3
CHƯƠNG 1.
LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI BẢN THÂN CỦA VỊ THÀNH NIÊN
Chương này sẽ trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu về hành vi tự huỷ hoại trong
và ngoài nước, trình bày cơ sở lý luận về hành vi tự huỷ hoại bản thân bao gồm khái niệm, phân
loại, biểu hiện, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi này, đặc điểm tâm lý ở VTN và biểu hiện hành
vi tự huỷ hoại bản thân ở VTN.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hành vi tự huỷ hoại
Trong 20 năm qua, vấn đề nghiên cứu về tự hủy hoại được các nhà nghiên cứu trên thế
giới rất quan tâm, nhiều công trình được thực hiện thông qua các phương pháp nghiên cứu lý
luận và phương pháp nghiên cứu thực tiễn có thể khái quát lại 3 nhóm nghiên cứu chính:
1.1.1. Các nghiên cứu về biểu hiện và mức độ hành vi tự hủy hoại của vị thành niên
Trong vấn đề nghiên cứu về biểu hiện hành vi tự hủy hoại, tiếp cận đầu tiên là các nhà nghiên
cứu phân tích rõ các biểu hiện có liên quan và cố gắng phân biệt giữa hành vi tự sát và hành vi
tự hủy hoại. Vào cuối những năm 1930, Karl Menninger đầu tiên đã mô tả một hiện tượng được
gọi là “Hội chứng cắt cổ tay”. Năm 1952, Erwin Stengel đã giới thiệu khái niệm “cố gắng tự
tử” nhưng phân biệt với “hành vi tự sát”, “có chủ ý tự đầu độc” và “cố ý tự gây thương tích”.
Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần DSM - 5 của APA đã đưa ra phân loại
cùng các tiêu chuẩn chẩn đoán riêng biệt cho tự làm tổn thương. Trong phần tổng quan các nghiên
cứu trên thế giới này, luận án sẽ chủ yếu tập trung vào tự hủy hoại (Self - harm) hoặc cố ý tự hủy
hoại (Deliberate self - harm).
1.1.1.1. Nghiên cứu về biểu hiện hành vi tự hủy hoại của vị thành niên
Trên thế giới, nghiên cứu về biểu hiện hành vi tự hủy hoại thường được nghiên cứu song
hành với mục tiêu xác định mức độ tự hủy hoại bản thân. De Leo và Heller (2004), vấn đề tự hủy
hoại có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn ở lứa tuổi VTN (Hawton, Bergen, Casey, Simkin, Palmer,
Cooper, J., ... và Owens, 2007).
Hawton, Bergen, Kapur, Cooper, Steeg, Ness, và Waters (2012) tiến hành phân tích đa biến
cho thấy rằng sự lặp lại có liên quan đến tuổi tác, hành vi tự cắt, tự gây hại trước đó và điều trị
tâm thần. Người bệnh luôn có khuynh hướng làm chính bản thân mình bị đau. Họ sẵn sàng dùng
dao cắt vào tay chân, bứt tóc, đốt da hoặc cào cấu cơ thể, đấm tay vào tường…
Riêng với nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Sơn và cs (2017), còn nghiên cứu các biểu
hiện tự hủy hoại theo nghĩa rộng hơn bao gồm cả những suy nghĩ bi quan, tự hạ thấp bản thân và
cho phép người khác làm tổn thương CX của mình…
1.1.1.1. Nghiên cứu về mức độ hành vi tự hủy hoại của vị thành niên
Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc khái quát tỉ lệ % và có khá ít các công trình đề
cập đến các mức độ cụ thể. Vì vậy, trong phần tổng quan này sẽ khái quát các nghiên cứu về mức
độ VTN tự hủy hoại bản thân qua các số liệu %. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy mức độ
VTN tự hủy hoại có mức độ từ 6% trở lên, mức độ thể hiện khác nhau trong các nghiên cứu trên
nhiều quốc gia.
Đặc biệt, khi nghiên cứu về mức độ hành vi tự hủy hoại, các nhà nghiên cứu trên thế
giới còn quan tâm đến việc chỉ ra mức độ tái diễn hành vi này ở VTN trong nhiều năm. Phân
tích đa biến cho thấy rằng sự lặp lại có liên quan đến tuổi tác, hành vi tự cắt, tự gây hại trước đó
và điều trị tâm thần. Có sự gia tăng rõ rệt hành vi này và các phát hiện chỉ ra rằng độ tuổi
bắt đầu tự hủy hoại đang giảm dần, có xu hướng trẻ hóa. Tự hủy hoại là một mối quan tâm
lớn về sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở thanh thiếu niên. Theo Matthew K. Nock (2009) cho
thấy tỷ lệ tự hại này đang tăng lên hoặc có những sai lệch báo cáo giữa những người trưởng
thành khiến họ phủ nhận tiền sử tự hại hoặc cả hai. Ngoài ra, tình hình nghiên cứu sự khác biệt