intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Khánh Hòa

Chia sẻ: Sơn Phạm | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:23

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Khánh Hòa những năm qua, đánh giá tiềm năng, lợi thế so sánh của Tỉnh và môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta tiếp tục được cải thiện và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các giai đoạn, Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Khánh Hòa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Khánh Hòa

  1. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi tái lập Tỉnh Khánh Hòa (30/06/1989), hoạt động đầu  tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Khánh Hòa đã đạt được nhiều kết  quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi những   mục tiêu kinh tế ­ xã hội của Tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trực   tiếp nước ngoài những năm qua còn bộc lộ những mặt hạn chế Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, củng cố niềm tin  của các nhà ĐTNN, tạo điều kiện để thành phần kinh tế này phát triển,  đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp phát triển kinh tế­xã hội của Tỉnh;   xuất phát từ  thực tiễn của địa phương, tôi lựa chọn đề  tài “Một số  giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư  trực tiếp nước ngoài   (FDI) vào Tỉnh Khánh Hòa” làm nội dung nghiên cứu.  2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ  sở  thực trạng thu hút đầu tư  trực tiếp nước ngoài   (FDI) vào Tỉnh Khánh Hòa những năm qua, đánh giá tiềm năng, lợi thế  so sánh của Tỉnh và môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta tiếp tục   được cải thiện và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp  nước ngoài qua các giai đoạn, Luận văn đề  xuất một số  giải pháp  nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư  trực tiếp nước ngoài vào   Tỉnh Khánh Hòa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Tỉnh  Khánh Hòa.
  2. 2 + Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu toàn bộ tình hình, thực trạng thu  hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Tỉnh Khánh Hòa từ khi tái  lập Tỉnh (1989) đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Kết hợp giữa phương pháp lịch sử  và phương pháp logic;   tổng hợp nghiên cứu, sử dụng tài liệu, số liệu báo cáo và sử dụng   phương pháp thống kê, tổng hợp, tính toán các chỉ  tiêu phân tích  thực tế rồi cuối cùng đưa ra các giải pháp. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ­ Luận văn hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý  luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). ­ Phân tích thực trạng thu hút vốn FDI và tác động của FDI   đối với sự phát triển kinh tế ­ xã hội của Khánh Hòa. ­ Nghiên cứu định hướng và giải pháp nhằm tăng cường  thu hút vốn FDI vào tỉnh Khánh Hòa trong những năm tới. 6. Kết cấu của Luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham  khảo và các phụ lục, luận văn gồm có 3 chương. + Chương 1:  Những vấn đề  lý luận cơ  bản về  thu hút   vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài + Chương 2: Thực trạng công tác thu hút vốn đầu tư trực  tiếp nước ngoài tại Tỉnh Khánh Hòa + Chương 3: Các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực   tiếp nước ngoài tại Tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015.
  3. 3 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THU HÚT VỐN  ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1. KHÁI   NIỆM   ĐẦU   TƯ   TRỰC   TIẾP   NƯỚC   NGOÀI  (FDI)  1.1.1.   Khái   niệm   về   đầu   tư   trực   tiếp   nước   ngoài  (FDI) Tổ chức Thương mại Thế giới  (WTO) đưa ra định nghĩa  như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu   tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước   khác (nước thu hút  đầu tư) cùng với  quyền quản lý  tài sản đó.   Phương diện quản lý là thứ  để  phân biệt FDI với các công cụ  tài   chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản   mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ  sở kinh doanh. Trong   những trường hợp đó, nhà đầu tư  thường hay được gọi là "công ty   mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công   ty."  [26, tr.2] 1.1.2. Phân loại FDI        Có nhiều cách phân loại FDI khác nhau tùy vào từng giác độ  tiếp cận. Dưới đây là một số cách phân loại FDI:  Theo hình thức thâm nhập: Đầu tư  mới. Mua lại và sáp  nhập qua biên giới (M&A).  Theo hình thức sở  hữu:  Hợp đồng hợp tác kinh doanh.  Doanh nghiệp liên doanh.
  4. 4 1.2. NỘI DUNG THU HÚT VỐN FDI VÀ TIÊU CHÍ PHẢN  ÁNH KẾT QUẢ  Khái   niệm   về   thu  hút   vốn  đầu  tư   trực   tiếp  nước   ngoài Thu hút vốn FDI là  hoạt động nhằm  khai thác nguồn lực  vốn đầu tư trực tiếp từ bên ngoài vào một quốc gia sở tại.  1.2.1. Nội dung thu hút vốn đầu tư  trực tiếp nước   ngoài 1.2.1.1. Quy hoạch đầu tư Qui hoạch đầu tư để  kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài   là một bộ  phận và là công cụ  vô cùng quan trọng trong chính sách   thu hút FDI và là một nhân tố  quyết định sự  thành công hay thất  bại của các chính sách thu hút vốn FDI trong tương lai. 1.2.1.2. Công tác xúc tiến đầu tư  Xúc tiến đầu tư  là một hoạt động quan trọng nhằm giới  thiệu, quảng bá, xây dựng hình ảnh về nước sở tại, các dự án tiếp  nhận đầu tư trong từng địa phương, cung cấp các thông tin liên quan  đến các dịch vụ đầu tư cho các nhà ĐTNN.  1.2.1.3. Công tác hổ trợ đầu tư Các nhà đầu tư  sẽ không phải mất thời gian đầu tư CSHT   như: giải phóng và chuẩn bị mặt bằng xây dựng, duy tu và sửa chữa   cơ sở hạ tầng,… cũng như được sử dụng các dịch vụ tiện ích khác.  Lợi thế này giúp địa phương tăng khả năng cạnh tranh thu hút đầu  tư. 1.2.1.4. Ưu đãi đầu tư
  5. 5 Để  tạo ra lợi thế  thu hút đầu tư  vào một quốc gia thì hệ  thống biện pháp ưu đãi về kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng.   1.2.2. Các tiêu chí phản ánh kết quả thu hút vốn FDI Đó là số lượng vốn thu hút, thực hiện, đo bằng tổng số vốn   đăng ký và tổng vốn thực hiện; Cơ cấu FDI đăng ký, thực hiện theo  hình thức đầu tư; Cơ  cấu FDI đăng ký, thực hiện chia theo ngành  kinh tế; Cơ cấu FDI đăng ký, thực hiện chia theo vùng kinh tế; Trình   độ công nghệ của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. 1.3. CÁC  NHÂN  TỐ   ẢNH   HƯỞNG   ĐẾN  THU  HÚT  VỐN  FDI  Các nhân tố  vĩ mô: Các nhân tố về kinh tế, chính trị và xã  hội: Hệ thống pháp luật đầu tư và các cơ chế chính sách thu  hút FDI.  Các nhân tố  vi mô:  Thị  trường tại nước sở  tại. Trình độ  của đội ngũ lao động, khoa học công nghệ  và hệ  thống   doanh nghiệp trong nước 1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ  NƯỚC TRONG KHU   VỰC VỀ THU HÚT FDI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.4.1.  Kinh nghiệm của Trung Quốc 1.4.2.  Kinh nghiệm thu hút FDI từ các TNCs của Ấn Độ 1.4.3. Kinh nghiệm của Singapore Từ  kinh nghiệm của các quốc gia nêu trên và xét   điều kiện cụ thể của Việt Nam chúng ta có thể học tập được một   số  bài học như  sau: Thứ  nhất, là về  chính sách thu hút vốn. Thứ  hai, là chính sách sử  dụng hợp lý nguồn vốn FDI.   Thứ  ba, quán 
  6. 6 triệt sâu sắc và nhận thức đúng đắn về vai trò của FDI đối với sự  phát triển của quốc gia. Tóm lại, Việt Nam là nước đi sau trong quá trình thu hút   đầu tư  trực tiếp nước ngoài nên chúng ta có cơ  hội tiếp cận bài   học kinh nghiệm của những nước  đi trước, đặc biệt là những   nước Đông Nam Á, vì có những điểm tương tự  với nước ta. Từ  đó, có thể  học cái hay từ  những chính sách của họ  và tránh đi   những sai lầm mà các nước này đã mắc phải để có thể thu hút và  quản lý có hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài. 1.5. KINH   NGHIỆM   THU   HÚT   VỐN   FDI   CỦA   MỘT   SỐ  ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM 1.5.1.  Kết quả đạt được Tỷ  lệ  đóng góp của FDI trong GDP liên tục tăng qua các   năm.   Nguồn thu ngân sách cũng liên tục tăng qua các năm. Kinh  ngạch xuất khẩu tăng liên tục qua các năm. Góp phần hình thành  một số  ngành công nghiệp mới. Góp phần tạo việc làm cho người  lao động và tham gia phát triển nguồn nhân lực. Góp phần chuyển   dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH ­ HĐH để phát triển lực lượng   sản xuất. 1.5.2.  Những mặt hạn chế Thứ  nhất, hệ  thống luật pháp, chính sách về  đầu tư, kinh   doanh vẫn còn một số  điểm thiếu đồng bộ  và nhất quán giữa các  luật chung và luật chuyên ngành. Thứ  hai, công tác quy hoạch lãnh  thổ, ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm còn yếu và thiếu, đặc biệt   trong bối cảnh phân cấp triệt để  việc cấp phép và quản lý đầu tư  về các địa phương, dẫn đến tình trạng mất cân đối chung. Thứ ba,  sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào là nhân tố 
  7. 7 quan trọng gây tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư. Thứ tư, tình trạng  thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ  thuật lành nghề và kỹ sư  ngày càng rõ rệt.  Thứ  năm, công tác giải  phòng mặt bằng là mặt hạn chế  chậm được khắc phục của môi  trường đầu tư của ta. Thứ sáu, chủ trương phân cấp trong quản lý  nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài là đúng đắn, tuy nhiên   đã nảy sinh vấn đề  cạnh tranh thiếu lành mạnh trong việc thu hút  đầu tư nước ngoài, thiếu sự liên kết vùng, khu vực, ảnh hưởng đến   cơ  cấu ngành, lĩnh vực đầu tư. Thứ  bảy, việc xử  lý chất thải của  các dự án đầu tư nước ngoài đã và đang ảnh hưởng nhất định đến   môi trường tự nhiên cũng như xã hội. 
  8. 8 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC  TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH KHÁNH HÒA 2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ  NHIÊN, KINH TẾ  ­ Xà HỘI CỦA TỈNH KHÁNH HÒA Khánh Hoà là một tỉnh duyên hai Nam Trung B ̉ ộ, có thành  phố  Nha Trang là trung tâm kinh tế  ­ chính trị  ­ văn hoá của tỉnh;  diện tích tự nhiên Khánh Hoà là 5.197 km2, dân số 1,167 triệu người.  Là một tỉnh đất không rộng, người không đông nhưng được thiên  nhiên ưu đãi đặc biệt; Có thể ví Khánh Hoà là một bức tranh thu nhỏ  của đất nước Việt Nam. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý và các yếu tố tự nhiên tổng quát 2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên và nguồn nguyên liệu 2.1.2. Điều kiện kinh tế ­ xã hội Nhiều năm qua, Khánh Hòa phát triển với tốc độ  tương  đối cao, tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng trưởng bình quân hàng  năm trên 10% là một trong những tỉnh có nền kinh tế  phát triển   nhanh và vững ở Việt Nam. GDP bình quân đầu người năm 2010 là   1.480 USD tương đương gần 30 triệu đồng/người/năm.
  9. 9 Dân số  tỉnh Khánh Hòa có 1,167 triệu người, trong đó có  42% dân số trong độ tuổi lao động, trên 2.1% tốt nghiệp cao đẳng,   đại học trở  lên. Có 3 trường đại học và cao đẳng, 4 trường trung   học chuyên nghiệp, 3 viện nghiên cứu quốc gia và hệ  thống các  loại hình đào tạo dạy nghề.  2.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông Mạng lưới giao thông trong tỉnh Khánh Hòa có cả  5 loại   hình   giao   thông:   đường   hàng   không,   đường   sắt,   đường   sông,  đường biển và đường bộ. 2.1.4. Hệ thống thông tin liên lạc Khánh Hòa hiện đang sử  dụng hệ  thống tổng đài điện tử  kỹ thuật hiện đại, các huyện đều có tổng đài số, mạng điện thoại   phủ kín 100% các xã. 2.1.5. Hệ  thống các dịch vụ  tài chính ­ ngân  hàng Khánh Hòa cũng là một trong những tỉnh có tốc độ  phát   triển hệ thống ngân hàng thương mại nhanh nhất trong cả nước. 2.2. THỰC TRẠNG  CÔNG TÁC  THU HÚT VỐN FDI VÀO  TỈNH KHÁNH HÒA 2.2.1. Quy hoạch đầu tư ̉ ương Chinh phu phê duyêt Quy hoach phat triên tông Thu t ́ ́ ̉ ̣ ̣ ́ ̉ ̉   ̉ ̃ ̣ ̉ ̣ ́ ̣ thê kinh tê – xa hôi tinh Khanh Hoa đên năm 2020 tai Quyêt đinh sô ́ ́ ̀ ́ ́  251/2006/QĐ­TTg ngay 31/10/2006; tr ̀ ọng tâm là các dự án kêu gọi  vốn ĐTNN tại 3 vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế Vân Phong,   khu du lịch Bắc Bán đảo Cam Ranh, khu công nghiệp Suối Dầu và  các khu khu công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh.
  10. 10 Định   hướng   nhà   đầu   tư   mục   tiêu   cho   từng   lĩnh  vực/sản phẩm  Những ngành công nghiệp mũi nhọn trong quá trình thực  hiện CNH, HĐH của Tỉnh như   Những ngành có lợi thế so sánh có tiềm năng về lao động,  thị  2.2.2. Công tác xúc tiến đầu tư 2.2.2.1. Các hoạt động xúc tiến đầu tư Các hoạt động XTĐT nói chung và XTĐT vào KKT, KCN  được thực hiện  ở 3 cơ quan xúc tiến đầu tư khác nhau là:  Bộ Kế  hoạch và đầu tư; Ban Quản lý KKT, KCN; Sở Kế  hoạch và Đầu  tư. 2.2.2.2. Nội dung chủ yếu của hoạt động   xúc tiến đầu tư  Hoạt động xúc tiến đầu tư  chủ  yếu được thực hiện bằng  các hình thức như: quảng cáo, tổ chức hội thảo, hội nghị, tọa đàm  và tổ chức các đoàn vận động đầu tư,... 2.2.3. Công tác hổ trợ đầu tư 2.2.3.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong  hàng rào Kết cấu hạ tầng trong KKT, KCN là yếu tố mà nhà đầu tư  rất quan tâm.  2.2.3.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài  hàng rào Để  kết nối các KCN với khu vực bên ngoài KCN thì việc   xây dựng cơ  sở  hạ  tầng kỹ  thuật ngoài hàng rào như: hệ  thống  
  11. 11 giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin  liên lạc…cũng rất quan  trọng.  2.2.3.3. Thủ tục cấp phép đầu tư Trong lĩnh vực kêu gọi đầu tư, tỉnh đưa ra nhiều biện pháp  để đơn giản hóa và rút ngắn thủ tục cấp phép đầu tư. Ngoài ra tỉnh   công bố công khai trên các trang website thông tin điện tử về từng   quy trình, thủ tục đầu tư  và thời gian cấp phép để  các nhà đầu tư  dễ tìm thấy và thực hiện. 2.2.3.4. Đào tạo đội ngũ cán bộ công  chức, lao động trong hoạt động thu hút vốn  FDI Khanh Hoa có k ́ ̀ ế  hoạch đào tạo lực lượng lao động phù  hợp với định hướng phát triển ngành nghề  sản xuất, kinh doanh;   tạo động lực khuyến khích người lao động phát huy sức lực, trí  tuệ nhằm nâng cao hiệu quả lao động. 2.2.4. Ưu đãi đầu tư Hệ  thống biện pháp  ưu đãi về  kinh tế  bao  gồm chủ  yếu   các ưu đãi về thuế và tài chính. Các chính sách ưu đãi lại bao gồm   ưu đãi của Chính phủ  và  ưu đãi của từng Địa phương như  Thuế  thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế  xuất nhập khẩu. 2.3. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ THỰC HIỆN VỐN ĐẦU  TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI KHÁNH HÒA 2.3.1. Vốn đầu tư đăng ký, số dự án và quy mô dự án * Vốn đầu tư đăng ký Bảng 2.2: Số dự án, vốn đăng ký và vốn thực hiện trên địa bàn   Khánh Hòa (Đơn vị tính: USD)
  12. 12 Năm Số DA Vốn ĐK Vốn ĐL Vốn TH(*) 1991 1 4,900,000           2,000,000    4,900,000    1992 1 2,767,931               841,346    841,347    1993 4 29,007,032    10,200,000    13,368,136    1994 1 60,000,000          24,000,000      49,048,879    1995 1 5,000,000                           ­  ­      1996 2 253,014,203          35,473,371      302,293,593    1997 3 12,125,000            6,300,000  4,449,318    1998 1 1,200,000            1,200,000  809,857    1999 3 38,800,000         37,750,000        13,263,300    2000 3 23,800,000          10,924,000      13,611,619    2001 10 44,910,020          21,117,720        27,684,026    2002 8 12,125,000            8,021,666    8,837,825    2003 3 20,700,000            6,500,000  8,649,503    2004 1 20,000,000        20,000,000        17,500,000    2005 6 4,370,000            2,000,000  2,670,000    2006 3 5,999,578            5,999,578  999,578    2007 9 20,562,559            8,465,500  8,180,764    2008 6 552,765,000      527,465,000    9,172,994    2009 9 190,784,000          55,690,000      56,016,000    2010 8 41,775,632          17,986,316    ­      (*) đến năm 2010;  Nguồn: Số liệu Sở kế hoạch và đầu tư Khánh  Hòa và Ban quản lý dự án khu kinh tế Vân Phong.           * Số dự án Có   thể   thấy  rõ  sự  biến  động  về  số  dự   án  trên địa  bàn   Khánh Hòa giai đoạn 2006­2010 qua Bảng 2.2 
  13. 13 2.3.2. Kết quả thu hút theo hình thức đầu tư           Bảng 2.3: FDI ­ Phân loại theo hình thức đầu tư  (tính các dự án còn hiệu lực đến hết năm 2010) Vố n Tỷ lệ %  Tỷ lệ % Số đầu tư TT Loại hình (So dự   (so vốn   dự án (triệu   án) đầu tư) USD) 100%   vốn   nước   ngoài  1 57 59,08 794,34 68.67% (FOC) 2 Liên doanh (JVC) 24 40,88 549,58 28.92% Hợp đồng hợp tác kinh  3 2 0,04 0,58 2.41% doanh (BCC) Tổng số 83 100% 1.344,50 100% Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Khánh Hòa và Ban quản lý dự án  Khu kinh tế Vân Phong 2.3.3. Kết quả thu hút theo đối tác đầu tư Hàn Quốc là quốc gia đứng đầu cả về số dự án và số vốn   đăng ký, đối tác đầu tư chủ yếu vẫn là các quốc gia thuộc khu vực   Châu Á. Nhiều quốc gia lớn, nắm giữ công nghệ tiên tiến như Mỹ,  các quốc gia EU chiếm tỷ  trọng về  số  dự  án và vốn đầu tư  vào  Khánh Hòa còn thấp. 2.3.4. Kết quả thu hút theo cơ cấu ngành Xét theo cơ cấu ngành thì trong tổng số 83 dự án FDI còn  hiệu lực trên địa bàn Khánh Hòa tính đến tháng 12/2010; có 2,47%   tổng số  dự  án thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp với vốn đầu tư  đăng ký chiếm 0,1%, có 27,16% tổng số dự  án thuộc lĩnh vực chế 
  14. 14 biến, nuôi trồng thuỷ  sản với vốn đầu tư  đăng ký chiếm 7,58 %.   Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 49,38% tổng số  dự  án,  vốn   đầu   tư   đăng   ký   chiếm   79,27%.   Lĩnh   vực   dịch   vụ   chiếm   20,99% tổng số  dự  án và 13,05% tổng vốn đầu tư  đăng ký; được   thể hiện thông qua biểu đồ sau: 2.3.5. Tình hình thực hiện vốn Bảng 2.4: Tổng vốn đăng ký và vốn thực hiện qua các năm trên   địa bàn Khánh Hòa ĐVT : triệu USD VỐ N   VỐ N   % TH /  VỐN  VỐN  % TH /  NĂM ĐĂNG  TH  ĐK  NĂM ĐĂNG  TH  ĐK  KÝ 2010 2010 KÝ 2010 2010          4.9 1991 00       4.900  100.00% 2001 44.910    27.684    61.64%          2.7 1992 68        0.841  30.40% 2002 12.125    8.838    72.89% 1993 29.007    13.368    46.09% 2003 20.700  8.650    41.79% 1994 60.000    49.049    81.75% 2004 20.000  17.500    87.50% 1995 5.000    ­      0.00% 2005 4.370    2.670    61.10% 1996 253.014  302.294  119.48% 2006 6.000    1.000    16.66% 1997 12.125    4.449    36.70% 2007 20.563  8.181    39.78% 1998 1.200    0.810    67.49% 2008 552.765  9.173    1.66% 1999 38.800    13.263    34.18% 2009 190.784  56.016    29.36% 2000 23.800    13.612    57.19% 2010 41.776    ­      ­ Nguồn: Sở  Kế  hoạch và Đầu tư  Khánh Hòa và Ban quản   lý KKT Vân Phong
  15. 15 2.4. CÁC  NHÂN  TỐ   ẢNH   HƯỞNG   ĐẾN  THU  HÚT  VỐN  FDI VÀO TỈNH KHÁNH HÒA 2.4.1. Nhân tố địa lý và điều kiện tự nhiên Khánh   Hoà   có  hệ   thống   cơ   sở   hạ   tầng  tương   đối   phát   triển, nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả  nước: có   Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam nối liền với các tỉnh phía Bắc  và phía Nam, Quốc lộ 26 nối với Đăk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên,   có sân bay quốc tế Cam Ranh, có 6 vịnh ven biển. 2.4.2. Tốc độ phát triển kinh tế Khánh Hòa phát triển với tốc độ  tương đối cao, tổng sản   phẩm nội địa (GDP) tăng trưởng bình quân hàng năm trên 10% là   một trong những tỉnh có nền kinh tế  phát triển nhanh và vững  ở  Việt Nam. 2.4.3. Môi trường xã hội Tình hình an ninh chính trị, trật tự  an toàn xã hội trên địa  bàn tỉnh được thường xuyên giữ  vững, các vụ  phạm pháp hình sự  liên tục giảm trong các năm.  2.5. ĐÁNH   GIÁ   THỰC   TRẠNG   THU   HÚT   FDI   VÀ   CÁC  NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 2.5.1. Thực trạng thu hút vốn FDI tại Khánh  Hòa Kinh tế khu vực có vốn ĐTNN với tiềm lực về vốn, công   nghệ đã góp phần đặc biệt quan trọng đối với việc tăng tổng đầu  tư xã hội góp phần tăng trưởng GDP, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,   cơ cấu công nghệ theo hướng đồng bộ, hiện đại, tăng nhanh giá trị  xuất khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách Tỉnh đồng thời góp phần   nâng cao trình độ quản lý, tay nghề cho người lao động.  
  16. 16 2.5.2. Kết   quả   các   nhân   tố   ảnh   hưởng   đến  thu hút vốn FDI tại Khánh Hòa Trước hết, nhìn vào cơ  cấu của khu vực kinh tế  có vốn   FDI có thể thấy là chưa hợp lý, đầu tư  nước ngoài trong lĩnh vực   nông, lâm, ngư nghiệp còn thấp. Thứ  hai, các doanh nghiệp Khánh Hòa nhìn chung có quy   mô, nguồn vốn kinh doanh bé, năng lực công nghệ và sản xuất sản   phẩm chuyên sâu rất thấp, nên không có nhiều khả  năng hợp tác,  phân   công,   liên   kết,   liên   doanh   sản   xuất   với   các   doanh   nghiệp  nước ngoài.  Tóm  lại;  Trong chương  2 tác  giả  tập  trung  làm  rõ thực  trạng thu hút vốn FDI cho đầu tư  phát triển kinh tế  ­ xã hội Tỉnh  Khánh Hòa giai đoạn 1991­2010. Cụ  thể  là tác giả  trình bày nội   dung thu hút vốn FDI và kết quả  thu hút vốn FDI vào Tỉnh Khánh  Hòa; nêu lên các nhân tố   ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI, đó là   Tỉnh Khánh Hòa có vị  trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên  nhiên phong phú, có tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương cao và  tăng đều qua các năm, có môi trường xã hội an ninh, trật tự…; tác  giả đi sâu phân tích tình hình huy động và thực hiện vốn FDI trong   thời gian qua  ở  Tỉnh, trong đó nguồn vốn FDI đóng vai trò quan  trọng đối với đầu tư  phát triển kinh tế  ­ xã hội Tỉnh Khánh Hòa,  trên cơ sở đó đã tìm ra những hạn chế và nguyên nhân có tác động  làm cản trở  công tác thu hút vốn FDI cho đầu tư  phát triển các   ngành kinh tế ­ xã hội Tỉnh Khánh Hòa.
  17. 17 Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ  TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH KHÁNH HÒA 1. CƠ   SỞ   ĐỀ   XUẤT   GIẢI   PHÁP   THU   HÚT   VỐN  FDI CỦA TỈNH KHÁNH HÒA Một số chỉ tiêu cơ bản giai đoạn 2011 – 2015: Tốc độ tăng   trưởng GDP bình quân hàng nãm 12 ­ 13%; GDP bình quân đầu   người đến năm 2015 đạt trên 3.000 USD, tăng khoảng 2 lần so với   năm 2010; Giá trị dịch vụ ­ du lịch tăng bình quân trên 14%; giá trị   sản xuất công nghiệp ­ xây dựng tăng bình quân trên 17%; Giá trị   sản xuất nông ­ lâm ­ thủy sản tăng trên 4%; Tổng giá trị  xuất   khẩu năm 2015 đạt trên 1.250 triệu USD, xuất khẩu địa phương   tăng bình quân trên 15%/năm; Thu ngân sách năm 2015 tăng gấp   2,5 lần so với năm 2010; Huy động vốn đầu tý toàn xã hội năm   2015 đạt trên 45% GDP; Tổng vốn đầu tý toàn xã hội 5 năm 2011 ­   2015 khoảng 175 nghìn tỷ đồng (tăng gấp 3,5 lần so với giai đoạn   2006 ­ 2010); trong đó vốn ĐTNN khoảng 20% ­ 25%.  [12]
  18. 18 2. GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN FDI CHO MỤC TIÊU  PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.  Quy hoạch đầu tư để thu hút vốn FDI Quy hoạch  đầu tư  để  thu hút vốn FDI là một bộ  phận  trong  quy  hoạch  tổng  thể   phát   triển  kinh  tế   ­  xã   hội   của   Tỉnh  Khánh Hòa.  2.  Nhóm các giải pháp thu hút vốn FDI 1. Mở  rộng hình thức thu hút vốn đầu tư  trực   tiếp nước ngoài Để  có thể  thu hút vốn FDI hiệu quả  hơn trong giai đoạn  tiếp theo thì việc mở  rộng hình thức thu hút vốn ĐTNN là một   việc làm hết sức cần thiết.  2. Đổi mới chính sách ưu đãi và hổ trợ đầu tư Để cải thiện môi trường pháp lý đòi hỏi, một mặt phải tạo   điều kiện thông thoáng về  pháp lý cho hoạt động đầu tư  theo cả  nghĩa ban hành quy chế  mới, cả  dỡ  bỏ, sửa đổi những quy chế  không phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng,  nhất quán và dự đoán trước được của luật pháp chính sách.  3. Cải cách các thủ  tục hành chính, hoàn thiện   môi trường đầu tư * Về cải cách thủ tục hành chính * Về cải thiện môi trường đầu tư 4. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội Hạ tầng cơ sở kỹ thuật gồm hệ thống giao thông, thông tin   liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước,  thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác. Hạ tầng cơ 
  19. 19 sở  xã hội gồm các công trình y tế, văn hoá, giáo dục, thể  thao,   thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và   các công trình khác.  5. Nâng cao hiệu quả  hoạt động xúc tiến đầu   tư Thành lập Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư  thuộc   UBND   tỉnh;   Tăng   cường   tiếp   cận   và   liên   kết   với   nhà   đầu   tư  chuyên nghiệp, các hiệp hội, đại diện phòng thương mại và công  nghiệp của các quốc gia và vùng lãnh thổ  tại Việt Nam; Xúc tiến   đầu tư  từ nhiều phía, đẩy mạnh quan hệ  hợp tác với các cơ  quan  trung  ương, chủ động tiếp cận với lãnh đạo tập đoàn xuyên quốc   gia (TNCs) trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; Nâng cấp và   sử dụng hiệu quả trang website trong xúc tiến thương mại và đầu   tư; Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư  tại   chỗ 6. Nhóm giải pháp về lao động, tiền lương         Nâng cao hiểu biết pháp luật về  lao động thông qua phổ  biến,   tuyên   truyền   và   giáo   dục   pháp   luật   cho   người   lao   động,   người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN để  đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động, tiền lương. 7. Một số giải pháp khác 3. Kiến nghị  Kiến nghị Thủ tướng Chỉnh phủ cần xác định và tập trung  ưu tiên đầu tư hoàn thành xây dựng cho một số KKT ven biển có  tiềm năng phát triển mạnh. Chính phủ cho phép thực hiện phân bổ  vốn từ  ngân sách trung  ương để  đầu tư  cơ  sở  hạ  tầng cho các  KKT theo cơ chế phân bổ lại toàn bộ hoặc một tỷ lệ phù hợp các 
  20. 20 nguồn thu phát sinh trên địa bàn của địa phương có KKT để  bảo  đảm chính sách tái đầu tư, nuôi dưỡng nguồn thu cho địa phương.   Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nghiên cứu có giải pháp   giảm tối đa các thủ  tục hành chính về  đầu tư, xây dựng tại KKT.   Chính phủ  cần ban hành cơ  chế, chính sách đào tạo nguồn nhân  lực cho các KKT, KCN. Chính phủ trình Quốc hội xem xét, có kế  hoạch ban hành Luật về  KKT, KCN thay cho các Nghị  định đang   thực hiện để tạo khung cơ sở pháp lý chung. Thủ tướng Chính phủ  có chỉ đạo các bộ, ngành liên quan khẩn trương xây dựng trình Thủ  tướng   Chính   phủ   phê   duyệt   Quy   chế   hoạt   động   Cảng   trung   chuyển quốc tế Vân Phong.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2