́<br />
BỘ GIAO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO<br />
̀<br />
TRƢƠNG ĐẠI HỌC VINH<br />
<br />
TRẦN THỊ HOÀNG YẾN<br />
<br />
§ÆC §IÓM CÊU TRóC, NG÷ NGHÜA<br />
CñA HµNH §éNG CHöI QUA LêI THO¹I NH¢N VËT<br />
TRONG TRUYÖN NG¾N VIÖT NAM<br />
<br />
CHUYÊN NGÀ NH: LÍ LUẬN NGÔN NGỮ<br />
MÃ SỐ: 62 22 01 01<br />
<br />
́<br />
́<br />
TÓM TẮT LUẬN AN TIÊN SĨ NGƢ̃ VĂN<br />
<br />
NGHỆ AN - 2014<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1<br />
<br />
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
1.1. Cùng với sự phát triển của lý thuyết ngữ dụng học, các hành động nói năng nói<br />
chung và các tiểu nhóm hành động ngôn ngữ (HĐNN) nói riêng được nghiên cứu đầy đủ và<br />
sâu sắc. Tuy vậy, HĐNN kém lịch sự chưa được quan tâm nhiều hoặc quan tâm chưa đầy<br />
đủ, trong đó có hành động chửi (HĐC).<br />
1.2. Chửi được xem là hiện tượng ngôn ngữ “kém văn hoá”, bị phê phán, lên án và hạn<br />
chế phạm vi sử dụng. Trên thực tế, HĐC vẫn tồn tại và phát triển trong lời nói ở nhiều giai<br />
tầng xã hội khác nhau. HĐC cũng được các nhà văn miêu tả qua lời thoại nhân vâ ̣t (LTNV)<br />
trong tác phẩm. Vì vậy, HĐC không còn là hiện tượng ngoại lệ, bị gạt bỏ mà cần được xem<br />
xét, nghiên cứu. Nghiên cứu HĐC sẽ góp phần tìm hiểu những cơ chế tâm lý bức xúc của<br />
người nói dẫn đến việc sử dụng HĐNN này như một hiện tượng xã hội. Qua đó, chúng tôi còn<br />
hướng đến việc chỉ ra các biểu hiện đặc trưng tư duy - văn hoá trong giao tiếp của người Việt.<br />
1.3. Do giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu HĐC qua LTNV trong<br />
truyện ngắn Việt Nam (TNVN) hiện đại nhằm góp phần chỉ ra cách thức tổ chức lời nói vốn<br />
có diện mạo sinh động, đa dạng tồn tại trong đời thường, được hư cấu, chọn lọc qua lăng<br />
kính thẩm mỹ và đặc điểm phong cách nghệ thuật của các nhà văn. Đồng thời, chúng tôi<br />
mong muốn đươ ̣c cung cấp thêm những cứ liệu phù hợp, làm phong phú lý thuyết hội thoại.<br />
Với những lý do lý luận và thực tiễn nói trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Đặc điểm<br />
cấu trúc, ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam.<br />
́<br />
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CƢU<br />
2.1. Ở nước ngoài<br />
Hướng nghiên cứu có liên qua trực tiếp đến đề tài nghiên cứu có J.L. Austin (1955),<br />
J.R. Searle (1975). Khi phân loại HĐNN, J.L. Austin và J.R. Searle đã xếp HĐC thuộc<br />
nhóm hành động biểu cảm. Tác giả H.D. Grice cho rằng, khi giao tiếp chúng ta nên dựa vào<br />
quy tắc tôn trọng thể diện người hội thoại để tránh lối nói gây nên tác động xấu đối với<br />
người nghe, làm cho họ cảm thấy tủi thân hoặc “mất mặt”…<br />
2.2. Ở trong nước<br />
Các công trình liên quan trực tiếp đến luận án có hai hướng sau: ngôn ngữ học và<br />
liên ngành ngôn ngữ - văn hóa.<br />
Có thể kể đến các công trình:“Đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa trong các lối chửi của<br />
người Việt” (1993) của Nguyễn Thị Tuyết Ngân, “Về lời chửi của người Việt” (2001),<br />
“Ngữ pháp tiếng Việt - Các phát ngôn đơn phần” (2006) của Phan Mậu Cảnh, “Ngữ nghĩa<br />
lời hội thoại” (1999) của Đỗ Thị Kim Liên, “Cơ sở văn hóa Việt Nam” (1999) của Trần<br />
Ngọc Thêm, “Ngoa ngữ trong dân gian Việt Nam” (1999) của Nguyễn Văn Hoa, “Sự kiện<br />
lời nói chê trong tiếng Việt (cấu trúc và ngữ nghĩa)” (2007) của Nguyễn Thị Hải Yến,<br />
“Khảo sát lời độc thoại nội tâm nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị<br />
<br />
2<br />
Thu Huệ, Nguyễn Minh Châu” (2010) của Lê Thị Sao Chi, “Hiện tượng chửi của người<br />
Việt, từ thực tế đời sống đến ngôn ngữ văn học” (2012) của Ngàn Lâm, “Giá trị văn hoá và<br />
quyền lực đánh dấu qua hành động ngôn từ trong giao tiếp của người Việt” (2008) của<br />
Lương Thị Hiền, “Các chiến lược phê phán của người Việt” (2013) của Lê Thuý Hà, …<br />
Kết quả nghiên cứu trong các bài viết nêu trên đã góp phần làm sáng tỏ, lý giải sự<br />
tồn tại tất yếu của một nhóm HĐNN có khả năng đe dọa thể diện người nghe rất cao trong<br />
thực tiễn giao tiếp. Đồng thời, một số nguyên nhân hình thành phát ngôn có lực tại lời, mối<br />
quan hệ giữa các HĐNN như cãi, phàn nàn, khuyên, mỉa mai, chê, mắng, trách, chửi… bước<br />
đầu được lý giải. Ngoài ra, việc phân định các mức độ tác động của lời chửi trong lời nói<br />
cho thấy việc sử dụng linh hoạt ngôn từ phù hợp với mức độ phản ứng hay bày tỏ thái độ<br />
của chủ ngôn.<br />
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu<br />
- Làm sáng tỏ các kiểu dạng HĐC, đă ̣c điể m cấ u tr úc và ngữ nghĩa của chúng qua<br />
việc mô tả, phân tich các HĐC của nhân vâ ̣t trong TNVN.<br />
́<br />
- Chỉ ra một số đặc trưng văn hóa ứng xử của người Việt trong việc sử<br />
dụng HĐC.<br />
Qua đó, luâ ̣n án góp phầ n chỉ ra mô ̣t số biể u hiê ̣n về phong cách nghê ̣ th uâ ̣t tác giả và nghê ̣<br />
thuâ ̣t sử du ̣ng ngôn từ của nhà văn.<br />
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
a) Tổ ng quan cơ bản về<br />
lý thuyết : HĐNN, hô ̣i thoa ̣i , lịch sự và LTNV trong<br />
truyê ̣n ngắ n .<br />
b) Đi sâu phân tích, miêu tả HĐC và hành động đi kèm HĐC qua LTNV trong TNVN.<br />
c) Phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của chúng qua LTNV trong TNVN.<br />
d) Rút ra một số nhâ ̣n xét về đặc trưng văn hoá giao tiế p người Việt qua viê ̣c sử du ̣ng<br />
HĐC và vai trò của HĐC trong quá trình tổ chức tác phẩm.<br />
4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DẪN LIỆU<br />
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu<br />
Luận án khảo sát và tìm hiểu HĐC qua LTNV trong 324 truyện ngắn của 41 đầu sách<br />
của nhiều nhà văn Việt Nam hiện đại.<br />
4.2. Nguồn dẫn liệu<br />
Đề tài giới hạn phạm vi khảo sát là TNVN hiện đại, gồm những sáng tác của các tác<br />
giả trước và sau Cách mạng tháng Tám đến nay.<br />
́<br />
́<br />
5. PHƢƠNG PHAP NGHIÊN CƢU<br />
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính: thống kê, phân loại; phân tích<br />
diễn ngôn, so sánh; tổng hợp.<br />
́<br />
́<br />
́<br />
6. ĐONG GOP CỦ A LUẬN AN<br />
<br />
3<br />
- Đây là công trình đầu tiên hệ thống khá đầ y đủ các kiể u da ̣ng HĐC tồ n ta ̣i trong<br />
LTNV của TNVN. Đồng thời, luận án chỉ ra đặc điểm cấ u trúc, ngữ nghia của HĐC biể u<br />
̃<br />
hiê ̣n qua LTNV trong TNVN.<br />
- Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy sự chi phối các đặc trưng văn hóa dân tộc<br />
đối với cách sử dụng và tổ chức HĐNN trong sự kiện lời nói cụ thể trong sự giao tiếp ở từng<br />
ngôn ngữ.<br />
- Luận án góp phần thúc đẩy tích cực sự phát triển của chuyên ngành Ngữ dụng học<br />
ở Việt Nam.<br />
- Kết quả nghiên cứu có thể phục vụ cho việc biên soạn tài liệu giảng dạy và học tập<br />
ngành Ngôn ngữ học, Văn hóa học trong trường đại học.<br />
́<br />
́<br />
́<br />
7. CÂU TRUC CỦ A LUẬN AN<br />
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Tài liệu trích dẫn làm ví dụ,<br />
Luận án gồm 4 chương:<br />
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết<br />
Chƣơng 2:<br />
Chƣơng 3:<br />
Chƣơng 4:<br />
<br />
Nhận diện và phân loại hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong<br />
truyện ngắn Việt Nam<br />
Cấu trúc hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn<br />
Việt Nam<br />
Ngữ nghĩa hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn<br />
Việt Nam<br />
Chƣơng 1<br />
<br />
CƠ SỞ LÝ THUYẾT<br />
Trong chương này, chúng tôi trình bày những vấn đề lý thuyết làm cơ sở cho việc tìm<br />
hiểu về đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của HĐC qua LTNV trong TNVN.<br />
1.1. Lý thuyết hội thoại<br />
1.1.1. Khái niệm hội thoại<br />
Theo Đỗ Hữu Châu (1993): “Hội thoại là hoạt động giao tiếp căn bản, thường xuyên,<br />
phổ biến của sự hành chức ngôn ngữ. Các hình thức hành chức khác nhau của ngôn ngữ đều<br />
được giải thích dựa vào hoạt động căn bản này”.<br />
1.1.2. Các vận động hội thoại<br />
Trong giao tiếp, vận động hội thoại giữa các vai giao tiếp gồm ba nhân tố: sự trao lời<br />
(Allocution), sự trao đáp (Exchange) và sự tương tác hội thoại (Interaction). Ba vận động<br />
này đặc trưng cho một cuộc hội thoại. Những quy tắc cấu trúc và chức năng trong hội thoại<br />
đều bắt nguồn từ ba vận động trên.<br />
1.1.3. Các đơn vị hội thoại<br />
<br />
4<br />
Từ tìm hiểu lý thuyết các đơn vị hội thoại: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại và tham<br />
thoại, luận án thực hiện việc khảo sát các tham thoại chửi với mục đích đi sâu miêu tả, phân<br />
tích, biện giải sự tồn tại HĐC và hành đô ̣ng đi kèm HĐC qua LTNV trong TNVN .<br />
1.2. Lý thuyết về hành động ngôn ngữ<br />
1.2.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ<br />
HĐNN là hành động sử dụng ngôn từ nhằm tác động đến người tiếp nhận lời trong<br />
giao tiếp. Đây là hành động có chủ đích, được người nói (người viết) tạo ra nhằm quyết định<br />
hay giải quyết một vấn đề nào đó tồn tại trong hiện thực.<br />
Chúng tôi dựa vào cách hiểu của J. R. Searle về HĐNN để tiến hành phân tích, miêu<br />
tả các HĐC của nhân vật trong TNVN.<br />
1.2.2. Phân loại hành động ngôn ngữ<br />
J.L. Austin cho rằng có ba nhóm HĐNN: hành động tạo lời, hành động mượn lời và<br />
hành động ở lời (HĐƠL). Do giới hạn của đề tài, chúng tôi khảo sát HĐC qua lời thoại<br />
trong truyện ngắn, nên chúng tôi chỉ xem xét, nghiên cứu HĐC dưới dạng HĐƠL.<br />
1.2.3. Điều kiện sử dụng HĐƠL và việc phân loại HĐƠL<br />
1.2.3.1. Điều kiện sử dụng HĐƠL<br />
J.L. Austin xem các điều kiện sử dụng HĐƠL là những điều kiện “may mắn”, nếu<br />
chúng được bảo đảm thì hành động mới “thành công”. Còn J.R. Searle đã đưa ra 4 quy tắc<br />
(điều kiện) sử dụng HĐƠL như: quy tắc mệnh đề, quy tắc chuẩn bị, quy tắc chân thành, quy<br />
tắc căn bản.<br />
1.2.3.2. Phân loại HĐƠL<br />
Dựa vào hiệu lực tác động của lời tạo ra, có thể chia HĐƠL thành hai loại: HĐƠL<br />
trực tiếp và HĐƠL gián tiếp. HĐOL trực tiếp là những hành động thực hiện đúng điều kiện<br />
sử dụng, đúng với các đích ở lời của chúng. Các hành động đó có sự tương ứng giữa cấu<br />
trúc bề mặt với hiệu lực mà nó gây nên. HĐƠL gián tiếp là hành động không có sự tương<br />
ứng giữa cấu trúc phát ngôn trên bề mặt với hiệu lực mà nó gây nên.<br />
1.2.4. Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi<br />
- Phát ngôn ngữ vi (Performative utterance)<br />
Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn mà khi người ta nói chúng thì đồng thời người ta cũng<br />
thực hiện luôn cái việc biểu thị trong phát ngôn.<br />
- Biểu thức ngữ vi<br />
Phát ngôn ngữ vi có một kết cấu lõi đặc trưng cho HĐƠL tạo ra nó. Kết cấu lõi đó<br />
được gọi là biểu thức ngữ vi. Như vậy, biểu thức ngữ vi chính là kết cấu hình thức (còn gọi<br />
là kết cấu lõi) để nhận diện một phát ngôn ngữ vi.<br />
<br />