intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

15
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh" được nghiên cứu với mục tiêu: xây dựng và vận dụng khung lý thuyết về phát triển nông nghiệp vào đánh giá thực trạng và phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp và đề xuất định hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển ngành này ở tỉnh Trà Vinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VÕ THẾ TRƯỜNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 931 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, Năm 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Võ Xuân Tiến 2. PGS.TS. Phước Minh Hiệp Phản biện 1:..................................................... Phản biện 2:..................................................... Phản biện 3:..................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp cơ sở tại Đại học Đà Nẵng, Vào ngày .......... tháng………năm 2023 * Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin học liệu và Truyền thông– Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là ngành kinh tế có vai trò rất lớn trong nền kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Do đó, phát triển nông nghiệp luôn được quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, các nhà quản lý cả trong nước và ngoài nước. Các nghiên cứu về phát triển nông nghiệp được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau và theo các mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, những nghiên cứu này thường chỉ nghiên cứu trên phạm vi liên quốc gia, quốc gia hay vùng lãnh thổ, ngay trong một số trường hợp được nghiên cứu cho một tỉnh thì cũng chỉ trên khía cạnh nào đó và thường tiếp cận theo cách của Kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, những nghiên cứu này thường chỉ nghiên cứu trên phạm vi liên quốc gia, quốc gia hay vùng lãnh thổ, ngay trong một số trường hợp được nghiên cứu cho một tỉnh thì cũng chỉ trên khía cạnh nào đó và thường tiếp cận theo cách của Kinh tế nông nghiệp. Khi đại dịch covid 19 và xung đột Nga – Ukraine diễn ra, vấn đề an ninh lương thực trở lên lớn hơn và vai trò của nông nghiệp quan trọng hơn mà các nghiên cứu trên chưa hay chỉ ở góc độ chưa sâu. Như vậy nghiên cứu về chủ đề này cho nền kinh tế một tỉnh trong một vùng kinh tế lớn và theo cách tiếp cận kinh tế phát triển sẽ góp phần lấp lại “khoảng trống” trong lý thuyết phát triển nông nghiệp. Điều này càng làm cho tính thời sự của việc giải quyết vấn đề lý luận cho nghiên cứu về phát triển nông nghiệp và đặc biệt trong điều kiện của một nước đang phát triển như Việt Nam. Tỉnh Trà Vinh một trong các tỉnh của Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nông nghiệp có vai trò rất lớn trong nền kinh tế, năm 2010 đóng góp của ngành này gần 60% (59,94%) GRDP của tỉnh, hiện đã giảm nhưng vẫn chiếm hơn 40% vào năm 2017 và hơn gần 31% năm 2020, Giá trị sản xuất/ha đất trồng trọt năm 2020 đạt 139 triệu đồng, tăng 2 lần so với năm 2010; tạo ra việc làm thu nhập cho hơn 33% lao động của tỉnh. Cho dù gia tăng sản lượng tương đối cao và được duy trì suốt trong nhiều năm qua, nhưng sự phát triển của nông nghiệp vẫn chưa như kỳ vọng và dưới tiềm năng. Muốn phát triển nông nghiệp của tỉnh, từ thực tiễn những năm qua rất cần phải có sự đánh giá thực chất và đúng đắn về diễn biến trong tiến trình thay đổi của ngành. Tất cả nhằm trả lời cho câu hỏi nền nông nghiệp của Trà Vinh đang ở trình độ phát triển nào. Điều này được thể hiện qua những thay đổi sau (i) tăng trưởng quy mô và duy trì trong dài hạn; vị thế so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL; (ii) xu thế thay đổi cơ cấu nông nghiệp; (iii) Cách thức huy động, phân bổ sử dụng nguồn lực; (iv) Trình độ tổ chức sản xuất; (v) cải thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất. Đây là chủ đề còn thiếu vắng một nghiên cứu toàn diện theo hướng này. Đây chính là sự cấp thiết về mặt thực tiễn đặt ra cho nghiên cứu chủ đề này ở đây. Vì thế việc nghiên cứu đề tài “Phát triển nông nghiệp trên địa tỉnh Trà Vinh” sẽ cho phép lấp dần các khoảng trống cả về lý luận, thực tiễn và yêu cầu chính sách cho tỉnh Trà Vinh.
  4. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Nghiên cứu nhằm xây dựng và vận dụng khung lý thuyết về phát triển nông nghiệp vào đánh giá thực trạng và phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp và đề xuất định hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển ngành này ở tỉnh Trà Vinh. Mục tiêu cụ thể - Hình thành khung lý thuyết cho nghiên cứu phát triển nông nghiệp (PTNN). - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. - Nhận diện và phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. - Đề xuất được định hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển nông nghiệp theo nghĩa hẹp ở tỉnh Trà Vinh. + Không gian: tỉnh Trà Vinh + Thời gian: Số liệu dùng trong nghiên cứu có khoảng thời gian từ 1992 đến 2020. Thời gian có tác dụng của các hàm ý rút đến 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp được sử dụng trong luận án báo gồm định tính và định lượng. Cụ thể sẽ trình bày trong Chương 2 của nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học của luận án 5.1. Những đóng góp về mặt thực tiễn, lý luận: Thứ nhất; Thành công trong nghiên cứu phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh sẽ là sự bổ sung cho mảng lý thuyết này gắn với đặc thù nền kinh tế tỉnh ở ĐBSCL của Việt Nam. Thứ hai; Nghiên cứu đã vận dụng cơ sở lý thuyết về phát triển nông nghiệp trong phân tích các nội dung và nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của nông nghiệp với kết hợp nhiều cách tiếp cận khác nhau như vi mô, vĩ mô, kinh tế phát triển, vùng... Thứ ba, Luận án đã áp dụng kết hợp phương pháp phân tích định tính và định lượng trong nghiên cứu về nội dung và nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành này. Đây cũng có thể coi là sự đóng góp của luận án về lý luận. 5.2. Những hàm ý, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu 5.2.1. Kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần lấp đầy khoảng trống nghiên cứu về thực tiễn: Thứ nhất, Những đánh giá về trạng thái và trình độ phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh; Thứ hai, Kết quả nghiên cứu đã nhận diện và phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh trên cả góc độ vi mô và vĩ mô.
  5. 3 5.2.2. Kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần lấp đầy khoảng trống nghiên cứu về hoạch định chính sách. Các hàm định hướng và các giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh được rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ là các gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách tỉnh Trà Vinh trong quá trình soạn thảo, cải thiện và nâng cao chất lượng chính sách phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế tỉnh nói chung. 5.2.3. Kết quả nghiên cứu của luận án đã phần nào lấp đầy khoảng trống nghiên cứu về phục vụ đào tạo chuyên ngành. Kết quả của luận án cũng sẽ làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh ngành Kinh tế phát triển. 6. Kết cấu luận án Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp. Chương 2. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu. Chương 3. Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. Chương 4. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới sự phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. Chương 5. Định hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1. Những vấn đề cơ bản về nông nghiệp và phát triển nông nghiệp. 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của nông nghiệp Khái niệm về nông nghiệp Nông nghiệp là ngành kinh tế sử dụng các yếu tố đầu vào gắn với điều kiện tự nhiên và phương thức sản xuất truyền thống để sản xuất ra sản phẩm thiết yếu - lương thực thực phẩm. Đặc điểm của nông nghiệp: Thứ nhất, nông nghiệp ở các nước đang phát triển có nhiều lao động làm thuê hơn hẳn so với các ngành công nghiệp và các lĩnh vực khác; Thứ hai; Nông nghiệp là ngành kinh tế truyền thống; Thứ ba, Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp; Thứ tư; nông nghiệp là một ngành duy nhất sản xuất lương thực thực phẩm. 1.1.2. Khái niệm về phát triển nông nghiệp Phát triển nông nghiệp là trạng thái vận động theo xu hướng hoàn thiện hơn của sản xuất nông nghiệp về năng lực sản xuất, cơ cấu và trình độ kỹ thuật, tổ chức và năng suất. Sự phát triển sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua tăng trưởng kinh tế nông nghiệp cao hơn ổn định gắn với năng suất nông nghiệp cao hơn để đáp ứng và thích ứng với điều kiện thị trường và nền kinh tế. 1.1.3. Tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp Nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản của con người; Nông nghiệp là một trong những ngành cung cấp nguyên liệu để phát triển
  6. 4 công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tạo thêm việc làm của dân cư; Nông nghiệp và nông thôn là thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; Nông nghiệp là ngành cung cấp khối lượng hàng hoá lớn để xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. 1.2. Các lý thuyết về phát triển nông nghiệp 1.2.1. Các lý thuyết về phát triển kinh tế Lý thuyết về phát triển là nền tảng của cho lý thuyết về phát triển nông nghiệp. Trong đó, quan trọng nhất là các lý thuyết phát triển kinh tế bền vững, Lý thuyết cất cánh và Lý thuyết phát triển dựa vào xuất khẩu. Đây đã trở thành cơ sở cho nhiều nghiên cứu về phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng. 1.2.2. Các Lý thuyết về phát triển nông nghiệp Có một số đáng quan tâm sau: Lý thuyết phát triển về phát triển nông nghiệp, nông thôn; Lý thuyết phát triển nông nghiệp dựa trên tổ chức sản xuất mới của Todaro (1995); Lý thuyết liên kết (Articulation Theory). Các Lý thuyết phát triển nông nghiệp đã chỉ ra cách thức phát triển nông nghiệp. Đó là sẽ chuyển từ dựa vào quy mô sang dựa vào năng suất, từ sản xuất tự cấp tự túc đa canh sang chuyên môn hóa, từ dựa vào tài nguyên sang dựa vào công nghệ. 1.3. Tổng quan các các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến đề tài luận án. 1.3.1. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến nội dung phát triển nông nghiệp. Kết quả của các nghiên cứu đã tập trung làm rõ nội hàm phát triển nông nghiệp. Tùy theo cách tiếp cận mà nội dung này có thể có cách diễn đạt khác nhau. Thứ nhất; phát triển nông nghiệp như quá trình hoàn thiện hơn của sản xuất nông nghiệp. Như vậy sẽ bao hàm bảo đảm gia tăng ổn định sản lượng gắn với cơ cấu hợp lý, huy động và phân bổ hợp lý nguồn lực cho nông nghiệp, tổ chức sản xuất tốt hơn và bảo đảm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thứ hai; phát triển nông nghiệp như quá trình thay đổi phương thức sản xuất gắn với cấu trúc sản xuất. Như vậy phát triển nông nghiệp là quá trình thay đổi từ sản xuất tự cấp tự túc theo quy mô hộ gia đình theo hướng chuyên môn hóa sản xuất gắn với các trang trại chuyên môn hóa và doanh nghiệp. Thứ ba; phát triển nông nghiệp như quá trình thay đổi và tiến bộ công nghệ sản xuất. Theo đó phát triển nông nghiệp là quá trình từ sản xuất theo lối truyền thống sang sản xuất theo công nghệ cao hiện đại và thân thiện môi trường. 1.3.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp. Các nghiên cứu đã trình bày trên còn bàn tới những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Có nhiều yếu tố khác nhau đã được chỉ ra và mức độ tác động. Đầu tiên phải nói tới yếu tố tự nhiên và môi trường sinh thái, đây là yếu tố luôn có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển của nông nghiệp. Tiếp đến là các nhân tố kinh tế xã hội khác nhau mà quan trọng nhất là chính sách phát triển nông
  7. 5 nghiệp của chính phủ, tiến bộ khoa học và công nghệ và trình độ lao động nông nghiệp. 1.4. Nội dung phát triển nông nghiệp. 1.4.1. Duy trì tăng trưởng sản lượng nông nghiệp cao và ổn định Tăng trưởng sản lượng nông nghiệp là kết quả và biểu hiện của quá trình mở rộng và tăng cường năng lực sản xuất của các ngành trong nông nghiệp. Tăng trưởng sản lượng nông nghiệp sẽ được thể hiện qua mức gia tăng sản lượng nông nghiệp chung cũng như từng ngành. 1.4.2. Sự thay đổi cơ cấu nông nghiệp hợp lý. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là sự thay đổi của cơ cấu theo thời gian từ trạng thái và trình độ này tới một trạng thái và trình độ khác phù hợp với sự phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội nhưng không lặp lại trạng thái cũ. Do đó mà cơ cấu nông nghiệp phản ánh sự thay đổi về chất và là cơ sở để so sánh các giai đoạn phát triển. 1.4.3. Huy động và sử dụng nguồn lực cho phát triển nông nghiệp hiệu quả. Trong lý thuyết về mô hình tăng trưởng kinh tế và mô hình tăng trưởng nông nghiệp đã chỉ ra cách thức nền kinh tế huy động và sử dụng nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp. Theo đó có thể có hai cách thức: Thứ nhất; Huy động thêm các nguồn lực để tăng quy mô sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tăng đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị, diện tích đất đai, giống mới cho sản xuất nông nghiệp, huy động thêm lao động..; Thứ hai; Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp ví dụ đầu tư cải tạo giống vật nuôi cây trồng, thâm canh, nâng cao trình độ kỹ thuật cho người sản xuất, áp dụng quy trình công nghệ quản lý trong nông nghiệp, xây dựng và áp dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến. 1.4.4. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại. Tổ chức sản xuất trong nông nghiệp rất quan trọng như các Lý thuyết về phát triển nông nghiệp đã khẳng định. Nếu giai đoạn đầu trong phát triển nông nghiệp thướng theo kiểu tự cấp tự túc gắn với sản xuất hộ gia đình. Khi sản xuất phát triển, năng suất lao động cao lúc đó tổ chức sản xuất nông nghiệp dần sẽ theo hướng hiện đại hơn. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại trong điều kiện hiện nay là việc bố trí quá trình sản xuất trồng trọt chăn nuôi theo theo hướng tập trung đáp ứng cho nhu cầu thị trường ngay từ đầu vào, quy trình sản xuất và sản phẩm đầu ra theo chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị có thể theo hai hình thức là theo liên kết dọc và liên kết ngang. 1.4.5. Hiệu quả nông nghiệp được nâng cao. Kết quả kinh tế nông nghiệp phản ánh bằng giá trị sản xuất, giá trị gia tăng hay thu nhập hỗn hợp nông nghiệp tính trung bình hay toàn ngành. Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp phản ánh mối quan hệ giữa kết quả và chi phí trong sản xuất nông nghiệp. Có thể được so sánh giữa giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp với tổng chi phí sản xuất hay tổng chi phí lao động. Nâng cao hiệu quả nông nghiệp là quá trình cải thiện hiệu quả sản xuất bằng cách tăng kết quả sản xuất và giữ nguyên
  8. 6 hay giảm chi phí sản xuất. Nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực thì sẽ đi liền với nâng cao hiệu quả do chi phí cho mỗi đơn vị kết quả sẽ giảm. 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp 1.5.1. Tài nguyên thiên nhiên 1.5.2. Yếu tố vốn 1.5.3. Yếu tố Lao động 1.5.4. Yếu tố công nghệ 1.5.5. Quy hoạch và chính sách 1.5.6. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp 1.5.7. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Kết luận Chương 1 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Về điều kiện tự nhiên; Trà Vinh có tiềm năng lớn về tự nhiên để phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng. Về tổng thể yếu tố thuận lợi cho phát triển nông nghiệp vẫn lớn, vấn đề còn lại là khai thác các tiềm năng này như thế nào cần phải có chiến lược phát triển tổng thể cộng với sự nỗ lực của chính quyền và cộng đồng những người sản xuất nông nghiệp. Về kinh tế xã hội: Kinh tế đã và đang có sự tăng trưởng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực, doanh nghiệp phát triển, đầu tư tăng và nguồn lao động khá lớn… là những cơ sở để phát triển nông nghiệp những năm tới. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều thách thức cho phát triển nông nghiệp. Đó là: Trà Vinh là tỉnh phát triển ở mức trung bình thấp trong 13 tỉnh Vùng đồng bằng sông Cửu Long; quy mô nền kinh tế và tích lũy đầu tư từ nội bộ còn thấp. GRDP bình quân đầu người của tỉnh hiện vẫn còn thấp hơn so với mức bình quân của cả nước, hạn chế đến khả năng tích luỹ và huy động vốn đầu tư xã hội trên địa bàn; Mặt bằng dân trí chưa cao, lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật còn thấp, chưa đủ đáp ứng yêu cầu của sản xuất công nghiệp quy mô lớn và hiện đại. 2.2.Phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận Nghiên cứu sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải quyết vấn đề. Đó là: Cách tiếp cận hàm sản xuất. Cách tiếp cận kinh tế học phát triển; Cách tiếp cận theo vùng; Cách tiếp cận vĩ mô; Cách tiếp cận vi mô Khung phân tích
  9. 7 Hình 2.1. Khung nghiên cứu Quy trình nghiên cứu Hình 2.2. Quy trình nghiên cứu
  10. 8 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích thống kê. Phương pháp phân tích thống kê mô tả. Phân tích so sánh. Phân tích chuỗi thời gian. Phương pháp mô hình hóa Ở đây sẽ sử dụng Mô hình hàm sản xuất dưới dạng Cobb- Douglas sau: Y = A.Kβ1Lβ2Hβ3Rβ4eβ5.X1+ β6X2…+ nXn (3.1) Trong đó: K, L, H, R A là vốn sản xuất, lao động, vốn con người, tài nguyên, nhân tố TFP và X là các nhân tố khác. Y là mức sản lượng nông nghiệp. Ở đây tác giả dựa trên hàm sản xuất để phản ánh quá ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất tới kết quả sản xuất lúa của các nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu này là sự gợi ý để xây dựng phương pháp nghiên cứu của đề tài này. Theo đó có mô hình dạng hàm Cobb – Douglass như sau: Y =A.X1β1 X2β2 …Xnβn eα1D1+ α2D2 + … αnDn (3.2) Trong Y là kết quả sản xuất nông nghiệp; Xi là các yếu tố đầu vào sản xuất trong sản xuất nông nghiệp của hộ; Di là biến giả; A là nhân tố năng suất tổng hợp. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập chủ yếu từ Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh và các huyện trong tĩnh và một số số liệu từ một số sở ban ngành của tỉnh. Các bản Niên giám thống kê hàng năm được Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh và Phòng Thống kê huyện công bố từ năm 2011-2020. Số liệu sơ cấp Phương pháp chọn mẫu của nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất). Với phân tích hồi quy đa biến, theo Tabachnick và Fidell (1996) thì kích cỡ mẫu tối thiểu cần có để phân tích được tính theo công thức: n = 50 +8xm Với m: Là số lượng biến độc lập trong mô hình; n: Là kích thước mẫu Nghiên cứu này có 5 biến nên số mẫu cần thu thập ít nhất là 90 mẫu. Do đó trong bài nghiên cứu này tác giả đã thực hiện khảo sát là 100 mẫu. Đây là 100 hộ nông dân thuộc 6 huyện gồm: Huyện Càng Long, huyện Cầu Kè, huyện Tiểu Cần, huyện Châu Thành, huyện Cầu Ngang và huyện Trà Cú. Tổ chức điều tra: Điều tra được tổ chức từ tháng 10/2017 đến tháng 1/2018. Nghiên cứu sinh cùng với các nhân viên của Cục Thống kê tỉnh tiến hành khảo sát và phỏng vấn. Kết luận Chương 2 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH 3.1. Tăng trưởng sản lượng nông nghiệp Sự gia tăng sản lượng nông nghiệp tương đối cao và được duy trì suốt trong nhiều năm qua. Tuy nhiên tăng trưởng sản lượng khá biến động và tăng trưởng vẫn trong tình trạng chi phí trung gian khá cao. Tăng trưởng sản lượng của ngành nông nghiệp
  11. 9 dựa vào tăng trưởng ngành trồng trọt, nhưng dư địa còn hạn chế, tiềm năng tăng trưởng thuộc về ngành dịch vụ còn rất lớn. 3.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo nội bộ ngành của tỉnh Trà Vinh những năm qua có sự thay đổi khá rõ nét. Sự thay đổi cơ cấu này diễn ra khá nhanh trong giai đoạn 1991- 2010, sau đó chậm dần kéo theo chất lượng chuyển dịch cơ cấu chưa cao như Bảng 3.1. Tiềm năng và dư địa cho chuyển dịch cơ cấu theo giá trị sản suất nội bộ ngành còn rất lớn. Các ngành sản xuất có thế mạnh của tỉnh như cây ngắn ngày hay gia súc đang đóng vai trò lớn nhưng tiềm năng cho phát triển cây lâu năm còn rất lớn. Theo vùng lãnh thổ, nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang có sự thay đổi tuy chậm nhưng từng bước hình thành các vùng tập trung sản xuất lớn hơn. Cơ sở để tổ chức sản xuất theo hướng tập trung cao theo chuỗi và gắn kết các khâu trên không gian rộng hơn. Bảng 3.3. Chuyển dịch cơ cấu GTSX nông nghiệp (Đvt: % ) 1991 2000 2010 2020 1991-2020 Trồng trọt 79.1 76.0 71.3 70,0 -9,1 Chăn nuôi 13.8 14.5 18.1 16,7 2,9 Dịch vụ 7.2 9.5 10.6 13,3 6,1 (Nguồn: Xử lý từ số liệu của Cục Thống kê Tỉnh Trà Vinh) 3.3. Huy động và sử dụng nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp. 3.3.1.Nguồn lực đất đai 3.3.2.Vốn cho sản xuất nông nghiệp 3.3.3.Lao động trong sản xuất nông nghiệp 3.4. Thực trạng tổ chức sản xuất tỉnh Trà Vinh. Tổ chức sản xuất nông nghiệp của tỉnh có sự thay đổi khá chậm và trình độ chưa cao với hình thức hộ gia đình là chủ yếu, quy mô nhỏ là chủ yếu. Các hình thức cao hơn như trang trại và HTX chưa phát huy được vai trò trong tổ chức sản xuất của ngành. Sản xuất chủ yếu tập trung ở khâu sản xuất, chưa theo chuỗi và thiếu vắng các DN tham gia liên kết nên khả năng thâm nhập thị trường chưa cao. 3.5. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. Bảng 3.14. Tỷ lệ VA và CP trung gian trong SXNN tỉnh Trà Vinh 1991 2000 2010 2020 2020 /1991 Giá trị sản xuất NN nghĩa hẹp 2180,7 3475,2 6781 7406,8 3,40 (Tỷ.đ; giá 2010) Giá trị VA NN (Tỷ.đ; giá 1042,37 1675,05 3316. 3673,8 3,52 2010) Tỷ lệ VA/GO nông nghiệp 0.478 0.482 0.489 0,496 Từng ngành
  12. 10 Tỷ lệ VA/GO trồng trọt 0.414 0.408 0.399 0,398 Tỷ lệ VA/GO chăn nuôi 0.542 0.556 0.579 0,598 (Nguồn: Xử lý từ số liệu của Cục Thống kê Tỉnh Trà Vinh). Hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên góc độ toàn bộ sản xuất nông nghiệp không cao và tăng chậm, hiệu quả của các ngành trong nông nghiệp có xu thế trái chiều với nhau như Bảng 3.5. Năng suất lao động cũng cao và tăng khá nhưng có sự khác biệt giữa các ngành. Hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân ở Trà Vinh là khá xét cả về giá trị gia tăng và lợi nhuận. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp của hộ tăng dần theo quy mô, đồng thời có sự khác biệt giữa các vụ trong năm. Kết luận Chương 3 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH 4.1. Phân tích các yếu tố tác động tới sự phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh bằng số liệu vĩ mô. Thống kê mô tả các biến này có thể thấy số liệu về cơ bản là không có sự phân tán hay hội tụ. Có thể sử dụng phân tích. Số liệu cho thấy chiều hướng hay chiều tác động sẽ là tác động dương với vốn sản xuất, lao động và vốn con người, tác động nghịch với biến thời tiết – số giờ nắng. Mô hình sử dụng cho phân tích Mô hình sử dụng để phân tích ở đây là mô hình (3.1) đã trình bày trong mục 2.2.2. nhưng ở đây sẽ sử dụng số liệu vĩ mô chính của nền kinh tế tỉnh. Do hàm sản xuất Cobb – Douglas là hàm mở cho phép điều chỉnh yếu tố đầu vào nên viết dưới dạng mới với các số liệu đã có như (3.1.1) Y =Kβ1 Lβ2 eβ3hh (3.1.1) Trong: Y là GTSX nông nghiệp K là vốn sản xuất trong sản xuất nông nghiệp L là lao động làm việc trong sản xuất nông nghiệp HH là vốn con người Để hồi quy sẽ cần chuyển về dạng logarit và dựa trên cơ sở số liệu khảo sát và sẽ được trình bày dưới đây. lnY = β0 + β1lnK + β2lnL + β3hh +εi (3.1.2) Số liệu sử dụng cho phân tích: Số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập chủ yếu từ Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh và các huyện trong tỉnh và một số số liệu từ một số sở ban ngành của tỉnh. Các bản Niên giám thống kê hàng năm được Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh và Phòng Thống kê huyện công bố từ năm 2011- 2020 Phương pháp ước lượng Do số liệu vĩ mô về sản xuất nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh trong khoảng thời gian từ 2011 – 2020 theo đơn vị cấp huyện, có thể xây dựng dữ liệu Bảng để phần
  13. 11 tích. Theo Damodar N. Gujarati (2015) Dữ liệu bảng khi thực hiện hồi quy có ưu điểm: Dễ dàng để sử dụng: Dữ liệu bảng có thể được đọc và hiểu dễ dàng, và các giá trị có thể được sắp xếp và lọc để phân tích; Thông tin được tổ chức rõ ràng: Dữ liệu bảng được tổ chức theo dạng cột và hàng, cho phép người dùng dễ dàng xác định các biến độc lập và biến phụ thuộc; Dữ liệu đầy đủ và liên tục: Dữ liệu bảng thường chứa nhiều giá trị liên tục, cho phép việc thực hiện các phân tích hồi quy phức tạp và đáng tin cậy; Dữ liệu có tính chất phân loại: Dữ liệu bảng cũng thường chứa các biến định tính, giúp phân tích sự khác biệt giữa các nhóm và phân tích các tương tác giữa các biến; Thực hiện các phép tính toán và thống kê: Dữ liệu bảng cung cấp các công cụ phân tích thống kê cho phép thực hiện các phép tính toán và thống kê để đưa ra các kết luận về mối quan hệ giữa các biến. Khi đó có thể áp dụng ước lượng dữ liệu bảng ngẫu nhiên - REM và cố định – FEM cho phương trình (3.1.2). Kiểm định Hausman test gợi ý chọn REM cho cả hồi quy dữ liệu bảng. Ở đây có thể gặp hiện tượng nội sinh từ biến đại diện vốn đầu tư phát triển - lnk. Để giải quyết vấn đề, nghiên cứu sẽ áp dụng phương pháp hồi quy 2SLS cho biến này. Theo Mankiw (2010) đầu tư phụ thuộc vào môi trường cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh. Khi ước lượng bằng REM và FEM kết quả các kiểm định đều có ý nghĩa thống kê ở mức < 0,05, cụ thể: Thứ nhất, qua kết quả phân tích sau P(F)= 0,000F 0.000 0.000 0.000 vif 3.92 Durbin-Watson 2.0435184 Wooldridge test for autocorrelation 0,000 in panel data Hausman test 0.9933 R-squared 0.7584 0.7336 0.6556
  14. 12 Ghi chú: trong () là độ lệch chuẩn, ***,**,* là mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% (Nguồn: Xử lý từ số liệu của Cục Thống kê và Sở NN và PTNT Tỉnh Trà Vinh) Thứ hai, các kiểm định t với kết quả tại biểu Coefficients, tất cả các giá trị Sig. = p(t) tương ứng với các biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05. Thứ ba, kiểm định Wooldridge test for autocorrelation in panel data mức ý nghĩa 0,000 nghĩa là không tồn tại hiện tượng tự tương quan chuỗi với dữ liệu bảng. Thứ tư, các giá trị VIF gắn với các biến giải thích (biến độc lập) đều nhỏ hơn 4 cho thấy mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến. Thứ năm, hệ số Durbin-Watson bằng 2.043 nằm trong khoảng 1 đến 3 cho thấy mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Thứ sáu, hệ số tương quan khoảng 0,73 -0.75 cho biết sự thay đổi của lny được giải thích từ sự tác động của các yếu tố sản xuất là khoảng hơn 73-75%. Tuy nhiên kết quả Hausman test trên Bảng 4.3. gợi ý sử dụng kết quả của REM tốt hơn. Sau đó tiến hành kiểm định hai giai đoạn với REM (2SLS) kết quả có ý nghĩa thống kê. Với kết quả này có thể sử dụng REM để nhận xét như sau: Tăng trưởng yếu tố vốn đầu tư phát triển sẽ thúc đẩy gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp hay phát triển nông nghiệp; Hệ số hồi quy có giá trị 1.250 hàm ý nếu tăng lao động vào sản xuất nông nghiệp đẩy gia tăng GTSX nông nghiệp. Lao động vẫn là lợi thế phát triển nông nghiệp Hệ số hồi quy của yếu tố vốn con người – hh bằng 2.069. Điều này hàm ý rằng vốn con người có tác động tích cực tới giá trị sản xuất nông nghiệp cao hơn vốn sản xuất, lao động. 4.2. Phân tích các yếu tố tác động tới sự phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh bằng số liệu vi mô Thống kê mô tả các biến này có thể thấy số liệu về cơ bản có sự hội tụ. Có thể sử dụng phân tích. Kết quả của ma trận có thể kỳ vọng chiều hướng hay chiều tác động sẽ là tác động dương. Mô hình sử dụng để phân tích ở đây là mô hình (3.2) đã trình bày trong mục 2.2.2. nhưng ở đây sẽ sử dụng số liệu điều tra hộ sản xuất lúa ở tỉnh Trà Vinh. Do hàm sản xuất Cobb – Douglas là hàm mở cho phép điều chỉnh yếu tố đầu vào nên có thể sử dụng dưới dạng mới với các số liệu đã có như (3.2.1) Sanluonglua = Lβ1 Kβ2Phanchuongβ3dtichtrongluaβ4eβ5.hh (3.2.2) Trong đó: Sanluonglua là sản lượng lúa của hộ trong năm - đại diện cho phát triển nông nghiệp. L là Chi phí thuê lao động bên ngoài để sản xuất lúa K là Chi phí thuê máy móc vào sản xuất lúa – chi phí tư bản HH là Vốn con người Phanchuong - Chi phí phân chuồng trong sản xuất lúa của hộ Dtichtronglua – Diện tích canh tác
  15. 13 Để hồi quy sẽ cần chuyển về dạng logarit và dựa trên cơ sở số liệu khảo sát và sẽ được trình bày dưới đây. lnsanluonglua = β0 + β1lnl + β2lnk + β3lnphanchuong + β4Dtichtronglua + β5hh + εi (3.2.3) Số liệu dùng trong phân tích là số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra hộ sản xuất lúa ở 6 huyện của tỉnh Trà Vinh như đã trình bày ở mục 2.2.3. Phương pháp ước lượng Ở đây sẽ sử dụng phương pháp truyền thống trong kinh tế - phương pháp hồi quy đa biến – phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Phương pháp này sẽ phải giả định rằng các hệ số hồi quy (hệ số chặn và hệ số góc) là không thay đổi theo thời gian. Thêm vào đó còn một giả định quan trọng nữa là các biến độc lập phải là các biến ngoại sinh chặt tức là nó không phụ thuộc vào các giá trị quá khứ, hiện tại, và tương lai của sai số ngẫu nhiên. Bảng 4.8. Kết quả ước lượng Biến phụ thuộc - lnsanluonglua Biến độc lập Hệ số ước lượng 0.114*** lnl (0.038) 0.082** lnk (0.034) 0.182*** lnphanchuong (0.053) 0.374*** lndtichtronglua (0.037) 0.033** lnhh (0.013) -1.525*** Tung độ gốc (0.297) R- sq 0,8552 Kiểm định phương sai thay đổi 0,0286 (nên đã điều chỉnh bằng lệnh robust) Durbin-Watson 1,812 vif 1,89 N 100 Prob>F 0,000 Ghi chú: trong () là độ lệch chuẩn, ***,**,* là mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% (Nguồn: xử lý từ số liệu khảo sát của tác giả) Quá trình ước lượng và kết quả cụ thể được trình bày trong ở Bảng 4.7 và phụ lục 2. Ở đây trình bày ngắn gọn các bước tiến hành ước lượng. Thứ nhất, qua kết quả phân tích sau P(F)= 0,000
  16. 14 = p(t) tương ứng với các biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05. Thứ ba, kiểm định Breusch – Pagan có Prob > chi2 = 0.0286 nghĩa là tồn tại hiện tượng phương sai không đồng nhất, do vậy ở đây là xử lý bằng lệnh sửa robust. Thứ tư, các giá trị VIF gắn với các biến giải thích (biến độc lập) đều nhỏ hơn 3 cho thấy mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến. Thứ năm, hệ số Durbin-Watson đều nằm trong khoảng 1 đến 3 cho thấy mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Thứ sáu, hệ số tương quan khoảng trên 85% cho biết sự thay đổi của lnva được giải thích từ sự tác động của các yếu tố sản xuất là khoảng hơn 85%. Có thể sử dụng kết quả để đánh giá như sau: Chi phí lao động có tác động dương như kỳ vọng ban đầu, hệ số hồi quy là + 0,114 nghĩa là lao động có ảnh hưởng tích cực tới sản lượng lúa, hay gia tăng quy mô lao động tác động thuận với sản lượng lúa. Kết quả này hàm ý rằng nhân tố lao động vẫn có dư địa góp phần tăng sản lượng. Hệ số hồi quy của yếu tố tư bản – chi phí thuê máy móc là 0,082 nghĩa là sử dụng máy móc cho phép gia tăng sản lượng lúa thu hoạch. Kết quả cũng hàm ý rằng nên kích thích đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp có ảnh hưởng tích cực phù hợp với mô hình phát triển nông nghiệp của Park S.S (1992). Yếu tố phân chuồng có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng giá trị gia tăng sản xuất lúa. Hệ số hồi quy bằng + 0,182 có nghĩa là nếu khuyến khích nông dân trồng lúa tăng cường sử dụng phân chuồng sẽ tác động tích cực tới sản lượng. Đồng thời khi sử dụng nhiều phân chuồng hữu cơ hơn sẽ cải thiện độ màu của đất đai và bảo đảm năng suất lúa. Hệ số hồi quy của yếu tố diện tích trồng lúa là + 0,374 nghĩa là yếu tố này có tác động tích cực tới sản lượng. Trình độ học vấn của chủ hộ hay vốn con người của nông dân ảnh hưởng tích cực tới sản lượng lúa thu hoạch trong năm. Hệ số hồi quy là 0.033 nghĩa là những nông dân có học vấn cao hơn sẽ biết cách canh tác hiệu quả hơn và tăng giá trị gia tăng của họ. Qua các nhân tố vi mô trên đây có thể thấy (i) sự phát triển nông nghiệp chịu ảnh hưởng tích cực từ các nhân tố lao động và Chi phí tư bản – chi phí thuê máy móc giống như khi sử dụng số liệu vĩ mô. (ii) yếu tố lao động bao gồm cả số lượng và vốn con người. Tập trung khai thác yếu tố này nhất là nâng cao trình độ lao động có ý nghĩa lớn; (iii) diện tích trồng lúa – yếu tố đất đai. (iv) Thay đổi cách sử dụng phân bón, tận dụng nguồn phân chuồng, phân hữu cơ sẽ góp phần phát triển nông nghiệp; (v) Tăng cường sử dụng máy móc và đẩy nhanh cơ giới hóa trong nông nghiệp cũng tác động tích cực. 4.3. Phân tích tác động của các yếu tố khác tới sự phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh 4.3.1. Ảnh hưởng của quy hoạch phát triển nông nghiệp theo ý kiến chuyên gia Công tác quy hoạch đã có ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp như bảo đảm tăng trưởng giá trị sản xuất, chuyển dịch cơ cấu và huy động phân bổ nguồn lực
  17. 15 cho phát triển. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện như nâng cao chất lượng của các giải pháp thực hiện quy hoạch và phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp. 4.3.2. Ảnh hưởng của chính sách phát triển nông nghiệp Các chính sách phát triển nông nghiệp đã có tác động khá tốt tới sự phát triển ngành này. Theo đó, về cơ bản là đủ chính sách cho phát triển, đã góp hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi và giúp giải quyết khó khăn về vốn. Tuy nhiên chính sách vẫn chưa phát huy tác động như mong muốn, chưa giúp cải thiện vấn đề đầu ra, phát triển công nghiệp chế biến, chưa tạo ra động lực để thu hút đầu tư nông nghiệp. 4.3.3. Ảnh hưởng của hạ tầng cơ sở theo ý kiến chuyên gia Mức ảnh hưởng của hạ tầng giao thông và thủy lợi khá trong khi hạ tầng thương mại và chế biến giết mổ ảnh hưởng thấp. Nghĩa là cần định hướng lại sự phát triển hạ tầng thương mại phục vụ tốt giải quyết đều ra cho sản xuất nông nghiệp và tập trung nhiều nỗ lực hơn để phát triển cơ sở hạ tầng chế biến bảo quản nông sản cải thiện chất lượng và giá cả nông sản 4.3.4. Ảnh hưởng của công tác khuyến nông theo ý kiến chuyên gia. Công tác khuyến nông trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần cải thiện và nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên vẫn còn chưa bảo đảm cung cấp đầu vào đáp ứng yêu cầu ATVS và cắt giảm chi phí sản xuất. 4.3.5. Ảnh hưởng của các dịch vụ hỗ trợ thị trường. Cải thiện dịch vụ hỗ trợ thị trường là rất quan trọng nhất trong đó dịch vụ hỗ trợ tìm đầu ra hỗ trợ thông tin thị trường là quan trọng nhất. Các dịch vụ này sẽ góp phần giúp người sản xuất có thể định hướng sản xuất tốt nhất. Kết luận Chương 4 CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH 5.1. Cơ sở đề ra định hướng, mục tiêu và giải pháp. 5.1.1. Tổng quát thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh 5.1.2. Bối cảnh nông nghiệp thế giới và các dự báo liên quan đến phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. 5.1.2.1. Bối cảnh nông nghiệp thế giới Sản lượng nông sản toàn thế giới sẽ tăng và tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số. Viễn cảnh đó phản ánh tốc độ tăng năng suất dựa trên tiến bộ công nghệ tuy tốc độ có giảm đôi chút (tiếp nối đà tăng chậm trong hai thập kỷ vừa qua). Số nước xuất khẩu nông sản sẽ giảm xuống làm cho thương mại dễ bị tổn thương hơn trước các rủi ro thiên tai và chính sách. Ngược lại, số nước nhập khẩu nông sản sẽ tăng. 5.1.2.2. Dự báo thị trường xuất khẩu nông sản chính Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn là Châu Á (chiếm 59%) và Châu Phi (chiếm 24%). Thị trường cung cấp gạo trên thế giới: Thái Lan và Việt Nam tiếp tục vẫn là 2 nước cung cấp gạo tiêu biểu lớn nhất trên thế giới; Ấn Độ được dự báo trở thành nước xuất khẩu gạo lớn
  18. 16 5.1.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp Theo các kịch bản dự báo về biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2012, vùng ĐBSCL là vùng chịu tác động ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Tỉnh Trà Vinh, trong trường hợp nước biển dâng cao 1m vào năm 2100, diện tích tự nhiên bị ngập là 102.100 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp bị ngập là 83.500 ha, sản lượng bị mất trắng 739.900 ha, giá trị thiệt hại ước khoảng 2811,7 ngàn tỷ đồng. 5.2. Định hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. 5.2.1. Định hướng phát triển nông nghiệp Phát triển nông nghiệp thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Phát triển nông nghiệp hướng đến một nền sản xuất hàng hóa lớn, quy mô lớn, chất lượng cao, đồng nhất, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước; Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Phát triển các ngành hàng nông sản chính của tỉnh trên cơ sở ưu tiên theo thứ tự sau: (1) cây lúa, (2) cây công nghiệp và cây thực phẩm, (4) cây ăn trái, (5) chăn nuôi. 5.2.2. Mục tiêu phát triển Phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và mở rộng dịch vụ ở nông thôn. Mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước; đổi mới kỹ thuật và công nghệ để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn; tăng thu nhập và cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người sản xuất. Hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh, có sự tham gia hợp tác, liên kết từ các thành phần kinh tế. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Cụ thể đến 2030 Nâng giá trị sản xuất bình quân đất trồng trọt đạt 160 triệu đồng/ha; tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ngành trồng trọt khoảng 2%/năm; tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt khoảng 260,81 ngàn ha, sản lượng đạt 2,94 triệu tấn (trong đó lúa 1,18 triệu tấn) và sản lượng cây lâu năm đạt khoảng 705 ngàn tấn (cây ăn trái 330 ngàn tấn, cây dừa 375 ngàn tấn). Chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng trên 2,5%/năm; khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung đạt khoảng 30%; tổng sản lượng thịt hơi đạt khoảng 120 ngàn tấn và 180 triệu quả trứng. Ưu tiên phát triển chăn nuôi tập trung (trang trại, công nghiệp) các đối tượng vật nuôi chính là heo, gà và bò tại 7 huyện: Càng Long, Châu Thành, Cầu Kè, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Trà Cú và Duyên Hải. 5.3. Các giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. 5.3.1. Nhóm giải pháp theo nội dung 5.3.1.1. Huy động và sử dụng nguồn lực phát triển nông nghiệp những năm tới. - Khai thác sử dụng đất nông nghiệp phải đảm bảo bền vững, gắn liền với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng: bố trí cây trồng
  19. 17 phải phù hợp với cơ cấu mùa vụ, điều kiện đất đai, nguồn nước, khí hậu. Tránh làm suy thoái do bố trí cây trồng không đúng hoặc sử dụng các biện pháp kỹ thuật không hợp lý. Cần xem xét tính độc hại của các loại chế phẩm hóa học như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để sử dụng hợp lý, tránh gây ô nhiễm môi trường. - Bố trí quỹ đất để xây dựng và nâng cấp hệ thống đê biển, đê bao khép kín và hệ thống cống ngăn mặn ven theo bờ biển, hệ thống cống đập ngăn mặn, rửa mặn tự động nội đồng thuộc các khu vực bị ảnh hưởng bởi nước mặn không những chống xâm nhập mặn mà còn phòng tránh lũ lụt và bảo vệ các vùng sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh và mở rộng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo hướng tập trung quy mô lớn, nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích. - Đẩy mạnh thực hiện tích tụ, tập trung đất đai thông qua việc thuê đất hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giải pháp quan trọng hàng đầu để hình thành các vùng sản xuất tập trung, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa quy mô lớn và ứng dụng khoa học công nghệ. Các hình thức tích tụ, tập trung đất đai gồm: - Tập trung đất đai thông qua dồn thửa, đổi ruộng đất nông nghiệp giữa các hộ nông dân trong cùng một địa bàn sản xuất để hình thành các ô, thửa lớn tập trung. Đây là điều kiện để hộ gia đình, cá nhân có được các thửa đất có quy mô diện tích lớn hơn để tổ chức sản xuất thuận lợi do có điều kiện để cơ giới hóa và thâm canh để mang lại hiệu quả. - Cho thuê đất nông nghiệp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất xuất phát từ nhu cầu giữa người nắm quyền sử dụng đất và người có nhu cầu thuê quyền sử dụng đất. Hình thức doanh nghiệp thuê đất sản xuất của các hộ gia đình, cá nhân để sản xuất nông nghiệp, thủy sản đảm bảo cho người nông dân được hưởng lợi từ cho thuê đất mà ít phải đối mặt với các rủi ro. Nông dân có cơ hội làm việc cho doanh nghiệp. Khi hết thời hạn cho thuê, người nông dân vẫn còn quyền sử dụng đất. - Chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp: tạo điều kiện pháp lý để người nông dân chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo cơ chế thị trường và chuyển đổi sang ngành nghề khác. - Góp vốn bằng quyền sử dụng đất: người có đất liên kết, hợp tác với người sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh, trong đó doanh nghiệp, hợp tác xã đóng vai trò đầu mối cung cấp vật tư, giống, khoa học công nghệ và bao tiêu đầu ra. Nông dân vẫn sản xuất trên ruộng đất của mình nhưng tự hình thành nhóm hộ sản xuất, áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật từ giống, canh tác, cơ giới hóa, …tập trung ruộng đất để tạo thành các vùng sản xuất lớn, chuyên canh, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. - Giao đất không sản xuất/sản xuất kém hiệu quả cho hợp tác xã/doanh nghiệp: Trước mắt là quỹ đất công ích của địa phương và đất bãi bồi ven sông, ven biển chưa sử dụng, chủ yếu dành cho các doanh nghiệp sản xuất lớn, có triển vọng thị trường, có đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh. - Sửa đổi, bổ sung quy định hướng dẫn về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước theo hướng cải cách thủ tục hành chính trong việc thu, nộp, miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp thuê mặt bằng kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Có chính sách hỗ trợ tín dụng cho thuê đất,
  20. 18 mua đất nông nghiệp để khuyến khích những hộ nông dân sản xuất giỏi tích tụ ruộng đất đồng thời đánh thuế cao đối với trường hợp bỏ hoang đất đai. 5.3.1.2. Hoàn thiện tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại - Thứ nhất: khuyến khích tích tụ ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp. - Thứ hai: hình thành cụm ngành dựa trên nông nghiệp: - Thứ ba: tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp kinh doanh các loại hàng hóa phục vụ đầu vào trong sản xuất nông nghiệp như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. - Thứ tư: xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm nông sản của tỉnh. - Thứ năm: chuyển đổi mô hình hoạt động HTX theo kiểu mới là vấn đề cần thiết và cấp bách trong bối cảnh hiện nay. 5.3.1.3. Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên cơ sở từng bước hình thành nền nông nghiệp công nghệ cao để nâng cao hiệu quả - Thứ nhất: thực hiện công nghệ lựa chọn với từng khâu sản xuất: + Trên cơ sở các nông sản chủ lực được định hướng ưu tiên đầu tư, điều kiện tự nhiên của các khu, vùng được quy hoạch, lợi thế so sánh và khả năng huy động các nguồn lực trong từng ngành sản xuất để chỉ đạo lựa chọn ứng dụng công nghệ cho phù hợp từ khâu sản xuất đến quy hoạch, bảo quản. Chú trọng khâu chọn, tạo và nhân giống cây trồng vật nuôi; hướng dẫn lựa chọn công nghệ, thiết bị; xây dựng các quy trình canh tác, quy trình nuôi, các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Quan tâm công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học – công nghệ gắn với xây dựng mô hình điểm ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Áp dụng quy trình hệ thống quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo ISO HACCP… trong chế biến. + Về trồng trọt: tập trung lựa chọn, đưa các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, nghiên cứu ứng dụng công nghệ bức xạ, kỹ thuật hạt nhân để tạo ra và đưa vào sản xuất các giống mới đột biến giá trị cao đối với cây trồng chủ lực của địa phương; thực hiện cơ giới hóa khâu làm đất và thu hoạch; áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến (VietGap, GlobalGap,…) và công nghệ canh tác sạch; ứng dụng công nghệ tự động hóa, công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm nước; sử dụng công nghệ sản xuất trong nhà lưới, nhà kính; tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học, sử dụng các chế phẩm sinh học, các loại phân bón thế hệ mới và công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch; quan tâm công nghệ thông tin. + Về chăn nuôi: quan tâm ứng dụng công nghệ cao trong tuyển chọn, lai tạo giống vật nuôi, nghiên cứu nhập khẩu giống mới có năng suất, chất lượng cao; phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, bán công nghiệp, công nghiệp gắn với giết mổ tập trung; áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến (VietGap, GlobalGap,…) và tự động hóa trong khâu chăm sóc; sử dụng công nghệ chuồng, kín với hệ thống làm mát, hệ thống ăn uống tự động; tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học; ứng dụng công nghệ trong xử lý chất thải bằng công nghệ hầm biogas, đệm lót sinh học và công nghệ trong phòng, chống dịch bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2