TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP<br />
<br />
Đào tạo giảng viên, FORMIS 2014<br />
<br />
TÀI LIỆU TẬP HUẤN<br />
KỸ NĂNG ĐÀO TẠO CƠ BẢN<br />
<br />
Tài liệu này được biên soạn bởi Đỗ Văn Thanh và các cộng sự<br />
thuộc Khoa Địa lý, Đại học sư phạm Hà Nội<br />
<br />
Hà Nội, năm 2014<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
CHUYÊN ĐỀ 1: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHO NGƯỜI LỚN .............................1<br />
1. Những vấn đề chung về dạy học ..............................................................................1<br />
2. Những yếu tố tác động tới chất lượng dạy và học ...................................................3<br />
3. Đặc điểm của học viên là người lớn tuổi .................................................................5<br />
4. Nguyên tắc dạy và học đối với người lớn ................................................................7<br />
5. Phương pháp dạy học cho người lớn tuổi ................................................................8<br />
CHUYÊN ĐỀ 2: LẬP KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG ........................................................11<br />
1. Những vấn đề chung ..............................................................................................11<br />
2. Tác dụng và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch bài giảng ...............................11<br />
3. Xác định mục tiêu của bài giảng ............................................................................12<br />
4. Xác định nội dung và cấu trúc bài giảng ................................................................13<br />
5. Xác định phương pháp dạy học..............................................................................14<br />
6. Xác định các hoạt động của giảng viên và học viên ..............................................16<br />
7. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch ..............................................................................16<br />
CHUYÊN ĐỀ 3: PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH.................................................21<br />
1. Khái niệm, ý nghĩa của “Thuyết trình” ..................................................................21<br />
2. Những công việc cần làm để thuyết trình thành công một bài giảng ....................21<br />
3. Thực hiện thuyết trình bài giảng ............................................................................24<br />
CHUYÊN ĐỀ 4: PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM .........................................28<br />
1. Khái niệm, mục đích phương pháp thảo luận nhóm ..............................................28<br />
2. Hình thức thảo luận nhóm ......................................................................................29<br />
3. Nội dung thảo luận nhóm .......................................................................................30<br />
4. Phương pháp thảo luận nhóm.................................................................................31<br />
5. Vai trò của giảng viên và nhóm trưởng trong thảo luận nhóm ..............................31<br />
6. Các bước tiến hành thảo luận nhóm .......................................................................33<br />
7. Một số cách báo cáo kết quả thảo luận nhóm .......................................................34<br />
8. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp thảo luận nhóm ......................................35<br />
9. Một số kỹ thuật thảo luận nhóm.............................................................................36<br />
HƯỚNG DẪN CÁC KỸ THUẬT THẢO LUẬN NHÓM ...........................................40<br />
1. Mục tiêu .................................................................................................................40<br />
2. Phương tiện ............................................................................................................40<br />
3. Hướng dẫn thực hiện ..............................................................................................40<br />
CHUYÊN ĐỀ 5: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THỰC HÀNH...............................44<br />
1. Khái niệm: ..............................................................................................................44<br />
2. Nhiệm vụ của dạy thực hành ..................................................................................44<br />
3. Phân loại .................................................................................................................44<br />
4. Quá trình hình thành kỹ năng .................................................................................45<br />
5. Thực hiện bài dạy thực hành ..................................................................................46<br />
6. Các phương pháp dạy thực hành ............................................................................47<br />
<br />
CHUYÊN ĐỀ 1: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHO NGƯỜI LỚN<br />
“Nghệ thuật cao cả của người thầy là khơi dậy niềm vui trong sự diễn tả<br />
và nhận thức sáng tạo …” _Albert Einstein<br />
<br />
1. Những vấn đề chung về dạy học<br />
Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định<br />
hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với<br />
mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị<br />
văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được<br />
các bài toán thực tế đặt ra trong cuộc sống<br />
Dạy học là một dạng lao động xã hội có tính chất đặc thù khác với các dạng<br />
lao động xã hội khác. Vì đối tượng tác động của dạy học là con người, trong mỗi<br />
người có những phong cách, tính cách, thói quen, phong tục, tập quán rất khác<br />
nhau, thậm chí khác nhau cả về trình độ học vấn, địa vị xã hội, tuổi tác, kinh<br />
nghiệm sống, kinh nghiệm thực tế. Tuy người học có sự khác biệt nhau nhưng<br />
mục tiêu người dạy là làm cho mọi người có nhận thức chung về kiến thức, nhận<br />
biết được các khái niệm, các quy luật của tự nhiên, các hiện tượng và quá trình<br />
xã hội. Người học có khả năng vận dụng những kiến thức được học để giải<br />
quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế. Vì vậy, trong giảng dạy nói chung và<br />
đặc biệt là giảng dạy cho người lớn tuổi cần phải hiểu và nắm bắt được những<br />
đặc điểm tâm sinh lý của người học để vận dụng phương pháp, cách thức thể<br />
hiện phù hợp nhằm đạt được mong muốn.<br />
<br />
Quá trình nắm<br />
bắt thông tin<br />
trên não của<br />
chúng ta<br />
<br />
1<br />
RITC<br />
<br />
Khoa học giáo dục đã khẳng định dạy học là môn khoa học trí tuệ có tính<br />
nghệ thuật cao. Muốn thành công người dạy phải chuẩn bị cho mình vốn kiến<br />
thức, vốn kinh nghiệm nhất định, đồng thời phải trải qua quá trình nghiên cứu<br />
tập luyện, tập huấn cả kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng giảng dạy và kỹ năng<br />
sống. Thực tế cho thấy người có thâm niên giảng dạy, có kinh nghiệm giảng dạy<br />
thường được học viên hứng khởi hơn khi tiếp nhận thông tin trong học tập.<br />
Giảng dạy cần sự kết hợp giữa giảng với giải và diễn. Có thể nói khi đứng<br />
trên bục giảng trước học viên, người giảng viên như một diễn viên, giảng viên<br />
có nhiệm vụ làm cho học viên có thể hiểu được những nội dung, ý tưởng của<br />
người giảng thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi. Vì vậy, đòi hỏi giảng viên<br />
phải sử dụng những kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp làm cho học viên hiểu<br />
được nội dung của vấn đề và nhận diện được nó là cái gì. Mặt khác phải giải<br />
thích để học viên hiểu được bản chất bên trong của vấn đề, tại sao lại như vậy và<br />
trong thực tế nó đang diễn ra như thế nào. Đồng thời với giảng và giải, người<br />
dạy còn phải kết hợp với ngôn ngữ hình thể, cử chỉ, hành vi, mô hình trực quan<br />
để học viên tiếp cận vấn đề dễ nhất, nhanh nhất và nhớ lâu nhất.<br />
Giảng dạy cần chú ý đến đặc điểm của các loại thông tin, kiến thức cũng<br />
như đối tượng tiếp nhận kiến thức.<br />
<br />
Mối tương quan giữa các loại thông tin tập huấn với mức độ lĩnh hội và thời gian<br />
ở hai đối tượng học viên<br />
<br />
Giảng dạy không đơn giản là đọc, nói, viết một cách máy móc và cứng<br />
nhắc những gì mà trong sách có. Nếu như vậy người học sẽ tiếp cận thông tin<br />
2<br />
RITC<br />
<br />
một cách thụ động, chỉ biết nhưng không hiểu, có khi hiểu nhưng không có khả<br />
năng vận dụng vào thực tế. Thành công của một bài giảng chỉ có nếu người<br />
giảng có khả năng tổng hợp, khái quát hóa nội dung bài giảng có tính hệ thống,<br />
logic, cô đọng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng nhất vào thực tế, càng tăng thêm<br />
tính hấp dẫn và khả năng tiếp thu của người học, nhất là đối với những học viên<br />
là người lớn tuổi.<br />
2. Những yếu tố tác động tới chất lượng dạy và học<br />
Một khóa học thành công trước hết phụ thuộc vào mức độ hài lòng của cả<br />
người dạy và người học về những gì mà họ đã thể hiện hay tiếp nhận được qua<br />
khóa học. Nếu mức độ hài lòng cao là biểu hiện kết quả của mục tiêu đề ra đã<br />
đạt được hay nói rằng khóa học có chất lượng. Thực tế có nhiều yếu tố ảnh<br />
hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học là như năng lực của giảng viên, nội<br />
dung chương trình, hình thức dạy học, địa điểm tổ chức lớp, thời gian học, công<br />
cụ thiết bị dạy học, điều kiện ăn nghỉ cho giảng viên và học viên.<br />
- Năng lực của người dạy<br />
Một giảng viên có năng lực giảng dạy là người vững về nội dung kiến thức<br />
chuyên môn nghiệp vụ đối với lĩnh vực giảng dạy. Có phương pháp khoa học,<br />
có kỹ năng vận dụng kiến thức vào giảng dạy và hoạt động thực tế. Có ý thức<br />
trách nhiệm cao với công việc, có thái độ đúng với nhiệm vụ của mình. Ý thức<br />
trách nhiệm được thể hiện từ khâu nghiên cứu các tài liệu, xây dựng kế hoạch<br />
bài giảng đến việc chuẩn bị các câu hỏi, bài tập thực hành và các công cụ trực<br />
quan phục vụ cho công việc giảng dạy.<br />
- Nội dung chương trình của khóa học<br />
Chương trình của khóa học là toàn bộ nội dung, kiến thức mà giảng viên<br />
phải hoàn thành trong khóa học, vì vậy chương trình phải hấp dẫn, đáp ứng yêu<br />
cầu, mong muốn của người học. Nội dung tập trung vào những cái người học<br />
cần. Trước khi xây dựng chương trình cần xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng<br />
và đối tượng người học. Nội dung của chương trình phù hợp với đối tượng sẽ<br />
tạo sự tập trung hứng thú của người học. Vì vậy phải thường xuyên thay đổi và<br />
phát triển chương trình cho hù hợp với nhu cầu thực tế.<br />
3<br />
RITC<br />
<br />