì có hoan nghênh tư bản ngoại quốc không ? Bác trả lời: Bất kỳ nước nào kể cả Pháp thật thà muốn đưa TB vào kinh doanh ở VN với mục đích có lợi cho cả 2bên thì VN rất hoan nghênh, còn nếy mục đích đem tư bản vào áp chế,ràng buộc VN, sẽ cương quyết cự tuyệt. + Đối với các nước láng giềng có chung đường biện giới với VN thì Bác dành ưu tiên thiết lập mqhệ gần gũi thân thiện đặt biệt. Cụ thề là đối với Lào và Campuchia thì Người xd liên minh chiến đấu và chống kẻ thù chung. Đối với TQuốc thì xd mqhệ vừa là đồng chí vừa là anh em, và Người chủ động xd cái biên giới hòa bình hữu nghị. + Đối với các nước có chế độ chính trị khác nhau thì Bác cũng rất quan tâm xd mqhệ hữu nghị thân thiện và Người phấn đấu không ngừng cho các mục tiêu cao cả của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ XH trên thế giới. 2. Vận dụng tư tưởng HCM về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong bối cảnh hiện nay. - Phải nắm vững đặc điểm và xu thế vận động, nhũng mục tiêu cơ bản và nhũng vấn đề toàn cầu cấp bách của thời đại. trong giai đoạn hiện nay, mới đề ra và thực hiện tốt đường lối chính trị, đối ngoại theo tư tưởng HCM . - Khởi dậy và phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quóc tế, nâng cao ý chí tự lực tự cườngvà giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế.
- - Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, mở rộng đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế với tinh thần VN sẵn sàng là bạn với tất cả các nước, không gây thù oán với ai như lời day của Bác. - Thực hiện tốt nhiệm vụ đối ngoại hiện nay là tiếp tục giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tạo những điều kiện quốc tế thuận lợi để xd và bảo vệ tổ quốc. - Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tích cực tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới với tinh thần phát huy tối đa nội lực và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. - Bảo đảm độc lập, tự chủ và lợi ích dân tộc, giữ vững định hướng XHCN, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập. - Tích cực góp phần mình vào thực hiện các muc tiêu cao cả của thời đại và những vấn đề toàn cầu cấp bách ( chống cạnh tranh, bảo vệ môi trường sinh thái, vấn đề căn bậnh hiểm nghèo, buôn bán ma túy..) - Mở rộng hơn nữa cộng tác ngoại giao nhân dân, nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại và văn hóa đối ngoại là cho các nước hiểu về đất nước và con người và công cuộc đổi mới của VN, nâng cao vị thế của dân tộc ta trên trường quốc tế để phục vụ cho công cuộc xd và bảo vệ tổ quốc. VI. TƯ TƯỞNG HCM VỀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC CM - Bác Hồ là người nói nhiều về đạo đức, Người là tấm gương sáng cho đạo đức và là tấm gương sáng nói đi đôi với làm và Người đã chỉ rõ vao trò của đạo đức, nó là cái gốc của con người, của người CM.Bác nêu ra và thực hành nó khác về bản chất so với đạo đức cũ và đạo đức của giai cấp bốc lột cụ thể là: + Đạo đức làm người là: Đối với mình thì phải kiên quyết sửa đổi lỗi mình, không hiếu danh, không kiêu ngạo, ít lòng, ham muốn về vật chất, nói phải đi đôi với làm. Đối với gia đình thì phải hiếu thuận với ông bà cha mẹ, làm tròn bổn phận với mọi người trong gia đình. Đối với mọi người thì phải sống theo phương châm: “Mình vì mọi người, mọi người vì mỗi người”. + Đạo đức cong danh: Bác chỉ rõ là phải sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật và gương mẫu thực thi hiến pháp, pháp luật. + Đạo đức CM, Bác đã nê ra định nghĩa: Đạo đức CM là phải xóa bỏ cái cũ, cái lỗi thời, lạc hậu, xd cái mới cái tiến bộ vì hạnh phúc nhân dân. - Bác Hồ đã nhấn mạnh vai trò đạo đức đối với con người và đối với người CM. + Theo Bác muốn hoàn thnàh sự nghiệp CM thì mỗi chúng ta phải tu dưỡng và rèn luyện đạo đức CM. Người viết: “Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phài có gốc, không có gốc cây héo. Người CM thì phải có đạo đức CM, nếu không có đạo đức CM thì dù có tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.
- + Theo Bác, đạo đức như sức khỏe của con người, con người có sức khỏe thì mới gánh được hàng nặng đi đường xa, ai giữ được đạo đức là người cao thượng, được mọi người tôn trọng, người lãnh đạo thì phải lôi kéo, thu phục người khác vì vậy phải có đạo đức, người lãnh đạo trước hết phải có uy tín thì mới có thực quyền, nếu cán bộ Đảng viên không chú trọng rèn luyện đạo đức thì sẽ bị mặt trái của quyền lực làm tha hóa, vì thế, Người yêu cầu Đảng ta phải xd Đảng “vừa là đạo đức, vừa là văn minh”. + Khi nói về tiêu chuẩn của cán bộ thì Bác luôn đề cặp đến 2mặt đức và tài, còn khi nói chuyện với thanh niên thì người luôn căn dặn thanh niên phải “vừa hồng vừa chuyên”. Đồng thời Người còn chỉ rõ về mqhệ giữa đức, tài, hồng, chuyên, Người nói: “Người có đức mà không có tài thì cũng giống như ôngiai cấp bụt, người có tài mà không có đức thì giống như người làm kinh tế giỏi mà tham ô lớn kết qủa là có hại cho CM”. Người kết luận: “Đạo đức là cái gốc cụa CM, đạo đức là vũ khí mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh vì độc lậdân tộc dân tộc và CNXH. Tóm lại, đạo đức là cái gốc của con người, đạo đức CM là phải xóa bỏ cái cũ, cái lỗi thời, lạc hậu, xd cái mới, caí tiến bộ vì hạnh phúc nhân dân. Và đạo đức là vũ khí mạnh mẽ để cải tạo XH cũ, xd XH mới để đấu tranh vì độc lập dân tộc và CNXH. VII. TƯ TƯỞNG HCM VỀ NHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI VN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI VÀ LIÊN HỆ 1. Phẩm chất - Trung với nước, hiếu với dân: + Trong mqhệ đạo đức từ mqhệ giữa mỗi người với đất nước với nhân dân là mqhệ lớn nhất, bao trùm nhất và là phẩm chất quan trọng. + Bác Hồ đã sử dụng rất tài tình mệnh đề của nho giáo là trung với Vua, hiếu với cha mẹ. Người đã đưa vào đó 1nội dung mới rộng lớn và chất lượng hơn, đó là “Trung với nước, hiếu với dân”. Người còn chỉ rõ trung với nước, hiếu với dân thì nhiệm vụ nào cũng phải hoàn thành, khó khăn nào cũng phải vượt qua và kẻ thù nào cũng phải dánh thắng. + Trung với nước là phải đặt lợi ích của Đảng, của lợi ích, của cách mạng trên lợi ích cá nhân, phải thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước. Phải quyết tâm hoàn thành và hoàn thành thật tốt nhiệm vụ được giao phó. + Hiếu với dân là phải thương dân, phải tin dân, đồng cảm với nổi khổ của nhân dân, phải lắng nghe ý kiến của dân, phải học dân, gần dân và phải luôn chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phải hiếu thảo, kính trọng ông bà cha mẹ. - Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư + Theo Bác Cần kiệm liêm chính là bốn đức tính không thể thiếu của người CM “Trời có bốn mùa xuân, hạ, thu ,đông Đất có bốn phương xuân, hạ, thu, đông Người có bốn Đức cần kiệm liêm chính Thiếu một mùa không phải là trời Thiếu một phương không phải là đất
- Thiếu một đức thì không phải là người cách mạng”. +Bác diễn giải 4 đức tính cụ thể như sau: Cần: Phải làm việc chăm chỉ, siêng năng, làm việc thật tốt, làm việc có kế hoạch, có sáng tạo, không lường biếng, không ỷ lại. và dựa dẫm vào người khác…. Kiệm: là phải tiết kiệm, tiết kiệm thì giờ, tiền của, tiết kiệm là quốc sách là hàng đầu. nhưng không phải tiết kiệm là coi đồng tiền to bằng cái trống, việc đáng tiêu thì phải tiêu, việc không đáng tiêu thì không tiêu, việc không cần tiêu thì từ từ hãy tiêu và không được lãng phí thì giờ, tiền của của nhân dân.Vd: hũ gạo cứu đói Liêm: là phải thanh liêm, luôn luôn tôn trọng và giữ gìn của công, không được lấy cái kim, sợi chỉ của nhân dân, không được lấy của công làm của tư, dìm người giỏi để giữ uy tín, địa vị của mình là trộm vị. Chính: là chính đáng ngay thẳng, trung thực, không tà gian, không tự cao tự đại, không nịnh hót người trên, xem thường người dưới, phải giữ thái độ chân thành khiêm tốn. + Bác còn diễn giải mối quan hệ giữa cần, kiệm, liêm, chính và chí công vô tư, theo người đây là 2 vế của một cấu đối, nó liên quan hcặt chẽ với nhau và nó gắn với công việc hàng ngày của chúng ta. Vì vậy ta phải bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất cần kiệm liêm chính, chí công vô tư để vững vàng vượt qua mọi thử thách “giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không chuyển lay và uy vũ không khuất phục” -Yêu thương con người: + Thương yêu con người trong tư tưởng HCM không chung chung, trừu tượng như kiểu tôn giáo mà luôn luôn nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp công dân, giành cho các dân tộc, nhân dân lao động, giành cho người nghèo khổ không phân biệt màu da. + Tình thương yêu con người trong Bác phản ánh sâu sắc tình thương yêu giai cấp, thương yêu đồng loại và người chỉ rõ phải sống vì tập thể vì mọi người, phải sống theo tinh thần “ mình vì mọi người, mọi người vì mỗi người” + Phải có thái độ ủng hộ, bảo vệ người tốt, lên án và phản đối cái ác, xấu làm cho cái thiện, tốt nảy nở và phát triển trong xã hội. Phải thấu hiểu, đồng cảm với sự đau khổ của nâhn dân lao động và chăm lo lợi ích vậy chất, tư tưởng chủa nhân dân. -Có tinh thần quốc tế trong sáng: +Có tinh thần đoàn kết hữu nghị với nhân dân các nước trên thế giới với tinh thần “ bốn phương vô sản đều là anh em” +Phải kết hợp với chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản cao cả với tinh thần giúp bạn là tự giúp mình. +Yêu nước ngày nay là yêu CNXH và phải đóng góp tích cực phần mình vào thực hiện các mục tiêu cao cả của thời đại : hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, CNXH và tiến bộ xã hội trên thế giới. VIII.RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
- Chú ý khi liên hệ về đạo đức cách mạng có mấy phương án sau: 1.Vì sao nói phải đi đôi với làm, noi gương về đạo đức: -Bác Hồ là tấm gương sáng, nói đi đôi với làn và noi gương người đạo đức, trong tác phẩm đường cách mệnh, bài giảng đầu tiên của người là “Tư cách người cách mệnh” Bác chỉ rõ “ Nói phải đi đối với làm” theo Người “ không phải cứ viết lên tráng 2 chữ cộng sản rồi là quần chúng theo, mà quần chúng xem Đảng viên đó nói và làm như thế nào để quần chúng theo. -Bác còn phê phán thói đạo đức giả, nói mà không làm, nói nhiều làm ít, nói một đằng làm một ngã và người căn dặn cán bộ Đảng viên không đuợc hứa xuông với dân, đã hứa rồi phải làm cho kỳ được, nói mà không đi đôi với làm thì sẽ làm mất niềm tin của quần chúng vào Đảng, Nhà nước và chế độ. -Theo Bác nói đi đối với làm và noi gương về đạo đức là nét đẹp của văn hóa phương Đông, Người viết “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm và đối với họ 1 tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền. Vì vậy Bác rất chú ý đến “ đạo làm gương” và Người đặc biệt quan tâm đến bồi dưỡng, noi gương và nhân rộng những tấm gương tốt trong xã hội. -Liên hệ với bản thân sinh viên trong thời gian qua, nói có đi đôi với hành không, có noi gương người tốt việc tốt không, noi gương cho người khác học tập không? 2.Vì sao phải rèn luyện đạo đức thường xuyên suốt đời không mệt mỏi? -Bác dạy “ chúng ta phải nớ câu chính tâm trị quốc”, pahỉ đoạn tuyệt với cái cũ, lỗi thời lạc hậu, thường xuyên tẩy rửa những thói hư tật xấu như công việc hàng ngày. -Ngay trong khái niệm đạo đức cách mạng của Bác đã chỉ rõ phải xoa bỏ cái cũ, cái lỗi thời lạc hậu và xây dựng cái mới cái tiến bộ và theo Người đạo đức là cái gốc của người cách mạng, vì vậy phải thường xuyên không mệt mỏi. Bác viết “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống mà phải khổ công rèn luyện mới nên, ví như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. - Bác còn chỉ rõ rèn luyện đạo đức phải không được mệt mỏi và phải làm thường xuy6en, Người nói “Rèn luyện đạo đức cá nhân như chèo thuyền ngược nước, dừng tay chèo là thuyền lại trôi xuôi” -Bài thơ “Giã gạo” trong tập thơ “Nhật ký tong tù” của Bác đã để lại cho chúng taphương châm và lời tuyên ngôn về rèn luyện tu dưỡng đạo đức làm người: “Gạo đem vào giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông Sống ở trên đời người cũng vậy Gian nan rèn luyện ắt thành công” -Liên hệ với bản thân sinh viên trong thời gian qua đã nhận thức và thực hiện nguyên tắc rèn luyện đạo đức phải thường xuyên suốt đời và rèn luyện không mệt mỏi như lời chỉ dạy của Bác như thế nào? 3.Vì sao xây phải đi đôi với chống, đặc biệt là chống chủ nghĩa cá nhân là 1 nguyên tắc về xây dựng đạo đức cách mạng
- -Ngay trong định nghĩa về đạo đức của Bác đã chỉ rõ “đạo đức cách mạng là xóa bỏ cái cũ, cái lỗi thời, lạc hậu, xây dựng cái mới, cái tiến bộ vì hạnh phúc nhân dân” ? -Vì sao phải chống chủ nghĩa cá nhân, theo Bác chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù nội tâm là đồng minh của đế quốc phong kiến, không chống chủ nghĩa cá nhân thì không xây dựng được đạo đức cách mạng. - Theo Bác chủ nghĩa cá nhân là nguy hiểm nhất. Người viết “ chủ nghĩa cá nhân nó sinh ra nhiều chứng bệnh: ngại gian khổ, sợ khó khăn, muốn hưởng thụ, xa vào tham ô, hữu hóa lãng phí xa hoa, hám danh, chuộc lợi tham địa vị, thích quyền hành, tự cao tự đại, xem thường tập thể, người mắc bệnh chủ nghĩa cá nhân không có tinh thần cố gắng vươn lên, gặp việc lớn không làm nổi, thấy việc nhỏ cho là mình làm không xứng , dẫn đến thiếu tính kỷ luật và có hại đến lợi ích tổ quốc và nhân dân. -Người còn chỉ rõ bí quyết để chiến thắng chủ nghĩa cá nhân là phải có ý thức có quyết tâm và phải sống vì mọi người, Người viết “Để trở thành người cán bộ cách mạng chân chính, không có gì khó cả, điều đó hoàn toàn do lòng dạ của mình mà ra, nếu ta có ý thức và có quyết tâm, nếu ta sống vì mọi người thì sẽ dẫn đến chí công vô tư, còn nếu chỉ biết sống vì mình không biết người khác, sẽ bị sa ngã rơi xuống vực thẳm, sẽ đứng bên bờ bên kia trận tuyến của những kẻ thù tha hóa, có sửa được phải trải qua thời gian dài, một sự cố gắng lớn và sự tận tình giúp đỡ của bạn bè và gia đình. -Liên hệ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1 p | 3575 | 1100
-
Trắc nghiệm Tư tưởng Hồ Chí Minh
10 p | 2329 | 622
-
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
10 p | 1283 | 321
-
Tài liệu ôn tập TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
14 p | 989 | 203
-
Đề cương ôn thi tư tưởng Hồ Chí Minh
19 p | 508 | 150
-
Câu hỏi ôn tập thi cuối kỳ môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh
18 p | 828 | 131
-
Tóm lược nội dung ôn tập Lịch sử tư tưởng chính trị
11 p | 423 | 67
-
Ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
7 p | 197 | 59
-
Câu hỏi bài tập ôn thi Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
8 p | 846 | 37
-
Đại cương ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
6 p | 154 | 17
-
Vấn đề ôn tập môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
16 p | 138 | 15
-
Câu hỏi về Tư tưởng Hồ Chí Minh
20 p | 163 | 14
-
Đề kiểm tra môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án lần 1
12 p | 160 | 6
-
Chương I: Cơ sở hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
8 p | 105 | 5
-
Bài giảng học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 p | 88 | 5
-
Đề kiểm tra môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án lần 2
12 p | 83 | 5
-
Đề thi kết thúc học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh (năm 2013-2014)
1 p | 123 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn