intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRẦN THÁI TÔNG ( 1218 - 1277 ) 1

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

96
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TRẦN THÁI TÔNG ( 1218 - 1277 ) 1 I. Tiểu sử Tên thật là Trần cảnh, là con thứ của Trần Thừa, sinh ngày 16-6 Mậu Dần, 1218. Năm 8 tuổi cưới Lý Chiêu Hoàng; chỉ ít lâu sau, ngày 11 tháng 12, Ất dậu, 1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Năm 20 tuổi, Trần Thủ Ðộ ép Trần Cảnh (bấy giờ là Trần Thái Tông) cưới Thuận Thiên (chị ruột của Chiêu Hoàng, và đang là vợ của Trần Liễu - anh ruột Trần Cảnh - vừa mới có thai) lập làm Hoàng Hậu, giáng Chiêu Hoàng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRẦN THÁI TÔNG ( 1218 - 1277 ) 1

  1. TRẦN THÁI TÔNG ( 1218 - 1277 ) 1 I. Tiểu sử Tên thật là Trần cảnh, là con thứ của Trần Thừa, sinh ngày 16-6 Mậu Dần, 1218. Năm 8 tuổi cưới Lý Chiêu Hoàng; chỉ ít lâu sau, ngày 11 tháng 12, Ất dậu, 1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Năm 20 tuổi, Trần Thủ Ðộ ép Trần Cảnh (bấy giờ là Trần Thái Tông) cưới Thuận Thiên (chị ruột của Chiêu Hoàng, và đang là vợ của Trần Liễu - anh ruột Trần Cảnh - vừa mới có thai) lập làm Hoàng Hậu, giáng Chiêu Hoàng làm công chúa. Trước tình cảnh đắng cay, tâm lý mệt mỏi, Thái Tông nửa đêm lặng lẽ vượt thành đến núi Yên Tử cầu xuất gia với quốc sư Trúc Lâm. Trần Thủ Ðộ và các lão thần đến Yên Tử biểu lộ quyết tâm, đón Thái Tông về triều để lo việc nước, việc dân. Quốc sư Trúc Lâm thì khuyên nhủ Thái Tông rằng :" Trong núi vốn không có Phật. Phật ở trong tâm ta. Nếu tâm lắng, tuệ hiện, đó chính l à Phật. Nếu bệ hạ giác ngộ được tâm ấy thì thành Phật ngay tại chỗ, không phải đi tìm Phật cực khổ ở bên ngoài. Phàm làm đấng nhân quân, thì phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình và tâm của thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn bệ hạ về, bệ hạ không về sao được? Chỉ mong bệ hạ đừng xao lãng việc nghiên cứu Phật học."
  2. Về sau, Thái Tông rất chuyên cần học Nho học và Phật học, thường cùng các bậc kỳ túc trong rừng thiền - Tức Lự, Ứng Thuận, Ðại Ðăng, Thiên Phong...- đàm luận giải thoát. Tập "Thơ Văn Lý Trần", nhà xuất bản Khoa học Xã hội - Hà Nội,1989, đánh giá:"... Trần Cảnh có công trong việc ổn định và đưa xã hội Việt Nam bước dần vào giai đoạn thịnh vượng sau thời kỳ lộn xộn cuối nhà Lý. Ðặc biệt ông đã đặt vấn đề xây dựng chế độ thi cử, góp phần mở mang việc học ở Việt Nam, và cũng là người lãnh đạo thắng lợi cuộc đọ sức lần thứ nhất với quân xâm lược Mông Cổ năm 1257. Trong cuộc chiến đấu này, Trần Cảnh đích thân tham gia chỉ huy nhiều trận, có mặt ở cả những nơi nguy hiểm, đem lại niềm tin tưởng cho quân sĩ, và niềm tự hào cho dân tộc... Trần Cảnh là một ông vua có năng lực, tính tình khoan hậu, có tài thơ văn, và có nhiều đóng góp cho đất nước." (trang 19-20). Năm 1258, nhường ngôi cho con, lên làm Thái thượng hoàng. Thái Tông mất ngày 01 tháng 4, Ðinh Sửu, 1277. Sinh thời, Thái Tông sáng tác nhiều thơ văn, kệ đạo, nay còn lại tập Khóa Hư Lục thời danh, hai bài thơ, hai bài văn, tựa Thiền tông chỉ nam, và tựa tập Kinh Kim Cương. (Theo Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Nguyễn Lang...; và " Thơ Văn Lý Trần "...) II. Sở chứng và Tư Tưởng Phật học của Trần Thái Tông Dựa vào hai nguồn tài liệu nêu trên, Công phu giải thoát và Tư tưởng Phật học của Trần Thái Tông có thể được tìm hiểu qua hai giai đoạn:
  3. - Giai đoạn tại ngôi (1226 - 1258 ): Giai đoạn nầy gồm hai phân đoạn diễn tiến: Từ năm 8 tuổi đến năm 20 tuổi, Thái Tông chuyên chú học hỏi Nho học và Phật học. Lúc 20 tuổi, vua bị ép giáng Chiêu Hoàng xuống làm Công chúa là thời điểm của biến cố tình cảm và tâm thức: vua ngậm ngùi nếm tân khổ của kiếp sống, lòng chao đảo đi tìm lối thoát ở chùa Trúc Lâm, núi Yên Tử, dựa vào con đường giải thoát tâm thức của Phật giáo. Sau ngày trở lại ngôi báu, tâm thức Thái Tông trở nên tự chủ hơn, kiên định hơn và bừng sáng hơn về ý đời, ý đạo: Người dốc tâm nung nấu kiến thức về Nho, Phật và nung nấu ý chí tự chủ, giải thoát. Từ năm 30 tuổi, 1248, Thái Tông đã chững chạc trao đổi các sở ngộ, sở đắc với nhiều bậc kỳ túc trong rừng Thiền Việt Nam bấy giờ như các thiền sư Ðại Ðăng, Ứng Thuận, Thiên Phong ( từ Trung Hoa đến Việt Nam ). Có lẽ bắt đầu sáng tác từ đây nh ư Thiền Tông Chỉ Nam, Tứ Sơn, Phổ Thuyết Sắc Thân, Phổ Khuyến Phát Bồ Ðề Tâm Văn và Lục thời Sám Hối Khoa Nghi, là những nội dung chuyên chở giải thoát khá uyên áo, và hầu như còn vương lại dấu vết của "biến cố tình cảm" văng vẳng một chút "xét lại", một chút "ngậm ngùi", và một chút "ngấn của ân hận". - Từ năm 1258 đến năm 1277, thời gian làm Thái thượng hoàng, là lúc tâm thức giác tỉnh của Thái Tông rất mạnh, kinh nghiệm giải thoát chín muồi, cái nh ìn trần thế nhuốm đầy hương Thiền và hương Tuệ. Ðây là khoảng thời gian của nhiều sáng tác về Thiền học.
  4. Nay thử khảo sát từ Thiền Tông Chỉ Nam : 1. Thiền Tông Chỉ Nam (bài tựa) - Xem nguyên bản ở "Thơ Văn Lý Trần",...,tr.26-29. - Lời tựa ghi lại sự kiện Thái Tông từ ngày từ Yên Tử trở về ngai vàng chuyên sâu vào công việc nghiên cứu Phật, Nho và tâm thức mình suốt 10 năm. Trong thời gian ấy, Thái Tông bừng sáng lý Bát Nhã từ Kinh Kim Cương - Bản kinh giới thiệu trí tuệ giải thoát thấy rõ thực tướng của mọi hiện hữu, xuất hiện từ sự dập tắt tất cả các ngã tưởng, (ngã tưởng, nhân tưởng, chúng sanh tưởng, thọ giả tưởng, pháp tưởng, phi pháp tưởng, tưởng, phi tưởng) -, nhất là lời kinh "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm". Từ sở ngộ nầy, Thái Tông sáng tác bài ca "Thiền Tông Chỉ Nam", xem Trí tuệ như là "chỉ nam" của Thiền tông, như là ánh sáng soi sáng rừng Thiền. Thái Tông xác định sở đắc của các thiền sư là sở đắc, sở chứng thực tướng vô tướng của mọi hiện hữu , và linh hồn của công phu của các thiền gia là giác tỉnh an trú tâm vào tâm không dính mắc vào bất cứ gì ở trên đời - "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" có nghĩa là khởi tâm không trú trước vào bất cứ gì -. Quốc sư Trúc Lâm đã đọc và ba lần khen ngợi "Thiền Tông Chỉ Nam" rằng : "Tâm của ch ư Phật ở cả trong bài ca này, sao không cho kh ắc in thành kinh bản để chỉ dẫn cho kẻ hậu học?". Tại đây, có hai điểm nổi bật về h ướng phát triển tâm và tuệ của Thái Tông cần được chú ý:
  5. - Thứ nhất, "Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" đã khai mở Tuệ của Thái Tông, như đã từng mở Tuệ cho Lục tổ Huệ Năng, đích thực là tâm của bậc thánh, và là cái tâm niệm mà mọi thiền giả cần nuôi dưỡng trong công phu phát triển định và tuệ. Về điểm này, Nikàya (kinh tạng của Thượng tọa bộ) ghi lại lời dạy của đức Phật Gotama về Tứ niệm xứ in hệt ("chú tâm, tinh cần, chánh niệm, tỉnh giác, không trú trước vào bất cứ gì ở trên đời"). Lời dạy quả là kim chỉ nam của công phu hành Thiền. - Thứ hai, vào thời điểm Thái Tông chưa vượt qua tuổi 30, công phu đang nghiêng nặng về tham cứu Phật học nên mức độ chứng đắc, thể nhập tâm giải thoát và tuệ giải thoát chưa sâu, bởi các lậu hoặc đang còn ở thời kỳ hoạt động. Nhưng, vào một thời điểm sau, cũng với tâm "vô sở trụ" ấy, Thái Tông có thể thể nhập sâu vào giải thoát, nhất là vào thời gian làm Thái thượng hoàng, lúc mà định lực và tuệ lực của Thái Tông phát khởi mạnh mẽ hơn bội phần. Chỉ một điểm tâm khởi động nầy mở ra "Thiền Tông Chỉ Nam" là đủ để các nhà nghiên cứu Phật học và các hành giả đi đến kết luận rằng: hướng giải thoát tâm và tuệ của Thái Tông là hướng đi đích thực của truyền thống Giới - Ðịnh - Tuệ của Thế Tôn và của truyền thống, phát triển của Thiếu Thất (Ðạt Mạ) và Tào Khê (Lục Tổ). Chính hướng đi ấy đã dẫn đến Thiền của nhị vị Thượng nhân Tuệ Trung và Nhân Tông mở ra dòng Thiền của Trúc Lâm Yên Tử về sau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0