intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trần Phế Đế

Chia sẻ: Tran The Vu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

214
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'trần phế đế', tài liệu phổ thông, lịch sử phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trần Phế Đế

  1. Trần Phế Đế Trần Phế Đế (1361-1388) là vua (1377-1388) thứ 10 nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, tên thật là Trần Hiện người hương Tức Mặc, Thiên Trường, Nam Định, Việt Nam. Tiểu sử Trần Phế Đế là con trưởng của vua Trần Duệ Tông, có tên húy là Hiện (hay Nghiễn), mẹ là bà Gia Huệ hoàng hậu Lê Thị. Ông sinh ngày mồng 6 tháng 3 năm Đại Trị thứ 4 đời Trần Dụ Tông, tức năm Tân Sửu (1361). Hoạ Chiêm Thành Sau khi vua cha Duệ Tông tử trận ở Chiêm Thành, Trần Hiện được bác là thượng hoàng Nghệ Tông đưa lên ngôi. Khi lên nối ngôi, ông mới 16 tuổi, mọi quyền hành vẫn do Thượng hoàng Trần Nghệ Tông nắm giữ. Vua nước Chiêm Thành là Chế Bồng Nga nhân đà thắng lợi liên tục tiến đánh và cướp phá Đại Việt. Năm Mậu Ngọ (1378), Chế Bồng Nga lại sang đánh Nghệ An, rồi theo sông Đại Hoàng cướp phá Thăng Long một lần nữa. Đến năm Canh Thân(1380) rồi năm Nhâm Tuất (1382) quân Chiêm lại tiến quân vào Đại Việt song bị đánh lui. Đến tháng 6 năm Quý Hợi (1383), Chiêm Thành lại đem quân đánh Đại Việt. Thượng hoàng Nghệ Tông sai tướng Mật Ôn ra giữ ở Tam Kì nhưng Mật Ôn thua trận bị bắt sống. Nghệ Tông lại sai Nguyễn Đa Phương trấn thủ kinh thành còn mình và Phế Đế chạy sang Đông Ngàn. Có người khuyên thượng hoàng ở lại kinh thành chống giặc nhưng ông này sợ hãi không nghe. Quân Chiêm lại tàn phá Thăng Long, khi giặc rút, hai ông vua này cũng chẳng lo việc phòng bị mà chỉ lo mang của cải đi giấu. Đén tháng 12 năm Quý Hợi (1388) quân Chiêm rút về, thượng hoàng mới trở lại kinh sư. Sử sách chép lại rằng Phế Đế cho quân tải tiền đồng cất dấu vào núi Thiên Kiện (hay là núi Địa Cận) ở Hà Nam và chùa Khả Lãng,Lạng Sơn đề phòng bị Chăm pa cướp. Năm Tân Dậu (1381) Phế Đế mở khoa thi thái học sinh, song từ đó lại lựa chọn những người khỏe mạn để gia nhập quân đội, việc làm kì quặc này không chỉ đi ngược với tiền triều mà còn làm mất lòng dân, nản lòng binh sĩ. Nghe lời Đỗ Tử Bình, triều đình tiếp tục cho tăng sưu thế để cứu kho tàng trống rỗng vì chiến tranh, bắt mỗi suất đinh đóng 3 quan tiền thuế khiến cho nhân dân ngày càng cực khổ. Mặt khác, ở phương Bắc, nhà Minh cũng dòm ngó Đại Việt, Minh Thái Tổ đòi Đại Việt cấp 5000 thạch lương cho quân Minh ở Vân Nam. Nhà Trần phải biện bạch là đã sai chuyển vận sứ đem đi, nhưng vì lam chướng nhiều người bị chết nên thất thoát. Tháng 3 năm Ất Sửu (1385) nước Minh lại đòi cống nạp tăng nhân, do người phương Nam có tài dựng đạo tràng. Người Minh còn đòi cống nạp các loại quả như vải, nhãn, mít... và còn đòi cấp 50 con voi, mượn đường đánh Chiêm Thành. Họa ngoại thích Thượng hoàng Trần Nghệ Tông quá tin dùng ngoại thích Hồ Quý Ly, giao cho Quý Ly nhiều quyền hành quá lớn. Quý Ly tìm cách phát triển thế lực riêng, nhưng Nghệ Tông vẫn không hề nghi ngại. Lúc đó, lòng các quan lại, tôn thất phần nhiều đã chán nản, rã rời, nhiều người biết trước Hồ Quý Ly sẽ cướp ngôi nhà Trần như Trần Nguyên Đán liền kết thông gia với họ Hồ, mong được phú quý và toàn mạng sau này. Khi Thượng hoàng Nghệ Tông đến hỏi việc nước, Trần Nguyên Đán đã trả lời:
  2. Xin bệ hạ thờ nhà Minh như cha, yêu nước Chiêm Thành như con, thì quốc gia sẽ không việc gì, mà lão thần chết cũng không hẩm. Tuy thế, Thượng hoàng Nghệ Tông vấn hết lòng tin Quý Ly trung thành với triều Trần, đã trao cho họ Hồ gươm và cờ đề Văn võ toàn tài, quân thần đồng đức. Năm 1388, vua Phế Đế nhận rõ âm mưu của Hồ Quý Ly, bèn bàn với tâm phúc tìm cách trừ khử. Quý Ly biết chuyện bèn kêu van với Nghệ Tông: Cổ lai chỉ có bỏ cháu nuôi con, chứ chưa thấy ai bỏ con nuôi cháu bao giờ.[1] Thượng hoàng nghe lời Quý Ly, khiển trách Phế Đế trẻ con, làm hại kẻ công thần nên giáng xuống làm Linh Đức đại vương và lập con nhỏ của mình là Chiêu Định Vương Trần Ngung lên ngôi, tức là Trần Thuận Tông. Sự việc cụ thể như sau : Ngày 6 tháng 12 năm Mậu Thìn (1388) thượng hoàng giả đi Yên Sinh, sai người gọi vua đến bàn việc nước, khi vui đến thì đem giam vào chùa Tư Phúc và tuyên chiếu : Trước kia Duệ Tông đi tuần phương Nam không trở về, dùng con đích để nối ngôi là theo đạo đời xưa. Song quan gia từ khi lên ngôi đến giừ vẫn còn trẻ con lăm, giữ đức không thường, thân mật với bọn tiểu nhân, nghe bọn Lê Á Phụ, Lê Dữ Nghị dèm pha vu hàm người công thần, làm dao động xã tắc, nên giáng xuống làm Linh Đức đại vương. Song nhà nước không thể không có người đứng chủ, ngôi báu không thể bỏ không, nên đón Chiêu định vương vào nối đại thống. Bá cáo trong ngoài để mọi người đều biết. Một số tướng lĩnh có ý đưa quân vào điện cứu Phế Đế, song ông lại chỉ viết hai chữ Giải giáp, có ý xuôi tay, không muốn trái lệnh vua bác. Một lúc sau ông bị thượng hoàng ép thắt cổ chết ở phủ Thái Dương, các tướng tâm phúc đều bị sát hại. Lúc đó ông mới 28 tuổi, ở ngôi 12 năm, được chôn ở núi An Bài. Vua bác nghe lời Quý Ly đã giết hại ông. 6 năm sau, thượng hoàng Nghệ Tông mất, Quý Ly ra mặt trấn áp tông tộc nhà Trần. 12 năm sau (1400), Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Đánh giá Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư đánh giá Trần Phế Đế như sau: Vua u mê, nhu nhược, không làm nổi việc gì, uy quyền ngày càng về tay kẻ dưới[2], xã tắc lung lay, đến thân mình cũng không giữ được. Đỗ Tử Bình dối trá gây ra cái chết của vua cha[3], Phế Đế không thẳng tay trị tội, lại cho phục chức lên địa vị cao trong triều; khi Bình chết lại truy tặng gia phong. Như vậy khiến gian thần nhởn nhơ không sợ phép nước, mặc ý dối trá không sợ bị trừng trị. Đó là trường hợp của Đỗ Tử Bình. Với việc để cho Hồ Quý Ly lộng hành dẫn đến việc sụp đổ của nhà Trần, nếu quy hết trách nhiệm cho Phế Đế sẽ là thiếu khách quan, bởi sự o bế Quý Ly là do tay của Thượng hoàng Trần Nghệ Tông, mà từ xưa vua nhà Trần chưa từng vượt khỏi tay thượng hoàng, dù là vua có cá tính mạnh mẽ như Duệ Tông cha của Phế Đế đi nữa. Sự u mê tin dùng Quý Ly của Nghệ Tông nặng tới mức chẳng những Phế Đế là phận cháu mà ngay Trang Định vương Trần Ngạc[4] là con lớn của Nghệ Tông cũng trở thành nạn nhân bởi muốn diệt sủng thần của thượng hoàng. Sự ràng buộc bởi chữ "hiếu tử" khiến Phế Đế chịu chết không dám chống vua bác, vì bản ý của ông chỉ định trừ bỏ Quý Ly. Thoạt tiên, có thể xem việc Phế Đế mưu diệt Quý Ly giống như hoàng tử Lý Long Cơ (Đường Huyền Tông, Đường Minh Hoàng) lật đổ Võ Tắc Thiên và Thái Bình công chúa để cứu ngôi nhà Đường và thượng hoàng Nghệ Tông sẽ trao toàn quyền giống như Đường Duệ Tông. Nhưng với cá
  3. tính nhu nhược của Phế Đế, ngay cả khi diệt được Quý Ly, ông khó lòng vượt ra khỏi tầm tay vua bác. Cái chết của Phế Đế cũng như của Trần Ngạc là những cái chết tức tưởi bởi tay người thân trong họ tộc theo ý đồ của người ngoài. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2