Tiểu luận Khoa học quản lý: Vai trò của cán bộ quản lý trong quản lý lĩnh vực về dịch vụ hoạt động Karaoke trên địa bàn thành phố Rạch Giá
lượt xem 28
download
Tiểu luận Khoa học quản lý "Vai trò của cán bộ quản lý trong quản lý lĩnh vực về dịch vụ hoạt động Karaoke trên địa bàn thành phố Rạch Giá" nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận và thực trạng vai trò của cán bộ quản lý trong quản lý lĩnh vực về dịch vụ Karaoke trên địa bàn thành phố; tiểu luận đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường vai trò của cán bộ quản lý trong quản lý lĩnh vực về dịch vụ Karaoke trên địa bàn thành phố trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố nói riêng và đất nước nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Khoa học quản lý: Vai trò của cán bộ quản lý trong quản lý lĩnh vực về dịch vụ hoạt động Karaoke trên địa bàn thành phố Rạch Giá
- HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT *** TIỂU LUẬN MÔN: KHOA HỌC QUẢN LÝ Đề tài: VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ TRONG QUẢN LÝ LĨNH VỰC VỀ DỊCH VỤ HOẠT ĐỘNG KARAOKE TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ Sinh viên thực hiện: Phạm Thành Nhân Lớp: KHQLNN K40B Kiên Giang
- 2 KIÊN GIANG 2022 2
- 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3.2. Phạm vi nghiên cứu 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận 4.2. Phương pháp nghiên cứu 5. Kết cấu của tiểu luận Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KARAOKE TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ 1.1. Khái niệm, vai trò 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.2.Vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động văn hóa và quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ: 1.3.Các yêu cầu chủ yếu đối với cán bộ quản lý 1.3.1. Yêu cầu về phẩm chất chính trị 1.3.2. Yêu cầu về kiến thức pháp luật 1.3.3. Yêu cầu về chuyên môn 1.3.4. Yêu cầu về năng lực tổ chức quản lý 1.3.5. Yêu cầu về phẩm chất đạo đức và tác phong 1.4. Những nhân tố xây dựng đội ngũ cán bộ 1.4.1. Kế hoạch hoá đội ngũ cán bộ quản lý 1.4.2. Phân định chức năng, quyền hạn và trách nhiệm cho cán bộ trong bộ máy quản lý 1.4.3. Lựa chọn cán bộ quản lý 1.4.4. Đánh giá cán bộ quản lý 1.4.5. Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ quản lý 1.4.6. Bố trí, sử dụng cán bộ Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ VỂ DỊCH VỤ HOẠT ĐỘNG KARAOKE TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ
- 4 2.1. Đặc điểm, tình hình chung 2.2.Chủ thể quản lý hoạt động dịch vụ karaoke ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang 2.3.Thực trạng về hoạt động dịch vụ karaoke trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang 2.3.1. Tình hình chung về hoạt động dịch vụ karaoke trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang hiện nay 2.3.2.Công tác quản lý nhà nước hoạt động dịch karaoke trên địa bàn Thành phố Rạch Giá (20192020) 2 3.2.1. Những kết quả đạt được 2.3.2.2.Những hạn chế, tồn tại 2.3.2.3.Những kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn hiện nay CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KARAOKE TRỂN ĐỊA BÀNTHÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG 3.1. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, định hướng nhận thức của toàn xã hội đối với hoạt động karaoke trong giai đoạn hiện nay 3.2. Đảm bảo hài hòa giữa kinh tế và văn hóa. Phát triển văn hóa, hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên cơ sở bền vững, tăng cưòmg tiềm lực, đưa hoạt động văn hóa phát triển phù hợp với phát triển kinh tế xã hội của địa phương 3.3. Nâng cao hiệu quả công tác thanh, kiểm tra hoạt động dịch vụ karaoke và vai trò quân lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động dich vụ kareoke là một hoat động mang tính giải trí cao: 3.4. Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý văn hóa từ thành phố đến cơ sở C. PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
- 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành nhóm, đã đòi hỏi phải có sự phối hợp hoạt động của các cá nhân để duy trì sự sống và do đó cần sự quản lý. Từ khi xuất hiện nền sản xuất xã hội, các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội càng tăng lên thì sự phối hợp các hoạt động riêng rẽ càng tăng lên. Ngày nay, hầu như tất cả mọi người đều công nhận tính thiết yếu của quản lý và thuật ngữ quản lý đã trở thành câu nói hàng ngày của nhiều người, từ người lãnh đạo cao nhất đến người dân bình thường. Như vậy, quản lý đã trở thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và có liên quan đến mọi người. Đó là một loại hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hiệp tác để làm một công việc nhằm đạt một mục tiêu chung. C. Mác đã viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”. Văn hóa có vai trò quan trọng, vừa là mục tiêu là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tếxã hội. Trong những năm vừa qua, đã đẩy mạnh phát triển các hình thức dịch vụ văn hóa. Nhiều mô hình hoạt động văn hóa đã ra đời như các câu lạc bộ, các đội nhóm văn nghệ, các vũ trường, cửa hàng kinh doanh băng đĩa, tụ điểm ca hát sân khấu ngoài trời, khu vui chơi giải trí dành cho thiếu nhi, rạp chiếu phim, siêu thị sách… Các mô hình kinh doanh dịch vụ văn hóa, đáng kể là dịch vụ kinh doanh karaoke, phát triển khá mạnh đã góp phần làm phong phú, đa dạng hoạt động văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân. Karaoke là hình thức giải trí du nhập vào nước ta. Về bản chất, đây là hình thức giải trí lành mạnh, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cộng đồng, làm phong phú thêm cuộc sống văn minh. Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh, nhiều cơ sở đã lợi dụng karaoke để thực hiện các hoạt động trái pháp luật, làm biến tướng, mất đi ý nghĩa ban đầu của karaoke. Thay vì nghĩ
- 6 đến karaoke là một hoạt động văn hóa giải trí thì nhiều người lại liên tưởng đến chốn ăn chơi dành cho những kẻ đua đòi, nơi chứa chấp các tệ nạn xã hội. Trước diễn biến tình hình phức tạp, các cơ quan quản lý nhận thấy những ảnh hưởng tiêu cực của loại hình dịch vụ nhạy cảm này và đã ban hành nhiều văn bản pháp lý cũng như có những động thái nhất định nhằm chấn chỉnh dịch vụ kinh doanh. Kinh doanh karaoke đã có những chuyển biến tích cực. Phần lớn các cơ sở tại phường đã đầu tư cho phòng hát với tiêu chí đẹp, lịch sự, an toàn phòng chống cháy nổ, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ nhưng trên thực tế, vẫn còn những cơ sở chưa chấp hành quy định về kinh doanh karaoke, thậm chí có những cơ sở cố tình vi phạm với những thủ đoạn tinh vi, được bao bọc kỹ càng. Với những công cụ pháp lý được ban hành, vai trò của cán bộ trong việc quản lý dịch vụ kinh doanh karaoke trên địa bàn thành phố Rạch Giá, do đó, có phần thuận lợi hơn vì nhận được sự hợp tác của các cơ sở kinh doanh nhưng cũng có những khó khăn nhất định bởi một số cơ sở vẫn cố tình vi phạm, hoặc trước mặt thì hợp tác nhưng phía sau lại có những mánh khóe để tránh né các cơ quan chức năng. Từ thực tế trên, tôi quyết định chọn đề tài " Vai trò của cán bộ quản lý trong quản lý lĩnh vực về dịch vụ Karaoke trên địa bàn thành phố Rạch Giá" là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý xã hội nói chung, quản lý dịch vụ hoạt động Karaoke trên địa bàn thành phố nói riêng. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực trạng vai trò của cán bộ quản lý trong quản lý lĩnh vực về dịch vụ Karaoke trên địa bàn thành phố; tiểu luận đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường vai trò của cán bộ quản lý trong quản lý lĩnh vực về dịch vụ Karaoke trên địa bàn thành phố trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố nói riêng và đất nước nói chung. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò của cán bộ quản lý trong quản lý lĩnh vực về dịch vụ Karaoke trên địa bàn thành phố Rạch Giá; Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng quản vai trò của cán bộ và hoạt động Karaoke trên địa bàn thành phố Rạch Giá hiện nay; Ba là, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường vai trò của cán bộ trong công tác quản lý hoạt động Karaoke trên địa bàn thành phố Rạch Giá trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là vai trò của cán bộ quản lý trong quản lý lĩnh vực về dịch vụ Karaoke trên địa bàn thành phố.
- 7 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tiểu luận chỉ nghiên cứu vai trò của cán bộ quản lý trong quản lý lĩnh vực về dịch vụ Karaoke trên địa bàn thành phố Rạch Giá. Đồng thời, tiểu luận cũng chỉ nghiên cứu vai trò của cán bộ trong quản lý hoạt động Karaoke trên địa bàn thành phố Rạch Giá, không nghiên cứu quản lý về công tác này của các chủ thể khác. Về không gian nghiên cứu: thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Về thời gian nghiên cứu: năm 2019 và năm 2020. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu ̉ ̉ Đê giai quyêt cac nhi ́ ́ ệm vụ nghiên cưu mà đê tai đ ́ ̀ ̀ ặt ra, tác giả sử dung ̣ phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể sau: Phương phap phân tich, tông h ́ ́ ̉ ợp được tac gia s ́ ̉ ử dung ̣ ở các chương của luận văn nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận, khái quát hóa, đanh gia th ́ ́ ực trang, ch ̣ ỉ ra phương hướng, đê xuât giai phap tăng c ̀ ́ ̉ ́ ường quản lý hoạt động Karaoke trên địa bàn thành phố Rạch Giá. Phương phap nghiên c ́ ứu tài liệu, so sánh được sử dụng nhằm kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đã có, từ đó vận dụng vào thực tiễn công tác quản lý hoạt động Karaoke trên địa bàn thành phố Rạch Giá hiện nay. Phương phap lich s ́ ̣ ử, thông kê va so sanh và đi ́ ̀ ́ ều tra xã hội đê xem xet ̉ ́ ̣ ̣ ̉ ̀ môt cach cu thê vê quá trình qu ́ ản lý hoạt động Karaoke trên địa bàn thành phố Rạch Giá hiện nay. Phương pháp dự báo được sử dụng để phán đoán tình hình trên địa bàn thời gian tới, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường quản lý hoạt động Karaoke trên địa bàn thành phố Rạch Giá. 5. Kết cấu của tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo.
- 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KARAOKE TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ 1.1. Khái niệm, vai trò 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản * Khái niệm về quản lý Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành nhóm, đã đòi hỏi phải có sự phối hợp hoạt động của các cá nhân để duy trì sự sống và do đó cần sự quản lý. Từ khi xuất hiện nền sản xuất xã hội, các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội càng tăng lên thì sự phối hợp các hoạt động riêng rẽ càng tăng lên. Ngày nay, hầu như tất cả mọi người đều công nhận tính thiết yếu của quản lý và thuật ngữ quản lý đã trở thành câu nói hàng ngày của nhiều người, từ người lãnh đạo cao nhất đến người dân bình thường. Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động. Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người. Cho đến nay, về cơ bản mọi người đều cho rằng: quản lý chính là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được kết quả mong muốn. Từ những ý chung của các định nghĩa và xét quản lý với tư cách là một hoạt động, có thể định nghĩa: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tướng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. * Khái niệm Quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của Nhà nước. * Khái niệm về cán bộ quản lý Hiện nay, có nhiều cách định nghĩa cán bộ quản lý. Một số tác giả không sử dụng thuật ngữ “cán bộ quản lý” mà sử dụng thuật ngữ “nhà quản lý”, theo đó, “nhà quản lý là người có quyền và trách nhiệm quản lý một bộ phận, một đơn vị hoặc toàn bộ tổ chức” . Theo tác giả Phạm Ngọc Thanh, “Cán bộ quản lý là người quản lý, thực hiện những chức năng và nhiệm vụ quản lý nhất định trong một tổ chức, thông qua tuyển cử hoặc bổ nhiệm, có những quyền hạn và trách nhiệm nhất định trong tổ chức, thông qua tuyển cử hoặc bổ nhiệm, có những quyền hạn và trách nhiệm nhất định trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ quản lý của tổ chức”. Tác giả Phan Huy Đường đưa ta khái niệm cán bộ quản lý theo hướng nhấn mạnh ba khía cạnh của công việc quản lý: “Cán bộ quản lý là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát công việc của những người khác để hệ thống do họ quản lý đạt được mục đích của mình”.
- 9 Như vậy, nhìn chung, cán bộ quản lý là các cá nhân thực hiện những chức năng và nhiệm vụ quản lý nhất định của bộ máy quản lý. Mỗi cán bộ quản lý nhận trách nhiệm trong bộ máy quản lý bằng một trong hai hình thức: tuyển cử và bổ nhiệm. Người được tuyển cử chịu trách nhiệm trước người và cơ quan đã tuyển cử mình. Người được bổ nhiệm chịu trách nhiệm trước cơ quan đã bổ nhiệm mình. Dù bằng hình thức nào, cán bộ quản lý cũng giống nhau ở chỗ có quyền và trách nhiệm nhất định. * Khái niệm Quản lý nhà nước về văn hóa Về cơ bản, quản lý nhà nước về văn hóa là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và bộ máy nhằm phát triển văn hóa, điều chỉnh hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực văn hóa và liên quan. * Khái niệm kinh doanh Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm kinh doanh hay hoạt động kinh doanh. Dưới góc độ pháp lý tại khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 thì kinh doanh được hiểu là: “Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sân xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Hay: Kinh doanh là bỏ ra một số vốn ban đầu vào hoạt động trên thị trường để thu lại một lượng vốn lớn hơn sau một khoảng thời gian nào đấy. Như vậy, qua các khái niệm trên ta hiểu kinh doanh là việc đầu tư công sức và tiền của để tổ chức các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nhuận trên thị trường. C. Mác cho rằng: “Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, khi mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông thông suốt, trôi chảy, liên tục đê thoả mãn nhu cầu ngày càng cao đó của con người thì dịch vụ ngày càng phát triển”. Như vậy, với định nghĩa trên, C. Mác đã chỉ ra nguồn gốc ra đời và sự phát triển của dịch vụ, kinh tế hàng hóa càng phát triển thì dịch vụ càng phát triển mạnh. * Quan niệm về dịch vụ Karaoke Karaoke là hình thức hát theo bài nhạc đệm có sẵn với lời được chạy trên màn hình. Thông thường, một bài hát được ghi âm sẽ bao gồm phần nhạc đệm của các nhạc cụ và tiếng hát. Các bài hát chỉ có nhạc đệm mà không có tiếng hát được gọi là karaoke. Nguồn gốc của karaoke có xuất xứ từ Nhật Bản; khi nói đến nước Nhật không thể không nói đến các quán Bar; chơi đàn Guitar hoặc chơi đàn Piano truyền thống, vốn là địa bàn giải trí chủ yếu của các doanh nhân Nhật từ nhiều năm trở về trước. Trong các quán Bar, khán giả được mời hoặc tình nguyện hát với nhạc đệm của Piano. Từ đó, karaoke bắt đầu hình thành tại thành phố Kore của nước Nhật vào những năm 1970.
- 10 Sự phát triển các hoạt động giải trí trong nhà như các quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke... là cần thiết. Karaoke thật sự bùng phát khi công nghệ đĩa lade và đĩa compact cho phép những bài hát thể hiện trên màn hình tivi. Vì quyền lợi của các công ty âm nhạc, việc thương mại hỏa kinh doanh karaoke là trung gian tuyệt vời cho sự quảng cáo các bài hát âm nhạc Pop và các ngôi sao mới. Karaoke trong tiến trình phát triển đã có sự tiến bộ nhất định. Từ những ngày đầu ghi trên băng đĩa; karaoke được chuyển sang đĩa CD (Compact disc), cuối cùng kết hợp với Video, đồ họa nhạc với lời bài hát hiện trên màn hình nhắc cho những người không nhớ lời nhạc. Một ngành công nghiệp đã được mở ra xung quanh karaoke và các sản phẩm kỹ thuật đã được chuyển dụng để nâng cao trình diễn. Những dàn máy tại gia đình, các thư viện phần mềm được hoàn thiện, các micro cho khách và những chiếc hộp có sẵn; chúng đang sẵn sàng “vào cuộc hát karaoke”. Các phòng thu đã mở cửa cho khách khi có yêu cầu đến để thu âm giọng hát của mình; đồng thời các cuộc thi hát karaoke được tổ chức ở nhiều nơi. Karaoke ngày càng được biết đến không chỉ ở Nhật mà còn lan rộng ở nhiều quốc gia khác như: Mỹ, Nga, Trung Quốc... tất cả các quốc gia đã tiếp thu nó như một giá trị văn hóa và đưa vào hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, được xem là món ăn tinh thần của từng dân tộc. Việt Nam cũng đã sớm tiếp thu giá trị văn hóa này, đến nay phát triển trên phạm vi toàn quốc. Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mở rộng giao lưu với thế giới, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế. Chính vì thế, karaoke được tiếp nhận, ứng dụng trong đời sống và được xem như món ăn tinh thần của người Việt. Còn nhiều ý kiến khác nữa về karaoke, nhưng một điều mà chúng ta phải công nhận, đó chính là sự học hỏi và tiếp thu văn hóa của nhân loại và ứng dụng vào cuộc sống; điều đó “khẳng định karaoke là một sinh hoạt văn hóa hiện đại”. Từ khái niệm về karaoke, có thể kết luận như sau: Dịch vụ karaoke là, loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa giải trí bằng Karaoke nhằm mục đích phục vụ nhu cầu tinh thần của khách hàng và mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ. * Quan niệm về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ Theo cách hiểu thông thường, kinh doanh là việc đưa ra một số vốn ban đầu vào hoạt động trên thị trường để thu một lượng tiền lớn hơn sau một thời gian nào đó. Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ là quá trình thực hiện và phối hợp các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động kinh doanh dịch vụ trên thị trường trong sự tác động của hệ thống quản lý đến hệ thống bị quản lý nhằm đạt mục tiêu thông qua việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý. Quản lý kinh doanh dịch vụ là một quá trình thực hiện phối họp bốn loại chức năng: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động kinh doanh dịch vụ.
- 11 1.2.Vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động văn hóa và quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ: Đội ngũ cán bộ quản lý là một trong những nhân tố có tính quyết định sự thành công hay thất bại của một hệ thống quản lý và hiệu quả của các hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị… Theo tác giả Henry Mintzberg, nhà quản lý thường xuyên thực hiện ba nhóm vai trò. Đó là: Thứ nhất, vai trò liên kết con người. Trong đó, ba vai trò liên kết con người mà cán bộ quản lý đảm nhiệm là: Người đại diện: cán bộ quản lý là người đại diện cho cơ quan, tổ chức, đơn vị của mình trong những hoạt động mang tính nghi thức hoặc tượng trưng. Người lãnh đạo: cán bộ quản lý tạo ra, duy trì và nâng cao động lực cho người lao động, hướng cố gắng của họ tới mục tiêu chung của hệ thống. Người liên lạc: cán bộ quản lý thực hiện các hoạt động nhằm phát triển mối quan hệ ở bên trong và bên ngoài tổ chức. Thứ hai, vai trò thông tin. Với vai trò này, cán bộ quản lý phải chịu trách nhiệm đảm bảo rằng những người mà họ làm việc cùng phải có được thông tin đầy đủ để thực hiện công việc một cách hữu hiệu. Thứ ba, vai trò quyết định. Cán bộ quản lý đóng vai trò trung tâm, là chủ thể duy nhất có thẩm quyền chính thức để ra các quyết định quản lý trong tổ chức. Ngày nay, lao động quản lý có xu hướng nâng cao và trở thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu lao động xã hội, là một nghề, với cơ cấu phức tạp trong cơ cấu sản xuất xã hội được chuyên môn hoá, hợp tác hoá sâu sắc. Vai trò của cán bộ quản lý cũng ngày càng tăng, do: Sản xuất xã hội ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và có sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. Điều đó làm tăng số lượng các phương án và quyết định lựa chọn phương án tối ưu trở nên phức tạp hơn. Tác động của các quyết định quản lý đối với đời sống kinh tế xã hội vừa sâu sắc, vừa có hiệu quả lớn hoặc để lại hậu quả nghiêm trọng, đòi hỏi trách nhiệm cao của mỗi cán bộ quản lý cả về chất lượng lẫn tính khoa học của các quyết định quản lý. Sự tăng nhanh khối lượng tri thức và độ phức tạp của cơ cấu tri thức, sự xuất hiện của hệ thống thông tin mới gồm cả thông tin quản lý đã và đang mở rộng đòi hỏi khả năng xử lý, chọn lọc để có quyết định quản lý đúng đắn và hiệu quả. Vai trò cán bộ quản lý ngày càng tăng, thực chất là do đòi hỏi ở người cán bộ khả năng phát huy nhân tố chủ quan, có bản lĩnh, tri thức và năng động trên cơ sở nắm vững và vận dụng quy luật khách quan cũng như các quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội của công cuộc đổi mới. Vai trò của cán bộ quản lý về lĩnh vực văn hóa được nâng cao và thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của mình sẽ góp phần định hướng, điều
- 12 chỉnh sự phát triển của nền văn hóa quốc gia, giúp hiện thực hóa các chủ trương, đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng cầm quyền, từ đó tác động đến mục tiêu, bản chất của văn hóa dân tộc. Hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa trong các lĩnh vực, địa bàn, nhóm dân cư cụ thể sẽ giúp kiểm soát sự tùy tiện, sai lệch trong khi thực thi các cơ chế, chính sách của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, góp phàn tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý văn hóa. Qua đó, đã tạo điều kiện cho sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong kinh doanh và hoạt động vãn hóa, khuyến khích sự mở cửa, giải phóng các nguồn lực, huy động được sự tham gia của toàn xã hội chung tay xây dựng và phát triển văn hóa. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa ngày càng được kiện toàn và củng cố. Cơ chế quản lý văn hóa đáp ứng nhu cầu của người dân, khuyến khích được sức sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của các chủ thể văn hóa, tạo điều kiện gia tăng và đa dạng hóa các sinh hoạt văn hóa và loại hình giải trí. Chính sách xã hội hóa trong văn hóa đã khuyến khích được nhiều nguồn lực tham gia xây dựng và phát triển văn hóa đất nước. Vai trò của cán bộ quản lý được thực hiện đúng trong lĩnh vực văn hóa góp phần đảm bảo định hướng lớn của Đảng trong việc “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được bảo tồn và phát huy, bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một, hòa tan trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Nhiều giá trị văn hóa mới, tiến bộ đã được xác lập, củng cố trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái đẹp của văn hóa nhân loại. Hoạt động quản lý văn hóa cũng làm cho văn hóa trở thành một tác nhân kích thích sự phát triển kinh tế xã hội của nhiều địa phương. 1.3.Các yêu cầu chủ yếu đối với cán bộ quản lý Tuỳ theo lĩnh vực hoạt động khác nhau, ở các cấp và vị trí khác nhau mà mức độ yêu cầu cũng đòi hỏi khác nhau. Các lĩnh vực có thể phân chia thành: Hành chính bao gồm các cơ quan đảng, nhà nước; Sự nghiệp bao gồm: các đơn vị khoa học kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, y tế, nghệ thuật… Sản xuất – kinh doanh Lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, dù hoạt động trên lĩnh vực nào, ở khâu và ở cấp nào, cán bộ quản lý cũng phải đáp ứng 5 yêu cầu cơ bản. 1.3.1. Yêu cầu về phẩm chất chính trị Yêu cầu này đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý phải có quan điểm, lập trường và bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định; nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn; có khả năng tự hoàn thiện, tự đánh giá kết quả công việc của bản thân, đánh giá con người mà mình
- 13 quản lý theo tiêu chuẩn chính trị; biết biến nhận thức chính trị của mình thành nhận thức của mọi người; tạo được lòng tin và lôi cuốn mọi người tham gia. Mức độ khác nhau đối với yêu cầu này tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động và cấp bậc đối với từng loại cán bộ quản lý. ở cấp cao, phạm vi ảnh hưởng lớn càng đòi hỏi trình độ, phẩm chất cao hơn, bản lĩnh chính trị vững vàng hơn. 1.3.2. Yêu cầu về kiến thức pháp luật Cán bộ quản lý phải hiểu và nắm được pháp luật, nhất là những ngành luật có liên quan để dùng cho chuyên môn ngành nghề của mình sao cho trong quá trình làm việc không vi phạm pháp luật. Tuỳ theo vị trí mà cán bộ quản lý phải là người am hiểu pháp luật nhất định. 1.3.3. Yêu cầu về chuyên môn Ngành nào cũng có tri thức khoa học – công nghệ mang tính chuyên môn khác nhau. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ quản lý phải là người am hiểu chuyên môn, đủ tri thức quản lý ngành nghề chuyên môn đó. Trình độ cao và có sự am hiểu tường tận chuyên môn của ngành mình giúp cán bộ hoạch định chiến lược phát triển ngành đúng hướng, tổ chức thực hiện mục tiêu quản lý ngành một cách hiệu quả nhất. 1.3.4. Yêu cầu về năng lực tổ chức quản lý Cán bộ quản lý là người đề ra mục tiêu và tổ chức thực hiện mục tiêu thông qua các cộng sự và những người lao động. Do đó, đòi hỏi cán bộ quản lý phải là người có bản lĩnh, có khả năng nhạy cảm, linh hoạt, khả năng quan sát nắm được các nhiệm vụ từ tổng thể đến chi tiết để tổ chức cho hệ thống hoạt động đồng bộ, có hiệu quả, là người biết cách tổ chức lao động, biết sử dụng đúng tài năng từng người, đánh giá đúng con người, biết xử lý tốt các mối quan hệ ở trong và ngoài hệ thống. 1.3.5. Yêu cầu về phẩm chất đạo đức và tác phong Các yêu cầu trên có đạt hiệu quả mong muốn hay không còn tuỳ thuộc vào đạo đức tác phong của người cán bộ quản lý. Đạo đức là chuẩn mực về phẩm chất của con người, được xã hội chấp nhận. Tiêu chuẩn đạo đức đỏi hỏi cán bộ quản lý phải tuân thủ theo các chuẩn mực nhất định, biểu lộ qua ý thức đối với xã hội, qua thái độ công tác, qua hành vi đối với lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể được mọi người đồng tình ủng hộ và thừa nhận là điều kiện củng cố và phát huy vai trò của họ trong tập thể. Tác phong thể hiện thông qua các phương pháp và nghệ thuật ứng xử để thực hiện nhiệm vụ. Tuỳ thuộc vào phẩm chất đạo đức, tài năng cá nhân và môi trường cụ thể, mỗi người có tác phong riêng. Nhưng muốn quản lý và động viên được người khác thì phải có tác phong khoa học, nói đi đôi với làm, tác phong quần chúng. Tác phong quần chúng đòi hỏi người cán bộ phải xuất phát từ quần chúng, vì quyền lợi quần chúng, tranh thủ được sự ủng hộ của quần chúng. Muốn vậy, người cán bộ quản lý phải biết lắng nghe quần chúng, thuyết phục quần chúng và tin yêu quần chúng.
- 14 Đạo đức, tác phong là chuẩn mực quan trọng đối với cán bộ quản lý trong thực tiễn, đồng thời cũng là tiêu chí cơ bản để đánh giá cán bộ. 1.4. Những nhân tố xây dựng đội ngũ cán bộ 1.4.1. Kế hoạch hoá đội ngũ cán bộ quản lý Kế hoạch hoá đội ngũ cán bộ quản lý phải xuất phát từ mục tiêu và kế hoạch hoạt động của toàn bộ hệ thống quản lý. Nói cách khác, từ chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu cần đạt và cơ cấu tổ chức để xác định số lượng cán bộ. Trên cơ sở đó có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, sắp xếp, đề bạt, bố trí sử dụng và đánh giá cán bộ. Những nội dung cơ bản và tính chất dài hạn của các biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, tính hiệu quả của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý đòi hỏi phải tăng cường kế hoạch hoá công tác cán bộ. Kế hoạch hoá công tác cán bộ là một nhiệm vụ hết sức phức tạp, trong đó, việc tuyển chọn cán bộ là khâu xuất phát. Kế hoạch tuyển chọn được quy định trong kế hoạch đào tạo chuyên gia về quản lý ở các trường đại học và trung học chuyên nghiệp, các trường quản lý, trong kế hoạch phát triển hệ thống đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, kế hoạch đào tạo đội ngũ dự bị… Kế hoạch hoá công tác cán bộ quản lý được tiến hành theo trình tự. a. Dự báo tình hình cán bộ, những sự biến động cán bộ và những nhu cầu mới về số lượng và chất lượng cán bộ; b. Lập kế hoạch bổ sung cán bộ và kế hoạch luân chuyển cán bộ. Từ đó, mới có thể xác định biện pháp và hình thức tuyển chọn cán bộ từ nội bộ và từ bên ngoài. Bộ phận cơ bản của kế hoạch này là kế hoạch về cán bộ dự bị và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý một cách có hệ thống. c. Lập kế hoạch cho từng mặt riêng biệt, như kế hoạch trẻ hoá đội ngũ cán bộ quản lý, kế hoạch định kỳ nâng cao trình độ cán bộ đương chức. Về mặt thời gian, kế hoạch hoá công tác cán bộ quản lý chủ yếu mang tính dài hạn, thường phải tính trên 5 năm, nhưng cũng phải có kế hoạch hàng năm. Kế hoạch hoá xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có tầm quan trọng quyết định sự phát triển mỗi ngành, mỗi cấp trong tương lai. Vì vậy, người lãnh đạo chính phải đích thân chăm lo tổ chức tốt công việc này. 1.4.2. Phân định chức năng, quyền hạn và trách nhiệm cho cán bộ trong bộ máy quản lý Mỗi bộ máy quản lý phải gánh vác những chức năng nhất định mà cán bộ lãnh đạo của tổ chức có trách nhiệm và quyền hạn thực hiện đầy đủ. Cán bộ lãnh đạo không thể tự mình thực hiện được tất cả các chức năng nên nhất thiết phải phân chia chức năng cho từng cán bộ dưới quyền. Đó là sự phân công lao động trong quản lý mà thực chất là phân chia chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của người lãnh đạo nhằm sử dụng đúng đắn năng lực của những người dưới quyền, phục vụ công việc chung của bộ máy quản lý.
- 15 Khi nhận định chức năng cho cán bộ dưới quyền nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ những chức năng của bộ máy cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả nhất định cần đạt tới theo từng chức năng; quy định phạm vi quyền hạn cần thiết để đạt được những kết quả đó; xác định rõ trách nhiệm phù hợp với quyền hạn đó. Quyền hạn phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và gắn với trách nhiệm. Thiếu quyền sẽ làm giảm kết quả công tác theo chức năng của cán bộ. Trái lại, nếu thừa quyền sẽ gây ra sự rối loạn trong quản lý. Trao quyền không kèm theo trách nhiệm sẽ làm giảm hiệu lực và hiệu quả quản lý. Trách nhiệm được xác định cả về vật chất, tinh thần, hành chính, hình sự. Vấn đề có ý nghĩa quan trọng là việc xây dựng các chuẩn mực đánh giá mức độ hoàn thành trách nhiệm để đánh giá khách quan cả khi thành công cũng như khi không thành công. Về hình thức, có trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể, trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm gián tiếp, trong đó trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm trực tiếp có ý nghĩa quyết định. Trách nhiệm cần được xác định rõ ràng, rành mạch, có địa chỉ cụ thể, tránh lối quy trách nhiệm chung dẫn tới vô trách nhiệm. Trong mối quan hệ trách nhiệm giữa người lãnh đạo và người chấp hành, về nguyên tắc, người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm cá nhân về hành động của cấp dưới. Nhưng nếu người lãnh đạo đã xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm cho cấp dưới thì cán bộ cấp dưới phải chịu trách nhiệm trực tiếp về hành động của mình, người lãnh đạo chịu trách nhiệm gián tiếp. Việc phân định đúng đắn chức năng, quyền hạn và trách nhiệm, một mặt phụ thuộc vào trình độ của đội ngũ cán bộ chấp hành; mặt khác phụ thuộc vào mức độ người lãnh đạo sẵn sàng tự giải phóng khỏi các công việc sự vụ để tập trung vào quản lý các khâu cơ bản và chính yếu nhát của chức năng quản lý. 1.4.3. Lựa chọn cán bộ quản lý Lựa chọn đúng cán bộ quản lý phải xuất phát từ việc xác định yêu cầu đối với công việc, phải trả lời các câu hỏi: công việc đòi hỏi làm gì? Phải thực hiện chúng như thế nào? Kiến thức cơ bản và kỹ năng cần thiết là gì? Như vậy, dựa vào phân tích công việc sẽ liệt kê được chức phận của cán bộ quản lý, những mối quan hệ giữa trách nhiệm và quyền hạn ở mỗi cương vị quản lý. Khi thiết kế công việc quản lý cần dựa trên những yêu cầu sau: Một là, công việc phải tương xứng: một công việc nếu xác định quá hẹp sẽ không có cơ hội cho cán bộ quản lý phát triển, không kích thích hoàn thành nhiệm vụ. Ngược lại, công việc quá rộng, cán bộ quản lý không thể giải quyết có kết quả. Hai là, mỗi cương vị phải gắn với một công việc và thu hút được toàn bộ thời gian để sử dụng hết năng lực, trí lực của cán bộ nhằm hướng tới mục tiêu của hệ thống. Ba là, công việc phải phản ánh được những kỹ năng quản lý cần thiết: yêu cầu từng cấp quản lý cần có những kỹ năng khác nhau. Có bốn kỹ năng chủ yếu:
- 16 + Kỹ năng về kỹ thuật + Kỹ năng trong quan hệ + Kỹ năng về nhận thức + Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề. Khi lựa chọn cán bộ, ngoài các kỹ năng cần thiết còn phải xét tới cá tính cần thiết của người quản lý bao gồm: Thứ nhất, ước muốn làm công việc quản lý: người quản lý thành đạt chỉ khi họ có ước muốn mãnh liệt được làm nghề quản lý. Thứ hai, quan hệ với sự đồng cảm: là khả năng hiểu được suy nghĩ của người khác, nó rất quan trọng đối với quan hệ bên trong và bên ngoài hệ thống. Thứ ba, chính trực và trung thực: tính chính trực của người quản lý thể hiện sự trung thực trong các vấn đề về tiền bạc, vật chất và trong quan hệ với người khác. Trung thực là cơ sở đạo đức của cán bộ quản lý. Thứ tư, quá trình công tác trong quá khứ của người quản lý là cơ sở đáng tin cậy để dự đoán năng lực, đạo đức, tư cách sau này của người quản lý, là yếu tố không thể thiếu được khi xét cá tính của cán bộ quản lý. Cán bộ quản lý được tuyển chọn từ hai nguồn: ở bên trong và bên ngoài hệ thống. Cần sử dụng nhiều phương pháp để tuyển chọn như: Phương pháp thi tuyển, phương pháp quan sát phát hiện năng khiếu, phương pháp thử nghiệm (thử nghiệm trí tuệ, tài năng, nghề nghiệp, tính cách, thử nghiệm trong thực tiễn), phương pháp trưng cầu ý kiến, bỏ phiếu kín v.v... 1.4.4. Đánh giá cán bộ quản lý Việc đánh giá cán bộ quản lý được coi là chìa khoá quan trọng của công tác quản lý, là cơ sở để xác định là người có khả năng được tiếp tục sử dụng và đề bạt lên chức vụ cao hơn. Nó có ý nghĩa trong việc đào tạo, phát triển cán bộ quản lý vì biết được các điểm mạnh, yếu của từng người trong bộ máy. Mục đích đánh giá cán bộ nhằm phát huy được mọi khả năng sáng tạo và cống hiến của từng người và sử dụng cán bộ có hiệu quả hơn. Nội dung đánh giá bao gồm nhiều mặt, trước hết là kết quả thực hiện trong việc hoàn thành các mục tiêu và kết quả thực hiện với tư cách là người quản lý; phải căn cứ vào việc làm của từng người, cả việc làm được và chưa làm được; cả ưu và khuyết điểm trong từng thời kỳ nhất định. Mặt khác, dựa vào các tiêu chuẩn và yêu cầu về phẩm chất, về năng lực của cán bộ quản lý để đánh giá. Những nhận xét đánh giá, kết luận về cán bộ nhất thiết phải do tập thể có thẩm quyền quyết định, nhằm khắc phục cách làm đơn giản, phiến diện, thái độ gia trưởng, thành kiến, thiếu công tâm. Phương pháp đánh giá: cần thu nhập thông tin nhiều chiều, nghiên cứu quá trình qua hồ sơ, phân tích kết quả thử nghiệm, lượng hoá các chỉ tiêu đánh giá, kết quả và mối quan hệ với kết quả; quan hệ kết quả với chi phí; quan hệ kết quả với khai thác tiềm năng. 1.4.5. Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ quản lý
- 17 Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhằm đào tạo cho họ khả năng thích nghi được với những yêu cầu mới, khó khăn và thách thức mới. Quá trình đào tạo để phát triển cán bộ quản lý cần được chia ra thành từng bước cụ thể, xét đến nhu cầu đào tạo của người quản lý trong công việc hiện tại; công việc sắp tới và công việc tương lai. Công việc hiện tại: là phân tích sự so sánh mục tiêu cần đạt với việc thực hiện. Sự chênh lệch so với mức tiêu chuẩn chỉ ra rằng, người quản lý đang thiếu kiến thức gì, để đề ra yêu cầu và phương pháp đào tạo thích hợp. Công việc tương lai: dựa vào những dự báo về thay đổi trong tương lai của cả hệ thống đặt ra trong quan hệ với những thay đổi của môi trường bên ngoài để kết hợp hài hoà các kế hoạch đào tạo trong hiện tại và tương lai. Phương pháp phát triển cán bộ quản lý: sự phát triển của người quản lý là sự tiến bộ mà họ đạt được qua việc học cách quản lý sao cho có kết quả. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải bắt đầu từ việc xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị – những người có khả năng nhận chức vụ lãnh đạo trong tương lai không xa. Mỗi cán bộ dự bị muốn trở thành cán bộ lãnh đạo thực thụ phải qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng để có trình độ kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phong cách làm việc cần thiết. Chỉ qua thực tiễn mới cho phép kết luận được mức độ sẵn sàng của người cán bộ dự bị làm công tác quản lý hoặc thay thế một chức vụ mới cao hơn. Việc đào tạo như vậy phải theo kế hoạch, kết h ợp đào tạo ở trường, lớp với rèn luyện trong thực tiễn, kết hợp đào tạo lý luận cơ bản với các kiến thức quản lý, kiến thức chuyên ngành về kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý. Việc đào tạo cán bộ dự bị phải có tác dụng bổ sung, nâng cao kiến thức và kinh nghiệm đã tích luỹ trước đây của họ. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng thường theo trình tự: đào tạo trước khi vào làm việc ở bộ máy quản lý (qua trường đại học hoặc trung học chuyên nghiệp); đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian làm việc ở bộ máy quản lý (nâng cao trình độ) và đào tạo trước khi nhận chức vụ mới. Phương pháp đào tạo phải được lựa chọn hợp lý nhằm nâng cao trình độ của cán bộ quản lý. Có hai nhóm phương pháp chính: Nhóm thứ nhất gồm các phương pháp cung cấp cho người được đào tạo một số kiến thức qua các buổi lên lớp, toạ đàm, phụ đạo. Nhóm thứ hai gồm các phương pháp đào tạo tích cực, giúp cán bộ nắm bắt các kinh nghiệm tiên tiến và những tri thức mới nhất; hoàn thiện kỹ năng và hiểu biết của người cán bộ; giúp cán bộ thực tập và thay thế tạm thời người lãnh đạo để giải quyết một số nhiệm vụ, chức năng, tranh luận theo đề tài, phân tích tình huống quản lý, thảo luận các dự án, đề ra các quyết định, v.v. 1.4.6. Bố trí, sử dụng cán bộ Bố trí và sử dụng cán bộ quản lý là một nội dung quan trọng của công tác cán bộ quản lý. Việc bố trí đúng cán bộ quản lý tạo điều kiện bổ sung những mặt mạnh, khắc phục những mặt hạn chế của cả tập thể, qua đó mà nhanh chóng nâng cao trình độ của từng người.
- 18 Khi bố trí cán bộ quản lý, phải làm cho cán bộ đó nhận thức đầy đủ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm và các mối quan hệ công tác của mình, có định hướng công tác lâu dài để có điều kiện nâng cao năng lực và tích luỹ kinh nghiệm quản lý. Sau khi bố trí cán bộ quản lý, phải thường xuyên theo dõi và kịp thời phát hiện những chỗ mạnh, chỗ yếu, những bố trí không phù hợp để kịp thời uốn nắn, sắp xếp lại. Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ VỂ DỊCH VỤ HOẠT ĐỘNG KARAOKE TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ 2.1. Đặc điểm, tình hình chung Thành phố Rạch Giá là một huyện nằm ở phía tây nam của tổ quốc, có diện tích 105 km², dân số năm 2019 là 227.527 người, mật độ dân số đạt 2.167 người/km². Phía đông và phía nam giáp huyện Châu Thành. Phía tây giáp vịnh Thái Lan. Phía bắc giáp các huyện Hòn Đất và Tân Hiệp. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ' đặc trưng với hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa băt đâu vào khoảng tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 11. Vùng này ít có hiện tượng bão lụt. Hướng gió chủ yểu là hướng tây nam đông bắc. Rach Gia la điêm lý t ̣ ́ ̀ ̉ ưởng để khach du lich ́ ̣ dưng chân, l ̀ ưu tru và ́ tham quan các di tích, các khu vui chơi giải trí tại công viên Văn hóa An Hòa, Siêu thị Citimart, Co.op Mart, Metro…; có hệ thống đường không với sân bay Rạch Giá; đường bộ có Bến xe Rạch Giá; đường biển có Bến tàu biển Rạch Giá…, rất thuận tiện cho du khách đi đên cac danh lam, th ́ ́ ắng cảnh du lịch trong điêm trong t ̣ ̉ ỉnh như: Phu Quôc, ́ ́ Kiên Hải, thành phố Ha Tiên, ̀ Kiên Lương và U Minh Thượng. Trong những năm qua tình hình kinh tế xã hội trong được ổn định và có bước phát triển vượt bậc, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố luôn được giữ vững và duy trì, công tác nắm bắt thông tin, trấn áp tội phạm, xử lý các tệ nạn xã hội được tăng cường. Công tác xây dựng đảng, xây dựng chính quyền, nâng cao chất lượng hoạt động của mặt trận và các đoàn thê luôn được quan tâm, góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương. Thành phố Rạch Giá có trung tâm đô thị nằm trải dài bên bờ Đông vịnh Thái Lan với 20 km đường bờ biển, chiếm 1/10 chiều dài bờ biển của tỉnh Kiên Giang. Được bao quanh bởi sông Kiên ở phía Bắc và Đông Bắc, sông Cái Lớn ở phía Nam. Rạch Giá cách Thành phố Hồ Chí Minh 245 km về hướng Tây Nam, cách Cần Thơ 116 km về hướng Tây và cửa khẩu quốc tế Hà Tiên 95 km về hướng Đông Nam. Được sự quan tâm chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, ủy ban nhân dân thành phố, tình hình cán bộ trên địa bàn được chuẩn hóa, cán bộ đủ nâng lực trình độ đáp ứng được nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước đề ra từ đó những năm
- 19 qua kinh tế có bước tăng trưởng nhanh. Chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; quốc phòng an ninh được giữ vững, ý thức đề cao cảnh giác, tham gia xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ngày càng vững chắc. Phong trào thi đua yêu nước trong nhân dân ngày càng phát tiển, đã và đang xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mới và cách làm hay trong sản xuất kinh doanh góp phần thiết thực vào công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; đời sống văn hóa trên địa bàn thành phố ngày càng được nâng lên, nhu cầu về văn hóa, lĩnh vực thể dục, thể thao được người dân đặt biệt quan tâm, chú trọng, trong đó các dịch vụ về hoạt động karaoke được giới kinh doanh của thành phố Rạch Giá đầu tư nhiều và từng bước nâng lên về chất lượng và cả số lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của người dân. 2.2.Chủ thể quản lý hoạt động dịch vụ karaoke ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Phòng VH&TT thành phố là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thanh phố; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sờ VH&TT, Sở Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông. Căn cứ Nghị định 37/2014/NĐCP, ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Huyện, Quận, Thị xã, thành phố thuộc Tỉnh, Phòng VH&TT thành phố là cơ quan chức năng chuyên môn tham mưu giúp việc cho UBND thành phố thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về: Văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu chỉnh; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuat bản; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin. Hiện nay, Phòng Văn hóa & Thông tin thành phố Rạch Giá được bố trí 05 biên chế gồm: 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 03 chuyên viên giúp việc chuyên môn, tất cả đều có trình độ Đại học. 2.3.Thực trạng về hoạt động dịch vụ karaoke trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang: 2.3.1. Tình hình chung về hoạt động dịch vụ karaoke trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang hiện nay Được coi là một trong những địa bàn có nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ hoạt động karaoke (11 cơ sở). Mặt dù hoạt động này diễn ra sôi động, trên địa bàn thành phố đến thời điểm hiện tại vẫn không có cơ sở hoạt động không phép và bị lực lượng chức năng xử lý, buộc ngừng hoạt động. Hiện tại tuy được quản lý chặt chẽ nhưng các cơ sở hoạt động cũng đang xảy ra nhiều bất cập mà các cơ quan chức năng đã hướng dẫn, xử lý nhưng việc khắc phục còn nhiều khó khăn. Hoạt động kinh doanh karaoke là loại hình nhạy cảm thường xuyên phát sinh những sai phạm. Một số nội dung chế tài trong kiểm tra xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh karaoke chưa thực sự đủ sức răn đe. Một số cơ sở
- 20 kinh doanh có diện tích một số phòng hát, ánh sáng, thiết kế cửa ra vào các phòng không đảm bảo, không cỏ tiêu lệnh phòng cháy, chữa cháy (PCCC)... Lực lượng chức năng đã yêu cầu người quản lý cơ sở này nghiêm túc khắc phục những bât cập trên. Lỗi các cơ sở kinh doanh karaoke hay gặp phải và cũng là lỗi lớn nhất là chưa đảm bảo các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy. Trước thực trạng này, Phòng VH&TT thành phố phối hợp cùng lực lượng công an và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh karaoke trên địa bàn huyện nhằm chấn chỉnh hoạt động này; đồng thời tuyên truyền cho các cơ sở thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Mục đích cuối cùng để hoạt động kinh doanh karaoke trên địa bàn thành phố Rạch Giá được lành mạnh hóa, phục vụ nhu cầu giải trí và đời sống văn hóa tinh thần của người dân. 2.3.2.Công tác quản lý nhà nước hoạt động dịch karaoke trên địa bàn Thành phố Rạch Giá (20192020) 2 3.2.1. Những kết quả đạt được Hỗ trợ Đội Kiểm tra liên ngành tỉnh kiểm tra 09 trường hợp kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn thành phố, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 02 trường hợp; Hỗ trợ Ban Chỉ đạo buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thành phố kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp Lễ hội truyền thống AHDT Nguyễn Trung Trực. Năm 2019, Phòng đã kiểm tra, nhắc nhở 59 trường hợp về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóathông tin, quảng cáo; tham mưu UBND thành phố ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 06 trường hợp quảng cáo, số tiền 28 triệu đồng. Năm 2020 thành phố ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 11 trường hợp quảng cáo sai quy định, tổng số tiền 47 triệu đồng. Buộc cam kết không tái phạm 06 trường hợp. Thực hiện nghiêm Công văn số 150/UBND VHXH ngày 27/3/2020 của UBND thành phố về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch bệnh Covid19, tiến hành kiểm tra 82 cơ sở; phườngxã kiểm tra 1.717 cơ sở, lập 94 biên bản nhắc nhở. * Nguyên nhân Đảng và Nhà nước luôn coi trọng vai trò văn hóa, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, ban hành những chính sách chiến lược phát triển văn hóa bền vững gắn vói công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa, được thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng trong những văn bản pháp luật theo trình tự thời gian, phù hợp công cuộc đổi mới đẩt nước. Được quan tâm lãnh chỉ đạo, chỉ đạo hướng dẫn của Sở VH&TT, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố; sự phối hợp của các cấp, các ngành trong việc thực hiện lông ghép nội dung phong trào với các chương trình, kế hoạch, dự án tại địa phương. Nhận thức về ý nghĩa, lợi ích, tầm quan trọng của phong trào chung tay xay dựng “Nếp sống văn hóa, văn minh” được tích cực hưởng ứng tham gia trong cộng đồng xã hội. Sự quyết liệt của Phòng VH&TT cơ quan thường trực tham mưu cho UBND thành phố, sự phối hợp nhịp nhàng và trách nhiệm của các cấp các ngành
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước: Không đăng ký khai sinh hậu quả và trách nhiệm thuộc về ai
32 p | 8658 | 1127
-
Tiểu luận Khoa học lãnh đạo và quản lý: Khoa học và nghệ thuật trong lãnh đạo, quản lý, vận dụng vào thực tiễn của cơ quan
13 p | 1504 | 268
-
Tiểu luận Khoa học quản lý "So sánh ưu điểm của các mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản, qua đó xây dựng mô hình quản lý cho Việt Nam hiện nay"
12 p | 735 | 216
-
Đề án về 'Khoa học quản lý hoạt động kinh doanh'
32 p | 519 | 179
-
Tiểu luận Khoa học quản lý: Nghiên cứu công tác tổ chức bộ máy quản lý tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Cẩm Khê
28 p | 507 | 96
-
Tiểu luận môn Khoa học quản lý: Vai trò của quản lý đối với tập đoàn công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trong quá trình hội nhập quốc tế
30 p | 474 | 88
-
Tiểu luận: Tư tưởng quản lý của Chesley Irving Barnard
18 p | 411 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học quản lý: Thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số Phòng Giáo dục - Đào tạo quận (huyện) tại TP. Hồ Chí Minh
162 p | 226 | 38
-
Tiểu luận:ISO 9000 và nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất lượng phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam
11 p | 152 | 37
-
Tiểu luận cuối kỳ môn: Khoa học quản lý đại cương
23 p | 220 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học quản lý: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
118 p | 54 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học quản lý: Nhận diện một số vấn đề trong quản lý lao động Việt Nam của nhà quản lý Nhật Bản tại Công ty TNHH Canon Việt Nam
110 p | 46 | 10
-
Tiểu luận khoa học chính trị: Những vấn đề về KTTT
12 p | 128 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học quản lý: Văn hóa quản lý doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam. (Nghiên cứu trường hợp công ty TNHH Thương mại Minh Hàn)
126 p | 55 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học quản lý: Hoàn thiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng cho người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
103 p | 69 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học quản lý: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội hiện nay
123 p | 47 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học quản lý: Đào tạo trong công việc cho đội ngũ giảng viên trẻ (nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội)
137 p | 41 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn