intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tê nhức chân tay ở bệnh nhân đái tháo đường

Chia sẻ: Secrets_1 Secrets_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

77
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tế bào thần kinh dễ bị tổn thương ở bệnh nhân đái tháo đường Trong cơ thể có nhiều loại dây thần kinh có chức năng khác nhau. Dây thần kinh cảm giác có nhiệm vụ truyền về não các cảm giác như đau, nóng, lạnh, về sự chuyển động của các cơ; dây thần kinh vận động có nhiệm vụ dẫn truyền các tín hiệu từ não đến các cơ, ra lệnh cho cơ chuyển động; ngoài ra còn có các dây thần kinh thực vật làm nhiệm vụ chỉ huy các hoạt động độc lập không theo ý...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tê nhức chân tay ở bệnh nhân đái tháo đường

  1. Tê nhức chân tay ở bệnh nhân đái tháo đường
  2. Tế bào thần kinh dễ bị tổn thương ở bệnh nhân đái tháo đường Trong cơ thể có nhiều loại dây thần kinh có chức năng khác nhau. Dây thần kinh cảm giác có nhiệm vụ truyền về não các cảm giác như đau, nóng, lạnh, về sự chuyển động của các cơ; dây thần kinh vận động có nhiệm vụ dẫn truyền các tín hiệu từ não đến các cơ, ra lệnh cho cơ chuyển động; ngoài ra còn có các dây thần kinh thực vật làm nhiệm vụ chỉ huy các hoạt động độc lập không theo ý muốn chủ quan của con người như điều hòa huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, tiêu hóa thức ăn, tiết mồ hôi… (vì thế còn được gọi là dây thần kinh tự động). Biến chứng thần kinh khá phổ biến ở các bệnh nhân đái tháo đường (BN ĐTĐ), nhất là các BN kiểm soát đường máu không tốt. Tính chung thì khoảng 60-70% BN ĐTĐ có biến chứng này, chủ yếu là biến chứng thần kinh ngoại biên (bao gồm dây thần kinh vận động ở tay - chân) và biến chứng thần kinh thực vật. Đáng chú ý là ngay tại thời điểm được phát hiện ĐTĐ đã có gần 10% số BN có biến chứng thần kinh. Nguyên nhân gây biến chứng thần kinh ở các BN ĐTĐ
  3. Đái tháo đường thường gặp ở người cao tuổi Cơ chế gây tổn thương thần kinh ở các BN ĐTĐ chưa được biết rõ hoàn toàn, có thể tình trạng đường máu cao kéo dài sẽ gây tổn thương (tắc, hẹp) các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Mặt khác đường máu cao còn sinh ra các sản phẩm chuyển hóa gây độc cho dây thần kinh. Hậu quả là các dây thần kinh bị thoái hóa, tốc độ dẫn truyền các tín hiệu bị chậm lại, có khi mất hẳn. Hầu hết những tổn thương này có tính chất thoái hóa vĩnh viễn, và khi có trên 50% số sợi trục bị tổn thương thì khả năng phục hồi là không thể. Ngoài việc không kiểm soát tốt đường máu, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc biến chứng thần kinh ở các BN ĐTĐ: Thời gian bị ĐTĐ lâu; Tuổi cao: Trong một nghiên cứu, tỷ lệ bị biến chứng thần kinh là 5% ở những BN 25- 29 tuổi nhưng tăng cao tới 44,2% ở những người 70-79. Có mắc thêm các bệnh tim mạch, có tăng huyết áp, béo phì, có rối loạn mỡ máu; Hút thuốc lá, dinh dưỡng kém, có biến chứng thận…Ngoài ra, các BN
  4. nam giới, BN ĐTĐ týp 2 cũng dễ bị biến chứng thần kinh hơn các BN nữ, và BN ĐTĐ týp 1. Tê nhức chân tay - biểu hiện của biến chứng thần kinh ở BN – ĐTĐ Biến chứng thần kinh ngoại biên, ảnh hưởng chủ yếu đến các dây thần kinh ở chi dưới, với các biểu hiện chính là: Dấu hiệu sớm của tổn thương dây thần kinh ở các BN ĐTĐ là giảm cảm giác đồng đều ở cả hai chân, chủ yếu ở bàn chân, cũng có thể lan lên cả cẳng chân nhưng ít khi vượt qua đầu gối (rối loạn cảm giác kiểu đi bốt). Tê bì, cảm giác như kiến bò, chủ yếu ở hai bàn, ngón chân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2