intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Quốc gia và văn hóa ảnh hưởng đến sự thay đổi và sự đổi mới của tổ chức

Chia sẻ: Hfhgfvhgf Hfhgfvhgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

106
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Quốc gia và văn hóa ảnh hưởng đến sự thay đổi và sự đổi mới của tổ chức nhằm xây dựng dựa trên một quan điểm đồng tiến hóa (Lewin, Long, và Carroll, 1999) và một cách tiếp cận đa cấp độ (Lammers, 1978), chúng ta xem xét lại những động lực và những sự phức tạp của những mối quan hệ trong số những hình thái thuộc về thể chế, những thực tiễn quản lý, và sự thay đổi và sự đổi mới thuộc về tổ chức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Quốc gia và văn hóa ảnh hưởng đến sự thay đổi và sự đổi mới của tổ chức

  1. Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh Khoa Đào Tạo Sau Đại Học Lớp Cao Học Quản Trị Kinh Doanh 2008 ----------------------- Môn Quản Trị Thay Đổi Bài dịch chương 11 QUỐC GIA VÀ VĂN HÓA ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAY ĐỔ I VÀ SỰ ĐỔI MỚI CỦA TỔ CHỨC HANDBOOK OF ORGANIZATIONAL CHANGE AND INNOVATION Giảng viên: Ts. Nguyễn Hữu Lam Ths. Trần Hồng Hải Biên dịch: Nhóm 11: Huỳnh Gia Xuyên Trần Phạm Thanh Vân Trần Quốc Tế Vũ Thị Bích Vân TP.HCM, Tháng 06 – 2010 1
  2. CHƯƠNG 11 QUỐC GIA VÀ VĂN HÓA ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VÀ SỰ ĐỔI MỚI CỦA TỔ CHỨC Arie Y. Lewin & Jisung Kim Ngành khoa học xã hội đã được khám phá và được thể hiện qua các luận điểm về văn hóa, lịch sử, chính trị, xã hội và khía cạnh kinh tế của một quốc gia, nó ảnh hưởng đến thực tiễn quản lý và sự thích ứng mang tính chiến lược của tổ chức (Adler, Doktor và Redding, 1986; Badie và Birnbaum, 1983; Chandler, 1990; Clegg và Reddings, 1990; Djelic, 1998; Fligstein, 1996; Hickson và McMillan, 1981; Lammers, 1978; Lange và Regini, 1989; Meyer, 1994; Nelson, 1993; Putnam, 1993; Skocpol, 1985; Stinchcombe, 1965; Warner, 1997; Weber, Hsee, và Sokolowska, 1998; Whitley, 1999). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ tập trung đến một phần trong những mối quan hệ, phản ánh sự định hướng và thường liên quan đến những vấn đề về lịch sử mà không dựa trên cơ sở lý thuyết của những sự kiện đã được khảo sát. Kết quả là một lý thuyết rời rạc trong quản lý so sánh (Redding, 1997). Sự giả định ẩn làm nền tảng cho những lý thuyết về sự chọn lọc thích nghi đã được xem xét bởi Lewin, Weigelt, và Emory (chương 5 của cuốn sách này) là sự áp dụng phổ biến trong việc giải thích hiện tượng của quá trình thích nghi và sự chọn lọc. Những lý thuyết của sự thích nghi và s ự chọn lọc đã xem xét lại trong quyển sách này, ví dụ, không có liên quan đặc biệt khi đề cập đến sự kiện xảy ra ngẫu nhiên tùy thuộc vào hiệu ứng vừa phải của quốc gia đối với một vài trường hợp ngoại lệ (ví dụ, lý thuyết thuộc về thể chế). Mặc dù lý thuyết thuộc về thể chế đưa vai trò của bang vào trong sự thay đổi của tổ chức (phép đẳng cấu cưỡng ép và có tính quy chuẩn) tập trung vào những quá trình thuộc về thể chế như là những ảnh hưởng ban đầu phổ biến của sự thay đổi. Tuy nhiên, lý thuyết thuộc về thể chế cung cấp những khung hữu ích cho việc tổng hợp, kiểm tra, và 2
  3. phát triển nhiều hơn những lý thuyết thuộc về xã hội học và sự thay đổi tổ chức (Elder, 1976; Kohn, 1987). Chương này xây dựng dựa trên một quan điểm đồng tiến hóa (Lewin, Long, và Carroll, 1999) và một cách tiếp cận đa cấp độ (Lammers, 1978), chúng ta xem xét lại những động lực và những sự phức tạp của những mối quan hệ trong số những hình thái thuộc về thể chế, những thực tiễn quản lý, và sự thay đổi và sự đổi mới thuộc về tổ chức. Việc hiểu được những sự thay đổi do tiến hóa tạo ra tại cấp độ thể chế là một điều cần thiết để giải thích một vài nguyên nhân và những nguồn gốc của sự thay đổi và sự đổi mới tại cấp độ công ty. Kết hợp với những quan điểm thuộc về sinh thái và thể chế, những nhà nghiên cứu đề nghị rằng những quá trình thuộc về thể chế và kỹ thuật nên được xem như là những quá trình quan trọng thuộc về môi trường mà tạo nên những hình thức và hành vi thuộc về tổ chức và tạo thành những tiêu chuẩn chọn lựa cho sự tồn tại thuộc về tổ chức (Baum, 1996; Singh và Lumsden, 1990). Chúng ta tranh luận rằng hình thái cụ thể của một quốc gia hợp pháp hóa và được phản ánh đặc biệt qua những thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và những tổ chức công mà chứng tỏ tác động vừa phải của những hình thức chủ nghĩa tư bản của quốc gia vào sự đổi mới và sự thay đổi thuộc về tổ chức. Bài thuyết trình về những thực tiễn quản lý phản ánh những hình thái cụ thể của một quốc gia được xác định bởi những nhân tố thuộc về lịch sử, văn hóa, chính trị, kinh tế và xã hội bao gồm một tài liệu văn bản lâu đời và đang phát triển trong khoa học xã hội (ví dụ, liên quan tới việc phát triển kinh tế, khoa học thuộc về chính trị, môn xã hội học, quản trị quốc tế, chiến lược, tâm lý xã hội, vân vân). Sự tranh luận cơ bản đã tìm thấy trong tài liệu văn bản này là những quốc gia đó phát triển dần dần những hình thái duy nhất của chính trị và những thể chế kinh tế, nhưng giao ước xã hội, và những hệ thống giáo dục mà phản ánh luật lệ chung của văn hóa, những giá trị, và lịch sử của một quốc gia. Với “sự toàn cầu hóa” về những hoạt động của doanh nghiệp, câu hỏi đặt ra và những nhân tố cụ thể của một quốc gia ảnh hưởng như thế nào đến những thực tiễn quản lý đã làm nổi bật một khả năng quan trọng. 3
  4. Chúng ta xem xét một loạt những sự tranh luận có tính chất lý thuyết và những 4
  5. nghiên cứu thực nghiệm bao gồm những hình thái về thể chế và sự ảnh hưởng của những 5
  6. hình thái về thể chế đến những thực tiễn quản lý. Chúng ta chấp nhận nghiên cứu trước 6
  7. đó về thể chế và những nhân tố quản lý (Lewin và những đồng nghiệp, 1999; Whitley, 7
  8. 1996) trong việc chọn lựa những khía cạnh của hình thái thể chế và những thực tiễn quản 8
  9. lý. Chúng ta phát triển một khung tích hợp hình thái thể chế và những thực tiễn quản lý để cấu thành nên những sự tranh luận của chúng ta và khám phá sự vận động của những mối quan hệ. Đặc biệt, chúng ta tranh luận rằng những thực tiễn quản lý như những cấu trúc của sự cai quản, quyền lực và kiểm soát, những mối quan hệ về sự thuê mướn nhân công, và những mô hình chiến lược phản ánh những hình thái thể chế của một quốc gia như là những điều kiện thành lập của quốc gia, vai trò của chính phủ, hệ thống pháp lý, Những nhân tố thuộc về thể chế - Những điều kiện thành lập - Vai trò của chính phủ - Hệ thống luật pháp - Thị trường vốn - Hệ thống giáo dục - Văn hóa Sự thích nghi, sự thay đổi, và sự đổi mới th uộc về tổ chức Những thực tiễn quản lý - Cấu trúc của sự cai quản - Quyền lực và kiểm soát - Mối quan hệ thuê mướn nhân công - Mô hình chiến lược Hình vẽ 11.1 : Khung những ảnh hưởng của quốc gia đến sự thích nghi của công ty thị trường vốn, hệ thống giáo dục, và văn hóa, mà giữ vai trò như những ràng buộc về dân số và sự thay đổi, sự đổi mới tại cấp độ thuộc về tổ chức (xem hình vẽ 11.1) Những thực tiễn quản lý phát triển dần dần như một kết quả không bao giờ chấm dứt tác động qua lại giữa những sự thay đổi trong hình thái thuộc về thể chế bên trong những tổ chức đã được gắn sâu vào, những vận động của cấp độ dân số, và môi trường vĩ mô. Mục đích 9
  10. của chương này, chúng ta sử dụng quốc gia, đất nước, và văn hóa như một sự chọn lựa cho tác động vừa phải của một quốc gia đến quản lý chiến lược và sự thay đổi thuộc về tổ chức. Một cách tương tự, liên quan các yếu tố đất nước, liên quan các yếu tố quốc gia, liên quan các yếu tố đa văn hóa, và những nghiên cứu đối chiếu được dùng như những nghiên cứu thay thế. Chúng ta sử dụng cụm từ vừa phải để diễn đạt bằng lời quan điểm của chúng ta về những tác động cụ thể đến quốc gia tạo ra những sự kiện xảy ra ngẫu nhiên làm cho dịu đi những tác động có tính chất lý thuyết của những mối quan hệ trong số những khái niệm (Child và Kieser 1981; Fligstein 1996). Chúng ta tập trung vào nước Mỹ, Nhật Bản, và Đức trong khảo sát của chúng ta vì những sự thảo luận cụ thể cho ý nghĩa cốt yếu về những sự tranh luận của chúng ta, vì mỗi nước trong số ba nước đó đại diện cho một nền kinh tế dẫn đầu ở chính châu lục đó mà là nguồn gốc của những sự khác biệt nhau thuộc về thể chế, và vì những hình thái cụ thể của quốc gia dựa trên một kế hoạch chi tiết về tăng trưởng tương đối và quan trọng. Chúng ta không tranh luận rằng những quốc gia đó trong cùng một châu lục thì khác biệt với nhau. Trong thực tế, chúng thì khác biệt ở những châu lục khác nhau (Kim, 1998; Whitley, 1996). Ba nước trên, chúng ta tập trung vào tính đại diện tiêu biểu cả mặt học thuật và người đang thực hiện một kỹ năng, vì những ví dụ và những trường hợp thì tương đối dễ dàng hơn so với những quốc gia khác. Tuy nhiên, khi cần thiết, chúng ta bao gồm cả những trường hợp của những quốc gia khác để giúp đỡ minh họa những quốc gia trông có vẻ giống nhau có những sự tác động khác biệt nhau như thế nào về những thực tiễn quản lý. Những nền tảng khái niệm của các hình thái thể chế Nhà nước và mối quan hệ của nó với xã hội được quan tâm ngày càng cao (Badie và Birnbaum, 1983; Hickson và McMillan, 1981; Warner, 1997). “Cha đẻ” của các lý thuyết xã hội học - Marx, Durkheim, và Weber – mang đến sự khác biệt không quan trọng giữa các nhà nước và sự ảnh hưởng của chúng đến xã hội. Tuy nhiên, hệ thức có 10
  11. ảnh hưởng lớn đến nhà nước là hệ thống rời rạc trong số những lý thuyết trên, cũng như quan điểm cho rằng quốc tịch chính xác là sự xác định tư cách (ví dụ, độc đoán như sự tùy hứng của cá nhân) hạn chế nghiên cứu về vai trò của nhà nước. Những quan điểm này bắt đầu thay đổi nhanh chóng trong những năm 1960, khi nhà nước nổi lên như là một phương pháp chính của cuộc điều tra bởi những nhà xã hội học người Mỹ gốc Anh (Badie và Birnbaum, 1983; Skocpol, 1985; Steinmetz, 1999). Việc hiện đại hóa của các quốc gia ở thế giới thứ ba, được dẫn đầu bởi những nhà nước độc tài mạnh mẽ, sự nổi lên của tân chủ nghĩa Mác, và một sự tham chiếu liên tục ảnh hưởng của nhà nước vào nền kinh tế và xã hội trong hầu hết các nước phương Tây, đã biết ơn những học giả đến xem lại vai trò của nhà nước (Mitchell, 1999). Ngoài ra, khi sự cân bằng cũ giữa nền kinh tế thị trường và quyền lực của nhà nước đã bắt đầu dịch chuyển theo hướng thứ hai, những nhà xã hội học bắt đầu nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng sự ảnh hưởng và kết cấu của chính phủ (Parsons, 1971). Sự ảnh hưởng của nhà nước đến xã hội là không thể thiếu trong những quan điểm gần đây. “Sự nổi lên” của hoạt động kinh tế trong xã hội mà Granovetter (1985, trang 481) làm rõ đạt được sự ủng hộ từ nhiều nguồn khác nhau (ví dụ, Clegg và Reddings, 1990; Djelic, 1998). Quan điểm lý thuyết kinh tế học tân cổ điển có vẻ không được xã hội hóa, Granovetter lập luận rằng hoạt động kinh tế chỉ được hiểu một cách hợp lý trong bối cảnh của những thể chế và những mối quan hệ xã hội. Tranh luận dẫn đến một sự đổi mới được nhấn mạnh và đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn vào những mô hình hoạt động kinh tế của tổ chức đã được gắn kết như thế nào vào những bối cảnh rộng lớn hơn (Callon, 1998; Redding và Whitley, 1990). Trong các nghiên cứu về năng động dân số, tính hợp pháp được giải thích về mặt sự nổi lên thuộc về thể chế và được tìm thấy ảnh hưởng đến những tỷ lệ xây dựng và thất bại của một dân số (Baum và Oliver, 1992). Tương tự, lý thuyết thuộc về thể chế mới (DiMaggio và Powell, 1983; Powell và DiMaggio, 1991) tranh luận rằng sự thay đổi của tổ chức phải được khảo sát về mặt vai trò của nhà nước như một nguồn hợp lý hóa và sức ép cưỡng chế đẳng cấu về tính hợp lý thuộc về quản lý và sự thích nghi thuộc về tổ chức theo thời gian, và như là một bổ sung cho sự phân tích các động lực cạnh tranh trong công nghiệp. 11
  12. Những hình thái thuộc về thể chế của nhà nước được xây dựng dựa trên những điều kiện lịch sử và văn hóa khác nhau (Maddison, 1991; Redding, 1997; Stinchcombe, 1965). Nghiên cứu các mục tiêu trong sự phát triển của những quốc gia tư bản chủ nghĩa, Maddison đề nghị rằng hiệu quả kinh tế của một quốc gia là một quy mô có ý nghĩa đã ảnh hưởng đến những nhân tố theo mức độ của quốc gia như là những thể chế, những hệ tư tưởng, những áp lực của những nhóm có chung lợi ích kinh tế xã hội, chính sách kinh tế ở cấp độ quốc gia, và những rủi ro lịch sử. Ông phát hiện ra sự tiến hóa của cương vị lãnh đạo kinh tế trên thế giới khi nó dịch chuyển từ Hà Lan đến Vương quốc Anh và cuối cùng là đến nước Mỹ, đang lập luận rằng những nhân tố thuộc về thể chế điều khiển những quá trình chuyển đổi. Lịch sử cũng cho chúng ta biết rằng những nhà nước là khác nhau trong những sự phản ứng của họ đối với sự phản ứng lại về kinh tế nào đó của quốc gia. Ví dụ, trong cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900, khi những công ty công nghiệp lớn đã tham gia với những tập đoàn để giảm nhẹ sự không chắc chắn thuộc về môi trường do giá cố định, hạn chế sản xuất, và ngăn cản những đối thủ mới gia nhập vào kinh doanh, các chính phủ Châu Âu và Mỹ khác nhau về phản ứng của họ đối với việc tập đoàn hóa (Barfield và Schambra, 1986; Djelic, Koza, và Lewin, 2000; Fligstein, 1990). Ví dụ, những mạng lưới liên công ty dưới hình thức những tập đoàn đã được sự đồng ý chính thức và hỗ trợ của Đức, ở Mỹ, pháp luật chống độc quyền được ban hành, tiếp theo là việc tố tụng theo các tiền lệ được thiết lập đang phá vỡ cái được gọi là tin cậy. Khi Djelic và những đồng nghiệp cùng tranh luận, một niềm tin vào sự cạnh tranh trong thị trường thì thịnh hành ở Mỹ, và một truyền thống chống độc quyền có nguồn gốc sâu xa trong thông luật của nước Anh. Trong nghiên cứu về sự cải cách tại khu vực thuộc nước Ý từ những năm 1970 đến những năm 1990, Putnam (1993) phát hiện ra sự ảnh hưởng của bối cảnh xã hội nước Ý và lịch sử có hiệu lực của những thể chế. Những mạng lưới dày đặc của những hiệp hội địa phương, sự cam kết tích cực trong những hoạt động của cộng đồng, và những mô hình theo chủ nghĩa bình quân của hoạt động chính trị mô tả một cách truyền thống ở khu vực phía Bắc, được xem là đáng tin cậy và tuân thủ luật pháp. Ngay tại đây, chính quyền địa phương trở nên định hướng đô thị nhiều hơn và hiệu quả của nó liên tục tốt hơn về 12
  13. những thể chế ở phía Nam. Khu vực phía Nam được đặc trưng bởi chiều dọc, chính trị, và sự tham gia xã hội, s ự nghi ngờ lẫn nhau, và sự tham nhũng, và tất cả được coi là bình thường. Ngay tại đây, sự tham gia vào các hiệp hội đô thị thì ít ỏi. Putnam tiếp tục cho rằng những thể chế chính thức đang thay đổi có thể làm thay đổi thực tiễn chính trị, nhưng những sự thay đổi thuộc về thể chế thì chậm, phản ánh sự ảnh hưởng và bản chất của sự phụ thuộc vào đường lối. Những tiến bộ trong sự đổi mới khoa học và kỹ thuật cũng ảnh hưởng đến hình thái thuộc về thể chế của những hệ thống đổi mới quốc gia (Nelson, 1993). Nelson và những đồng nghiệp của ông đã chứng minh rằng những quốc gia tiến hóa ở những hình thái khác nhau của những hệ thống đổi mới quốc gia bao gồm một tập hợp tương tự nhau “những tác nhân thể chế” (trang 9), chẳng hạn như các phòng thí nghiệm nghiên cứu quốc gia và các học viện, các trường đại học, và các phòng thí nghiệm của công ty. Ngoài ra, những hình thái của “những tác nhân chủ thể” này thay đổi theo quốc gia tùy thuộc vào những nhân tố chính trị lịch sử, xã hội, và kinh tế của quốc gia. Những hình thái thuộc về thể chế được định nghĩa như những chòm sao của những ràng buộc chính thức và không chính thức mà tạo thành sự ảnh hưởng lẫn nhau của con người (North, 1990). Những ràng buộc chính thức bao gồm chính quyền, hệ thống pháp luật, những nguyên tắc quản lý và sự cạnh tranh cho phép, thị trường vốn, và hệ thống giáo dục. Những ràng buộc không chính thức bao gồm lịch sử, văn hóa, hệ thống giá trị, và những thỏa thuận thuộc về xã hội. Hệ thống những ràng buộc chính thức phản ánh và được gắn vào (Granovetter, 1985) trong những ràng buộc không chính thức. Những sự sắp xếp thuộc về thể chế chính thức tiến hóa theo những cách thích hợp, và phản ánh hệ tư tưởng xã hội, hoặc hệ thống giá trị của quốc gia (Lewin và những đồng nghiệp, 1999). Những sự thay đổi trong những ràng buộc thể chế hóa chính thức thường tụt lại sau những sự thay đổi đang nổi lên của những ràng buộc không chính thức. Ví dụ, sự nổi lên và sự kết tinh của các phong trào xã hội như bảo vệ môi trường và quyền tự do cá nhân trước việc ban hành những luật mới mà biểu thị sự thay đổi đến những ràng buộc chính thức. 13
  14. Mặc dù một số quốc gia chia sẻ một số triết lý dân chủ (ví dụ, một hệ thống của những nghị viện với tính chất quần chúng được bầu ra), nhưng những sự khác biệt trong những sự ràng buộc chính thức phản ánh nền tảng lịch sử và văn hóa độc đáo (Badie và Birnbaum, 1983). Ngoài ra, mặc dù những hình thái thuộc về thể chế của những nước phát triển có nhiều những ràng buộc chính thức phổ biến, nhưng cả hai những ràng buộc chính thức và không chính thức được xem xét bởi những tác nhân xã hội có thể khác nhau đáng kể và xây dựng sự khác nhau đó dựa vào lợi thế cạnh tranh của một quốc gia (Hill, 1995; Porter, 1990). Trong phần còn lại của phần này, chúng ta thảo luận những yếu tố quan trọng của những hình thái thuộc về thể chế, bao gồm những điều kiện thành lập (Stinchcombe, 1965), vai trò của chính phủ (Murtha và Lenway, 1994), hệ thống luật pháp (Baron, 1996), các thị trường vốn (Chandler, 1980), hệ thống giáo dục (Calori, Lubatkin, Veri, và Veiga, 1997), và văn hóa (Hampden-Turner và Trompenaars, 1993). Những điều kiện thành lập Stinchcombe (1965) khẳng định rằng “Những hình thức và những loại của tổ chức có một lịch sử và lịch sử này xác định một vài khía cạnh về cấu trúc hiện tại của loại tổ chức đó” (trang 153). Ông cũng cho biết những đặc tính dễ phân biệt của hình thức tổ chức tiếp tục tồn tại theo thời gian. Tùy thuộc vào cấp độ của sự phân tích, sự vận hành của những điều kiện thành lập có lẽ thay đổi. Ví dụ, tại cấp độ thuộc về tổ chức, những điều kiện thành lập được đại diện như sự ưu tiên của người sáng lập cho cấu trúc thuộc về tổ chức hoặc một tập hợp nhiều người đầu tiên cùng giới tính (Baron, Hannan, và Burton, 1999). Tại cấp độ dân số của tổ chức, những điều kiện thành lập bao gồm chính sách của chính phủ hoặc những nhân tố về sinh thái chẳng hạn một số người đương nhiệm và tính sẵn có của vốn (Dobbin và Dowd, 1997). Boeker (1988), trong một nghiên cứu thực nghiệm về những ảnh hưởng của những điều kiện thành lập đến những công ty chế tạo chất bán dẫn, tìm thấy những quyết định về chiến lược có từ sớm và những mô hình của tổ chức liên quan đến cả hai những điều ưu tiên, những điều tin tưởng vào nhà doanh nghiệp sáng lập và môi trường. Bên trong những hình thái cụ thể của quốc gia, lịch sử quốc gia, những điều kiện địa lý, và những rủi ro lịch sử cụ thể giữ vai trò của những 14
  15. ràng buộc về mặt hành vi của tổ chức và con người. Theo Stinchombe (1965), chúng ta dựa vào bối cảnh lịch sử liên quan đến những điều kiện thành lập của một quốc gia, đến những hình thức của tổ chức và những thực tiễn quản lý. Mặc dù những thực tiễn quản lý hiện đại của Nhật Bản bắt nguồn từ thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, một vài khía cạnh quan trọng có trước kỷ nguyên cũ Tokugawa (1603-1868), mà tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống quản lý của người Nhật Bản (Allen, 1981; Ito, 1996; Whitehill, 1990). Tính đồng nhất mạnh mẽ của quốc gia đã thiết lập trong suốt kỷ nguyên Tokugawa vẫn giải thích tính đồng nhất và lòng trung thành của thương gia Nhật Bản đối với đất nước. Khổng giáo là nền tảng niềm tin, suy nghĩ, và hành vi của các nhà quản lý. Những lời giảng dạy của Khổng giáo bao gồm sự vâng lời không bị nghi ngờ đối với gia đình, hoàn toàn trung thành đối với cấp trên, tôn trọng những người lớn tuổi, và một sự tôn trọng đối với giáo dục. Chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa nhóm, đã phát triển từ kỷ nguyên Tokugawa, thì trái ngược với di sản tinh thần của biên giới hoặc chủ nghĩa cá nhân nghiêm khắc của người Mỹ. Vì thế, hệ thống hoạt động kinh doanh của người Nhật Bản đã phát triển quanh những mạng lưới tương đối nhỏ, những công ty chuyên môn hóa hợp tác với nhau (Fruin, 1992), trong khi tại nước Mỹ, đi theo pháp luật của những đạo luật chống độc quyền, những công ty phát triển lớn, nhiều ngành, nhiều hình thức hoạt động. Không giống với nước Mỹ, ở đó sự tạo thành và s ự củng cố của những mạng lưới đường sắt tư nhân đưa đến kết quả là những phân cấp quản lý mới bao gồm tuyến đường và những chức năng phòng ban (Chandler, 1990), sự củng cố mạng lưới đường sắt ở Nhật Bản đã diễn ra, ở hầu hết các phần của đất nước, thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của chính phủ không kích thích sự tồn tại của các hình thức doanh nghiệp. Trong một phân tích về cương vị lãnh đạo kinh tế của Mỹ, Maddison (1991) tranh luận rằng sự xuất hiện của Mỹ như là nền kinh tế hàng đầu vào cuối thế kỷ 19 là kết quả của những nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ, tài nguyên thiên nhiên trong đất phong phú và nhiều khoáng s ản, và một thị trường nội địa rộng lớn. Mức vốn cổ phần cho mỗi nhân viên làm thuê ở Mỹ cao gấp hai lần ở Vương Quốc Anh vào năm 1890. Những nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng phong phú là có sẵn giúp cải thiện giao thông vận tải, bao 15
  16. gồm cả đường sắt và đường cao tốc. Dân số của nước Mỹ vào cuối thế kỷ thứ 19 thì nhiều hơn bất kỳ nước phát triển nào tại Châu Âu, và đang tăng trưởng với tỷ lệ ngày càng cao vì sự nhập cư và tỷ lệ sinh cao. Sự phát triển liên tục trong giao thông vận tải, khai thác mỏ, và sản xuất, thị trường nội địa khổng lồ của Mỹ, áp lực liên tục từ những nhà sáng lập công ty để tăng vốn đã dẫn đến việc tách cổ đông từ những tập đoàn lớn nhiều ngành mới nổi lên với sự quản lý chuyên nghiệp (Berle và Means, 1932; Chandler, 1990; Maddison, 1991). Đạo đức về nghề nghiệp đã ăn sâu vào Thanh giáo đưa ra nền tảng của tư tưởng kinh doanh sớm tại Mỹ (Guillén, 1994). Người theo Thanh giáo đã định cư sớm tại Mỹ, và công việc giảng dạy của họ đã thúc đẩy việc tìm kiếm lợi nhuận hợp lý, và đã hiện diện như người dân ở vùng biên giới và là người đàn ông tự lập như những mô hình vai trò. Hệ tư tưởng này phù hợp với những giá trị chính trị của quốc gia mới – tự do, bình đẳng cơ hội, và chủ nghĩa cá nhân. Giống như Mỹ, hoạt động kinh doanh hiện đại của nước Đức chịu ảnh hưởng lớn của sự phát triển hệ thống công nghiệp hiện đại. Trong suốt giữa thế kỷ thứ 18, sự phát triển đường sắt và sự chế tạo và khai thác mỏ đã mang lại những nguồn đầu tư to lớn cho khu công nghiệp (Kocka, 1980). Sau khi Bismarck thống nhất các tiểu bang của Đức dưới sự lãnh đạo của Kaiser Wilhelm I vào năm 1873, những công ty kinh doanh tại Đức tiếp tục phát triển, đa dạng hóa, và hội nhập theo những điều kiện thành lập có cả điểm giống nhau và điểm khác biệt so với những nước tại Mỹ. Những sự phát triển trong giao thông vận tải và sự phân phối của những công ty lớn nhất trong số những nhóm công nghiệp tương tự như ở Đức và ở Mỹ vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, cách quản lý công ty là khác biệt nhau đáng kể tại hai nước. Tại Đức, các ngân hàng đóng vai trò trung tâm như những nguồn lực về vốn (Prowse, 1994). Thông qua những khoản cho vay và những khoản đầu tư dài hạn, cho phép những ngân hàng cử những đại diện của họ những người quản lý, những ngân hàng lớn ảnh hưởng đến những quyết định chiến lược của những công ty kinh doanh (Kocka, 1980). Không giống Mỹ, chính phủ Đức hỗ trợ cho những mạng lưới tạm thời, chẳng hạn như các tập đoàn cacten và xanhđica, thông qua đó các công ty sản xuất tại Đức phát triển theo quy mô và thông qua những chiến lược hội nhập về phía trước (Djelic và những đồng nghiệp, 2000; Kocka, 1980). 16
  17. Một khía cạnh quan trọng của những điều kiện thành lập tại Đức là sự phát triển của chủ nghĩa công đoàn thương mại và sự tham gia của nhân viên ở các nước khác và đã sớm ăn sâu vào những tổ chức lao động (Leminsky, 1980). Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Đức là một nước có chế độ quân chủ chuyên chế độc tài tại đó công nhân bị đàn áp bởi những phương tiện pháp lý và thông qua các hoạt động của chính phủ. Chủ nghĩa công đoàn thương mại được thành lập trong suốt những năm 1860 là kết quả của một phong trào xã hội chủ nghĩa. Để can ngăn công nhân tham gia vào công đoàn và chống lại sự ảnh hưởng của phong trào xã hội chủ nghĩa, Thủ tướng Otto von Bismarck đã thiết lập luật pháp, chẳng hạn như bảo hiểm y tế và tai nạn, trợ cấp người già và người tàn tật, đánh dấu một bước đột phá trong chính sách xã hội. Những thành viên của công đoàn đã tham gia vào sự quản lý về những khoản trợ cấp. Vào năm 1918, khi một hệ thống nghị viện được giới thiệu và chế độ quân chủ bị lật đổ, công đoàn đã được công nhận là người đại diện của người lao động, những hội đồng cửa hàng các cấp được giới thiệu bởi luật. Kể từ đó, sự tham gia của nhân viên vào các cấp của cửa hàng và công ty (cùng tham gia vào luật pháp) trở thành một đặc điểm để phân biệt những mối quan hệ của nhân viên Đức. Vai trò của chính phủ Chính phủ quốc gia có trách nhiệm về phúc lợi xã hội, chỉ đạo nền kinh tế quốc gia, làm trung gian và vật đệm cho những việc không chắc chắn về môi trường, và ban hành những hệ tư tưởng tập thể thông qua pháp luật và những cơ chế điều tiết (Badie và Brinbaum, 1983; Callon, 1998; Conekin, Mort, và Waters, 1999; Djelic, 1998; Maddison, 1991; Putnam, 1993; Evans , Rueschemeyer, và Skocpol, 1985). Như là một người quan trọng tạo ra thể chế, chính phủ hy vọng tạo ra nhiều cơ hội và thiết lập những ràng buộc đối với những hoạt động thuộc về tổ chức (Baron 1996; Whitley 1999). Một chiều hướng của chính phủ liên quan đến tác động của nó vào những hoạt động kinh tế của các ngành công nghiệp và các công ty. Sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế có thể sắp xếp từ sự phụ thuộc tối đa vào thị trường tự do đến kiểm soát trung tâm và hoạch định tất cả các hoạt động kinh tế. Hầu hết các chính phủ thuộc về một nơi nào đó ở một thể liên tục giữa 17
  18. hai thái cực. Eisner (1993) khẳng định rằng mức độ đặc điểm can thiệp của một “chế độ quy định” có thể thay đổi khi nền kinh tế và lợi ích chính trị của một quốc gia thay đổi. Những chế độ là “những sự sắp xếp thuộc về chính trị, thể chế để xác định mối quan hệ giữa những lợi ích xã hội, bang và những tác nhân kinh tế như là những tập đoàn, những công đoàn lao động, và những hiệp hội nông nghiệp” (trang 2). Hơn nữa, Eisner chứng minh bằng tài liệu rằng nước Mỹ tiến hóa thông qua bốn loại chế độ, tùy theo tình hình kinh tế và chính trị. Từ năm 1880 đến năm 1920, kh i những tập đoàn có quy mô lớn và các thị trường nổi lên, chính phủ Mỹ theo một chế độ thị trường, mà mục tiêu của chính sách là đẩy mạnh sự quản lý thị trường và tạo ra các tiêu chuẩn của những kết quả qua các phương tiện hành chính. Trong suốt thời kỳ đại khủng hoảng, một chế độ kết hợp thúc đẩy tính ổn định của công nghiệp và tái phân phối thu nhập quốc dân. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự phát triển kinh tế và chất lượng của cuộc sống, chính phủ thực hiện đầy đủ một chế độ thuộc về xã hội qua hai thập kỷ. Mục tiêu chủ yếu giải quyết sự ngăn ngừa rủi ro về sức khỏe và môi trường như là một hậu quả của sản xuất công nghiệp tiên tiến. Trong những năm 1970 và 1980, s ự lạm phát về kinh tế và sự cạnh tranh phát triển của nước ngoài đã giúp đỡ tạo ra một chế độ hiệu quả để quay trở lại những chính sách mà can thiệp vào cơ chế thị trường hoặc áp đặt những chi phí lớn. Baron (1996) lưu ý rằng mức độ can thiệp của chính phủ cũng khác nhau bởi ngành công nghiệp. Những chính phủ có thể thực hiện kiểm soát trên toàn quốc các ngành công nghiệp quan trọng như điện năng và phân phối, vận chuyển, hoặc xử lý dầu thông qua các sáng tạo của các doanh nghiệp nhà nước (Stanbury và Thompson, 1982). Các động cơ đối với quyền sở hữu của chính phủ đối với những doanh nghiệp đa dạng và bao gồm hệ tư tưởng chính trị (ví dụ, chủ nghĩa xã hội), duy trì những ngành công nghiệp ở khu vực tư nhân là không thể, phát triển những khu vực nhất định của một quốc gia, và bảo vệ những ngành công nghiệp mới mọc từ sự cạnh tranh nước ngoài (Lewin, 1982). Sự sở hữu và quản lý của nhà nước không chỉ định hướng cho bối cảnh những ngành công nghiệp được kiểm soát nhưng ảnh hưởng đến những công ty tư nhân. Hành vi của các nhà quản lý trong doanh nghiệp nhà nước là khác với hành vi của các nhà quản lý ở những công ty tư nhân (Aharoni, 1981) như là một kết quả của nghĩa vụ kép về quản lý 18
  19. lợi nhuận trong khi thỏa mãn những mục tiêu chính trị thuộc về quốc gia. Vì vậy, một tập hợp những hoạt động khả thi mà cả những công ty nhà nước và tư nhân cam kết tùy thuộc vào mức độ kiểm soát và sự can thiệp bởi chính phủ, đưa đến những cơ hội khác nhau cho chiến lược và những quá trình thích nghi thuộc về tổ chức. Một khía cạnh khác của vai trò chính phủ về tác động của những thực tiễn quản lý và sự thay đổi thuộc về tổ chức là sự cai quản giao dịch và sự phân phối quyền lợi tài sản. Murtha và Lenway (1994) phát triển một nguyên tắc phân loại của những hệ thống chính phủ mà định nghĩa sự cai quản giao dịch như sự cân đối của những giao dịch liên tổ chức được cai quản bởi cơ chế giá, có liên quan đến sự cân đối của những giao dịch được cai quản bởi kế hoạch. Quyền lợi tài sản là sự phân phối cân đối của những tài sản thực giữa quyền sở hữu tư nhân và nhà nước. Kết quả về bốn hệ thống chính phủ đầu tiên là nền kinh tế mệnh lệnh (công việc kinh doanh có kế hoạch và những quyền lợi công về tài sản), nền kinh tế quá độ (công việc kinh doanh thị trường và những quyền lợi công về tài sản), công việc kinh doanh tư nhân (công việc kinh doanh có kế hoạch và những quyền lợi tư nhân về tài sản), và công việc kinh doanh có tính đa nguyên (công việc kinh doanh tư nhân và những quyền lợi tư nhân về tài sản). Murtha và Lenway nhận thấy rằng hình thức ban đầu không tồn tại và hầu hết các chính sách kinh tế có liên quan đến việc kết hợp các hình thức với nhau. Hơn nữa, họ cũng bàn luận về khả năng thực hiện những chiến lược của chính phủ có ảnh hưởng đến chiến lược của các công ty nội địa, đến khách hàng, đến những người cộng tác và đối thủ, đến các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, với những yêu cầu của nền kinh tế và quá trình quá độ của nền kinh tế, vd như, việc sở hữu của các bang sẽ dẫn đến tình hình cai trị có nhiểu quyền thực hiện tham vọng mà có ảnh hưởng sự phát triển lợi ích đặc biệt của các doanh nghiệp và nhấn mạnh đến những lợi ích dựa trên chi phí. Ngược lại, trong nền kinh tế có nhiều người hợp tác, có khả năng và đa dạng, chế độ cai trị bảo vệ tài sản sở hữu cá nhân thúc đẩy sự phát triển các lợi ích đặc biệt của các doanh nghiệp, từ đó hướng cho các doanh nghiệp tập trung vào những tiện ích và cạnh tranh trong thị trường quốc tế bằng cách đầu tư ra nước ngoài. Chính phủ Mỹ ít động viên để phát triển chính sách công nghiệp quốc gia so với các nước khác như một chuỗi các chủ nghĩa cá nhân được thừa kế và niểm tin vào sự phổ 19
  20. biến trong thị trường tự do (Hitt, Dacin, Tyler và Park, 1997). Do vậy, vai trò của chính phủ quốc gia là phát triển luật cho thương mại và hợp đồng. Cấu trúc này hướng tới việc đề cao những kinh nghiệm thương mại dựa trên sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, khuyến khích sự tiện lợi của sản phẩm và khám phá các cơ hội mới (Fligstein, 1990). Bang cũng có vai trò quan trọng trong việc phát tiển các ngành công nghiệp mới trong nền kinh tế Mỹ vd như ngàng hàng không, đường sắt, công nghiệp truyền thông và trong việc thiết lập luật lệ cai quản cho mối quan hệ giữa lợi ích xã hội, bang và những người tham gia trong nền kinh tế (Eisner, 1993). Tại Nhật, lao động và hoạt động kinh doanh quan hệ với chính phủ thông qua các tổ chức để thể hiện sự đồng thuận về kinh tế và các chính sách xã hội. VD, Bộ thương mại và công nghiệp quốc tế (MITI) và các hiệp hội các doanh nghiệp tư nhân (Keidanren) làm việc bằng cách gia nhập các ủy ban để chỉ ra các vần đề ảnh hưởng đến nền kinh tế, ngành công nghiệp hay thị trường (Murtha và Lenway, 1994). Hơn nữa, cấu trúc của chính phủ Nhật phù hợp với các ngành chủ chốt trong nền kinh tế cho đến các ngành đặc biệt (vd như xây dựng, truyền thông, vận chuyển, sức khỏe, nông nghiệp và năng lượng). Hơn nữa, với các ngành chủ chốt trong ngành kinh tế Nhật, các ngành khác được hướng dẫn từ Bộ thương mại và công nghiệp quốc tế hay Bộ tài chính (MOF), 2 bộ chủ chốt và có ảnh hưởng nhiều nhất (Ito, 1996; Whitehill, 1990). Vai trò của chính phủ trong hoạt động của các ngành càng mạnh mẽ hơn trong nền kinh tế hợp tác hơn là nền kinh tế đa dạng. Trong nền kinh tế hợp tác, chính phủ tác động đến mục tiêu và chiến lược công ty bằng các luật lệ thừa kế đặc biệt của chính phủ (Fruin, 1992; Plenert, 1990). Hàn Quốc là một ví dụ, chính sách công nghiệp của chính phủ nhấn mạnh đến sự phát triển xuất khẩu như là 1 hình thức thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Những ảnh hưởng đầu tiên của các chính sách này đến các công ty Hàn Quốc là sự tập trung dài hạn của họ lên sự phát triển lâu dài và khối lượng bán hàng hơn là tập trung vào lợi nhuận hay tối đa hóa lợi nhuận (Chang và Chang, 1994; Ungson, Steers và Park, 1997). Sự hợp tác phát triển được tính toán thông qua việc mở rộng tín dụng ngân hàng được cung cấp từ các ngân hàng điều tiết của chính phủ. Kết quả là có tỷ lệ nợ cao và sự 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1