intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuyết minh Triết học Đề 2: QL phù hợp LLSX – QHSX và sự vận dụng trong nền KT nhiều TP ở VN

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

89
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuyết minh Triết học Đề 2: QL phù hợp LLSX – QHSX và sự vận dụng trong nền KT nhiều TP ở VN giới thiệu về SXVC và phương thức SX; quy luật sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX; sự vận dụng trong nền kinh tế nhiều thành phần ở VN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuyết minh Triết học Đề 2: QL phù hợp LLSX – QHSX và sự vận dụng trong nền KT nhiều TP ở VN

Thuyết minh Triết học Đề 2: QL phù hợp LLSX – QHSX và sự vận dụng trong nền KT nhiều TP ở VN I. Giới thiệu về SXVC và phương thức SX: 1. SXVC: SX là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Bao gồm: SXVC, SX tinh thần và SX ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong đó SXVC là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. - SXVC là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào Tự nhiên, cải biến các dạng VC của thế giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải VC thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người. Mác nói: “Bằng việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”. Trong quá trình sản xuất ra của cải VC cho sự tồn tại và phát triển của mình, con người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ các mặt của đời sống xã hội. Tất cả các quan hệ về nhà nước, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo… đều hình thành, biến đổi trên cơ sở sản xuất VC. 2. PTSX: SXVC được tiến hành bằng phương thức sản xuất nhất định. PTSX là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất VC ở những giai đoạn lịch sử nhất định của XH loài người. Mỗi xã hội được đặc trưng bằng một PTSX nhất định. Sự thay thế kế tiếp nhau của các PTSX trong lịch sử quyết định sự phát triển của XH loài người từ thấp đến cao. Trong sản xuất, con người một mặt có quan hệ giữa người và giới tự nhiên, biểu hiện ở LLSX; mặt khác là quan hệ giữa người với người, tức là quan hệ sản xuất. PTSX chính là sự thống nhất giữa LLSX ở một trình độ nhất định và QHSX tương ứng. a. LLSX: LLSX biểu hiện mối quan hệ giữa con người vưói tự nhiên trong QTSX. Trong QTSX, con người kết hợp SLĐ của mình với TLSX, trước hết là công cụ lao động tạo thành sức mạnh khai thác giới tự nhiên, làm ra sản phẩm cần thiết cho cuộc sống của mình. Vậy LLSX là năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình. LLSX là sự kết hợp người lao động và TLSX, trong đó người lao động là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kỹ năng lao động của mình sử dụng tư liệu LĐ, trước hết là công cụ LĐ tác động vào đối tượng LĐ để sản xuất ra của cải vật chất. Cùng với người lao động, công cụ LĐ cũng là một yếu tố cơ bản của LLSX. Công cụ LĐ do con người sáng tạo ra, là “sức mạnh của tri thức đã được vật thể hoá”, nó Trình bày: Nhóm 1 – CH16G Page 1 Thuyết minh Triết học Đề 2: QL phù hợp LLSX – QHSX và sự vận dụng trong nền KT nhiều TP ở VN “nhân” sức mạnh của con người trong quá trình LĐsản xuất. Cùng với quá trình tích luỹ kinh nghiệm, vưói những phát minh khoa học và sáng chế kỹ thuật. CCLĐ không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. Sự cải tiến của CCLĐ làm biến đổi TLSX. Xét đến cùng, đó là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi xã hội. Trình độ phát triển của CCLĐ là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử. Trong sự phát triển của LLSX, khoa học đóng vai trò ngày càng to lớn. Sự phát triển của khoa học gắn liền với sản xuất và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Và khoa học đang dần trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”. Có thể nói: Khoa học và công nghệ hiện đại là đặc trưng cho LLSX hiện đại. b. QHSX: Quan hệ sản xuất là QH giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). QHSX do con người tạo ra nhưng nó hình thành một cách khác quan trong quá trình sản xuất, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. QHSX gồm ba mặt: + Quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu (gọi tắt là quan hệ sở hữu). + Quan hệ giữa người với người trong việc tổ chức, quản lý xã hội và trao đổi họat động cho nhau (gọi tắt là quan hệ tổ chức, quản lý). + Quan hệ giữa người với người trong phân phối, lưu thông sản phẩm làm ra (gọi tắt là quan hệ phân phối lưu thông). Trong ba mặt của quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu các tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản và đặc trưng cho QHSX trong từng xã hội. Quan hệ về sở hữu quyết định quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối các sản phẩm làm ra. QH tổ chức và quản lý sản xuất trực tiếp tác động đến QTSX, nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm QTSX. QH về phân phối sản phẩm sản xuất mặc dù do hai quan hệ trên chi phối song nó kích thích trực tiếp đén lợi ích của con người, nên nó tác động đến thái độ của con người trong Sản xuất. Do vậy, nó có thẻ thúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất phát triển. II. Quy luật sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX: LLSX và QHSX là hai mặt của PTSX, chúng ko tồn tại độc lập tách rời nhau mà có mối liện hệ tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng tạo thành quy luật phù hợp giữa quan hệ sản xuất và trình độ lực lượng sản xuất. Quy luật cơ bản nhất của quá trình vận động và phát triển xã hội. Trình bày: Nhóm 1 – CH16G Page 2 Thuyết minh Triết học Đề 2: QL phù hợp LLSX – QHSX và sự vận dụng trong nền KT nhiều TP ở VN Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển; sự phát triển đó xét cho cùng bắt nguồn tự sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất được đánh dấu bằng trình độ của lực lượng sản xuất. Sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Khi một phương thức sản xuất mới ra dời khi đó quan hệ sản xuát phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành lạc hậu kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất yêu cầu khách quan hoặc phát triển của lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến sự thay đổi của quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp hơn với trình độ của lực lượng sản xuất, lúc này để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng qua hệ sản xuất mới có nghĩa là sẽ có một phương thức sản xuất khac ra đời thay thế phương thức sản xuất cũ. Lực lượng sản xuất thay đổi và quyết định đến quan hệ sản xuất nhưng bản thân quan hệ sản xuất cũng có sự độc lập tương đối của nó và tác động trở lại sự phát triển của LLSX. Quan hệ sản xuất mới quy định mục đích sản xuất ,tác động đén tháu, tác động đến con người lao động trong qua trình lao động, đến tổ chức phân công lao động xã hội. Quan hệ sản xuất phù hợp vói trình đô lực lượng sản xuất sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại nếu quan hệ sản xuất lạc hậu hoăc "tiên tiến " hơn trình độ lực lượng sản xuất 1 cách giả tạo thì sẽ kìm hãm, hạn chế sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi QHSX kìm hãm sự phát triển của LLSX, thì theo quy luật chung, QHSX cũ sẽ được thay thế bằng QHSX mới phù hợp với trình độ phát triển của LLSX để thúc đẩy sản xuất phát triển. Kết luận: Muốn phát triển XH thì phải phát triển SXVC, mà muốn phát triển SXVC thì phải tạo cho được sự phù hợp giữa QHSX và LLSX vì chỉ có như vậy LLSX mới phát triển được. Trong quá trình lãnh đạo xã hội đẩy mạnh phát triển kinh tế Đảng ta đang vận dụng quy luật sao cho quan hệ sản xuất luôn luôn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, trên thực tế Đảng và Nhà nước ta đã và đang tạo ra phù hợp đó bằng chính sách kinh tế nhiều thành phần. III. Sự vận dụng trong nền kinh tế nhiều thành phần ở VN. Chính sách kinh tế nhiều thành phần xuất phát từ trình độ và tính chất của LLSX ở nước ta thấp kém và không đồng đều nên không thể nóng vội và xây dựng đồng loạt QHSX một thành phần dựa trên cơ sở chế độ công hữu về XHCN về TLSX như trước kia. Làm như vậy là chủ quan duy ý chí và đẩy QHSX đi quá xa so với trình độ LLSX. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đã và đang khơi dậy tiềm năng của sản xuất, khơi Trình bày: Nhóm 1 – CH16G Page 3 Thuyết minh Triết học Đề 2: QL phù hợp LLSX – QHSX và sự vận dụng trong nền KT nhiều TP ở VN dậy năng lực sáng tạo, chủ động của các chủ thể lao dộng trong sản xuất và thúc đẩy LLSX phát triển. Con người không thể tự ý lựa chọn quan hệ sản xuất nói chung và quan hệ sở hữu nói riêng một cách chủ quan duy ý chí. Sở hữu vừa là kết quả vừa là điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, là hình thức xã hội có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm lực lượng sản xuất. Chính vì vậy, mỗi loại hình, hình thức sở hữu chưa thể mất đi khi chúng còn phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, và cũng không thể tùy tiện dựng lên, hay thủ tiêu chúng khi lực lượng sản xuất không đòi hỏi. Do vậy, khi quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải tính đến sự biến đổi phức tạp từ quan hệ sản xuất, trong đó trực tiếp là chế độ sở hữu. Trình bày: Nhóm 1 – CH16G Page 4

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0