intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuốc kháng sinh nhỏ mũi

Chia sẻ: Nuquai Nuquai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

254
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuốc nhỏ mũi bao gồm 4 nhóm chính: thuốc kháng sinh (nemydexan), thuốc kháng viêm steroid (rhinocort, flixonas... ), thuốc co mạch (xylomethazolin, oxymethazolin, naftazolin 0,05-0,1%), và thuốc săn khô niêm mạc mũi (acgyrol 1-3%). Nhóm thuốc nhỏ mũi trong thành phần chứa kháng sinh thường được chỉ định sử dụng ở những trường hợp viêm mũi xoang do vi khuẩn, nấm hoặc viêm mũi xoang dị ứng có tình trạng bội nhiễm, biểu hiện trên lâm sàng bằng triệu chứng chảy nước mũi vàng xanh. Thuốc nhỏ mũi ít khi được pha chế là kháng sinh đơn thuần mà...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuốc kháng sinh nhỏ mũi

  1. Thuốc kháng sinh nhỏ mũi Thuốc nhỏ mũi bao gồm 4 nhóm chính: thuốc kháng sinh (nemydexan), thuốc kháng viêm steroid (rhinocort, flixonas... ), thuốc co mạch (xylomethazolin, oxymethazolin, naftazolin 0,05-0,1%), và thuốc săn khô niêm mạc mũi (acgyrol 1-3%).
  2. Nhóm thuốc nhỏ mũi trong thành phần chứa kháng sinh thường được chỉ định sử dụng ở những trường hợp viêm mũi xoang do vi khuẩn, nấm hoặc viêm mũi xoang dị ứng có tình trạng bội nhiễm, biểu hiện trên lâm sàng bằng triệu chứng chảy nước mũi vàng xanh. Thuốc nhỏ mũi ít khi được pha chế là kháng sinh đơn thuần mà thường phải phối hợp thêm với một số thành phần chống viêm, giảm phù nề, giảm xung huyết mới có hiệu quả . Kháng sinh nhóm aminosid thường được sử dụng để bào chế làm thành phần của thuốc nhỏ mũi. Lý do chính là qua nghiên cứu người ta nhận thấy khả năng thấm qua mạch máu của nhóm aminoglucosid thấp dưới 2%, đồng thời thuốc lại không bị hấp thu qua đường tiêu hóa nên khá an toàn khi sử dụng. Trong đó loại kháng sinh nhỏ mũi thường được lựa chọn sử dụng là neomycin sulfate. Neomycin là một kháng sinh diệt khuẩn có tác dụng tại chỗ (thuộc nhóm aminosid), có tác động trên các cầu khuẩn cũng như các trực khuẩn Gr + và Gr -. Các công trình nghiên cứu đều chưa khẳng định được tính vô hại của neomycine sulfate khi dùng trong thời kỳ mang thai (do nhóm thuốc này có thể có độc tính trên ốc tai - tiền đình của bào thai, gây điếc câm cho trẻ sau khi ra đời).
  3. Việc thuốc thấm qua niêm mạc mũi vào máu là có thể xảy ra tuy với nồng độ rất thấp < 1%. Aminosid cũng bài tiết qua sữa mẹ nên thật cân nhắc khi sử dụng, chỉ dùng thuốc khi lợi ích mang lại cho mẹ cao hơn hẳn tác dụng phụ của thuốc cho con. Với trẻ chưa biết nói (thường dưới 2 tuổi) cũng nên thận trọng khi sử dụng thuốc nhóm này vì đối với những trẻ có cơ địa nhạy cảm thuốc thì chỉ cần một lượng nhỏ thuốc cũng có khả năng gây ngộ độc ốc tai - tiền đình gây điếc nặng và không hồi phục.
  4. Ngoài ra nhóm thuốc nhỏ mũi chứa kháng sinh còn được bào chế từ moxifloxacine hydrochloride. Đây là một kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolone có chứa nhóm methoxy ở C8 dùng cho các bệnh lý của niêm mạc và kết mạc. Bên cạnh đó còn có tobramycin cũng là kháng sinh được lựa chọn trong một số thuốc nhỏ mũi. Khi dùng kéo dài thuốc nhỏ mũi chứa kháng sinh thì khả năng tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, bao gồm cả nấm có thể xảy ra. Nếu bội nhiễm xuất hiện phải ngưng thuốc và chuyển sang phương pháp điều trị thích hợp khác. Các thuốc kháng sinh này có thể hấp thu toàn thân qua đường máu và đường tiêu hoá với nồng độ thấp nhưng lại an toàn hơn so với nhóm aminoglucoside. Thuốc nhỏ mũi chứa kháng sinh cũng như các kháng sinh đường uống hay tiêm truyền đều có khả năng gây các phản ứng dị ứng: tại chỗ như cảm giác ngứa mũi, sưng mũi, đỏ cánh mũi, đau nhức dọc theo sống mũi... Một số bệnh nhân gặp phản ứng hoặc không dung nạp thuốc. Tại niêm mạc hốc mũi biểu hiện có cảm giác như kim châm, hiếm gặp phản ứng dị ứng toàn thân như phù da, niêm mạc vùng mặt, ngoại lệ có thể gây phù Quincke. Trong trường hợp này phải ngưng dùng thuốc ngay và trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị để có điều chỉnh hợp lý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2