intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Hành vi tổ chức: Vai trò của việc xây dựng văn hóa trong Doanh nghiệp

Chia sẻ: Trần Nam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

221
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận Hành vi tổ chức Vai trò của việc xây dựng văn hóa trong Doanh nghiệp trình bày nội dung về tổng quan văn hóa trong nông nghiệp, vai trò của việc xây dựng văn hóa trong Doanh nghiệp,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Hành vi tổ chức: Vai trò của việc xây dựng văn hóa trong Doanh nghiệp

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN MÔN HỌC: HÀNH VI TỔ CHỨC ĐỀ TÀI: “Vai trò của việc xây dựng văn hóa trong Doanh nghiệp”  GVHD:  ThS.  NGUYỄN VĂN CHƯƠNG SVTH:   Nguyễn Phong Vũ                Thành Nữ Trọng Thủy                 Đặng Khắc Di                 Đặng Văn Vui                 Trần Ngọc Chánh                 Nguyễn Thu Giang                  Nguyễn Hữu Tú                  
  2. TPHCM, ngày 08/07/2014               
  3. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA TRONG DOANH NGHIỆP..........3 1.1. Khái niệm về Văn hóa.....................................................................................3 1.2. Khái niệm về Văn hóa doanh nghiệp.............................................................4 1.3. Nguồn gốc của Văn hóa doanh nghiệp...........................................................4 1.4. Các yếu tố cấu thành Văn hóa doanh nghiệp.................................................5 1.5. Những thành phần cơ bản của văn hóa doanh nghiệp...................................7 CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA TRONG DOANH   NGHIỆP..................................................................................................................9 2.1. Mục tiêu của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.......................................9 2.2. Lựa chọn mô hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp.......................................9 2.3. Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp................................................11 2.4. Nội dung cơ bản của việc xây dựng văn hóa trong tổ chức..........................12 2.5. Các cơ sơ để xây dựng văn hóa doanh nghiệp...............................................14 2.6. Vai trò của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp..........................................17 KẾT LUẬN.............................................................................................................21 1
  4. LỜI MỞ ĐẦU            Một quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu không bảo tồn, gìn   giữ  được nền văn hóa truyền thống của mình.  Một gia đình sẽ  không đầm  ấm sum vầy và đóng góp tích cực cho xã hội nếu không có gia phong, gia  giáo. Cũng như  vậy, một doanh nghiệp sẽ  không có một sự  nghiệp lâu dài   nếu không có một nền văn hóa đặc thù cho mình. Trong đời sống xã hội, con người bị  ảnh hưởng bởi nền văn hóa trong  đó bao gồm những giá trị, niềm tin,và những hành vi mong đợi. Cũng như  xã   hội, một tổ chức cũng có một nền văn hóa riêng gọi là văn hóa tổ chức, đó là  một yếu tố  rất quan trọng mà nhà quản lý cần xây dựng và duy trì để  đưa  đơn vị  của họ  phát triển nhanh và bền vững. Các nhà nghiên cứu đều cho  rằng văn hóa tổ chức càng cao thì việc thực hiện chức năng của bộ máy quản   lý càng đầy đủ  và rõ ràng hơn, uy tín của bộ  máy quản lý do đó cũng được  nâng lên. Vì thế, ngày nay việc xây dựng và duy trì văn hóa tổ chức là vấn đề  được quan tâm hàng đầu ở các tổ chức. Do đó, để biết được rõ hơn về  vấn đề  này, chúng ta cùng tìm hiểu đề  tài tiểu luận “Vai trò của việc xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp”. Mặc dù đã hết sức cố  gắng, song bài viết khó tránh khỏi những hạn   chế và sai sót, nhóm chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các   thầy và các bạn. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn. 2
  5.  CHƯƠNG  1   : TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm về Văn hóa Từ   năm  1952,   hai   nhà  nhân   loại   học  Mỹ  là  Alfred   Kroeber  và  Clyde  Kluckhohn  đã thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về  văn hóa trong các  công trình nổi tiếng thế  giới, điều này cho thấy khái niệm về  văn hóa rất đa  dạng. Theo UNESCO, khái niệm văn hóa hiểu theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là  một phức hệ ­ tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức   và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng,   vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ  bao gồm nghệ  thuật, văn   chương mà còn cả  lối sống, những quyền cơ  bản của con người, những hệ   thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì  “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử   và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng” Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa được khái hiệm như sau: “Vì lẽ sinh   tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra   ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,   những công cụ  cho sinh hoạt hằng ngày về  mặt ăn,  ở  và các phương thức sử   dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Ngoài ra còn rất nhiều khái niệm khác về  văn hóa, tuy nhiên chúng ta có   thể tạm hiểu văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong quá trình lao  3
  6. động (từ  lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường  (môi trường tự  nhiên và xã hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người.   Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác; và   do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa  ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng.  Mặc dù văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát  triển trong quan hệ  qua lại giữa con người và xã hội.  Song, chính văn hóa lại  tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự phát bền vững, ổn định và đảm  bảo trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ  thế  hệ  này sang thế  hệ  khác thông  qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành  động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con   người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ  chức đời  sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà   do con người tạo ra. 1.2. Khái niệm về Văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp là hệ  thống các giá trị, niềm tin, các nguyên tắc   kinh doanh, các truyền thống, các phương pháp hoạt động và môi trường làm   việc trong nội bộ  tổ  chức. Các thành phần của văn hóa doanh nghiệp có mối   quan hệ  với nhau và tác động đến suy nghĩ và hành vi của các thành viên trong   doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp gắn liền với văn hóa xã hội, vừa mang bản sắc của  văn hóa truyền thống theo khu vực địa lý, vừa thể  hiện tính thích nghi với môi  trường hoạt động của doanh nghiệp hay thể hiện cả bản sắc của văn hóa giao  lưu và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thế giới theo thời gian. 4
  7. Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ con người, do con người hình thành  và phát triển, là một nguồn lực vô hình có  ảnh hưởng đến khả  năng phát triển  lâu dài của từng doanh nghiệp.  1.3.  Ngu   ồn gốc của  V    ăn hóa doanh nghi   ệp  Về nguồn gốc, các giá trị văn hóa của doanh nghiệp ban đầu do các thành  viên đầu tiên mang vào doanh nghiệp, thông qua những giá trị  văn hóa mà họ  tiếp nhận từ những lực lượng xã hội. Trong quá trình phát triển, do có sự  giao   lưu với môi trường xã hội, các giá trị  văn hóa ban đầu được các thành viên của  tổ chức bổ sung thêm các giá trị mới (tri thức mới, nhận thức mới, hành vi mới)   hoặc loại bỏ các yếu tố hay những tư tưởng không còn thích nghi với xu hướng   phát triển của thời đại nhằm nâng cao mức độ  bền vững của văn hóa doanh   nghiệp. 1.4. Các yếu tố cấu thành Văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp được hình thành từ những yếu tố sau: 1.4.1. Yếu tố 1: Môi trường của doanh nghiệp. Là bối cảnh về  kinh tế, xã hội mà doanh nghiệp đang phải hoạt động  trong nó, cùng tồn tại với nó. Môi trường doanh nghiệp c ó môi trường chung và  môi trường riêng. Môi trường chung là điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước   trong từng thời kỳ, có tác động rất lớn tới sự  hình thành văn hóa doanh nghiệp.   Nói   chung,   các   doanh   nghiệp   rất   khó   có   thể   xây   dựng   được   văn   hóa   doanh  nghiệp của mình nếu hoạt động trong một môi trường chung kém văn hóa và ở  đó, tham nhũng, lật lọng, thôn tính lẫn nhau đang ngự trị và ngược lại.  5
  8. Môi trường riêng là điểm xuất phát của doanh nghiệp; tính đặc thù về  nghề nghiệp, sản phẩm… Môi trường riêng tùy thuộc vào sự hình thành và phát  triển của từng doanh nghiệp. 1.4.2. Yếu tố 2: Quan niệm giá trị. Quan niệm giá trị tạo ra ý thức hành động của cá nhân trong doanh nghiệp.   Nếu quan niệm giá trị doanh nghiệp chỉ  là tiền thì tất yếu sự  hợp tác sẽ  không  bền vững. Do đó, trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp không thể quá nhấn  mạnh tác động bằng vật chất, càng không thể tạo ra tâm lý "sùng bái đồng tiền".   Ngược lại, nếu quan niệm giá trị doanh nghiệp còn bao gồm thương hiệu, uy tín  kinh doanh, sự phát triển toàn diện của từng thành viên trong doanh nghiệp thì sự  hợp tác sẽ  bền vững hơn. Đây là yếu tố  quan trọng nhất hình thành văn hóa  doanh nghiệp. 1.4.3. Yếu tố 3: Uy tín, đạo đức của cá nhân Uy tín, đạo đức của một cá nhân có tác động lớn tới sự hình thành văn hóa  doanh nghiệp. Thông thường, cá nhân có tác động tới sự  hình thành văn hóa   doanh nghiệp là chủ doanh nghiệp. Song, cá nhân cũng có thể không phải là chủ  doanh nghiệp nhưng phải là người được tất cả  nhân viên trong doanh nghiệp   kính trọng. Đạo đức, văn hoá của chủ doanh nghiệp sẽ tạo ra đạo đức, văn hoá   của nhân viên và tác động rất rõ nét tới sự  hình thành văn hóa doanh nghiệp.  Người Nhật đã tổng kết: "Ông chủ  nào, nhân viên ấy"! Và để  đánh giá các ông   chủ  doanh nghiệp, người Nhật đã có triết lý như  sau: Ông chủ  kém là ông chủ  để  đất mọc toàn cỏ  dại; ông chủ  giỏi là ông chủ  biết trồng lúa; ông chủ  thông   minh là ông chủ biết làm cho đất mầu mỡ và ông chủ sáng suốt là ông chủ biết  chăm sóc người làm. 6
  9. 1.4.4. Yếu tố 4: Nghi thức văn hoá trong doanh nghiệp. Là những hoạt động văn hoá thường ngày đã hình thành như một thói quen  trong doanh nghiệp hiện đại, bao gồm: Nghi thức trong quan hệ giao tiếp; trang   phục; các hoạt động tập thể; nghi thức trong quản lý… Nghi thức văn hóa trong  doanh nghiệp là phương thức hành động để  đào tạo quan niệm giá trị  cho con  người, làm cho giá trị doanh nghiệp từ trừu tượng trở thành cụ thể… 1.4.5. Yếu tố 5: Mạng lưới văn hoá. Mạng lưới văn hóa là hình thức truyền bá thông tin không chính thức trong  nội bộ  doanh nghiệp. Mạng lưới này thuộc loại tổ  chức phi chính thức và tồn  tại trong tất cả  các doanh nghiệp. Nó có tác dụng hai mặt: Truyền bá thông tin   xấu, gây bất lợi cho doanh nghiệp và truyền bá những điều tốt đẹp cho doanh   nghiệp. Muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải làm cho mạng lưới này luôn   luôn truyền bá những thông tin tốt đẹp của doanh nghiệp. Năm yếu tố  hình thành văn hóa doanh nghiệp là khách quan, nó tồn tại   ngoài ý muốn chủ  quan của chủ doanh nghiệp. Đồng thời, nó cũng có tác động   qua lại rất chặt chẽ  với nhau. Trong đó, môi trường doanh nghiệp là yếu tố  có  ảnh hưởng lớn nhất, là tiền đề  để  xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Do đó, xã  hội càng hoàn thiện, minh bạch thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của các  doanh nghiệp càng thuận lợi và ngược lại.  1.5.  Nh   ững thành phần cơ bản của văn hóa doanh nghiệp  Văn hóa tổ chức phát triển tự giác hay tự phát đều thể hiện thông qua các  thành phần cụ thể; tùy theo bản chất của mỗi thành phần, văn hóa tổ  chức của   mỗi doanh nghiệp sẽ được đánh giá khác nhau.  ­ Những giá trị cốt lõi. ­ Thái độ đối với quyền lợi của nhà quản trị các cấp. 7
  10. ­ Thái độ đối với rủi ro. ­ Thái độ trong các mối quan hệ đối nội và đối ngoại. ­ Tính quyết đoán. ­ Các chuẩn mực của hành vi trong các mối quan hệ ứng xử. ­ Mọi người cần cởi mở trong giao tiếp để hiểu biết lẫn nhau. ­ Trung thực trong các mối quan hệ đối nội và đối ngoại, trong lời nói,   việc làm, đánh giá… nhằm xây dựng uy tín các nhân, uy tín doanh nghiệp. ­ Mọi người phải coi trọng hiệu quả trong tất cả các quyết định. ­ Nhà quản trị các cấp phải tạo môi trường làm việc thuận lợi cho mọi   người, tạo cho các thành viên phát huy khả năng tiềm tàng. ­ Mọi người cần “Dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm” trong  phạm vi công việc của mình. ­ Nhà quản trị  cần khuyến khích cấp dưới của mình trung thành, yên  tâm làm việc lâu dài và thúc đẩy tinh thần hợp tác trong và ngoài tổ chức. ­ Những niềm tin, “sống và làm việc luôn có niềm tin”. ­ Những giai thoại hay những câu chuyện liên quan đến tổ chức. ­ Các nghi lễ. ­ Những điều cấm kỵ. ­ Thói quen quan tâm đến chất lượng. 8
  11. CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA VIỆC XÂY DỰNG  VĂN HÓA TRONG DOANH NGHIỆP 9
  12. 2.1. Mục tiêu của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp 2.1.1. Lý do: ­ Xây dựng một nét văn hóa riêng biệt để khẳng định chính mình. ­ Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình, là sức mạnh cạnh tranh của   doanh nghiệp. ­ Văn hóa doanh nghiệp đảm bảo sự trường tồn của doanh nghiệp. 2.1.2. Mục tiêu: ­ Tối ưu hóa sức mạnh của nguồn nhân lực. ­ Gia tăng giá trị cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc nâng cao  hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm thức của khách hàng, xã hội. 2.2. Lựa chọn mô hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp Khi thành lập doanh nghiệp, lãnh đạo thường vay mượn ý tưởng các  mô hình có sẵn. Thực tế, mỗi doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức riêng phù hợp  với lĩnh vực hoạt động và đặc điểm văn hóa. Vì thế  muốn tạo ra cơ  cấu  doanh nghiệp thì người chủ phải có kiến thức cụ thể về các mô hình và hiểu  được đặc điểm văn hóa của dân tộc cũng như văn hóa của doanh nghiệp. Mô  hình văn hóa doanh nghiệp sẽ  cung cấp cho các doanh nghiệp những kiến  thức cụ  thể  về  các mô hình doanh nghiệp để  từ  đó doanh nghiệp biết cách  vận dụng hợp lý. Có ba yếu tố quyết định đến cấu trúc văn hóa doanh nghiệp: ­ Mối quan hệ giữa nhân viên với tổ chức. ­ Hệ thống phân cấp và quyền lực xác định cấp trên, cấp dưới. ­ Quan điểm chung của nhân viên về số phận, mục tiêu và vị trí của họ  trong doanh nghiệp. Có bốn mô hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp: 10
  13. 2.2.1. Mô hình gia đình. Là mô hình nhân văn, mối quan hệ trực tiếp gần gũi nhưng có thứ bậc  trên dưới như  trong gia đình. “Người cha” là người giàu kinh nghiệm và có  quyền hành lớn đối với “con cái”, đặc biệt là khi chúng còn nhỏ. Kết quả  là   sự hình thành văn hóa hướng quyền lực, trong đó người lãnh đạo đóng vai trò  như người cha biết nên làm gì và biết điều gì tốt cho con cái. Mô hình văn hóa   gia đình có nhiệm vụ  mang đến một môi trường làm việc giống như  trong  một gia đình. Điển hình của mô hình gia đình là các doanh nghiệp Nhật Bản. 2.2.2. Mô hình văn hóa tháp Eiffiel. Là mô hình phân chia lao động theo vai trò chức năng. Các cấp bậc thứ  tự từ trên xuống dưới theo từng cấp rõ ràng. Mỗi vai trò được phân bố trong   bộ phận, nhiệm vụ sẽ được hoàn thành theo kế hoạch. Người giám sát có thể  theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ, người quản lý theo dõi công việc của  nhiều giám sát viên, và cứ thể phân chia theo thứ tự. 2.2.3. Mô hình văn hóa tên lửa dẫn đường. Mô hình này có nghĩa là mọi thứ  được thực hiện để  giữ  vững ý định  chiến lược và đạt được mục tiêu. Mô hình tên lửa điều khiển hướng nhiệm  vụ  do một đội hay nhóm dự  án đảm trách. Trong đó mỗi thành viên nhận  nhiệm vụ  không được sắp xếp trước. Họ  phải làm bất cứ  điều gì để  hoàn  thành nhiệm vụ, và việc cần làm thường không rõ ràng và có thể  phải tiến  hành tìm kiếm. Các dự án thường ứng dụng mô hình này. 2.2.4. Mô hình văn hóa lò ấp trứng. Mô hình này dựa trên quan điểm rằng cơ cấu tổ chức không quan trọng   bằng sự  hoàn thiện cá nhân. Cũng giống như  “vật chất có trước ý thức” là   phương châm sống của các triết gia, “vật chất có trước tổ  chức” là quan   điểm của mô hình văn hóa lò  ấp trứng. Nếu các tổ  chức tỏ  ra khoan dung,  11
  14. chúng nên là những cái nôi cho sự thể hiện và tự hoàn thiện. Mục tiêu của mô  hình này là giải phóng con người khỏi những lề lối quen thuộc, trở nên sáng  tạo hơn và giảm thiếu thời gian tự duy trì cuộc sống. Bốn mô hình trên minh họa mối liên hệ  giữa người lao động với quan  điểm của họ  về  doanh nghiệp. Mỗi mô hình văn hóa doanh nghiệp đều là  “mô hình lý tưởng”. Thực tế, chúng kết hợp hoặc bao hàm lẫn nhau với từng   mô hình văn hóa thống trị.  2.3.  T   ại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp  Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự  trường tồn của doanh nghiệp. Nó  giúp doanh nghiệp trường tồn vượt xa cuộc đời của những người sáng lập.  Nhiều người cho rằng văn hóa doanh nghiệp là một tài sản của doanh nghiệp.  Tác dụng của văn hóa doanh nghiệp thể hiện:  Tạo động lực làm việc: Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và  bản chất công việc mình làm. Văn hóa doanh nghiệp còn tạo ra các mối quan   hệ  tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành   mạnh. Văn hóa doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm  công việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. Điều  này càng có   ý  nghĩa  khi  tình trạng “chảy máu chất xám”  đang phổ  biến.   Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt  đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp  hơn để  được làm việc  ở  một môi trường hòa đồng, thoải mái, được đồng  nghiệp tôn trọng.  Điều phối và kiểm soát: 12
  15. Văn hóa doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi cá nhân bằng các  câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc ... Khi   phải ra một quyết định phức tạp, văn hoá doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm  vi các lựa chọn phải xem xét.  Giảm xung đột: Văn hóa doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp.  Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và   định hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau  thì văn hoá chính là yếu tố giúp mọi người hoà nhập và thống nhất.  Lợi thế cạnh tranh: Tổng hợp các yếu tố  gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực ...   làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và   sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường. 2.4. Nội dung cơ bản của việc xây dựng văn hóa trong tổ chức Thông thường, văn hóa doanh nghiệp có thể  hình thành sau khi tiến   hành 4 bước xây dựng sau: 2.4.1. Phổ biến kiến thức chung:  Đây là bước chuẩn bị tinh thần quan trọng cho quá trình xây dựng văn  hóa doanh nghiệp. Nếu chỉ  mỗi cấp lãnh đạo hiểu về  văn hóa doanh nghiệp  là chưa đủ. Một khi tất cả nhân viên đều hiểu và thấy rõ lợi ích của văn hóa   doanh nghiệp, công cuộc xây dựng mới thành công. Giai đoạn này tập trung vào việc phổ biến kiến thức chung về văn hóa  doanh nghiệp, các yếu tố  cấu thành, ý nghĩa của văn hóa doanh nghiệp cho   mọi thành viên. 13
  16. Tùy theo quy mô, doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi nói chuyện và  khóa học về văn hóa, hoặc phát động các cuộc thi tìm hiểu, xây dựng cơ  sở  dữ liệu về văn hóa để nhân viên tự tìm hiểu, nên chuẩn bị trước nội dung cần   phổ  biến xuyên suốt giai đoạn này, từ  cơ  bản đến nâng cao. Mục đích của   việc làm này là giúp cho các thành viên về  văn hóa doanh nghiệp và ý thức  được lợi ích của nó đối với sự  phát triển của bản thân và doanh nghiệp.  Doanh nghiệp có thể  thuê các đối tác đào tạo, hoặc tự  đào tạo về  nội dung   này. 2.4.2. Định hình văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp không hình thành cùng lúc với doanh nghiệp.  Thông thường, nó chỉ  có thể  được nhận dạng sau 3 năm hoạt động trở  lên.   Giai đoạn này phải có sự chủ trì của người sáng lập và ban lãnh đạo cấp cao   của doanh nghiệp. ­ Kết quả  của giai đoạn này sẽ  xác định được những yếu tố  của văn   hóa doanh nghiệp, bao gồm: Hệ  tư  tưởng (hoài bão và sứ  mệnh của doanh  nghiệp), hệ giá trị (triết lý kinh doanh và giá trị cốt lõi); các chuẩn mực hành  vi và các biểu trưng nhận dạng của doanh nghiệp. ­ Văn hóa doanh nghiệp là “linh hồn” của doanh nghiệp, trong giai đoạn  này, “linh hồn”  ấy mới dần hiện rõ. Chính nó sẽ  giúp doanh nghiệp dễ dàng  được nhận biết bằng những khác biệt của mình. Việc thuê một đối tác vào tư  vấn chỉ  là phương tiện để  những yếu của văn hóa doanh nghiệp hình thành,  chứ không thể quyết định các yếu tố đó sẽ như thế nào. 2.4.3. Triển khai xây dựng: Giai đoạn này, văn hóa doanh nghiệp cần được tiến hành từng bước  nhưng đồng bộ  và kiên trì, từ  tuyên truyền những quan điểm, hệ  giá trị  cho  đến việc thực hiện các chuẩn mực hành vi phải được tổ chức một cách khéo  14
  17. léo. Doanh nghiệp có thể tổ chức các phong trào, phương thức tôn vinh hành  vi văn hóa, góp phần xây dựng văn hóa theo đúng định hướng ở bước 2. ­ Giai đoạn này, doanh nghiệp phải đối mặt với một số thay đổi, bước   đầu có thể ban hành quy chế để bắt buộc thực hiện.  Sau một thời gian, từ vị  thế  bắt buộc, nhân viên sẽ  thực hiện một cách tự  nguyện. Đây chính là dấu  hiệu của thành công. ­ Song song với việc điều chỉnh những yếu tố  vô hình, doanh nghiệp  cần tiến hành thay đổi những yếu tố  hữu hình như  kiến trúc, màu sắc, nội  thất văn phòng, nghi thức …  sao cho phù hợp với văn hóa của mình. Kết quả  của giai đoạn này sẽ  dần hình thành những đặc trưng văn hóa của doanh  nghiệp, giúp các thành viên nhận biết các giá trị  văn hóa của doanh nghiệp   mình. 2.4.4. Ổn định và phát triển văn hóa:  Bất cứ một yếu tố văn hóa nào hình thành xong, doanh nghiệp phải bắt   tay ngay vào việc duy trì, cập nhật để nó không bị lạc hậu và mai một. Lãnh  đạo là người quyết định văn hóa doanh nghiệp, nhưng nó “sống” được hay  không là nhờ sức mạnh của mọi thành viên. Các hoạt động văn hóa lúc này sẽ  phát huy tác dụng tích cực như là công cụ trong việc quản lý điều hành công  ty. Doanh nghiệp cần thường xuyên tổ  chức các hoạt động tuyên truyền nội  bô, quáng bá ra bên ngoài, tôn vinh những các nhân, tập thể, những hành vi  phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Hãy làm cho các thành viên thấy rằng sẽ  mất đi ý nghĩa nếu không có những yếu tố của văn hóa doanh nghiệp. Ngày nay, để  đánh giá một doanh nghiệp, ngoài thị  trường, cơ  cấu tổ  chức… người ta còn quan tâm đến giá trị  cốt lõi của nó. Đó chính là văn hóa   doanh nghiệp. Một doanh nghiệp xây dựng thành công văn hóa của mình tức   là đã sở hữu một tài sản đặc trưng, điều làm nên sự khác biệt với đối thủ  và  15
  18. giúp cho nó trường tồn. Khi văn hóa doanh nghiệp là một tài sản, một nguồn   lực thì nó cũng rất cần khả năng sử dụng để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp,   cũng như cho mỗi thành viên trong đó.  2.5.  Các c   ơ sơ để xây dựng văn hóa doanh nghiệp  Trước hết chúng ta phải có quan điểm cụ  thể  về  vai trò của văn hoá  doanh nghiệp. Sự thắng thế của bất cứ một doanh nghiệp nào không phải ở  chỗ là có bao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nó được quyết định bởi   việc tổ chức những con người như thế nào. Con người ta có thể đi lên từ tay   không về  vốn nhưng không bao giờ  từ  tay không về  văn hoá. Văn hoá chỉ  có  nền tảng chứ  không có điểm mốc đầu cuối. Do vậy, xuất phát điểm của   doanh nghiệp có thể  sẽ  là rất cao nếu như  nó được xây dựng trên nền tảng  văn hoá. Các doanh nghiệp khi xây dựng đều phải có nhận thức và niềm tin  triệt để, lúc đó văn hoá sẽ xuất hiện. Mọi cải cách chỉ thực sự có tính thuyết   phục khi nó tách ra khỏi lợi ích cá nhân, còn văn hoá doanh nghiệp thì phải  bảo vệ cho mọi quyền lợi và lợi ích của cá nhân. Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần phải có những biện pháp cụ  thể. Đầu tiên là phải xây dựng một hệ thống định chế của doanh nghiệp, bao  gồm: Chính danh, tự kiểm soát, phân tích các công việc, các yêu cầu. Sau đó  xây dựng các kênh thông tin; xây dựng các thể chế, thiết chế tập trung và dân   chủ như: Đa dạng hoá các loại hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tiêu  chuẩn hoá các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xây dựng cơ chế kết hợp hài  hoà các lợi ích để doanh nghiệp trở thành ngôi nhà chung, là con thuyền vận   mệnh của mọi người.   Các hạt nhân văn hóa doanh nghiệp: Đây là cơ sở để hình thành văn hóa doanh nghiệp. Các hạt nhân văn hóa  là kết quả của sự tác động qua lại giữa các thành viên trong doanh nghiệp với  16
  19. nhau. Khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, nền văn hóa doanh nghiệp xuất  hiện, phát triển và tự  bảo vệ. Văn hóa doanh nghiệp có tính đặc thù nên các  hạt nhân văn hóa được hình thành cũng có tính chất riêng biệt. Văn hóa của  các tập đoàn đa quốc gia khác với văn hóa của các doanh nghiệp liên doanh  hoặc văn hóa của doanh nghiệp gia đình. Hạt nhân văn hóa doanh nghiệp bao   gồm triết lý, niềm tin, các chuẩn mực làm việc và hệ giá trị.   Phát triển văn hóa giao lưu của các doanh nghiệp:  Các doanh nghiệp thường có xu hướng liên doanh, liên kết với nhau.  Để  tồn tại trong môi trường kinh doanh phức tạp,  đa văn hóa, các doanh   nghiệp không thể  duy trì văn hóa doanh nghiệp mình giống như  những lãnh  địa đóng kín của mà phải mở cửa và phát triển giao lưu về văn hóa. Việc phát   triển văn hóa giao lưu sẽ  tạo điều kiện cho các doanh nghiệp học tập, lựa   chọn những khía cạnh tốt về  văn hóa của các doanh nghiệp khác nhằm phát  triển mạnh nền văn hóa của doanh nghiệp mình và ngược lại.  Xây dựng các tiêu chuẩn về văn hóa doanh nghiệp: Để hình thành một nền văn hóa mạnh và có bản sắc riêng, hầu hết các  doanh nghiệp thường xây dựng cho mình những tiêu chuẩn về  văn hóa và  buộc mọi người khi vào làm việc cho doanh nghiệp phải tuân theo. Tuy nhiên,  các tiêu chuẩn này có thể  thay đổi khi không còn phù hợp hoặc hiệu quả  thấp. Trong trường hợp như  vậy, việc sáng tạo ra những tiêu chuẩn mới là   cần thiết. Trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế  thế  giới và quá trình cạnh  tranh quốc tế ngày càng gay gắt thì văn hóa doanh nghiệp được chú trọng xây  dựng và phát triển. Nó trở thành một loại tài sản vô hình đóng vai trò cực kỳ  quan trọng trong kho tài sản doanh nghiệp và là một trong những công cụ  cạnh tranh khá sắc bén. Những doanh nghiệp không có nền văn hóa mạnh khó  17
  20. có thể cạnh tranh cao trên thị trường. Đồng thời, doanh nghiệp có thể  tạo ra   và tăng uy tín của mình trên thị trường thông qua việc xây dựng và phát triển   một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh.  Văn hóa tập đoàn đa quốc gia: Các tập đoàn đa quốc gia có nhiều chi nhánh hoạt động ở  nhiều nước   trên thế giới, thường phải đối mặt với môi trường kinh doanh đa sắc tộc, đa  quốc tịch và đa văn hóa. Để tăng cường sức mạnh và sự liên kết giữa các chi   nhánh của các công ty đa quốc gia ở các nước khác nhau, các tập đoàn phải có  một nền văn hóa đủ  mạnh. Hầu như  tập đoàn đa quốc gia nào cũng có bản  sắc văn hóa riêng của mình và đây được coi là một trong những điều kiện   sống còn, một loại vũ khí cạnh tranh lợi hại. Các công ty đa quốc gia có mục   đích kinh doanh chiến lược, nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng và danh tiếng cao  về chất lượng sản phẩm và dịch vụ  trên thị trường thế giới. Những kết quả  này có thể coi là sản phẩm của quá trình vận động của văn hóa tập đoàn. Tuy  nhiên, để  đạt được những đỉnh cao của sự  thành công đó, các tập đoàn phải   mất nhiều thời gian và tiền bạc. Chẳng hạn, để  có nhãn hiệu Pepsi Cola nổi   tiếng với màu xanh tươi trẻ, Tập đoàn Pepsi phải chọn cách tiếp cận văn hóa  phương Đông ­ sản xuất loại đồ  uống mang nhãn hiệu Pepsi Cola với biểu  tượng thiếu âm và thiếu dương (biểu tượng của những người theo Phật giáo)   để  đến với khách hàng là những tín đồ  của Phật giáo. Để  bảo hộ  cho biểu  tượng này, Tập đoàn phải chi tới 500 triệu USD và giá của nhãn hiệu Pepsi  đã lên tới 55 tỷ  USD. Đối thủ  cạnh tranh của Pepsi Cola là Tập đoàn Coca   Cola. Tập đoàn này có nền văn hóa hùng mạnh và với những ưu thế về danh   tiếng, uy tín cũng như nghệ  thuật kinh doanh đã chiến thắng Pepsi Cola trên  thương trường mặc dù đồ  uống Coca Cola chỉ  được xếp thứ  7 trong số  12  18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2