Dự án “Thúc đẩy quản lý cộng đồng tại Việt Nam - PCM”<br />
-----------------<br />
<br />
Nhà tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sỹ (SDC)<br />
Đơn vị thực hiện dự án: Trung tâm hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC)<br />
<br />
TÀI LIỆU TẬP HUẤN<br />
<br />
Dạy học tích cực<br />
(Dành cho giáo viên trường trung học cơ sở)<br />
<br />
- 2014 -<br />
<br />
0<br />
<br />
Nội dung<br />
Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 2<br />
Mục tiêu khóa tập huấn ...................................................................................... 3<br />
Chu trình học tập tích cực theo vòng xoắn .................................................. 3<br />
Khái niệm dạy học tích cực............................................................................... 3<br />
Khái niệm thúc đẩy và thái độ của thúc đẩy viên ....................................... 4<br />
Thúc đẩy là gì? ................................................................................................... 4<br />
Thúc đẩy bao gồm những gì? .......................................................................... 5<br />
Thúc đẩy được sử dụng khi nào? ................................................................... 5<br />
Một số phát biểu về thúc đẩy: .......................................................................... 5<br />
Thái độ của thúc đẩy viên ................................................................................. 5<br />
Một số kỹ năng thúc đẩy cơ bản ..................................................................... 6<br />
Kỹ năng lắng nghe ............................................................................................. 6<br />
Kỹ năng đặt câu hỏi ........................................................................................... 8<br />
Kỹ năng khuyến khích và xử lý các ý kiến đóng góp ................................. 10<br />
Kỹ năng trực quan ............................................................................................ 10<br />
Một số phương pháp thúc đẩy áp dụng cho dạy học tích cực ............. 14<br />
Phương pháp khăn trải bàn............................................................................ 14<br />
Phương pháp động não .................................................................................. 15<br />
Phương pháp làm việc nhóm ......................................................................... 16<br />
Phương pháp tia chớp .................................................................................... 17<br />
Phương pháp hội ý tại chỗ (Phillips xyz) ...................................................... 18<br />
Đóng vai (biên soạn và trình diễn tiểu phẩm) .............................................. 18<br />
Một số yếu tố thúc đẩy dạy học tích cực .................................................... 19<br />
<br />
1<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Helvetas Vietnam: Dự án « Hỗ trợ phổ cập và đào tạo phục vụ Nông nghiệp và Lâm<br />
nghiệp vùng cao (ETSP) – Bản dịch tài liệu Kỹ năng thúc đẩy của RECOFTC (2004) ;<br />
2. The Co-Intelligence Institute (CII): Dialogues<br />
3. Lydia Braakmann (RECOFTC – Bangkok Thailand): The Art of facilitating<br />
participation: unlearning old habits and learning new ones;<br />
4. Equitas Canada : Excerpts from Participatory Prctices in Adult Education - Resource<br />
Manual – Internatinal Human Rights Training Program (2011);<br />
5. Nguyễn Lăng Bình: Dạy học tích cực cho giáo viên (Tài liệu tập huấn – 2010 – Dự án<br />
của Save The Children);<br />
6. Bùi Thị Kim - Nguyễn Vĩnh Chân: Tài liệu tập huấn « Kỹ năng và phương pháp thúc<br />
đẩy » - Dự án PCMM (2008-2012) do SDC tài trợ.<br />
<br />
2<br />
<br />
Mục tiêu khóa tập huấn<br />
Cuối khoá tập huấn, giáo viên sẽ:<br />
1. Hiểu rõ chu trình học tập tích cực theo vòng xoắn;<br />
2. Hiểu rõ khái niệm, sự cần thiết và lợi ích của dạy học tích cực;<br />
3. Biết cách sử dụng một số kỹ năng và phương pháp thúc đẩy trong dạy học<br />
tích cực để phát huy sự tham gia và sức sáng tạo của học sinh.<br />
<br />
Chu trình học tập tích cực theo vòng xoắn<br />
<br />
Kinh nghiệm<br />
<br />
Khái quát<br />
<br />
Phân tích<br />
<br />
Khái quát<br />
<br />
Phân tích<br />
<br />
Kinh nghiệm mới<br />
<br />
Áp dụng<br />
<br />
Dạy học theo chu trình này sẽ thúc đẩy được sự tham gia, phát huy được các<br />
sáng kiến, sáng tạo của các em học sinh!<br />
<br />
Khái niệm dạy học tích cực<br />
Dạy học tích cực:<br />
Các em học sinh là trung tâm, học sinh được tham gia và chia sẻ các kiến thức<br />
và kinh nghiệm sẵn có của mình;<br />
Giáo viên chỉ hướng dẫn hoặc thúc đẩy, còn các em học sinh chủ động tham gia<br />
vào quá trình học và được học tích cực.<br />
Học thụ động<br />
<br />
Học tích cực<br />
<br />
3<br />
<br />
Sự khác nhau giữa dạy học tích cực và dạy học thụ động:<br />
Dạy học thụ động<br />
<br />
Dạy học tích cực<br />
<br />
Giáo viên là chủ thể, học sinh thụ động.<br />
<br />
Học sinh là chủ thể, giáo viên thúc đẩy.<br />
<br />
Truyền thụ một chiều từ giáo viên đến học<br />
sinh, truyền đạt theo cách “đổ” kiến thức<br />
của giáo viên vào đầu học sinh.<br />
<br />
Tương tác đa chiều giữa giáo viên và học<br />
sinh, giữa học sinh và học sinh (môi<br />
trường học như cái bóng đèn chiếu sáng<br />
vào đầu các em học sinh).<br />
<br />
Coi trọng lý thuyết, cách dạy phổ biến là<br />
giáo viên giảng bài và đọc, học sinh nghe<br />
và chép bài.<br />
<br />
Coi trọng lắng nghe và hỏi-đáp, coi trọng<br />
thực hành, gắn lý thuyết với thực tiễn, học<br />
sinh học qua trải nghiệm và qua hành<br />
động, học qua “làm”.<br />
<br />
Học sinh ghi nhớ và nhắc lại các kiến thức<br />
từ giáo viên và sách giáo khoa.<br />
<br />
Học sinh được chia sẻ các kiến thức, phát<br />
triển khả năng nhận thức, phát huy tính<br />
sáng tạo và xây dựng kỹ năng.<br />
<br />
Giáo viên độc quyền trong đánh giá học<br />
sinh.<br />
<br />
Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau,<br />
kết hợp với đánh giá của giáo viên.<br />
<br />
Kết quả:<br />
<br />
Kết quả:<br />
<br />
Học sinh thụ động, học thuộc lòng,<br />
học “vẹt”, học đối phó, học để thi…<br />
<br />
<br />
Học sinh ít có cơ hội phát triển hoặc<br />
thể hiện năng lực sáng tạo.<br />
<br />
Học sinh chủ động khám phá kiến<br />
thức;<br />
<br />
<br />
Học sinh có điều kiện phát triển<br />
tiềm năng và năng lực sáng tạo.<br />
<br />
Để dạy học tích cực giáo viên cần áp dụng các kỹ năng và phương pháp<br />
thúc đẩy nhằm tạo ra môi trường học tập hiệu quả cho học sinh!<br />
<br />
Khái niệm thúc đẩy và thái độ của thúc đẩy viên<br />
Không ai biết được tất cả mọi điều, nhưng bất kỳ ai cũng biết được một điều<br />
gì đó!<br />
Thúc đẩy là gì?<br />
Thúc đẩy là việc sử dụng các kỹ năng và phương pháp khác nhau để tạo môi trường<br />
làm việc có hiệu quả nhất cho một nhóm gồm nhiều thành viên.<br />
Thúc đẩy viên phải là người có thái độ đúng mực, có kỹ năng và phương pháp thúc<br />
đẩy, biết sử dụng các phương tiện và vật liệu sẵn có để hỗ trợ một nhóm người tự tìm<br />
ra giải pháp (giải pháp = cách giải quyết) cho các vấn đề của nhóm.<br />
<br />
4<br />
<br />