Tiểu luận Triết học số 3 - Pháp luật tư sản
lượt xem 14
download
Tiểu luận cung cấp cho người học các kiến thức: Tiểu luận triết học, triết học Mac Lenin, pháp luật tư sản, cuộc cách mạng tư sản, lịch sử thế giới cận đại, tư tưởng tiến bộ,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Triết học số 3 - Pháp luật tư sản
- Tiểu luận LỜI NÓI ĐẦU Cuộc cách mạng tư sản đã mở đầu lịch sử thế giới cận đại bằng hàng loạt các cuộc cách mạng lớn như ở Anh, Pháp, Hoa kì … và có ảnh hưởng lớn đến tiến trình lịch sử của thế giới. Sự ra đời nhà nước tư sản là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển phương thức tư bản chủ nghĩa và song song với nó là sự ra đời của pháp luật tư sản. Có thể nói sự ra đời của pháp luật tư sản đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử lập pháp của lịch sử nhân loại. Từ đây loài người được biết đến một bản hiến pháp, trong đó quy định những quyền và tự do của công dân mà trước đây chưa bao giờ dám nghĩ đến. Rất nhiều tư tưởng tiến bộ xuất phát từ những ngày đầu hình thành nên pháp luật tư sản vẫn còn giữ nguyên giá trị và không ngừng thúc đẩy sự phát triển xã hội. Trong xã hội hiện đại và phát triển ngày nay, chúng ta sẽ tiếp tục phát huy những mặt mạnh và loại trừ nhưng mặt yếu của nó, góp phần làm nên một thế giới hoà bình, sự phát triển bền vững và đảm bảo “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tự do và mưu cầu hạnh phúc…” như trong bản hiến pháp nước Mỹ năm 1787. Nguyễn Thị Tuyết Minh 1 K2B – VB II / CQ
- Tiểu luận Ngay từ khi nhà nước tư sản được thành lập, hàng loạt các chế định của pháp luật tư sản cũng được ra đời, đó là phương tiện để bảo vệ chế độ tư hữu tư bản, địa vị cũng như quyền lợi của giai cấp tư sản. So với pháp luật phong kiến thì pháp luật tư sản đã có những tiến bộ vượt bậc về nội dung và kĩ thuật lập pháp, cách thức quy định, ban bố và thi hành lẫn việc pháp điển hoá và phân loại. Chúng ta có thể nhìn nhận những tiến bộ của pháp luật tư sản dưới các góc độ sau đây: 1. Hình thức biểu hiện Pháp luật tư sản biểu hiện chủ yếu dưới luật thành văn, được ghi trong các văn bản pháp luật một cách rõ ràng. Các loại văn bản pháp luật tư sản cũng hết sức phong phú, điển hình nhất cần phải kể đến là hiến pháp, luật, các sắc lệnh và nghị định trong khi đó hình thức phổ biến của pháp luật phong kiến là tập quán pháp và được ban hành dưới dạng lệnh, chiếu chỉ, khẩu lệnh…của nhà vua. Nếu như luật pháp phong kiến là sự kết hợp của Lễ và Hình, sự kết hợp giữa Đức trị với Pháp trị và hoà đồng giữa quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức thì pháp luật tư sản chủ yếu là các đạo luật và luật. Giai cấp tư sản không cho rằng việc dùng đạo đức để răn đe, giáo huấn là có hiệu quả hơn pháp trị. 2. Nguồn luật Pháp luật tư sản giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh gồm có hai hệ thống pháp luật: Thứ nhất là hệ thống hệ thống pháp luật lục địa gồm pháp luật của Pháp, của các nước tư bản ở lục địa châu Âu và các nước thuộc địa của Pháp và thứ hai là hệ thống pháp luật Anh Mỹ và các nước thuộc Nguyễn Thị Tuyết Minh 2 K2B – VB II / CQ
- Tiểu luận địa của hai nước này như Úc, Canada…Nếu như nguồn luật chủ yếu của hệ thống pháp luật lục địa là các bộ luật mới được xây dựng thì nguồn luật chủ yếu của hệ thống pháp luật Anh Mĩ là tiền lề pháp và các bộ luật kế thừa từ pháp luật phong kiến. Việc hệ thống hóa luật lệ ở Anh, Mỹ, Úc, có độ chính xác cao và rất khoa học, được sắp xếp theo một trình tự đặc biệt. Pháp luật tư sản Pháp và điển hình là bộ luật Napôlêông là đại diện tiêu biểu cho sự tiến bộ trong lịch sử lập pháp. Cuộc cách mạng tư sản Pháp là sự chống phong kiến một cách triệt để nên điều đầu tiên là pháp luật xoá bỏ các quan hệ phong kiến.Từ đây dân chúng có quyền tự do kinh doanh, quyền tự do trong hôn nhân,cho phép ly hôn… 3. Cách thức phân loại Giai cấp tư sản phân loại pháp luật thành hai ngành lớn: công pháp và tư pháp. Ngành công pháp bao gồm Luật hiến pháp, luật hành chính, luật hình sự, luật tố tụng hình sự... Ngành tư pháp bao gồm: luật dân sự, luật tố tụng dân sự, luật lao động, luật thương mại,tư pháp quốc tế… 4. Pháp điển hoá Việc pháp điển hoá ở Pháp đã trở thành mẫu mực cho pháp luật tư sản, những bộ luật đã được xây dựng với kĩ thuật lập pháp cao và rất đa dạng như bộ luật dân sự 1804, bộ luật hình sự 1810, bộ luật thương mại 1807… Các chế định trong mỗi bộ luật được trình bày một cách lôgíc, rõ ràng và được sắp xếp theo từng chế định cụ thể. Chẳng hạn như trong bộ luật dân sự, các chương, các điều, các quy phạm pháp luật được sắp xếp theo từng chế định của dân luật, bộ luật cũng nêu đầy đủ và diễn đạt chuẩn xác Nguyễn Thị Tuyết Minh 3 K2B – VB II / CQ
- Tiểu luận các nguyên tắc của dân luật, các khái niệm pháp lí được định nghĩa ngắn gọn, chuẩn xác, ngôn ngữ của bộ luật trong sáng dễ hiểu. 5. Sự ra đời của hiến pháp 5.1. Hiến pháp đạo luật cơ bản của nhà nước tư sản Sự ra đời của hiến pháp trong xã hội tư sản đánh dấu một tiến bộ lớn lao trong lịch sử lập pháp, là đạo luật cơ bản của nhà nước tư sản. Ngành luật hiến pháp chỉ mới có từ khi nhà nước tư sản ra đời. Từ trước đến nay nhà nước ở chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến không hề biết đến hiến pháp và không thể có hiến pháp bởi vì trong các chế độ đó quyền lực của nhà vua là vô hạn. Trong xã hội phong kiến chuyên chế, nhà nước nắm trong tay quyền lực nhà nước do trời ban và “ thay trời trị vì thiên hạ” với những quyền hành không giới hạn. Trong xã hội tồn tại một nền thống trị hà khắc tuỳ tiện. Điều đó có nghĩa rằng nhà nước phong kiến đương nhiên không có và cũng không cần thiết đến một bản hiến pháp quy định tổ chức quyền lực nhà nước. Bản chất phản nhân dân của nền chuyên chính phong kiến ngày càng tăng dẫn đến sự bất bình và các cuộc chống đối của các giai cấp bị bóc lột, áp bức. Giai cấp tư sản vốn là một bộ phận dân cư trong các giai cấp bị áp bức, cũng phải gánh chịu ách thống trị của phong kiến chuyên chế. Đồng thời trong lòng xã hội phong kiến giai cấp tư sản lại là người đại diện cho một phương thức sản xuất mới ra đời và đang dần dần lớn mạnh. Quan hệ sản xuất và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và ngày càng phát triển mặc cho sự cản trở, hạn chế của quan hệ sản xuất phong kiến. Giai cấp tư sản dần dần trở thành giai cấp có địa vị độc Nguyễn Thị Tuyết Minh 4 K2B – VB II / CQ
- Tiểu luận lập về kinh tế, sớm trưởng thành về ý thức giải phóng, chống đối chế độ chuyên chế. Họ đứng lên phất ngọn cờ tự do, dân chủ bình đẳng để tập hợp quần chúng lao động đông đảo bị áp bức, bóc lột để lật đổ chế độ phong kiến và nền thống trị đã trở nên phản động nhằm xác lập quyền thống trị của mình. Khẩu hiệu lập hiến ra đời trong bối cảnh đó. 5.2. Nội dung của lập hiến tư sản 5.2.1. Chế định về tổ chức bộ máy nhà nước Được thể hiện ở chỗ: yêu cầu xây dựng một bản hiến pháp là cơ sở pháp lý cơ bản hạn chế quyền hành vô hạn của vua bằng cách lập ra một cơ quan đại diện quyền lực (Nghị viện) gồm các đại biểu do cử tri trực tiếp bầu ra, cùng nhà vua thực hành quyền lực nhà nước và bảo đảm các quyền tự do dân chủ của công dân hoặc xoá bỏ chế độ quân chủ mà lập ra nền cộng hoà tư sản. Dù ở chính thể nào thì hiến pháp cũng quy định của bốn loại cơ quan chủ yếu trong nhà nước là Nghị viện, chính phủ, toà án và người đứng đầu nhà nước (vua, tổng thống). Tuỳ ở từng nước, các hình thức nhà nước được tổ chức khác nhau theo hình thức quân chủ nghị viện, cộng hoà nghị viện hay cộng hoà tổng thống. Chẳng hạn như Nhật Bản là nhà nước nhà quân chủ nghị viện Nhật Bản, nhà nước cộng hoà tổng thổng Hợp chủng quốc Hoa Kì,… Cùng với khẩu hiệu lập hiến, thuyết phân chia quyền lực mà điển hình là thuyết “ tam quyền phân lập” của Môngtexkiơ ( Pháp, thế kỉ XVIII ) đã được phổ biến rộng rãi nhằm thực hiện nguyên tắc đối trọng, kiềm chế và kiểm tra lẫn nhau giữa ba cơ quan khác nhau trong việc tổ chức thực hiện Nguyễn Thị Tuyết Minh 5 K2B – VB II / CQ
- Tiểu luận các quyền lực này, qua đó tạo nên sự cân bằng quyền lực, tránh làm quyền và nhờ đó các quyền của người dân mới được đảm bảo. Khi đã giành được chính quyền trở thành giai cấp thống trị, giai cấp tư sản đương nhiên phải đứng ra gánh vác việc cai quản xã hội, điều hành công việc, thực thi quyền lực đối với toàn xã hội. Hiến pháp được dùng để thể chế hoá quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức các quy định hiến pháp về tự do, dân chủ, bình đẳng và cơ chế tổ chức quyền lực nhà nước theo lối phân quyền. Hiến pháp còn ghi nhận các quyền tự do, dân chủ mà trước hết là quyền tự do về kinh tế là phù hợp với quan hệ sản xuất tư sản chủ nghĩa. Trong quan hệ kinh doanh, hợp đồng cần phải có sự bình đẳng, ngang quyền về mặt lợi ích và được đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật, tự do ý chí được thể hiện thành các quyền tự do dân chủ. 5.2.2. Chế định về quyền và nghĩa vụ của công dân Phải nói rằng hiến pháp tư sản ra đời đã đem lại rất nhiều những quyền lợi cho dân chúng mà trước đây họ chưa từng được có. Địa vị pháp lí của công dân trong pháp luật tư sản được xác định bằng các quyền tự do dân chủ rộng rãi gấp nhiều lần so với địa vị pháp lí của người nông dân dưới chế độ phong kiến.Trong quá khứ cũng như hiện tại, chế định này bao giờ cũng được coi là thành tựu lớn mà giai cấp tư sản đã mang lại cho nền văn minh của nhân loại. Trong chế định về quyền và nghĩa vụ công dân: Hiến pháp nêu lên quyền cơ bản của công dân, quyền tư hữu, là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp… Nguyễn Thị Tuyết Minh 6 K2B – VB II / CQ
- Tiểu luận Hiến pháp Mỹ bổ sung thêm một số quyền của công dân: quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, thư tín, quyền khước từ việc công khai trước toà làm tổn hại cho họ. 5.2.3. Về chế độ bầu cử So với chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, việc áp dụng phương pháp bầu cử để lập ra các cơ quan nhà nước của chế độ tư bản là một phương pháp dân chủ, là một bước tiến bộ lớn lao. Nó loại trừ quan niệm là quyền lực nhà nước xuất pháp do trời định sẵn: vua là thiên tử, quan lại là con dòng cháu giống trong hoàng tộc, họ sinh ra để cai trị, buộc những người dân phải phục tùng và tuân theo. Tuy nhiên những yêu cầu trong chế định này quy định những cử tri phải là người có số tài sản lớn nhất định, có trình độ văn hoá nhất định, điều kiện về tuổi tác, … 6. Các chế định trong dân luật Những nguyên tắc cơ bản trong dân luật tư sản là quyền bình đẳng của các công dân trong những quan hệ dân luật. 6.1. Chế định về quyền tư hữu tư sản Quyền tư hữu được coi là quyền tự nhiên của con người, đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. Tất cả những vấn đề liên quan tới cơ sở xác định quyền sở hữu, việc chuyển giao quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu được quy định cụ thể. Để bảo vệ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm đó, một mặt pháp luật tư sản quy định các biện pháp trừng trị kiên quyết các hành vi xâm phạm chế độ tư hữu, mặt khác cũng hạn chế những chế tài có khả năng làm tổn hại đến nó. Nguyễn Thị Tuyết Minh 7 K2B – VB II / CQ
- Tiểu luận Quyền tư hữu gồm có ba quyền: Quyền định đoạt, quyền chiếm hữu, và quyền sử dụng.Các quyền này được bảo vệ đặc biệt, luật tránh mọi quy định làm phương hại đến quyền tư hữu. Bộ luật được chia vật sở hữu thành hai loại: động sản và bất động sản. Chế định quyền sở hữu trong pháp luật tư sản có độ hoàn thiện cao. Ở chừng mực nhất định, sự hoàn thiện này tạo ra được sự an toàn, ổn định cho những người có tài sản về phương diện pháp lý. Nhà nước tư sản đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ quyền sở hữu bởi trước tiên điều này liên quan tới các nhà tư sản, những người chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong dân cư nhưng lại nắm giữ tỉ lệ rất lớn của cải trong xã hội. 6.2. Chế định hợp đồng và trái vụ tư sản Chế định hợp đồng trong pháp luật tư sản được coi là một chế định hoàn thiện và ít mang dấu ấn chính trị. Chính vì lí do đó nên chế định hợp đồng trong pháp luật các nước tư sản có mức tương đồng cao, có thể nói đó là chế định pháp luật có tính nhất thể hoá cao trong pháp luật tư sản. Loại hợp đồng này là hình thức trao đổi chủ yếu của chủ nghĩa tư bản. Dân luật xác định quyền tự do và bình đẳng biểu hiện ý chí của các bên tham gia hợp đồng. Các bộ luật dân sự đều quy định rõ những điều kiện đảm bảo thực hiện hợp đồng. Pháp luật chỉ cho phép huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp có sự đồng ý của tất cả các bên đã tham gia kí kết hợp đồng. Những thiên tai hay chiến tranh chỉ là lí do để trì hoãn việc thực hiện hợp đồng chứ không phải là căn cứ để huỷ bỏ hợp đồng. Nguyễn Thị Tuyết Minh 8 K2B – VB II / CQ
- Tiểu luận Ở giai đoạn đầu, giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh nguyên tắc tự do hợp đồng được tuân thủ triệt để, được nhà nước, pháp luật tư sản bảo vệ triệt để. 6.3. Chế định về hôn nhân và gia đình So với pháp luật phong kiến, ở chế định này có những tiến bộ đáng kể. Trong pháp luật tư sản quy định những người kết hôn phải đạt một độ tuổi nhất định, họ tự nguyện lấy nhau chứ không bị ép gả như trong xã hội phong kiến. Dân luật tư sản củng cố quan hệ không bình đẳng trong gia đình, pháp luật bảo vệ gia đình hợp pháp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con cái trong giá thú. 7. Chế định của luật hình sự Luật hình sự tư sản có những tiến bộ lớn về hình thức pháp lí so với luật hình phong kiến. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không có quy định về tội chống tôn giáo và các nguyên tắc về hình luật mà bản tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền của nước Pháp đã đề ra. Các hình phạt trong nhà nước tư sản cũng bớt dã man hơn, thể hiện tính nhân đạo của giai cấp nắm quyền.Các hình phạt man rợ bị bãi bỏ và giảm nhẹ hình phạt cho những tội không nặng. 8. Chế định tố tụng và tổ chức tư pháp Một sự tiến bộ có thể nói tới trong pháp luật tư sản đó là quyền tư pháp đã tách khỏi quyền hành pháp. Quan chức hành pháp không được nắm quyền xét xử mà quyền này được trao một cơ quan chuyên trách là toà án, tố tụng được tách thành tố tụng hình sự và tố tụng dân sự. Nguyễn Thị Tuyết Minh 9 K2B – VB II / CQ
- Tiểu luận Tố tụng tư sản là cơ sở pháp lý để bảo vệ cho hệ thống tư pháp thực hiện chức năng của nó, ở các nước khác nhau tổ chức tư pháp cũng khác nhau. Chẳng hạn ở Pháp, việc xét xử của phong kiến trước kia đã được thay thế bằng hệ thống toà án tư sản, gồm có toà phúc thẩm, toà sơ thẩm và toà hoà giải. KẾT LUẬN Pháp luật tư sản đã trở thành một phương tiện quan trọng nhất của nhà nước tư sản để quản lí xã hội. Nó mang lại cho nền văn minh nhân loại nhiều tiến bộ lớn, tuy nhiên do dựa trên những quan hệ sản xuất của chế độ tư hữu và bóc lột mà pháp luật tư sản không tránh khỏi chính những hạn chế lịch sử của nhà nước tư sản. Xét ở góc độ tích cực, chúng ta phải khẳng định rằng cùng với sự thay đổi của nhà nước tư sản, pháp luật tư sản đã dần trở thành một công cụ điều tiết có hiệu quả của toàn xã hội. Ngoài ra, nó còn bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà chúng ta đều nhận thấy. Sự ổn định của xã hội tư sản hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào chức năng xã hội và tính hiệu quả của pháp luật. Nó góp phần thúc đẩy cho một xã hội không ngừng phát triển và một thành tựu khác đó là giá trị toàn cầu hoá của nó. Nguyễn Thị Tuyết Minh 10 K2B – VB II / CQ
- Tiểu luận Nguyễn Thị Tuyết Minh 11 K2B – VB II / CQ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Một số vấn đề bức xúc của ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục sự ô nhiễm môi trường đô thị
11 p | 6917 | 1255
-
Tiểu luận triết học - vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội
18 p | 3222 | 796
-
Tiểu luận triết học: " Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước khi đổi mới thực tiễn. Anh hãy vận dụng những tư tưởng cơ bản của Triết học Macxit để giải thích cho luận điểm trên"
33 p | 941 | 425
-
TIỂU LUẬN: “Áp dụng nguyên tắc khách quan và nguyên tắc toàn diện để phân tích các vấn đề còn tồn tại trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay”
16 p | 1034 | 99
-
Tiểu luận khoa học chính trị::“Chính sách tỷ giá hối đoái và những điều kiện tự do hoá tỷ giá ở Việt nam ”
27 p | 194 | 43
-
Nghiên cứu triết học " CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT "
15 p | 134 | 41
-
Tiểu luận Triết học: “Mối quan hệ biện chứng giữa Chính sách kinh tế và Chính sách xã hội trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay”.
14 p | 156 | 30
-
Tiểu luận KTCT: Nguyên nhân suy thoái KT Nhật những năm 90
13 p | 140 | 25
-
Tiểu luận Triết học Mác - Lênin: Ô nhiễm môi trường rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - tiếp cận từ góc độ duy vật biện chứng
17 p | 95 | 22
-
Lý luận phán đoán thị trường và thị trường mục tiêu - 3
5 p | 115 | 17
-
Tiểu luận về: Qua lịch sử phát triển của 3 phương thức sản xuất trước CNTB, chứng minh quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX
11 p | 122 | 12
-
Tiểu luận Triết học: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn
25 p | 81 | 12
-
Cơ sở lý luận triết học của đường lối quá độ lên CNXH ở Việt Nam - 3
6 p | 105 | 9
-
Lý luận Công nghiệp hóa Hiện đại hóa và vai trò của nó trong XHCN - 3
7 p | 67 | 8
-
Tiểu luận Triết học: Giới thiệu một số triết lý về quản trị của người Nhật
14 p | 48 | 8
-
Cách mạng trong lĩnh vữ triết học và ý nghĩa của nó -3
6 p | 96 | 7
-
Phân tích cơ chế thị trường sau đổi mới - 3
6 p | 81 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn