BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
ĐOÀN VĂN AN<br />
<br />
ÁP DỤNG KHÁI QUÁT HOÁ, ĐẶC BIỆT HOÁ,<br />
TƢƠNG TỰ HOÁ TRONG VIỆC<br />
GIẢI TOÁN SƠ CẤP<br />
<br />
Chuyên ngành: Phƣơng pháp toán sơ cấp<br />
Mã số: 60. 46. 01.13<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br />
<br />
Đà Nẵng – Năm 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN ĐỨC TUẤN<br />
<br />
Phản biện 1: TS. Lê Hải Trung<br />
Phản biện 2: TS. Hoàng Quang Tuyến<br />
<br />
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận<br />
văn tốt nghiệp thạc sĩ Khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào<br />
ngày 13 tháng 8 năm 2016.<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng.<br />
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Giải toán sơ cấp ở bậc học phổ thông là một hoạt động quan<br />
trọng. Chúng ta biết rằng không phải bài toán nào cũng có thể giải<br />
được một cách dễ dàng. Khi gặp một bài toán mà giải trực tiếp nó<br />
gặp nhiều khó khăn thì ta nên xét các trường hợp đặc biệt, các trường<br />
hợp tương tự hay tổng quát của nó vì có thể xét bài toán theo các khía<br />
cạnh đó lại dễ hơn và từ các trường hợp đó ta suy ra cách giải bài<br />
toán ban đầu.<br />
Khái quát hóa, đặc biệt hóa và tương tự hóa, đó là những thao<br />
tác tư duy có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học toán ở<br />
trường phổ thông. Khái quát hóa, đặc biệt hóa, tương tự hóa là<br />
phương pháp giúp chúng ta mò mẫm, dự đoán để tìm lời giải của bài<br />
toán, mở rộng, đào sâu, hệ thống hoá kiến thức và góp phần quan<br />
trọng trong việc hình thành những phẩm chất trí tuệ cho học sinh.Tuy<br />
nhiên, khái quát hoá, đặc biệt hoá và tương tự hóa hiện nay chưa<br />
được rèn luyện đúng mức trong dạy học ở trường phổ thông.<br />
Việc áp dụng trong lượng giác; trong hình học; chứng minh đẳng<br />
thức và bất đẳng thức; ... vào việc giải toán sơ cấp ngày càng phát triển,<br />
tạo hứng thú cho các em trong quá trình học toán, vận dụng toán vào<br />
cuộc sống, tạo hứng thú đối với những học sinh yêu thích toán học, đam<br />
mê sự sáng tạo, tìm tòi cho môn toán.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu vai trò của khái quát hoá, đặc biệt hoá và tương<br />
tự trong dạy học toán và dạy học trong lượng giác, trong hình học<br />
chứng minh bất đẳng thức.<br />
- Đề xuất một số biện pháp nhằm rèn luyện khái quát hoá, đặc<br />
<br />
2<br />
biệt hoá và tương tự cho học sinh vào giải toán trong lượng giác;<br />
trong hình học; chứng minh đẳng thức và bất đẳng thức; một số dạng<br />
toán khác hay gặp trong bậc phổ phổ thông.<br />
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu<br />
Việc áp dụng khái quát hoá, đặc biệt hoá, tương tự hoá để giải<br />
bài toán sơ cấp ở phổ thông.<br />
- Một số bài toán về đẳng thức và bất đẳng thức.(Đại số)<br />
- Một số bài toán về lượng giác.<br />
- Một số bài toán về hình học.<br />
- Một số bài toán thường gặp trong chương trình phổ thông.<br />
Trong mỗi phần sẽ đưa vào các ví dụ và bài tập áp dụng cụ thể.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Tìm hiểu khả năng khái quát hoá, đặc biệt hoá, tương tự của<br />
học sinh phổ thông thông qua các bài toán trong lượng giác; trong<br />
hình học; chứng minh đẳng thức và bất đẳng thức; một vài dạng toán<br />
hay gặp ở bậc phổ thông.<br />
4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tổng hợp từ sách, báo, tài liệu có đề cập đến khái<br />
quát hoá, đặc biệt hoá, tương tự hóa, lý luận dạy học, sách giáo khoa,<br />
sách tham khảo, sách giáo viên, tạp chí giáo dục, ...<br />
5. Đóng góp của đề tài<br />
ây dựng, hệ thống đề xuất một số biện pháp nhằm áp dụng<br />
khái quát hoá, đặc biệt hoá và tương tự hóa cho học sinh phổ thông<br />
chứng minh về một số dạng toán về đẳng thức và bất đẳng thức,<br />
lượng giác và hình học, một số dạng toán thường gặp ở bậc phổ<br />
thông.<br />
<br />
3<br />
6. Cấu trúc luận văn<br />
Luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, hai chương và danh mục<br />
tài liệu tham khảo.<br />
Chương 1. Khái quát hoá, đặc biệt hoá, tương tự hoá.<br />
Chương 2. Áp dụng khái quát hoá, đặc biệt hoá, tương tự hoá<br />
trong việc giải toán sơ cấp vào chứng minh đẳng thức và bất đẳng<br />
thức, lượng giác, hình học và các dạng thường gặp khác bậc phổ thông.<br />
CHƢƠNG 1<br />
KHÁI QUÁT HOÁ, ĐẶC BIỆT HOÁ, TƢƠNG TỰ HOÁ<br />
1.1. CÁC KHÁI NIỆM<br />
1.1.1. Khái quát hóa<br />
Theo G. Pôlya, “Khái quát hóa là chuyển từ việc nghiên cứu<br />
một tập hợp đối tượng đã cho đến việc nghiên cứu một tập lớn hơn,<br />
bao gồm cả tập hợp ban đầu” 3, tr.21 .<br />
Trong “Phương pháp dạy học môn Toán”, các tác giả Nguyễn<br />
Bá Kim, Vũ Dương Thụy đã nêu rõ: “Khái quát hóa là chuyển từ một<br />
tập hợp đối tượng sang một tập hợp lớn hơn chứa tập hợp ban đầu<br />
bằng cách nêu bật một số trong các đặc điểm chung của các phần tử<br />
của tập hợp xuất phát” 7, tr.31 .<br />
Chẳng hạn, chúng ta khái quát hóa, khi chuyển từ việc nghiên<br />
cứu tam giác sang về nghiên cứu tứ giác, rồi đa giác bất kỳ với số cạnh<br />
bất kỳ. Từ hệ thức lượng trong tam giác vuông sang việc nghiên cứu<br />
hệ thức lượng trong tam giác thường. Chúng ta có thể chuyển việc<br />
nghiên cứu bất đẳng thức cho hai số sang bất đẳng cho n số tùy ý, ...<br />
1.1.2. Đặc biệt hóa<br />
1.1.3. Tƣơng tự hóa.<br />
<br />