Tiểu luận: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện nay
lượt xem 77
download
Tiểu luận: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện nay trình bày về khái niệm và nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, nội dung của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước thực hiện theo luật ngân sách nhà nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện nay
- Đề tài 33: PHÂN CẤP Q UẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜ NG ĐẠI H Ọ C KINH T T HỒ C HÍ MINH Ế P. KH O A SAU ĐẠI HỌ C -----ooo0ooo----- Đề tài 33: PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY GVHD : PH ẠM Q UANG HUY Lớp : Kế toán ngày – K20 SVTH :Trần Thị Diễm Phụn g Tp.HCM, ngày 08 tháng 10 năm 2012 1
- Đề tài 33: PHÂN CẤP Q UẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY SỰ C ẦN T IẾT C ỦA ĐỀ T H ÀI: Ngân sách nhà nước được phân cấp quản lý giữa Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương là tất yếu khách quan khi tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước gồm nhiều cấp. Điều đó không chỉ bắt nguồn từ cơ chế kinh tế mà còn từ cơ chế phân cấp quản lý về hành chính. Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ cần đảm bảo bằng những nguồn tài chính nhất định mà các nhiệm vụ đó m ỗi cấp đề xuất và bố trí chi tiêu sẽ hiệu quả hơn là có sự áp đặt từ trên xuống. Mặt khác, xét về yếu tố lịch sử và thực tế hiện nay, trong khi Đảng và Nhà nước ta đang chống tư tưởng địa phương, cục bộ … vẫn cần có chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích chính quyền địa phương phát huy tính độc lập, t ự chủ, tính chủ động, sáng tạo của địa phương mình trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Có m ột số khoản thu như: tiền cho thuê mặt đất, m ặt nước đối với doanh nghiệp, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, lệ phí trước bạ, thuế m ôn bài,…giao cho địa phương quản lý sẽ hiệu quả hơn. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của ngân sách nhà nước với các hoạt động kinh tế, xã hội m ột cách cụ thể và thực sự nhằm tập trung đấy đủ và kịp thời, đúng chính sách, chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân phối sử dụng chúng công bằng, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao, phục vụ các m ục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cho phép quản lý và kế hoạch hoá ngân sách nhà nước được tốt hơn, điều chỉnh m ối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như quan hệ giữa các cấp ngân sách được tốt hơn để phát huy vai trò là công cụ điều chỉnh vĩ m ô của ngân sách nhà nước. Đồng thời, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước còn có tác động thúc đẩy phân cấp quản lý kinh tế, xã hội ngày càng hoàn thiện hơn. Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/12/2002, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004. Đây là một Luật quan trọng trong hệ thống pháp luật về tài chính của nước ta. Qua hơn 6 năm thực hiện Luật NSNN đã phát huy được nhiều m ặt tích cực, nâng cao được hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, củng cố kỷ luật tài chính, tăng cường tích lũy, sử dụng tiết kiệm NSNN, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. T rong quá trình thực hiện, phâp cấp quản lý ngân sách là một vấn đề nổi cộm cần phải được tổng kết, phân tích, đánh giá để sửa đổi cho phù hợp nhằm hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách tài chính phục vụ m ục tiêu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới, đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước nói chung và việc điều hành ngân sách nhà nước nói riêng. Tóm lại phân cấp ngân sách đúng đắn và hợp lý, tức là việc giải quyết m ối quan hệ giữa chính quyền Nhà nước trung ương và các cấp chính quyền địa phương trong việc xử lý các vấn đề hoạt động và điều hành ngân sách nhà nước đúng đắn và hợp lý sẽ là m ột giải pháp quan trọng trong quản lý ngân sách nhà nước. 2
- Đề tài 33: PHÂN CẤP Q UẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY II. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊ TẮC PH ÂN CẤP Q UẢN LÝ NG ÂN SÁCH NH À NƯỚ C N Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là việc giải quyết m ối quan hệ giữa các cấp chính quyền Nhà nước về vấn đề liên quan đến việc quản lý và điều hành ngân sách nhà nước. Để chế độ phân cấp quản lý mang lại kết quả tốt cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: Một là: phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế, xã hội của đất nước. Phân cấp quản lý kinh tế, xã hội là tiền đề, là điều kiện để thực hiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Quán triệt nguyên tắc này tạo cơ sở cho việc giải quyết m ối quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền qua việc xác định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp. T hực chất của nguyên tắc này là giải quyết m ối quan hệ giữa nhiệm vụ và quyền lợi, quyền lợi phải tương xứng với nhiệm vụ được giao. Mặt khác, nguyên tắc này còn đảm bảo tính độc lập tương đối trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở nước ta. Hai là: ngân sách t rung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung các nguồn lực cơ bản để đảm bảo thực hiện các mục tiêu trọng yếu trên phạm vi cả nước. Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ vị trí quan trọng của Nhà nước trung ương trong quản lý kinh tế, xã hội của cả nước mà Hiến pháp đã quy định và từ tính chất xã hội hoá của nguồn tài chính quốc gia. Nguyên tắc này được thể hiện: - Mọi chính sách, chế độ quản lý ngân sách nhà nước được ban hành thống nhất và dựa chủ yếu trên cơ sở quản lý ngân sách trung ương. - Ngân sách trung ương chi phối và quản lý các khoản thu, chi lớn trong nền kinh tế và trong xã hội. Điều đó có nghĩa là: các khoản thu chủ yếu có tỷ trọng lớn phải được tập trung vào ngân sách trung ương, các khoản chi có tác động đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của cả nước phải do ngân sách trung ương đảm nhiệm. Ngân sách trung ương chi phối hoạt động của ngân sách địa phương, đảm bảo tính công bằng giữa các địa phương. Ba là: phân định rõ nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp và ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu, số bổ sung từ ngân sách cấp t rên cho ngân sách cấp dưới được cố định từ 3 đến 5 năm. Hàng năm, chỉ xem xét điều chỉnh số bổ sung một phần khi có trượt giá và m ột phần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chế độ phân cấp xác định rõ khoản nào ngân sách địa phương được thu do ngân sách địa phương thu, khoản nào ngân sách địa phương phải chi do ngân sách địa phương chi. Không để tồn tại tình trạng nhập nhằng dẫn đến tư tưởng trông chờ, ỷ lai hoặc lạm thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Có như vậy m ới tạo điều kiện nâng cao tính chủ động cho các địa phương trong bố trí kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời là điều kiện để xác định rõ trách nhiệm của địa phương và trung ương trong quản lý ngân sách nhà nước, tránh co kéo trong xây dựng kế hoạch như trước đây. 3
- Đề tài 33: PHÂN CẤP Q UẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Bốn là: đảm bảo công bằng trong phân cấp ngân sách. Phân cấp ngân sách phải căn cứ vào yêu cầu cân đối chung của cả nước, cố gắng hạn chế thấp nhất sự chênh lệch về văn hoá, kinh tế, xã hội giữa các vùng lãnh thổ. III. NỘ I DUNG CỦA PHÂN CẤP Q UẢN LÝ NGÂN SÁC H NHÀ NƯỚ C Dựa trên cơ sở quán triệt những nguyên tắc trên, nội dung của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước được quy định rõ trong chương II và III của luật ngân sách nhà nước bao gồm : Nội dung thứ nhất là phân cấp các vấn đề liên quan đế quản lý, điều hành ngân sách nhà nước từ trung ương đến địa phương trong việc ban hành, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát về chế độ, chính sách. Tiếp theo là phân cấp về các vấn đề liên quan đế nhiệm vụ quản lý và điều hành ngân sách nhà nước trong việc ban hành hệ thống biểu m ẫu, chứng từ về trình tự và trách nhiệm của các cấp chính quyền trong xây dựng dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách và tổ chức thực hiện kế hoạch ngân sách nhà nước. Về các khoản thu ngân sách nhà nước: Hiện nay, theo luật ngân sách nhà nước sửa đổi, việc phân chia nội dung thu ngân sách nhà nước không dựa vào tính chất sở hữu, tổ chức của cơ sở kinh tế mà theo cơ chế: * Mỗi cấp ngân sách đều có các khoản thu được hưởng 100%. Như vậy, có thể giúp chính quyền địa phương chủ động bố trí cân đối ngân sách cấp mình * Các khoản thu được phân chia t heo tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách. Hiện nay, luật quy đinh: * Tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng tỉnh do Chính phủ quyết định và nó được áp dụng chung đối với tất cả các khoản thu được phân chia và được xác định riêng cho từng tỉnh. Các khoản thu được phân chia gồm : Thuế giá trị gia tăng không kể thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hoá nhập khẩu và thu từ hoạt động xổ số kiến thiết. Thuế thu nhập doanh nghiệp không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hoạt động xổ số kiến thiết. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. 4
- Đề tài 33: PHÂN CẤP Q UẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài của các tổ chức, cá nhân nước ngoài có vốn đầu tư tại Việt nam Thu sử dụng vốn ngân sách của các doanh nghiệp nhà nước không kể thu sử dụng vốn ngân sách từ hoạt động xổ số kiến thiết. Phân định nguồn thu giữa NSTƯ và ngân sách tỉnh. Ngân sách t rung ương Ngân sách địa phương 1.tiền cho thuê đất 1.thuế GTGT hàng nhập khẩu 2.tiền cho thuê và bán nhà 2.thuế xuất, nhập khẩu thuộc sở hữu Nhà nước 3.thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ m ột số 3.lệ phí trước bạ m ặt hàng, dịch vụ) 4.thu từ hoạt động xổ số kiến 4.thuế thu nhập doanh nghiệp của thiết đơn vị hạch toán toàn ngành 5.viên trợ không hoàn lai của 5.thu từ dầu khí nước ngoài trực tiếp cho địa 6.thu nhập t ừ vốn góp của nhà nước, phương Các khoản thu 100% tiền thu hồi vốn của nhà nước từ các 6.các khoản phí, lệ phí theo quy cơ sở kinh tế định 7.các khoản do Chính phủ vay, viện 7.các khoản đóng góp tự trợ không hoàn lại của Chính phủ nguỵện của cá nhân, tổ chức các nước trong và ngoài nước 8.các khoản phí, lệ phí theo quy 8.thu kết dư NS ĐP định 9.thu bổ sung từ NSTƯ 9.thu kết dư NS TƯ 10.các khoản thu khác theo quy 10.các khoản thu khác. định. 1.thuế GTGT (trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu và hoạt động sổ xố kiến thiết)2.thuế thu nhập doanh nghiệp Các khoản thu phân chia t heo tỷ (trừ các đơn vị hạch toán toàn ngành lệ phần trăm giữa NSTƯ và và hoạt động xổ số kiến thiết)3.thuế ngân sách tỉnh. thu nhập đối với người có thu nhập cao4.thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài5.thu từ sử dụng vốn ngân sách của các DNNN. 1.thuế chuyển quyền sử dụng đất2.thuế nhà đất3.thuế sử dụng đất nông nghiệp4.thuế tài nguyên5.thuế Các khoản thu phân chia giữa tiêu thụ đặc biệt với hàng sản xuát tỉnh, huyện, xã trng nước thu vào vàng m ã, kinh doanh vũ trường, mát xa,…tỷ lệ phân chia do UBND tỉnh quy định. Về các khoản chi ngân sách nhà nước 5
- Đề tài 33: PHÂN CẤP Q UẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Theo luật ngân sách nhà nước, nội dung chi ngân sách nhà nước được phân loại theo tổ chức kinh tế, từ ngân sách trung ương đến ngân sách các cấp địa phương đều có các khoản chi cơ bản giống nhau: Chi thường xuyên: là những khoản chi hết sức cần thiết và không thể trì hoãn, phải thực hiện thường xuyên hàng tháng, hàng năm để duy trì sự tồn tại của bộ m áy Nhà nước. Chi đầu tư, phát triển: là những khoản chi để hình thành tài sản cố định như mua sắm t ài sản cố định, đầu tư xây dựng các công trình kinh tế mũi nhọn, xây dung cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, xây dựng nhà cửa, đầu tư vào các động sản tài chính, sửa chữa lớn tài sản cố định, chi trả nợ gốc tiền vay… những khoản chi này gắn với việc điều chỉnh vĩ m ô của Nhà nước, tạo m ôi trường và điều kiện cho các T PKT hoạt động và phát t riển. Sự khác nhau cơ bản giữa hai nhóm chỉ tiêu trên thể hiện ở chỗ: chi thường xuyên có tính chất tiêu hao trực tiếp, còn chi đầu tư phát triển có tính chất thu hồi trong những điều kiện nhất định. Theo thứ tự ưu tiên thì chi thường xuyên được ưu tiên trước hết, sau đó m ới đến chi đầu tư phát triển. Thứ tự ưu tiên này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối vì nếu cứ ưu tiên chi t hường xuyên dễ dẫn đến phá vỡ cơ cấu kinh tế, và nếu cứ ưu tiên chi đầu tư phát triển dễ đẫn đến làm t ăng thâm hụt ngân sách nhà nước. Cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đều có hai khoản chi trên, tuy nhiên, giữa chúng cũng có sự khác nhau về quy m ô, phạm vi của các khoản chi. Chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương là những khoản chi có quy mô lớn, có tác dụng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, các khoản chi này nhìn chung là khó xác định chủ đầu tư và các công trình phúc lợi công cộng. Còn các khoản chi của ngân sách địa phương chỉ đầu tư cho những công trình, m ục tiêu được thực hiện trong phạm vi địa phương đó. Ngoài ra, có m ột số khoản chi thuộc đặc thù chức năng của ngân sách trung ương thì ngân sách trung ương đảm nhiệm : trả nợ vay, chi an ninh quốc phòng, chi về ngoại giao… Về số bổ sung từ nhân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới: Gồm hai loại: * Số bổ sung để cân đối ngân sách gồm số bổ sung ổn định trong suốt thời kỳ nhất định và số bổ sung tăng thêm hàng năm một phần theo tỷ lệ trượt giá và m ột phần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế * Số bổ sung theo m ục tiêu. Có thể nói, với những nội dung trên, hệ thống ngân sách nhà nước và chế độ phân cấp và quản lý ngân sách nhà nước đã bước đầu tạo cơ sở, điều kiện, hành lang pháp lý cho công tác quản lý, điều hành hoạt động ngân sách nhà nước có hiệu lực và có hiệu quả, theo những chuẩn mực nhất định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngân sách nhà nước trong cơ chế kinh tế m ới ở nước phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh. Lĩnh vực Ngân sách trung ương Ngân sách t ỉnh 6
- Đề tài 33: PHÂN CẤP Q UẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY NSTƯ đảm nhận các công trình NSĐP đảm nhận các công trình 1.Chi xây dựng cơ bản- Các công hạ tầng cơ sở không có khả năng hạ tầng cơ sở do địa phương trình kinh tế then chốt quan trọng.- thu hồi vốn do trung ương quản quản lý.Các xí nghiệp do địa Các công trình hạ tầng cơ sở2.Chi lý.Các xí nghiệp trong và ngoài phương quản lý.T rả nợ trong vốn lưu động.3.Chi trả nợ (t rong nước do trung ương quản lý.Hầu nước, địa phương đảm nhận và ngoài nước).4.Chi dự trữ Nhà hết NSTƯ đảm nhận chi trả nợ phần huy động xây dựng cơ sở nước. nước ngaòi.Hầu hêt NSTƯ đảm hạ tầng. nhiệm. Toàn bộ bộ m áy quản lý Nhà 1.C hi quản lý Nhà nước.2.Chi sự nước của trung ương Duy trì bảo Toàn bộ bộ m áy Nhà nước của nghiệp kinh tế nông nghiệp, thuỷ vệ đê điều trung ương Duy tu, tu địa phương Bảo vệ đê điều, hỗ lợi Lâm nghiệp Giao thong Kiến bổ các đường giao thông, các trợ làm t huỷ lợi, thuỷ nông Sửa thiết thị chính.3.Chi sự nghiệp giáo công trình kiến t hiết do trung chữa các đường giao thông địa dục phổ thong Chi hoạt động ương quản lý. Một số công trình phương Chi toàn bộ các trường thường xuyên giáo dục Chi quan trọng như xoá m ù chữ, giáo tự tiểu học trở lên, kể cả mẫu chương trình mục tiêu 4.Chi sự dục miền núi…Các trường đại giáo.Các trường trung học, dạy nghiệp đào tạo Các trường đại học. học đa ngành Một số trường nghề Cơ sở chữa và khám bệnh Các trường trung học 5.Chi y tế PTTH khu vực Các cơ sở y tế do địa phương quản lý Nghiên 6.Chi nghiên cứu khoa học 7.Chi chữa bệnh trung ương Nghiên cứu ứng dụng Các sự nghiệp văn hoá thông tin 8.Chi thể dục, cứu khoa học cơ bản Các sự văn hoá quần chúng do địa thể thao 9.Chi quốc phòng, an ninh nghiệp văn hoá quần chúng do phương quản lý Dân quân du 10.Chi hỗ trợ Đảng, đoàn, hội trung ương quản lý Toàn bộ hoạt kích và tuyển quân Các tổ chức 11.Chi t rợ cấp ngân sách xã 12.Chi động chính quy Các tổ chức thuộc địa phương Tuỳ thuộc khác thuộc trung ương Tuỳ thuộc khả vào phân bổ của NSTƯ năng của NS TƯ III. VIỆC PHÂN C ẤP Q UẢN LÝ NGÂN SÁCH SAU 10 NĂM THỰC HIỆN LUẬT NGÂN SÁC H: 1. Những kết quả đạt được qua 10 năm thực hiện Luật Ngân sách nhà nước Thứ nhất: Luật Ngân sách nhà nước đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả Ngân sách nhà nước; tăng tích lũy nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại; nâng cao thẩm quyền của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; trách nhiệm và quyền hạn chính phủ, các bộ ngành trung ương, các địa phương và đơn vị sử dụng Ngân sách nhà nước. Thứ hai: Luật Ngân sách nhà nước đã tạo điều kiện cho việc thực hiện quản lý tập trung thống nhất Ngân sách nhà nước; bảo đảm quyền quyết định của Quốc hội và việc điều hành thống nhất của Chính phủ đối với Ngân sách nhà nước; đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương đồng thời tăng cường phân cấp quản lý, tạo thế chủ động gắn với tăng cường trách nhiệm cho chính quyền địa phương. Việc phân cấp quản lý, sử dụng ngân sách tương đối rõ ràng, cụ thể góp phần nâng cao trách nhiệm, quyền hạn của các bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị trong quản lý, sử dụng Ngân sách nhà nước. 7
- Đề tài 33: PHÂN CẤP Q UẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Thứ ba: Cải cách và đổi mới toàn diện trong từng khâu của quá trình ngân sách (lập, chấp hành, kế toán và quyết toán ngân sách). Vai trò của dự toán trong việc quản lý điều hành ngân sách đã được coi trọng; qui trình chi ngân sách được đổi m ới, chuyển từ hình thức cấp phát bằng hạn m ức sang phương thức các đơn vị sử dụng ngân sách được căn cứ vào nhiệm vụ, tiêu chuẩn, định m ức, chế độ chi để rút kinh phí theo dự toán được cấp có thẩm quyền giao; vai trò kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước được tăng cường; tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách được nâng cao; tăng cường vai trò thanh tra, kiểm t ra, kiểm toán gắn với xử lý trách nhiệm . Dự phòng ngân sách và dự trữ tài chính được qui định cụ thể tạo thế chủ động cho Ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, phòng chống thiên tai, dịch bệnh; thực hiện công khai ngân sách được đẩy mạnh. Thứ tư: Tăng cường thực hiện và tính chủ động của Quốc hội và Hội đồng nhân các cấp trong việc quyết định dự toán ngân sách, quyết định phân bổ ngân sách và phê chuẩn quyết toán Ngân sách nhà nước. Thứ năm : Việc phân bổ, giao dự toán ngân sách dần dần phù hợp với thực tế và đặc thù của các đơn vị đồng thời Luật cũng qui định rõ về cách thức và thời gian phân bổ ngân sách đồng thời yêu cầu việc phân bổ và giao dự toán toán phải khớp đúng tổng m ức, chi tiết theo từng lĩnh vực của dự toán Ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao tạo sự minh bạch trong phân chia ngân sách và tíh chủ động cho các đơn vị sử dụng ngân sách. * Về phân cấp quản lý ngân sách - Hệ thống Ngân sách nhà nước hiện nay còn mang tính lồng ghép nên qui trình ngân sách (khâu dự toán và quyết toán) khá phức tạp và nếu HĐND tuân thủ phương án phân bổ ngân sách của ngân sách cấp trên thì việc quyết định dự toán của HĐND chỉ mang tính hình thức, nếu không tuân thủ thì dẫn đến quyết định dự toán của Quốc hội hoặc HĐND cấp trên không được cấp dưới tuân theo. Việc đưa ra kết luận, kiến nghị kiểm toán cũng sẽ rất khó khăn nhất là trong các trường hợp việc không tuân thủ các quyết định của cấp trên nhưng lại phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, mang lại hiệu quả mà không làm lãng phí ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. - Một số địa phương chưa chủ động phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho cấp dưới m ặc dù Luật Ngân sách nhà nước đã qui định rõ thẩm quyền thuộc về địa phương. Phân cấp nguồn thu cho ngân sách xã cũng chưa hợp lý, các xã đều được hưởng tối thiểu 70% của 5 khoản thu (thu thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp t hu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất) dẫn đến quá trình thực hiện m ột số xã thừa nguồn để thực hiện nhiệm vụ chi t rong khi có xã nguồn thu chưa đảm bảo được nhiệm vụ chi. - Về ngân sách địa phương hỗ trợ cho các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn: Luật Ngân sách nhà nước qui định không được dùng ngân sách của cấp này để chi nhiệm vụ của cấp khác, trừ trường hợp đặc biệt theo qui định của Chính phủ. Tuy nhiên trong thực tế, hầu hết các địa phương còn phải hỗ trợ thêm kinh phí cho các cơ quan trung ương ở địa phương (cơ quan tư pháp, công an, 8
- Đề tài 33: PHÂN CẤP Q UẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY quân đội…) để thực hiện nhiệm vụ chung trên địa bàn. Việc hỗ trợ không được qui định cụ thể dẫn đến giữa các địa phương hỗ trợ cho đối tượng không thống nhất và gây áp lực về ngân sách của địa phương, nhất là đối với những tỉnh còn phải nhận hỗ trợ của ngân sách trung ương. Mặt khác khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát và kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm toán trong công tác quản lý sử dụng kinh phí này. - Về bố trí và sử dụng dự phòng: Luật Ngân sách nhà nước không quy định các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, các đơn vị dự toán (trong lĩnh vực giao thông, t hủy lợi, y tế…) khi phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc được để lại dự phòng để đáp ứng thực hiện các nhiệm vụ phát sinh đột xuất trong năm. Trong quá trình triển khai, do gặp khó khăn trong việc chủ động thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến phòng, chống thiên tai, dịch bệnh một số bộ, ngành và cơ quan khi giao dự toán đã lập quĩ dự phòng để phục vụ nhu cầu bất thường trong năm . Mặt khác Luật Ngân sách nhà nước chưa qui định chặt chẽ, cụ thể các khoản được phép chi từ nguồn dự phòng, dẫn đến nhiều địa phương đã sử dụng dự phòng để điều hành ngoài dự toán khoản chi “bất thường” mang tính chất mua sắm, chi hoạt động thường xuyên. 2. Những bất cập trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước: 2.1. Về phân cấp nguồn thu Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) qui định về phân cấp quản lý các khoản thu và các khoản chi giữa NSTW và NSĐP. Việc phân cấp NSĐP trong đơn vị tỉnh giữa ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã được giao cho HĐND tỉnh. NSTW và NSĐP tuy được đảm bảo tính độc lập bằng các khoản thu được hưởng 100%, nhưng nhìn chung hệ thống NSNN còn mang tính thứ bậc, và tính lồng ghép cao của ngân sách cấp dưới vào ngân sách cấp t rên. Cụ thể là khoản thu bổ sung của ngân sách cấp dưới từ ngân sách cấp trên được Quốc hội quyết định hàng năm, còn khoản thu điều tiết từ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí xăng dầu theo Điều 30 Khoản 2 Luật NSNN cũng được phân cấp trong thời kỳ ổn định bởi Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo Nghị quyết của Quốc hội. Uỷ ban t hường vụ Quốc hội có thể quyết định tỉ lệ thu điều tiết linh hoạt giữa NSTW hoặc NSĐP, nhưng việc tăng tỉ lệ điều tiết về NS TW có thể làm hạn chế quyền tự chủ của địa phương có điều kiện kinh tế xã hội phát triển trong quản lý và khai thác nguồn thu đáp ứng yêu cầu phát triển. Còn đối với địa phương không có khả năng tự cân đối nguồn thu so với nhiệm vụ chi, qui định khoản thu bổ sung của ngân sách địa phương theo Luật NSNN hiện nay là tạo ra lợi ích để các địa phương không cân đối được nguồn thu để thực hiện nhiệm vụ chi. Luật NSNN tuy có phân cấp cho HĐND tỉnh trong quyết định các khoản thu trong phạm vi địa phương nhưng Quốc hội vẫn nắm quyền điều tiết lớn thông qua quyết định khoản t hu bổ sung có m ục tiêu. Hơn thế nữa, thông qua qui định thưởng tăng thu so với dự toán cho NSĐP (Điều 59 Khoản 5), Quốc hội có thể tác động vào nguồn thu tại các địa phương. HĐND tỉnh quyết định phân cấp khoản thu và khoản chi thuộc địa phương theo Điều 32 và Điều 33 Luật NSNN. HĐND tỉnh căn cứ vào t ờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỉ lệ % phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương thực hiện trong năm tài chính tiếp theo, báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế – Ngân sách của HĐND tỉnh và ý kiến 9
- Đề tài 33: PHÂN CẤP Q UẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY đại biểu HĐND, HĐND tỉnh quyết định phân cấp nguồn thu, tỉ lệ phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương thực hiện trong thời kỳ ổn định. Có thể thấy quyền tự chủ của HĐND tỉnh thông qua việc quyết định phân cấp các khoản thu trong phạm vi địa phương theo Luật NS NN đối với khoản thu được hưởng 100%. Các cấp ngân sách huyện và xã chỉ được thu theo quyết định phân cấp quản lý nguồn thu theo Nghị quyết của HĐND tỉnh. Nên thực chất, có thể nói việc tự chủ của các cấp ngân sách trong tỉnh còn bị hạn chế. Do các địa phương có các điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau cũng như có các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng khác nhau nên việc thống nhất tỉ lệ điều tiết giữa NSTW và NSĐP được giao trong thời kỳ ổn định là khó khăn. Hiện nay, công thức tính tỉ lệ phân chia là m ột loại công thức gián tiếp mang tính tổng thể. Việc tính toán tỉ lệ điều tiết, mức bổ sung cho mỗi cấp có nhiều phức tạp do cách tính mức thiếu hụt cần bổ sung cho ngân sách tỉnh bao gồm cả m ức thiếu hụt của các cấp huyện, xã trong tỉnh. Đến nay chưa có sự thẩm định nào nhất quán về tính hợp lý của các dự toán do cấp dưới lập. Do đó việc kéo dài hỗ trợ ngân sách mang tính cảm tính[1] . Thực tế này cho thấy sự khác biệt trong việc áp dụng qui định pháp luật về phân cấp quản lý NSNN theo Luật Ngân sách nhà nước đối với từng địa phương. 2.2. Về phân cấp nhiệm vụ chi Về nguyên tắc, Luật NSNN qui định các hạng mục chi phân cấp cho NSTW và NS ĐP. Tổng chi t rong Dự toán NS NN hàng năm của m ỗi cấp ngân sách được Quốc hội quyết định cùng với khoản bổ sung cân đối cho NSĐP. - Về chi cho đầu tư phát triển Luật NSNN qui định nhiệm vụ chi đầu tư phát triển cho đầu tư xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội không có khả năng thu hồi vốn do cấp t rung ương hoặc địa phương quản lý. Luật NSNN qui định thẩm quyền của Quốc hội t rong quyết định các dự án, các công trình quan trọng quốc gia được đầu tư từ NSNN (Điều 15 khoản 5) còn Chính phủ thực hiện tổ chức và điều hành NSNN được Quốc hội quyết định, kiểm tra việc thực hiện NSNN trong đó có các dự án và công trình quan trọng quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, các dự án và công trình xây dựng cơ bản khác (Điều 20, Khoản 5). Chính phủ với tư cách là cơ quan điều hành NSNN có quyền phân cấp việc quản lý đầu tư xây dựng các công trình, dự án có sử dụng NSNN. Luật NSNN qui định nhiệm vụ chi đầu tư phát triển trong đó có hạng mục chi đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp t huộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước. Đây là qui định m ở cho Chính phủ cụ thể hóa quyền đầu tư của nhà nước vào doanh nghiệp. Xét từ góc độ phân bổ nguồn lực công, thì việc Luật NSNN đặc định một số doanh nghiệp nhà nước để hỗ trợ hay đầu tư là tạo ra lợi ích vật chất không thể đảm bảo nguyên tắc công bằng và bình đẳng trong tạo cơ hội phát triển chung cho các doanh nghiệp nếu không đưa ra căn cứ lý luận và thực tiễn về hiệu quả và ý nghĩa của việc sử dụng NSNN. Trên thực tế, Luật NSNN chưa qui định cụ thể quyền 10
- Đề tài 33: PHÂN CẤP Q UẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY quyết định đầu tư bằng vốn NSNN vào các doanh nghiệp, trách nhiệm và nghĩa vụ giám sát vốn đầu tư của Nhà nước dẫn tới tình trạng khó xác định cơ quan chịu trách nhiệm chính t rong việc theo dõi việc sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước và phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của DNNN. Việc áp dụng phương thức quản lý thu chi đối với một số hạng mục chưa thích hợp, chưa bảo đảm các nguồn lực tập trung vào NSNN cụ thể là còn tình trạng thiếu kiểm soát chặt chẽ đối với tiền bán cổ phần, khoản tiền lợi nhuận từ liên doanh dầu khí t hực hiện theo phương thức ghi thu, ghi chi chưa được đưa vào cân đối NS NN hàng năm[2]. Để tạo ra cơ sở pháp lý bảo đảm xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức sử dụng NSNN đầu tư vào Tập đoàn kinh tế nhà nước và T ổng công ty nhà nước trong điều kiện Luật Doanh nghiệp nhà nước hết hiệu lực thì Luật NS NN cần làm rõ thẩm quyền và trách nhiệm quản lý vốn và tài sản của nhà nước đưa vào kinh doanh cũng như qui định nghĩa vụ công khai thông tin về hoạt động tài chính cũng như hiệu quả kinh tế xã hội của các tổ chức kinh doanh này. - Về chi thường xuyên Các khoản chi thường xuyên là các khoản chi không thể thiếu được để duy trì các m ặt hoạt động của bộ m áy nhà nước. Các khoản chi được lập phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí và lệ phí và theo các chế độ, tiêu chuẩn định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành (Luật NS NN,Điều 37). Luật NS NN qui định nghĩa vụ hỗ trợ của NS cấp t rên cho NS cấp dưới khi phát sinh các nhiệm vụ quan trọng cần thiết mà sau khi bố trí lại NSNN, sử dụng dự phòng, dự trữ tài chính vẫn chưa đáp ứng được (Điều 36, Khoản 3). Các cơ quan nhà nước được thực hiện các khoản chi trong phạm vi kinh phí được cấp. Đối với các cơ quan trung ương, ngoài việc thực hiện các khoản chi trong phạm vi hoạt động quản lý của m ình còn thực hiện các chương trình dự án có sự phối hợp thực hiện với chính quyền địa phương. Trên thực tế, sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về tổng thu và chi NSTW và NSĐP, Thủ tướng Chính phủ căn cứ vào đề nghị của các cơ quan quản lý, cơ quan ban ngành liên quan quyết định các chương trình dự án cụ thể trong đó cơ quan địa phương được ủy quyền thực hiện việc dự án thuộc nhiệm vụ chi của NSTW. Chi thường xuyên chủ yếu phục vụ cho việc trả lương, trong đó m ức lương của công chức nhà nước được hưởng chế độ ngạch bậc lương thống nhất, việc phân bổ kinh phí cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước và Đảng, đoàn thể theo chỉ tiêu biên chế nên khó kiểm soát việc chi NSNN gắn với kết quả công việc. Còn trong phân bổ chi thường xuyên cho các lĩnh vực như chi cho sự nghiệp giáo dục tuy trên thực tế có phân biệt đô thị, đồng bằng, miền núi vùng cao, nhưng mức chênh lệch trong định m ức phân bổ không lớn, vẫn m ang tính chất cào bằng[3]. Hiện nay, chi cho giáo dục, y tế, giao thông là nhiệm vụ chi quan trọng trong đó nhà nước đóng vai trò chính trong việc cung cấp dịch vụ. Việc phân cấp cụ thể cho các địa phương căn cứ vào mức chi cho giáo dục trên đầu người, trừ một số địa phương như Bà Rịa, Vũng Tầu, thành phố HCM, nơi thu nhập bình quân chi cho đầu người cao nhất nên trên thực tế, các tỉnh có thu nhập bình quân đầu người thấp nhận được m ức đầu tư cho giáo dục trên đầu người cao hơn so với các tỉnh khác[4]. Nhìn chung, chi thường xuyên cũng giống như chi đầu tư phát triển vẫn mang nặng tính công bằng, tính bình quân, chưa thực sự có tính định hướng rõ ràng về chiến lược, đầu tư mũi nhọn. Bởi vậy, vấn đề đặt ra là phải làm thế nào điều chỉnh việc phân cấp nguồn thu đáp ứng nhiệm vụ chi trên cơ sở phát 11
- Đề tài 33: PHÂN CẤP Q UẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY huy lợi thế của các địa phương trong tạo nguồn thu, hỗ trợ các địa phương theo yêu cầu thực tế tránh phân cấp công bằng mang tính hình thức. IV. MỘ T SỐ KIẾ NGH Ị N 1. Đảm bảo quyền tự chủ tài chính của địa phương Hiện nay, quyền tự chủ của địa phương gắn với việc phân định lợi ích các khoản thu 100% NSĐP được hưởng và khoản thu điều tiết cũng như khoản cân đối bổ sung của NS TW cho NSĐP. Trên thực tế, việc qui định khoản chi bổ sung cho NSĐP dễ làm phát sinh tình trạng bội chi của NSTW. Bởi vậy, phân cấp nguồn thu với tỉ lệ điều tiết cố định sẽ giảm bớt gánh nặng cho NS TW buộc các địa phương phải tự cân đối nhiệm vụ thu, chi phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương đồng thời phát huy quyền chủ động trong khai thác nguồn thu của địa phương. Ngoài ra, trên cơ sở kết quả giám sát chi NSNN cần thiết phải điều chỉnh hợp lý các nhiệm vụ chi theo hướng tăng nhiệm vụ chi và bổ sung cân đối cho địa phương thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Bên cạnh đó, cần cho phép địa phương điều chỉnh định mức phân bổ cho sát với quản lý tài chính ở các địa phương và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc kiểm soát chi NSNN trong phạm vi địa phương đảm bảo cho việc sử dụng có hiệu quả NSNN. 2. Đảm bảo gắn trách nhiệm của cơ quan được phân cấp với hiệu quả chi NSNN Hiệu quả của chi tiêu NSNN là một khái niệm mang tính chuẩn tắc m à m ọi quốc gia cần phải hướng tới và có thể được hiểu một cách khá thống nhất, đó là cùng m ột lượng vốn đầu vào có thể tạo ra được m ột lượng đầu ra tối ưu[5]. Tính hiệu quả chi NSNN phải thể hiện ở Dự toán NS NN phải phản ánh trung thực nhu cầu chi tiêu và bảo đảm việc chi tiêu đó mang lại hiệu quả trên thực tế. Đối với các dự án đầu tư nhằm mục đích phát triển kinh tế khu vực, không phải dự án nào cũng đạt hiệu quả kinh tế, tuy nhiên, cũng cần đặt ra tiêu chí để hạn chế việc các cơ quan có thẩm quyền lạm dụng quyền quyết định đầu tư làm t hất thoát vốn NSNN. Còn đối với hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực phi lợi nhuận là lĩnh vực giáo dục, y tế và an sinh xã hội, thì hiệu quả chi NSNN chỉ có thể đánh giá được thông qua sự thay đổi về chất lượng của dịch vụ công và sự thay đổi của dịch vụ y t ế, giáo dục được cung cấp. Việc phân bổ nguồn thu để thực hiện các hoạt động này cần phải dựa trên kết quả điều tra xã hội học và thẩm định phương án đầu tư cũng như đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp sau đầu tư để làm căn cứ khắc phục những thiếu sót trong quyết định đầu tư gây thất thoát cho NSNN. Ngoài ra, để xác định trách nhiệm của cơ quan và người có thẩm quyền trong quyết định và sử dụng NSNN, cần qui định thẩm quyền quyết định chi NSNN cho đầu tư phát triển trong Luật NSNN làm cơ sở đề cao trách nhiệm trong quản lý và giám sát chi NSNN. Trên thực tế, đầu tư công tính bình quân trên đầu người giữa các địa phương là khác nhau. Theo đánh giá chi ngân sách theo GDP theo tỉnh thì có một sự ưu tiên khá rõ cho các tỉnh nghèo t rong phân bổ chi NSNN: các tỉnh nghèo nhận được phần chi ngân sách lớn hơn khá nhiều so với các tỉnh khác trong khi tỉnh nghèo đóng góp cho NSNN thấp[6]. Việc ưu tiên chi NSNN cho các tỉnh nghèo để thực hiện 12
- Đề tài 33: PHÂN CẤP Q UẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY m ục tiêu xóa đói giảm nghèo, giảm bớt sự khoảng cách phát triển giữa các địa phương là cần thiết, t uy nhiên, cần thường xuyên đánh giá hiệu quả đầu tư của NSNN cho mục đích này, công khai hóa các chương trình, nguồn ngân sách thực hiện trước khi quyết định triển khai để gắn hiệu quả sử dụng NSNN với m ục tiêu của chương trình, đảm bảo quyền giám sát của cơ quan và người dân nói chung cũng như nghĩa vụ điều chỉnh phân cấp khoản thu chi hàng năm nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội của các dự án. 3. Bảo đảm chất lượng quyết định Dự toán ngân sách nhà nước hàng năm Kết quả của phân cấp quản lý NSNN được ghi nhận trong Dự toán NSNN do Quốc hội thông qua hàng năm và còn kết quả chấp hành Dự toán NSNN chính là tiền đề để điều chỉnh phân cấp quản lý NSNN. Do t hẩm quyền quyết định NSNN tập trung cho Quốc hội nên chất lượng kỳ họp của Quốc hội quyết định quan trọng đến Dự toán NSNN phù hợp với các nguyên tắc cũng như các qui định về phân cấp quản lý NSNN. Hiện nay, Quốc hội trong 1 năm chỉ họp 2 lần, Đại biểu Quốc hội đa số hoạt động kiêm nhiệm, nên khó có thể xem xét các vấn đề m ột cách t hực chất, Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội đóng vai t rò quan trọng trong thẩm tra, thảo luận và giám sát các vấn đề trước khi t rình lên Quốc hội. Thông thường, Quốc hội thảo luận và biểu quyết từng phần hoặc toàn bộ nhiệm vụ tài chính, giải pháp tăng thu, t ăng chi, phương án thu phí, lệ phí, định mức phân bổ. Nhiều vấn đề m ang tính chủ trương, qui hoạch, kế hoạch, xem xét hiệu quả, xem xét vấn đề nợ đọng được đưa ra, tuy nhiên, các giải trình ngay còn thiếu tính hợp lý và căn cứ khoa học, bởi vậy, những vấn đề được Đại biểu Quốc hội đưa ra cần được cơ quan chức năng rà soát, kiểm t ra và báo cáo kết quả thực hiện trong các kỳ họp của Quốc hội, việc thẩm tra chính xác mới có ý nghĩa trong thông qua Dự toán NSNN sát với thực tế, điều chỉnh phân cấp quản lý NSNN và tránh thất thoát lãng phí tài sản của nhân dân. Ngoài ra, giám sát chấp hành NSNN trên thực tế cũng như thực hiện quyền cắt giảm đầu tư cho các chương trình, dự án không có hiệu quả của Quốc hội là giải pháp tốt nhất cho việc thực thi có hiệu quả quyền đại diện của nhân dân cũng như nâng cao vị trí, vai t rò của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay. KẾ LUẬN T Nhìn chung Luật NSNN cần được sửa đổi theo hướng tăng quyền tự chủ về tài chính cho NSĐP, qui định những nguyên tắc cơ bản chi đầu tư phát triển và cơ chế điều chỉnh phân cấp chi thường xuyên để đảm bảo sử dụng có hiệu quả hỗ trợ của NSTW và nguồn thu tạo lập ở các địa phương. Việc tăng quyền chủ động cho các địa phương có điều kiện phát triển ổn định thông qua xác lập tỉ lệ điều tiết cố định theo Luật NSNN sẽ góp phần tạo ra sự ổn định về tài chính cho NSĐP. Đây cũng là tiền đề quan trọng để giảm bớt sự lệ thuộc của các địa phương vào NSTW và tăng cường giám sát chi NSNN tại các địa phương. Để các qui định về phân cấp quản lý NSNN trở thành căn cứ để xác định quyền và lợi ích của các cấp chính quyền và người dân nói chung, bên cạnh chi tiết hóa đối tượng phân cấp thì xác định thẩm 13
- Đề tài 33: PHÂN CẤP Q UẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY quyền quyết định và trách nhiệm cụ thể của cơ quan, tổ chức và người đứng đầu trong Luật NSNN là căn cứ phòng ngừa vi phạm và nâng cao hiệu quả và trách nhiệm đối với sử dụng NSNN. TÀI LIỆU THAM KH ẢO : [1] Tham khảo từ: "Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách ở Việt nam " ThS. Phạm Thị Thanh Vân, Thị trường tài chính tiền tệ. Số 8 15/4/2008 [2] Tham khảo từ: "Chi ngân sách: Mừng ít, lo nhiều" của ghi chép về thảo luận tại Quốc hội, ghi chép bởi Minh Thúy ngày 31/10/2008, tải từ: ht tp://vneconomy.vn. [3] Xem thêm: Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN 2007. Ban hành kèm theo Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg, Ban hành kèm theo Quyết định số 151/2006/QĐ-TT g ngày 29/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ. [4] Tham khảo từ: "Phân tích công bằng và hiệu quả của chi ngân sách theo tỉnh". T ác giả: TS. Nguyễn Thị Minh, T S Nguyễn Quang Dong, Tạp Chí Tài chính, S 12/2009, trang 39, 41. . ố [5] Tham khảo từ bài viết của TS Nguyễn Thị Minh, TS Nguyễn Quang Dong: "Phân tích tính công . bằng và hiệu quả của chi ngân sách theo tỉnh". Tạp Chí Tài chính 12/2009, trang 38. [6] Tham khảo từ: bài của Tác giả: TS. Nguyễn Thị Minh, TS. Nguyễn Quang Dong, Sđd trang 38. Tham khảo từ: “ Nghiên cứu pháp luật tài chính công Việt Nam", Chủ nhiệm : TS.Phạm Thị Giang Thu, 2011, Đại học Luật Hà Nội, tr.129 – 138 Xem thêm: Luật Ngân sách nhà nước sau 10 năm t hực hiện 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
11 p | 549 | 81
-
Thuyết trình: Thực trạng và giải pháp phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước tại Việt Nam
20 p | 210 | 35
-
LUẬN VĂN: Những bất cập và giải pháp hoàn thiện chế độ phân cấp quản lý NSNN ở Việt nam trong điều kiện hiện nay
29 p | 132 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Attapư nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
218 p | 78 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý quá trình dạy học của trường THPT tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh phân cấp QLGD
34 p | 107 | 16
-
Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý quá trình dạy học của trường THPT tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh phân cấp QLGD
226 p | 103 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá phân cấp quản lý nhà nước ở địa phương trong công tác đấu thầu dự án đầu tư công
63 p | 41 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cơ quan sử dụng nguồn vốn ngân sách của thành phố Hà Nội đến năm 2020
0 p | 99 | 15
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý nhân sự hành chính nhà nước ở Việt Nam
27 p | 74 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở thành phố Hà Nội trong điều kiện áp dụng mô hình chính quyền đô thị
27 p | 20 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân cấp quản lý hệ thống công trình thủy lợi
94 p | 30 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cơ quan sử dụng nguồn vốn ngân sách của thành phố Hà Nội đến năm 2020
0 p | 73 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
129 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực tổ chức bộ máy và cán bộ công chức
110 p | 37 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật: Pháp luật về phân cấp quản lý kinh tế tại Việt Nam
28 p | 12 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh
26 p | 39 | 3
-
Tóm tắt luận văn Tiến sĩ Kinh tế: Phân cấp quản lý NSNN ở CHDCND Lào - Thực trạng và giải pháp
14 p | 39 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn