Thực trạng ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Tiền Giang
lượt xem 0
download
Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các phương pháp thống kê mô tả; phỏng vấn chuyên gia và khảo sát thực địa để phân tích 3 nội dung cơ bản sau: Thực trạng ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Tiền Giang; Liệt kê một số vấn đề hạn chế trong quá trình ứng dụng công nghệ vào hoạt động du lịch; Đưa ra các giải pháp để tăng cường hiệu quả ứng dụng công nghệ trong khai thác tiềm năng và phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Tiền Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Tiền Giang
- Thực trạng ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Tiền Giang Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Minh Nguyệt Tóm tắt Phát triển du lịch bền vững đã và đang là xu hướng của mọi nền kinh tế, nó không chỉ đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường mà còn bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai. Nằm bên Biển đông với bờ biển trải dài, Tiền Giang là vùng đất hội tụ nhiều điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch bền vững. Để có thể phát triển bền vững ở tỉnh Tiền Giang thì công nghệ là yếu tố hàng đầu, là động lức để thúc đẩy nhanh sự thích nghi với ‘bình thường mới’ và tốc độ thay đổi nhu cầu của thị trường sau đại dịch Covid-19. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các phương pháp thống kê mô tả; phỏng vấn chuyên gia và khảo sát thực địa để phân tích 3 nội dung cơ bản sau: (1) Thực trạng ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Tiền Giang; (2) Liệt kê một số vấn đề hạn chế trong quá trình ứng dụng công nghệ vào hoạt động du lịch; (3) Đưa ra các giải pháp để tăng cường hiệu quả ứng dụng công nghệ trong khai thác tiềm năng và phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Tiền Giang. Từ khóa: Tiền Giang, phát triển du lịch bền vững, ứng dụng công nghệ… 1. Đặt vấn đề Tiền Giang nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch bền vững như không khí trong lành, thoáng mát, người dân có lối sống chân chất, nhiệt tình và nét sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc trưng của người dân vùng sông nước miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ngoài ra, Tiền Giang còn có 32 km bờ biển; trên 60.000 ha vườn cây ăn trái đặc sản của Nam bộ, nằm trải dài theo dòng sông Tiền với chiều dài khoảng 120km; với rừng ngập nước vùng Đồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước của tỉnh Tiền Giang, có khu bảo tồn sinh thái 107 ha rừng tràm và vùng đệm xung quanh là 1.800 ha rừng; có trại rắn Đồng Tâm (điểm du lịch chỉ có duy nhất ở Miền Nam); cùng với 22 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia (trong đó có 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt) và 162 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh được thể hiện dưới bảng 1 sau đây: Bảng 1. Các chỉ tiêu về du lịch tỉnh Tiền Giang tính đến năm 2022 Năm Chỉ tiêu ĐVT Ghi chú 2022 1. Công tác quản lý hoạt động lữ hành Công ty 53 3 đơn vị vận chuyển - Nội địa Công ty 37 8 chi nhánh - Quốc tế Công ty 14 3 chi nhánh - Chưa có giấy phép Công ty 2 2. Công tác quản lý thẻ hướng dẫn viên du Thẻ 471 5 thẻ tại điểm lịch - Nội địa Thẻ 376 - Quốc tế Thẻ 90 3. Công tác quản lý cơ sở lưu trú du lịch Cở sở 317 4.481 phòng 426
- Khách 02 KS 3 11KS 2 sao, 24 KS 1 - 37 khách sạn đạt loại, hạng sạn sao sao Khách 169 nhà nghỉ du lịch, - 280 cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng điều kiện 94 sạn 17 phòng cho thuê 4.Công tác quản lý khu, điểm du lịch điểm 46 3 sao Vườn lan Thảo - Điểm du lịch đã được thẩm định và công điểm 12 Nguyên và 4 sao Nhà nhận cổ Ba Đức - Điểm du lịch chưa được thẩm định và công điểm 34 nhận 5.Công tác quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ Cơ sở 9 đạt tiêu chuẩn 288 tàu vận chuyển 6. Công tác quản lý phương tiện vận chuyển Phương 560 du lịch, 270 đò chèo khách du lịch tiện và 02 canô. Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang Cùng với lợi thế về tài nguyên du lịch và xu thế phát triển chung của khu vực, trong những năm gần đây khách du lịch đến với Tiền Giang ngày càng tăng nhất là khách du lịch quốc tế, đặc biệt là trong giai đoạn từ 2020 trở về trước khi dịch Covid - 19 chưa bùng phát mạnh mẽ ở Việt Nam, số liệu chi tiết được thể hiện trong bảng 2: Bảng 2. Tổng số lượng khách du lịch đến Tiền Giang (giai đoạn: 2018 - 2022) Năm Chỉ tiêu ĐVT 2018 2019 2020 2021 2022 1. Tổng lượt khách Lượt 2.016.200 2.138.217 741.094 268.285 864.886 - Khách quốc tế Lượt 811.249 850.293 160.876 0 65.232 - Khách nội địa Lượt 1.204.951 1.287.924 580.218 268.285 781.654 2. Doanh thu trực tiếp Tỷ 992,001 1.160,000 254,993 301,295 420 từ DN du lịch đồng Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang Mặc dù có những lợi thế nhất định về mặt tài nguyên du lịch song việc phát triển du lịch theo hướng bến vững ở Tiền Giang vẫn có những hạn chế như: Sản phẩm du lịch còn đơn điệu và trùng lặp so với các tỉnh khác ở Đồng bằng Sông Cửu Long; công tác truyền thông, quảng cáo chủ yếu chỉ tập trung ở kênh báo chí, truyền hình và các diễn đàm, hội nghị…. trong khi hiện tại du khách rất ít khi xem truyền hình, đọc báo và đi đến các hội chợ; các công ty du lich, hãng lữ hành mặc dù đã quảng cáo sản phẩm trên các website, facebook… nhưng thông tin còn hạn chế, chủ yếu viết bằng tiếng việt và các thông tin cũng không được cập nhật thường xuyên gây khó khăn cho du khách trong việc tiếp cận và tìm hiểu thông tin. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này là việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động du lịch chưa thực sự mang lại hiệu quả, mặc dù có các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trực tuyến khác như: Ivivu.com, chudu24.com, mytour.vn, tripi.vn, vntrip.vn… Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng chỉ phục vụ thị trường khách nội địa với số lượng giao dịch còn thấp. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh tăng cường ứng dụng công nghệ trong hoạt động du lịch ở tỉnh Tiền Giang sẽ tăng 427
- cường khả năng tiếp cận của du khác, giúp du khách hiểu rõ và phân biệt được sản phẩm đặc thù của các tỉnh, từ đó phát sinh nhu cầu đi du lịch, đặc biệt khi được cung cấp đầy đủ thông tin qua các phương tiện trực tuyến du khách sẽ tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và giảm thiểu sự lo lắng, rủi ro khi đặt tour qua mạng. 2. Thực trạng ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch bền vững ở Tiền Giang 2.1. Thực trạng Trong những năm qua, Tiền Giang đã và đang đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động du lịch để xây dựng được các sản phẩm du lịch có chất lượng cao trên cơ sở khai thác tối đa các sắc thái riêng của địa phương Đầu tiên là việc tỉnh Tiền Giang rất chú trọng việc hình thành các trang điện tử để tăng cường khả năng tiếp cập của du khách như: Cổng thông tin du lịch tỉnh Tiền Giang (Mytiengiang.vn); Bản đồ du lịch điện tử (Tiengiangtourist.vn); Ứng dụng tra cứu thông tin du lịch trên thiết bị thông minh (Smartphone): TienGiang Tourism; Wifi thông minh được triển khai tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; thường xuyên đăng tải thông tin các bài viết, giới thiệu về các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các khu điểm du lịch, sản phẩm du lịch phổ biến và làng nghề tiêu biểu trên địa bàn tỉnh trên trang thông tin điện tử (http://www.tiengiangtourist.vn). Qua đó, góp phần quảng bá hiệu quả hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ du lịch của tỉnh đến với du khách. Bên cạnh việc xây dựng mới các ấn phẩm du lịch phục vụ công tác truyền thông và giới thiệu, quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh (các Video clip giới thiệu sản phẩm du lịch huyện Tân Phước và Thành phố Mỹ Tho, Làng cổ Đông Hòa Hiệp, Du lịch các huyện phía Đông,...), tỉnh Tiền Giang còn phối hợp với Đài Truyền hình Tiền Giang thực hiện phóng sự “Tiền Giang phục hồi ngành du lịch sau đại dịch Covid-19”; Đài Truyền hình VTV9 thực hiện chương trình “Rong ruổi Phương Nam”; Viễn thông Tiền Giang thực hiện hơn 20 video clip tại các điểm du lịch, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh nhằm quảng bá hình ảnh du lịch, văn hóa và con người Tiền Giang. Đồng thời, hỗ trợ các đơn vị truyền thông (Thông tấn xã Việt Nam, Truyền hình CAND, Tạp chí Công Thương, Tạp chí Việt Nam hội nhập...) thực hiện các bài viết về tình hình phục hồi và phát triển du lịch Tiền Giang. Ngoài ra, Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang cũng đã thực hiện các chuyên đề như: Khu du lịch cù lao Thới Sơn, làng hoa Tân Mỹ Chánh, Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, Khu bảo tồn Sinh thái Đồng Tháp Mười, Trại rắn Đồng Tâm. Khu nghỉ dưỡng Mekong Riverside. Khu nghỉ dưỡng Mekong Lodge, Làng cổ Đông Hòa Hiệp, Ẩm thực đường phố. Để tăng cường khả năng tiếp cận cho du khách, Tiền Giang còn hoàn thành biên soạn Sổ tay thông tin du lịch Tiền Giang (ngôn ngữ: Việt – Anh, Nhật, Trung, Hàn); Bản đồ du lịch 5 tỉnh ngôn ngữ Việt - Anh (Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long). Đồng thời phối hợp với các báo, đài địa phương, khu vực và Trung ương xây dựng đĩa DVD giới thiệu 6 tuyến du lịch chính của tỉnh; Phối hợp với: Công ty CP Truyền thông Du lịch Nam Biển Đông đăng bài “Du lịch Tiền Giang khám phá điểm đến thú vị và hấp dẫn” đã được xuất bản trên trang sách “Những điều cần biết về du lịch Việt Nam” bằng song ngữ Việt – Anh; Ban truyền hình Đối ngoại (VTV4) thực hiện chương trình truyền hình văn hóa ẩm thực mang tên “Hine Cuisine” giới thiệu về những món ngon của Tiền Giang tới bạn bè thế giới; Đoàn làm phim của Công ty Truyền thông Điền Quân ghi hình quảng bá vú sữa Lò Rèn – Vĩnh Kim, đã phát sóng trên chuyên mục Năng động Du lịch Việt của HTV9; Hiệp hội Du lịch TP.HCM ghi hình giới thiệu trong bộ phim “ Khám phá Việt Nam cùng Martin Yan”. Đài Truyền hình Vĩnh Long 428
- quay ký sự “Tứ linh trên sông Tiền” tại cù lao Long và cù lao Lân; Đài Truyền hình VTV Cần Thơ quay phóng sự giới thiệu cù lao Thới Sơn phục vụ cho Tuần lễ du lịch xanh Đồng bằng Sông Cửu Long. Nhằm hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy đến với du khách trong quá trình đi du lịch Tiền Giang còn lắp đặt 12 bảng chỉ dẫn đến điểm du lịch; 16 bảng giới thiệu số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ khách du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu do việc ứng dụng công nghệ mang lại nhìn chung việc ứng dụng công nghệ vào phát triển du lịch bền vững ở Tiền Giang vẫn còn một số những hạn chế như: Một là, đại đa số các công ty du lịch lữ hành, blogger du lịch đều quảng cáo một cách tự phát, chưa có có sự nhất quán, tập trung vào các sản phẩm mang tính đặc thù của Tiền Giang. Hai là, công tác truyền thông chủ yếu vẫn sử dụng các kênh truyền thống như báo chí, truyền hình, rất ít các hoạt động quảng bá trên các kênh quốc tế và kênh online phổ biến hiện nay như facebook, zalo, instagram… Ba là, các Sở ban ngành và các công ty lữ hành chưa có triển khai nhiều việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động du lịch để tăng cường khả năng tiếp cận và thanh toán cho khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. 2.2. Một số giải pháp tăng cường hiệu quả ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch bền vững tại Tiền Giang Để có thể khắc phục được các hạn chế trên, trong thời gian tới Tiền Giang cần thực hiện một số giải pháp như sau: Một là, bên cạnh việc thường xuyên cập nhật, bổ sung hoàn chỉnh các thông tin, dữ liệu trên Cổng thông tin du lịch tỉnh Tiền Giang (Mytiengiang.vn); Bản đồ du lịch điện tử (Tiengiangtourist.vn); Wifi thông minh tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh… Tiền Giang cần đẩy mạnh hơn nữa trong việc quảng bá trên các kênh truyền hình quốc tế và các kênh online phổ biến hiện nay như facebook, tiktok, instagram…Kết quả khảo sát tâm lý và hành vi khách du lịch thời COVID-19 do Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) phối hợp với Báo Vnexpress thực hiện cho thấy 40% khách du lịch đặt tour trực tiếp, 36% đặt tour qua nền tảng trực tuyến...cũng theo một báo cáo xu hướng The Influencer Q2 2017, khoảng 47%, người từ độ tuổi từ 13-34 sẽ mua những sản phẩm mà người nổi tiếng giới thiệu và đánh giá tốt. Thông qua những người ảnh hưởng này, doanh nghiệp sẽ xây dựng niềm tin với người tiêu dùng thông qua các trải nghiệm chân thực. Việc quảng cáo qua các kênh facebook, tiktok, instagram không chỉ tiếp cận được số lượng đông du khách mà còn tiết kiệm rất nhiều chi phí khi mời các nhân vật nổi tiếng so với việc quảng cáo trên truyền hình, báo chí, hội nghị… Đặc biệt, tất cả các kênh facebook, tiktok instagram đều có tính năng “tìm kiếm” Tính năng này giúp người xem sàng lọc một cách nhanh chóng các thông tin hữu ích phù hợp với nhu cầu, sở thích, khả năng chi tiêu…của mỗi du khách. Đối với doanh nghiệp kinh doanh mảng lữ hành thì tính năng này có thể tạo ra những nội dung hấp dẫn và hữu ích cho người yêu du lịch, kết hợp với việc sử dụng những từ khóa đơn giản và quen thuộc mà họ thường dùng để tìm kiếm trên các mạng xã hội này. Hai là, trong quá trình sử dụng công nghệ để quảng bá, Tiền Giang nên chú trọng quảng bá du lịch theo hướng thống nhất, chuyên nghiệp và ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 trong xây dựng sản phẩm du lịch mang tính đặc thù và hấp dẫn, gia tăng tính trải nghiệm cho du khách. Thay vì xem video, truyền hình về lịch sử, làng nghề truyền thống …thì có thể xây dựng trên nền tảng kết hợp các công nghệ số như thực tế ảo-AR, robot, trí tuệ nhân tạo-AI, tạo hình 429
- 3D,4D hay dữ liệu lớn-Big data… để khách có thêm nhiều trải nghiệm hấp dẫn như trong rạp chiếu phim lớn. Ba là, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông ứng dụng chuyển đổi số; xây dựng dự án Wifi thông minh, du lịch thông minh; phần mềm dữ liệu (data) ngành văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Tiền Giang cần tham khảo mô hình du lịch thông minh từ Hiệp hội học thuật Châu Á để xây dựng các ứng dụng, phần mềm trong: Di chuyển, đào tạo, mạng lưới kết nối, an ninh… để hình thành các chuỗi sản phẩm hỗ trợ du khách bằng các app giao thông thông minh, app gia hạn visa, app mua sắm online, app tìm kiếm công ty lữ hành, hệ thống khách sạn… Bốn là, tăng cường ứng dụng công nghệ trong các doanh nghiệp lữ hành, chú trọng tập trung vào ba bộ phận vận hành chính: quản trị kinh doanh, quản trị hệ thống thông tin và cuối cùng là kinh doanh du lịch. Cụ thể như sử dụng các phần mềm đặt tour, thanh toán trực tuyến bằng quét mã QR, ví điện tử… các website so sánh, đối chiếu thông tin về giá cả, dịch vụ, điểm khác biệt, vượt trội giữa các công ty du lịch; các phần mềm phân tích nhu cầu du khách để đề xuất các tour du lịch phù hợp; các ứng dụng có thể chuyển đổi ngôn ngữ, tiền tệ và hướng dẫn các thủ tục đặt tour, xuất vé, xin visa… cũng như giới thiệu sơ nét về văn hóa, phong tục tập quán để du khách có thể tìm hiểu về quy định, lịch sử, thế mạnh của doanh nghiệp lữ hành trước khi đặt tour. 3. Kết luận Ứng dụng công nghệ trong hoạt động du lịch đã và đang làm thay đổi ngành du lịch với nhiều tính năng như cho phép người sử dụng tìm kiếm thông tin, đặt phòng khách sạn, vé máy bay… Ngoài ra, các ứng dụng thông minh còn có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo để đưa ra những trải nghiệm dành cho nhu cầu của từng cá nhân như danh sách các điểm tham quan, nhà hàng hay trải nghiệm độc đáo dựa trên lịch sử hành trình trước đó. Thích ứng với thực tiễn, hiện đa phần các công ty du lịch lớn như Saigontourist, Vietravel, Hanoitourist, Vietrantour, Goldentour… đều đã thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý, xây dựng sản phẩm mới, quảng bá tour; giao dịch với khách hàng chủ yếu bằng hình thức trực tuyến. Tại các điểm đến ở Hà Nội, nhiều di tích, làng nghề đã ứng dụng công nghệ để xây dựng sản phẩm du lịch thông minh. Trong số đó, có thể kể đến Khu di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, Nhà tù Hỏa Lò, Làng gốm sứ Bát Tràng... đã ứng dụng thành công hệ thống thuyết minh tự động, ra mắt trang web tra cứu thông tin điểm đến. Đặc biệt Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã xây dựng thư viện 3D, cho phép du khách sử dụng nhiều ngôn ngữ để tìm kiếm thông tin. Với tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực mà công nghệ mang lại cho hoạt động du lịc, tỉnh Tiền Giang cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch bền vững để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cao Tấn Bình và những người khác, Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững: Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Quy Nhơn, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quy Nhơn. 2022. 16(4). 37-49 Lê Quang Đăng. 2019. Cách mạng công nghiệp 4.0 và tiến trình phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam. Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch - Tổng cục du lịch. Phạm Thị Thùy Linh. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch ở Việt Nam. Tạp chí Công thương ngày 13/06/2020. 430
- Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Chí Hải. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững ở tỉnh An Giang, Việt Nam. Tạp chí khoa học - công nghệ trường Đại học An Giang. 227(12): 142 - 150. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang. Báo cáo kết quả hoạt động du lịch giai đoạn 2016 - 2020 và phương hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2025. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang. Báo cáo Sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 05/4/2017 về phát triển du lịch của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017 - 2022. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang. Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. THÔNG TIN TÁC GIẢ 1: Họ và tên: Nguyễn Thị Mai Học hàm, học vị: Thạc sĩ Đơn vị công tác: Khoa du lịch trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức Địa chỉ: 53 Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu, thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh Mobile: 0975.227.942 Email: nguyenmai@tdc.edu.vn Lĩnh vực nghiên cứu: Du lịch THÔNG TIN TÁC GIẢ 2: Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Nguyệt Học hàm, học vị: Thạc sĩ Đơn vị công tác: Chuyên viên phòng quản lý du lịch Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang Địa chỉ: 399 Hùng Vương, Đạo Thạnh, Mỹ Tho, Tiền Giang Mobile: 0986.241.358 Email: nguyenthiminhnguyet@tiengiang.gov.vn Lĩnh vực nghiên Du lịch cứu: 431
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Công nghệ phục vụ trong khách sạn - nhà hàng - GS.TS. Nguyễn Văn Đính, ThS. Hoàng Thị Lan Hương
206 p | 1573 | 403
-
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số, khai thác giá trị di sản, phục vụ phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam - Hội thảo du lịch Quốc gia
742 p | 17 | 9
-
Thực trạng du lịch và ứng dụng GIS (Geographic information system) vào xây dựng bản đồ du lịch huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
6 p | 81 | 8
-
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển du lịch thông minh tại di sản văn hóa Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội
16 p | 18 | 6
-
Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy trực tuyến các môn học thuộc khối kiến thức ngành Quản lý thể dục thể thao (dẫn chứng môn Khoa học quản lý) tại trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
4 p | 13 | 6
-
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học Huế
4 p | 33 | 5
-
Khái quát thực trạng ứng dụng công nghệ phát triển môn Vovinam trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
7 p | 11 | 5
-
Nghiên cứu thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại một số mô hình du lịch nông nghiệp tại Thái Nguyên
8 p | 20 | 4
-
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thu hút khách du lịch tại Bình Định
8 p | 13 | 4
-
Thực trạng ứng dụng công nghệ blockchain - Góc nhìn đối với ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
14 p | 11 | 4
-
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động marketing địa phương nhằm phát triển du lịch của tỉnh Hải Dương
9 p | 5 | 3
-
Đề xuất ứng dụng thuyết minh tại điểm tham quan dành cho du khách tự túc tại TP. Hồ Chí Minh
8 p | 25 | 3
-
Đánh giá thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong đào tạo vận động viên Bóng đá trẻ tại các trung tâm đào tạo Việt Nam
4 p | 38 | 2
-
Đào tạo và ứng dụng công nghệ cho các khách sạn − nhà hàng khu vực miền Trung Việt Nam
14 p | 6 | 2
-
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
13 p | 41 | 1
-
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong nhận dạng và phân tích chuyển động thể thao tại các đội tuyển, câu lạc bộ thể thao thành tích cao
6 p | 8 | 1
-
Giải pháp phát triển du lịch Đắk Nông ứng dụng nền tảng số
9 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn