intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận báo cáo thực tập ngành Logistics Quản lý chuỗi cung ứng: Báo cáo về đơn vị thực tập – Cảng Cát Lái

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:43

728
lượt xem
61
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận tìm hiểu những vấn đề cơ bản quy trình xuất - nhập hàng tại cảng, hình thức phục vụ, công tác chuẩn bị và quá trình giao nhận hàng hóa tại cảng Cát Lái.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận báo cáo thực tập ngành Logistics Quản lý chuỗi cung ứng: Báo cáo về đơn vị thực tập – Cảng Cát Lái

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KNH TẾ THỰC TẬP 1 TIÊU ĐỀ: BÁO CÁO VỀ ĐƠN VỊ THỰC  TẬP – CẢNG CÁT LÁI Nhóm lớp :  HK2.NT.02 Lớp :     D19LO02 Ngành  : LOGISTICS ­ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG Sinh viên : TRẦN TIẾN GVHD :  Ths. ĐẶNG THỊ BÍCH LAN
  2. Bình Dương, ngày 18 tháng 3 năm 2020. LỜI CẢM ƠN Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô Trường Đại Học Thủ  Dầu Một đã tận tình truyền đạt cho chúng em những kiến thức cơ bản về chuyên ngành  Logistics vs Quản lý chuỗi cung ứng. Đồng thời chúng em cũng xin trân trọng gửi lời  cảm ơn đến cô Đặng Thị Bích Lan là người đã trực tiếp hướng dẫn chúng em hoàn thành  bài báo cáo.  Qua đây em chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các Anh/Chị nhân viên của Cảng Cát Lái  đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em. Sự giúp đỡ tận tình của Quý Thầy cô ở trường cùng Ban  giám đốc, các Anh/Chị trong cảng không những giúp chúng em hiểu sâu rộng về kiến  thức chuyên môn trong công việc mà còn là niềm động viên to lớn, thúc đẩy chúng em  luôn phấn đấu nhiều hơn nữa để vững vàng tự tin hơn trong công việc chuyên môn của  mình trước khi rời ghế nhà trường. Tuy nhiên, với vốn lý thuyết đã học cùng với thực tiễn mà chúng em thu được hiện  nay sẽ giúp chúng em phần nào đó thêm mạnh dạn và vững tin hơn cho công việc mà  mình lựa chọn trong tương lai. Chuyên đề báo cáo được hoàn thành trong thời gian ngắn  nên không tránh khỏi những thiếu sót.  Chúng em kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy/ Cô, Ban lãnh đạo, của  công ty.  Chúng em xin chân thành cám ơn.
  3. PHIẾU ĐÁNH GIÁ 1. Về hình thức và kỹ năng trình bày báo cáo .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. 2. Nội dung báo cáo  2.1. Kết quả bài báo cáo  .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. 2.2.Tính sáng tạo của bài báo cáo  .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. 2.3. Tính thực tiễn của bài báo cáo  .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. Ngay........thang.........năm……… ̀ ́ Giảng viên chấm (Ký và ghi rõ họ tên)
  4. PHIẾU CHẤM ĐIỂM STT Tiêu chí Thang điểm Điểm đạt được 1 Định dạng đúng  1.0 quy định 2 Trích dẫn đầy  0.5 đủ và đúng quy  định 3 Liệt kê tài liệu  0.5 tham khảo đầy  đủ và đúng quy  định 4 Tổng quan về  1.5 đơn vị thực tập 4.1 Giới thiệu 0.75 4.2 Mô tả các vị  0.75 trí, chức năng/bộ  phận, cách thức  hoạt động của nơi  nơi thực tập 5 Quy trình xuất— nhập hàng tại  2.0 cảng 5.1 Quy trình xuất  – nhập hàng tại  1.25 cảng 5.2 Sự khác nhau  về quy trinh và thủ  tục xuất – nhập  0.75 hàng trong và  ngoài nước tại  cảng 6 Định hướng phát  triển của đơn vị  thực tập trong 5  năm (năm dựa  1.0 vào bản kế  hoạch của doanh  nghiệp) 7 Lập kế hoạch cụ  2.5 thể để có thể  đáp ứng tốt công  việc 4
  5. 6.1 Kiến thức 6.2 Kỹ năng 6.3 Thái độ 8 Kết luận/bài học  1.0 kinh nghiệm TỔNG /10 Ngay........thang.........năm…… ̀ ́ Giảng viên chấm (Ký và ghi rõ họ tên) DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt DWT Deadweight Tonnage Đơn vị đo năng lực vận  tải an toàn của tàu Hãng RCL Regional Container Lines XNK Xuất nhập khẩu ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
  6. Booking note Việc đặt chỗ hãng tàu Invoice Hóa đơn Packing list Phiếu đóng gói CFR Cost and Freight Tiền hàng cộng cước CIF Cost, Insurance and Freight Giá thành, Bảo hiểm và  Cước CPT Carriage Paid To Vận chuyển trả tiền cho CIP Carriage and Insurance Paid to Cước phí và phí bảo  hiểm trả tới DAF Delivered At Frontier  Giao tại biên giới  DDP  Delivered Duty Paid Giao Đã nộp Thuế  DDU  Delivered Duty Unpaid Giao Chưa nộp Thuế  DEQ Delivered Ex Quay Giao tại cầu cảng nơi  đến  DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG STT TÊN TRANG 1 Bảng 1.1: Thông số cảng 2 Hình 1.1: Cơ cấu bộ máy quản lý 3 Bảng 1.2: Các công ty con / công ty liên kết 4 Bảng 2.1: Các chứng từ xuất khẩu 6
  7. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong điều kiện hiện nay, khi hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới  đang phát triển mạnh, kinh doanh quốc tế trở thành một tất yếu khách quan đối với  mọi quốc gia. Cùng với sự phát triển đó nước ta không ngừng học hỏi và củng cố  về mọi mặt (kinh tế, chính trị, xã hội) cũng như lĩnh vực (thương mại, giáo dục, y  tế) để phù hợp với nền kinh tế toàn cầu. Hoạt động vận tải nội địa và vận tải quốc  tế, hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, đã trở thành khâu quan trọng  trong dây chuyền vận tải hàng hóa, không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy, mở rộng mua  bán mà còn góp phần vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.  Trước những nhu cầu ngày càng phát triển của nền kinh tế, các doanh  nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ logistics ngày càng cạnh  tranh gay gắt. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động giao nhận, đòi hỏi  các doanh nghiệp VIỆT NAM phải hiểu rõ và nắm vững các quy trình xuất nhập  khẩu, vận dụng tốt các qui định của pháp luật, thông hiểu các tập quán quốc tế.  Điều này giúp cho doanh nghiệp không những tăng thêm uy tín với khách hàng, mà  còn có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công việc và sự  phát triển của doanh nghiệp trên thương trường.  Để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam,  Bộ Công Thương đã phối hợp cùng các chuyên gia trong lĩnh vực logistics thường  xuyên rà soát, đánh giá, cung cấp thông tin về tình hình, triển vọng logistics Việt  Nam và quốc tế về các quy định chính sách liên quan góp phần phục vụ công tác  quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp avf  công tác nghiên cứu khoa học và truyền thông trong lĩnh vực logistics. Qua báo cáo này, em đã trình bày những vấn đề cơ bản quy trình xuất—nhập  hàng tại cảng, hình thức phục vụ, công tác chuẩn bị và quá trình giao nhận hàng hóa  tại cảng. Nhưng không tránh khỏi thiếu sót trong bài báo cáo, em kính mong sự đóng  góp ý kiến từ phía các thầy cô. 2. Mục tiêu đề tài ­ Hiểu rõ hơn về đơn vị thực tập. ­ Làm rõ quy trinh xuất—nhập hàng tại đơn vị thực tập. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ­ Đối tượng nghiên cứu: Quy trình xuất – nhập khẩu hàng tại đơn vị thực tập. 8
  8. ­ Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về quy trình xuất – nhập hàng hóa tại cảng  Cát Lái. 4. Phương pháp nghiên cứu    Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, đề tài sử dụng  các phương pháp sau: ­ Phương pháp tổng hợp: tổng hợp nghiên cứu, luận án, sách, báo, tạp chí chuyên nghành ­ Phương pháp thu thập tài liệu sẵn có. 5. Kết cấu đề tài Chương 1 ­ Tổng quan về đơn vị thực tập. Chương 2 ­ Quy trinh xuất—nhập hàng tại đơn vị thực tập. Chương 3 ­ Mô tả các kết quả thu được Chương 4 ­ Lập kế hoạch cụ thể để đáp ứng công việc. Chương 5 ­ Kết luận/bài học kinh nghiệm .
  9. CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1. Giới thiệu về đơn vị thực tập: 1.1.1.Tổng quan: ­ Cảng Cát Lái nằm trên sông Đồng Nai là một trong những cảng trọng điểm  của hệ thống Cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, thuộc quản lý của tổng công  ty Tân Cảng Sài Gòn, Bộ Quốc phòng. Cảng Cát Lái cách trạm hoa tiêu Vũng  Tàu 43 dặm và có độ sâu trước bến là 12.5m. Cảng Cát Lái hiện là cảng container  quốc tế lớn và hiện đại nhất Việt Nam tại Quận 2­ TP.HCM, lọt Top 25 cảng hàng  đầu thế giới với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm trên 90% khu vực phía  Nam và gần 50% thị phần cả nước. 10
  10. ­ Cảng Tân Cảng ­ Cát Lái hiện là cảng container gần với cụm các khu Công  nghiệp, khu chế xuất Phía Bắc TP.HCM và khu Công nghiệp các tỉnh Bình Dương  và Đồng Nai. ­ Cảng Tân Cảng­ Cát Lái có tổng diện tích 160ha, chiều dài cầu tàu 2.040 m  (10 bến), được trang bị 30 cẩu bờ hiện đại Panamax, hệ thống quản lý, khai thác  container hiện đại TOP­X của RBS (Australia) và TOPOVN cùng hệ thống phần  cứng đồng bộ cho phép quản lý container theo thời gian thực, tối ưu hóa năng lực  khai thác cảng, giảm thời gian giao nhận hàng, tạo nhiều tiện ích cho khách hàng…  Cảng Tân Cảng­ Cát Lái  luôn là chọn lựa số 1 của các khách hàng trong giao nhận  hàng hóa tại khu vực Các tỉnh phía Nam. ­ Hiện tại cảng Tân Cảng – Cát Lái đón 81 chuyến/tuần. Tải trọng tàu tối đa 45,000 DWT Tổng diện tích 160 ha 2,040 m (09 bến + 01 bến sà  Chiều dài cầu tàu lan) Mớn nước trước bến ­12m Độ sâu luồng ­ 8.6 m (thủy triều: 0,8 ­ 3,8) Công suất bãi 96,800 TEU/năm Cẩu STS 26 chiếc RTG 89 chiếc Reach stackers 255 chiếc Ổ cắm điện 1500 cái Bảng 1.1: Thông số cảng Nguồn Tân Cảng Sài Gòn ­ Presentation 2020 1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển:
  11. ­ Cảng Cát Lái được xây dựng theo nhiều giai đoạn, bắt đầu từ tháng 06/1996  cho đến 2002, diên tích ban đầu khoảng 170.000 m2, gồm 2 cầu tàu 150 m, khả năng  đón tàu với trọng tải trên 20.000 DWT. Cùng thời gian đó Cát Lái kết hợp với thành  phố xây mở tuyến đường liên tỉnh lộ 25 từ xa lộ Hà Nội đến phà Cát Lái nhằm thu  hút khách hàng. ­ Chuyến tàu đầu tiên cập Cát Lái vào tháng 03/1998 là Nan Ping San  của Trung Quốc, bốc dỡ hơn 5.000 tấn gạo. Sau khi chuyển sang khai thác  container, chuyến tàu đầu tiên là của Hãng tàu RCL, cập Cát Lái vào tháng 10/2002. ­ Năm 2005, khi Cầu Thủ Thiêm hoàn tất xây dựng, Tân Cảng Sài Gòn chuyển  toàn bộ các hoạt động đón tàu container từ Cảng Tân Cảng sang Cảng Cát Lái, từ  đó Cát Lái trở thành cảng trọng điểm của khu vực phía Nam. ­ Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái được thành lập vào ngày 27/08/2007 theo  giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103007643 do Sở Kế hoạch và Đầu tư  cấp, với vốn điều lệ ban đầu là 150 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập chính là Công ty  Đầu tư và Xây dựng Thanh niên xung phong (CINCO), nay là Công ty TNHH MTV  Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong và Công ty Tân Cảng Sài Gòn (nay là Công  ty TNHH MTV Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn). Công ty thành lập để thực hiện  dự án đầu tư xây dựng và khai thác cầu cảng chuyên dụng xếp dỡ hàng container  của Cảng Cát Lái tại phường Cát Lái quận 2, TP.Hồ Chí Minh theo giấy chứng  nhận đầu tư số 41121000087 do Ủy ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày  09/06/2008. Cảng Cát Lái xây dựng trên  khu đất 6,2 ha và mặt nước tiếp giáp khu  đất phía bờ sông Đồng Nai thuộc phạm vi khu nước cầu tàu Vitaico cũ đã di dời  thành cảng liên hoàn với khu cảng container hiện hữu Tân Cảng Cát Lái của Tổng  công ty Tân Cảng Sài Gòn theo đúng định hướng quy hoạch cảng của Chính phủ và  thành phố Hồ Chí Minh. ­ Giai đoạn tháng 09/2007 đến hết tháng 12/2008 Công ty đã tiến hành các thủ  tục xin giấy chứng nhận đầu tư và đầu tư xây dựng từ khu đất, cầu cảng chuyên  dùng của Công ty Vitaico cũ, thành Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái với quy mô 216  mét cầu cảng container chuyên dụng có khả năng tiếp nhận tàu 3 vạn tấn sức chở  2.500 teu có thể cập cảng và 6,2 ha bãi hàng container cùng với các thiết bị xếp dỡ  phục vụ cho hoạt động khai thác cảng biển bao gồm: cẩu khung Mijack, cẩu bờ  K.E.  ­ Ngày 30/05/2008 Công ty chính thức trở thành công ty đại chúng.  ­Ngày 07/01/2009 Cục Hàng hải Việt Nam đã cấp giấy phép chính thức đưa  cầu cảng vào hoạt động. Sau hơn hai năm đưa vào hoạt động cầu tàu số 7 (B7) với  quy mô 216 mét cầu cảng container chuyên dụng, Công ty đã khai thác 100% công  12
  12. suất thiết kế với tổng lượng hàng container bình quân thông qua cảng 400.000  Teu/năm. ­ Ngày 31/07/2009, Công ty thay đổi kinh doanh lần thứ 1, thay đổi số chứng  nhận đăng ký kinh doanh cũ theo mã số thuế là 0305168938. ­ Tháng 12/2009 Công ty Hợp tác kinh doanh với Công ty Cổ phần Đại lý Giao  nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng đầu tư khai thác bến tàu 2.200 DWT (bến sà lan  B7).   ­ Tháng 8/2011 Công ty chào bán chứng khoán ra công chúng tăng vốn điều lệ  từ 149.973.470.000 đồng lên 240.000.000.000 đồng theo Giấy chứng nhận chào bán  chứng khoán ra công chúng số 85/ GCN­ UBCK ngày 18/8/2011. Công ty hoàn thành  đợt chào bán và báo cáo UBCK Nhà nước vào ngày 10/11/2011.  ­ Năm 2011: Công ty đầu tư tiếp một cẩu bờ container dạng khung chạy trên  ray tạo thành hệ thống thiết bị cẩu bờ hiện đại, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu xếp dỡ  xuất nhập tàu tại cầu tàu số 7 ngày càng tăng, nâng cao hiệu quả sử dụng cẩu đồng  thời nâng cao hiệu quả hệ số sử dụng cầu tàu (về khả năng tiếp nhận tàu và giải  phóng tàu nhanh). ­ Năm 2012: Nhằm đáp ứng nhu cầu xếp dỡ container tại bãi hàng, tháng  09/2012 Công ty đưa vào khai thác 2 cẩu Kalmar 6+1 hiện đại, sản lượng khai thác  bình quân hiện nay trên 15.000 container/tháng ­ Tháng 1/ 2013: Thành lập Phòng Điều hành Logisics theo chủ trương mở  rộng ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh. ­ Tháng 3/2013: Công ty trở thành công ty đại chúng quy mô lớn. ­ Từ tháng 3/2013 đến hết 12/2013: Đầu tư 20 xe đầu kéo và 40 sơ­mi rơ­mooc  phục vụ hoạt động vận tải. ­ Năm 2014: Đầu tư thêm 20 xe đầu kéo và 30 xe sơ­mi rơ­mooc nhằm đáp ứng  nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường bộ khách hàng. ­ Ngày 8/7/2014: Cổ phiếu Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái được dựa vào giao  dịch chính thức trên Sở Giao dịch chứng khoáng TP.HCM, mã chứng khoán: CLL. ­ Năm 2015: Đầu tư thêm 7 xe đầu kéo và 30 xe sơ­mi rơ­mooc nhằm đáp ứng  nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường bộ khách hàng. ­ Ngày 26/6/2015: Góp vốn thành lập Công yu Cổ phần Tiếp vận quốc tế  Cảng Cát Lái với tổng số tiền là 7 tỷ đồng, chiếm 35% vốn điều lệ.
  13. ­ Ngày 13/7/2015: Thay đổi lần 01 về chứng nhận đăng kí chứng khoán, theo  đó số lượng chứng khoán đăng kí bổ sung là 10.000.000 cổ phiếu. ­Ngày 24/07/2015: Phát hành thêm 10.000.000 cố phiếu và tang vốn điều lệ từ  240.000.000.000 đồng lên 340.000.000.000 đồng theo Quyết định số 302/QĐ­ SGDHCM ngày 22/07/2015. Tháng 10/2015: Hoàn thành việc lắp đặt dựng và đưa vào kha thác thêm 02  ­ cầu RTG 6+1 mới 100% tại cảng Cát Lái. ­Năm 2016: Đầu tư thêm 20 xe sơ­mi rơ­mooc nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải  hàng hóa bằng đường bộ khách hàng. ­Tháng 1/2018: Góp thêm 12.000.000.000 đồng vào Công ty Cổ phần Tiếp vận  quốc tế Cảng Cát Lái, nâng tỷ lệ chiếm giữ lên 54,29% vốn điệu lệ. ­ Tháng 8/2018: Mua đất chuẩn bị xây dựng nhà văn phòng Công ty. ­ Kể từ khi thành lập cho đến nay, Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái không  ngừng phát triển lớn mạnh. Giai đoạn từ khi thành lập đến cuối năm 2008, Công ty  triển khai đầu tư xây dựng toàn diện hệ thống cầu cảng, bến bãi, máy móc thiết bị  hiện đại và đồng thời tuyển dụng, đào tạo CBCNV, hoàn thiện bộ máy tổ chức,  chuẩn bị nguồn lực cho chiến lược phát triển lâu dài. Đầu năm 2009 Công ty chính  thức đưa dự án 216 mét cầu cảng B7 vào khai thác đầu năm 2009, hiệu quả hoạt  động về doanh thu và lợi nhuận của Công ty không ngừng nâng cao. ­Hiện nay với quy mô 216 mét cầu cảng container chuyên dụng (cầu cảng B7)  có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng toàn phần 30.000 DWT tương đương với sức  chở 2.500 TEU cập cảng làm hàng, bến tàu B7 (80 mét) tiếp nhận tàu có tải trọng  2.200 DWT cùng với các thiết bị xếp dỡ phục vụ cho hoạt động khai thác cảng  biển hiện đại bao gồm: 02 cẩu bờ K.E, 01 cẩu bờ Kocks, 01cẩu bờ Libhherr, 02 cẩu  khung Kalmar 6+1 và hơn 30 xe đầu kéo họat động liên tục 24/24 giờ mỗi ngày có  thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.  ­Với chiến lược phát triển lâu dài, Công ty không ngừng đào tạo phát triển  nguồn nhân lực, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng sức cạnh tranh trước  yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái cam kết luôn  mang đến cho khách hàng những giá trị tốt nhất trên con đường phát triển của mình. 1.1.3.Sản lượng: ­ Năm 2005, sản lượng thông qua tại Cát Lái đạt 1 triệu TEU và tới năm 2011,  sản lượng thông qua Cảng Cát Lái tăng lên 2.6 triệu TEU. Cảng Cát Lái hiện chiếm  thị phần trên 90% sản lượng container xuất nhập khẩu thông qua các Cảng tại khu  14
  14. vực TP Hồ Chí Minh, gần 50% thị phần cả nước và lọt vào TOP 25 Cảng container  có sản lượng thông qua lớn nhất trên thế giới. ­ Sáng ngày 17­12­2019, Tổng Công ty Tân Cảng Sài gòn đã long trọng tổ chức  Lễ đón Teu thứ 5 triệu thông qua Cảng Tân Cảng ­ Cát Lái và công bố hoàn thành  kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019 trước 15 ngày. ­ Cảng Tân Cảng – Cát Lái có tổng diện tích 160ha, tổng chiều dài cầu tàu hơn  2 km, cùng lúc đón 09 tàu Feeder, đón tàu có tải trọng đến 45.000 DWT, khả năng  thông qua teu (tương đương triệu tấn hàng hóa). Cảng giữ trên 93% thị phần hàng  hóa XNK khu vực TP. Hồ Chí Minh, xếp hạng 30 cảng container có sản lượng lớn  nhất thế giới. Với việc áp dụng các công nghệ quản lý khai thác cảng hiện đại  TOPOVN; thanh toán qua mạng internet (E­port); lệnh giao hàng điện tử (EDO).  Cùng các dịch vụ tàu lai, hoa tiêu, kinh doanh kho bãi, vận tải bộ, vận tải thủy bằng  sà lan, khai thuê Hải quan... Năm 2019, Cảng Tân Cảng­ Cát Lái đạt được 03 cái  nhất: 1) Đón được tàu container lớn nhất, tàu 4,5 vạn tấn. 2) Năng suất giải phóng tàu trung bình đạt 71 container/h, tăng 11% so với năm  2018. 3) Thời gian giao nhận 01 container chỉ mất 43,8 phút/cont (giảm 10% so với  thời gian giao nhận của năm 2018). ­ Kết quả đó tiếp tục ghi dấu ấn và khẳng định, Cảng Tân Cảng ­ Cát Lái là  cửa ngõ quan trọng và là cảng biển phát triển năng động nhất khu vực phía Nam.  Thu thuế xuất nhập khẩu qua Cảng Tân Cảng ­ Cát Lái trong năm 2019 đạt trên  70.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 17 % nguồn thuế thu ngân sách của Thành phố. ­ Teu thứ 5 triệu thông qua Cảng Tân Cảng ­ Cát Lái trong năm 2019, do tàu  MERGUI chuyến 950S của hãng tàu Mearsk/ Sealand. Tàu chở 1329 container  (tương đương 2400 teus) gồm 1300 Teu nhập và 1100 teu xuất, có hải trình TP  HCM ( Cát Lái)­ Tanjung Plelepas­ Singapore­ Penang. Hãng tàu Maerk/ Sealand là  hãng tàu container đứng đầu thế giới và là một trong những Hãng tàu đứng Top đầu  tại Cảng Tân Cảng ­  Cát Lái trong nhiều năm nay. ­ Năm 2019, với phương châm kinh doanh “Nâng cao năng lực canh tranh, mở  rộng đầu tư, kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững”, Tổng Công ty Tân Cảng  Sài Gòn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “Sản xuất kinh doanh” trước 15 ngày, với  6 điểm nổi bật:
  15. 1) Đạt vị trí cao nhất từ trước tới nay trên bảng xếp hạng các cụm cảng  container có sản lượng thông qua lớn nhất thế giới, từ vị trí 21 lên 20 (vượt 01 bậc  so với năm 2018). 2) Đón các cỡ tàu lớn nhất từ trước tới nay cập cảng các khu vực (tàu 4,5 vạn  tấn vào cảng Tân Cảng Cát Lái; 16 vạn tấn vào cụm cảng Tân Cảng Cái Mép; 13  vạn tấn vào cảng container quốc tế Tân Cảng ­ Hải Phòng). 3) Sản lượng container qua các cảng của Tân Cảng đạt 8,75  triệuTEU, tăng 15,5%. Thị phần gần 50% cả nước, trên 93% thị phần khu vực TP.  Hồ Chí Minh, 68% khu vực Cát Mép Thị Vải. 4) Lợi nhuận tăng cao nhất từ trước tới nay, đạt 3.117 ty đ ̉ ồng, tăng 14%; nộp  ngân sách: 1.612 tỷ đồng, tăng 56%. 5) Chất lượng dịch vụ tại cảng Tân Cảng ­ Cát Lái cao nhất từ trước đến nay:  Năng suất giải phóng tàu trung bình đạt 71,4 cont/h, tăng 11%; thời gian giao nhận  01 container tại cảng chỉ mất 43,8 phút/cont, giảm 10% so với thời gian giao nhận  của năm 2018. 6) Năng suất lao động tăng 10%; Thu nhập bình quân người lao động tăng 8,6%. ­ Sự kiện đón Teu thứ 5 triệu thông qua Cảng Tân Cảng ­  Cát Lái, cũng như  những kết quả Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đạt được trong năm 2019, không  chỉ là nguồn động viên, cổ vũ lớn lao đối với cán bộ, công nhân ­ người lao động  của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, mà còn là niềm vinh dự, tự hào của ngành  khai thác cảng biển Việt Nam, điều đó khẳng định nền kinh tế Việt Nam tiếp tục  có sự khởi sắc trong năm 2019, là bệ phóng để cán bộ, công nhân ­ người lao động  của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tiếp tục cống hiến công sức, trí tuệ, nỗ lực  phấn đấu vươn lên trong điều kiện cạnh tranh khai thác cảng và dịch vụ Logistics  ngày càng gay gắt. 1.1.4. Hoạt động: ­ Cảng Cát Lái được vận hành bởi Trung tâm Điều độ ­ công ty Tân Cảng Sài  Gòn. Khu vực trong cảng được chia làm 2 Terminal A và B cùng một khu vực riêng  dành cho container lạnh và một bến riêng chuyên dùng tiếp nhận sà lan và đóng  hàng gạo. Bên trong Cảng Cát Lái có 3 Depot quản lý container rỗng, khu vực bên  ngoài có 4 Depot liên kết. ­Trước năm 2007, Cát Lái sử dụng phương pháp quản lý bãi và container thủ  công. Kể từ 2006 đến nay, Công ty Tân Cảng Sài Gòn đăng ký sử dụng phần mềm  quản lý Thời gian thực TOPX từ Úc, tự động hóa gần như toàn bộ các khâu lập kế  hoạch và quản lý bãi. 16
  16. ­ Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại cho hoạt động kinh  doanh khai thác cảng, phấn đấu trở thành Công ty cung ứng các dịch vụ cảng biển  ̣ chuyên nghiêp, hi ện đại, có uy tín trong nước và khu vực. ­ Tận dụng tối đa nguồn lực và các lợi thế nhằm tăng lợi nhuận, mở rộng  hoạt động kinh doanh phát triển các ngành nghề liên quan đến hoạt động của Cảng  như: Dịch vụ Logistics, Vận tải hàng hoá đa phương thức quốc tế, Xuất nhập khẩu,  Du lịch Cảng, … ­ Mở rộng lĩnh vực đầu tư và hợp tác kinh doanh khi có điều kiện thích hợp  nhằm tăng doanh thu và tối đa hoá lợi nhuận cho cổ đông. ­ Với chiến lược phát triển lâu dài, công ty không ngừng đào tạo phát triển  nguồn nhân lực, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ tăng sức cạnh tranh trước  yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Công ty cổ phần Cảng Cát Lái luôn cam kết  mang đến cho khách hàng những giá trị tốt nhất trên con đường phát triển của mình. 1.2. Mô tả các vị trí, chức năng/bộ phận, cách thức hoạt động của đơn  vị thực tập:
  17. Hình 1.1: Cơ cấu bộ máy quản lý. Nguồn BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 – CAT LAI PORT JSC. ­ Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất  cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết  định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. ĐHĐCĐ thông  qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và tài chính cho năm tiếp theo, bầu  miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát của  Công ty... ­ Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao  nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên  quan đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội  đồng cổ đông. Hội đồng quản trị giữ vai trò định hướng chiến lược kế hoạch hoạt  động sản xuất kinh doanh hàng năm, chỉ đạo và giám sát hoạt động của Công ty  thông qua Ban điều hành Công ty. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm và  thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.  Số lượng thành viên Hội đồng quản trị hiện nay là 5 người. ­ Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm và thành  viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm  soát chịu sự quản lý trực tiếp của Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát có nhiệm  vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Công ty, giám sát việc tuân thủ chấp hành chế  độ hạch toán, kế toán, quy trình, quy chế nội bộ của Công ty, thẩm định Báo cáo tài  chính hàng năm, báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp  pháp của Báo cáo tài chính của Công ty. Trong Ban kiểm soát phải có ít nhất một  thành viên là người có chuyên môn về tài chính, kế toán. Thành viên này không phải  là nhân viên trong bộ phận kế toán, tài chính của Công ty và không phải là thành  viên hay nhân viên của Công ty kiểm toán độc lập đang thực hiện kiểm toán Báo  cáo tài chính của Công ty. Số lượng thành viên Ban kiểm soát hiện nay là 3 người. 18
  18. ­ Ban Giám đốc của Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ  chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công  ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được hội đồng quản trị và Đại hội đồng  cổ đông thông qua. Ban Giám đốc gồm có 02 thành viên, trong đó có 01 Giám đốc và  01 Phó Giám đốc.       ­ Phòng Tổ chức Lao động và Hành chính , Phòng Tài chính – Kế hoạch kinh  doanh, Phòng Quản lý Đầu tư và Quản lý công trình, Phòng Điều Hành Logistics:  được tổ chức chuyên môn hóa. Đứng đầu các Phòng  là các Trưởng phòng có nhiệm  vụ triển khai, tổ chức hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng dưới sự chỉ  đạo của Ban Giám đốc. ­ Các công ty con / công ty liên kết: Bảng 1.2: Các công ty con / công ty liên kết STT Tên công ty Địa chỉ Lĩnh vực sản  Vốn điều lệ  Tỷ lệ  xuất kinh doanh  thực góp sở hữu chính 1295B  Vận tải hàng  Công ty Cổ  Nguyễn Thị  hóa bằng đường  1 phần Tiếp  Định, P. Cát  bộ và các hoạt  19.000.000.000  54,286  vận Cảng Cát  Lái, Q. 2,  động dịch vụ hỗ  VND % Lái. TP. HCM. trợ khác liên  quan đến vận  tải. Nguồn BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 – CAT LAI PORT JSC. CHƯƠNG 2 – QUY TRÌNH XUẤT ­  NHẬP HÀNG TẠI CẢNG  CÁT LÁI 2.1 Quy trình xuất – nhập hàng tại cảng: 2.1.1 Quy trình xuất khẩu tại cảng:  Giai đoạn 1:   Bước 1: Nghiên cứu thị trường tìm kiếm đối tác.  Bước 2: Tìm kiếm thương nhân giao dịch.  Bước 3: Lập phương án kinh doanh.
  19. ­ Để quá trình xuất­ nhập lô hàng được thuận lợi và có lợi nhuận tốt, chúng ta  cần tìm cho mình những đối tác uy tín, chất lượng... Từ đó xây dựng nên phương án  kinh doanh sao cho phù hợp hơn.  Giai đoạn 2: Đàm phán và kí kết hợp đồng.  Bước 1: Đàm phán: ­Đàm phán thực chất là việc trao đổi, học thuật vừa mang tính khoa học, vừa  mang tính nghệ thuật để sử dụng các kĩ năng, kĩ xảo trong giao dịch để nhằm  thuyết phục đi đến việc chấp nhận những nội dung mà đôi bên đưa ra.  ­ Muốn đàm phán thành công thì khâu chuẩn bị đàm phán đóng góp một vai trò  quan trọng như:  Chuẩn bị nội dung và xác định mục tiêu. Chuẩn bị dữ liệu thông tin. Chuẩn bị nhân sự đàm phán chuẩn bị chương trình đàm phán. ­ Việc chuẩn bị chi tiết đầy đủ các nội dung cần đàm phán là việc rất quan  trọng để cho cuộc đàm phán đạt hiệu quả cao hơn và giảm được rủi ro trong quá  trình thực hiện hợp đồng sau này.  ­Ngoài ra, việc chuẩn bị số liệu thông tin chẳng hạn như: thông tin về hàng  hoá để biết được tính thương phẩm học của hàng hoá, do các yêu cầu của thị  trường về tính thẩm mĩ, chất lượng, các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. ­ Để đàm phán tốt cần phải chuẩn bị những thông tin về thị trường, kinh tế,  văn hoá, chính trị, pháp luật của các nước, hay như thông tin về đối tác như sự phát  triển ,danh tiếng, cũng như khả năng tài chính của đối phương. Đòi hỏi các cán bộ  nghiệp vụ cần phải là những người nắm bắt thông tin về hàng hoá, thị trường,  khách hàng, chính trị, xã hội…chính xác và nhanh nhất sẽ giúp cho cuộc đàm phán kí  kết hợp đồng đạt hiệu quả tốt. ­Hiện nay trong đàm phán thương mại thường sử dụng ba hình thức đàm phán  cơ bản là: đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại, đàm phán bằng cách gặp  gỡ trực tiếp. Nhưng ở Việt Nam hiện nay hai hình thức là dàm phán qua thư tín và  đàm phán qua điện thoại là được sử dụng phổ biến nhất.  Bước 2: Kí kết hợp đồng. ­ Việc kí kết hợp đồng là hết sức quan trọng. Hợp đồng có được tiến hành hay  không là phụ thuộc vào các điều khoản mà hai bên đã cam kết trong hợp đồng. Khi  kí kết một hợp đồng kinh tế phải căn cứ vào các diều kiện sau đây: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0