intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trung Đông Tiền-Hồi Giáo 5

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

121
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trung Đông Tiền-Hồi Giáo 5 Ngày nay, giống người này chiếm 50% dân số Iran, hầu hết nói một ngôn ngữ là tiếng Farsi, theo một tôn giáo là giáo phái Shia Hồi giáo. 50% dân số còn lại chia cho độ 400 sắc dân, quan trọng hơn cả là 12 triệu người Azerbaijan, 6 triệu người Kurd, đến làm nhiều đợt, định cư ở các vùng ven biên, trừ một số theo ngôn ngữ và văn hóa Ba Tư, hầu hết vẫn giữ ngôn ngữ và văn hóa riêng của từng sắc tộc, thí dụ 1.2 triệu dân Turkoman nói...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trung Đông Tiền-Hồi Giáo 5

  1. Trung Đông Tiền-Hồi Giáo 5 Ngày nay, giống người này chiếm 50% dân số Iran, hầu hết nói một ngôn ngữ là tiếng Farsi, theo một tôn giáo là giáo phái Shia Hồi giáo. 50% dân số còn lại chia cho độ 400 sắc dân, quan trọng hơn cả là 12 triệu người Azerbaijan, 6 triệu người Kurd, đến làm nhiều đợt, định cư ở các vùng ven biên, trừ một số theo ngôn ngữ và văn hóa Ba Tư, hầu hết vẫn giữ ngôn ngữ và văn hóa riêng của từng sắc tộc, thí dụ 1.2 triệu dân Turkoman nói một thổ ngữ Thổ và theo giáo phái Sunni. Trừ dân Kurd, toàn dân, dù theo tôn giáo khác và thuộc chủng tộc khác, đều có tinh thần dân tộc Ba Tư cao độ và tự coi là những người bảo tồn văn hóa cổ truyền Ba Tư và bảo vệ giáo phái Shia Hồi giáo. Sắc thái đặc thù này khiến Iran có hai mặt: Ba Tư và Hồi giáo, nói cách khác là quốc gia chủ nghĩa (nationalism) và cơ bản chủ nghĩa (fundamentalism), mỗi chủ nghĩa có những thời thịnh suy xen kẽ. Từ khi sống chung hòa bình trên cao nguyên Iran, các dân tộc ở đó đã biết thờ Ahura Mazda là thiên lực thiện và giữ một ngọn lửa cháy thường trực trong đền để làm biểu tượng cho lực ấy. Zarathushtra, mà người Hi Lạp gọi là Zoroaster, hoàn chỉnh ý niệm này, lập ra Bái Hỏa Giáo (Zoroastrianism), đề ra thuyết nhị nguy ên, Sáng Tạo là Ahura Mazda và Hủy Diệt là Ahriman, tiêu biểu cho thiện và ác, sáng và tối, sống và chết... Hai yếu tố này thường xuyên tranh đấu trong mọi phương diện của cuộc sống, cá nhân và xã hội. Hết tranh đấu thì sự sống cũng hết. Tranh đấu càng mãnh liệt thì cường độ sống càng tăng. Mỗi cá nhân có quyền tự do quyết định đứng ở chiến tuyến nào, Mazda hay Ahriman; tùy quyết định này, khi chết sẽ lên thiên đường hay sa hỏa ngục. Cả hai dân tộc Media (Mede) và Persia (Perse) đều theo Bái Hỏa Giáo. Cho đến ngày tôn giáo này bị Hồi Giáo thay thế, Iran trải qua bốn triều đại: Achaemenia, Seleucis, Parthia và Sassania.
  2. Bái Hỏa Giáo đã bén rễ ở Iran khi Cyrus chào đời. Zoroaster cho vương quốc của Cyrus phần hồn và Cyrus cho Bái Hỏa Giáo phần xác. Từ sự phối hợp này sinh ra triều đại Achaemenia và đế quốc Ba Tư kéo dài từ tk V TCN đến tk III TCN. Nhân vật làm ra lịch sử Iran thời cổ này đã được Cựu Ước đề cập đến, như đã nói trên đây: Cyrus, có lẽ là con của Cambyses, vua của các người Ba Tư ở Pars và Mandane, con của Astyages, vua của Media. Lên ngôi năm 559 TK, ông bành trướng thế lực bằng cách ôn hòa hơn là vũ lực. Năm 550 TK, ông mời vua Media thoái vị để thống nhất Media và Persia, vẫn giữ lễ, một mực cung kính đối với người thất thế. Thuở ấy cũng là thời Tam quốc ở Trung Ðông: Iran, Lydia và Babylon. Cyrus đánh phủ đầu, đem quân tràn qua sông Tigris vào mùa xuân năm 547 TK, chiếm kinh đô Sardis của Lydia, bắt các nghệ nhân đem về kiến thiết thánh địa Pasargadae của ông. Năm 540 TK ông xuất quân giải phóng Babylon khỏi tay nhà vua Nabonidus độc tài. Khi ông vào thành, dân chúng ra qùy lạy và hôn chân ông. Ông dương đông kích tây, tiếng thơm minh quân độ lượng nhân đức đi trước quân đội, mở mang bờ cõi băng qua sông Nile, qua biển Aegean, qua sông Indus, trải dài từ Phi Châu đến Tàu. Ông cư xử theo đúng giáo lý Bái Hỏa Giáo, trị dân theo thiên mệnh, công bình và hòa bình. Năm 530 TK, ông dẫn quân vượt sông Jaxartes tiễu trừ quân Massagetae, giết được con nữ hoàng Tomyris. Nữ hoàng thương con, nổi điên phản công, Cyrus ngã ngựa, Tomyris vung gương chặt đầu ông, quân lính đem xác ông về chôn ở Pasargadae. Con ông cũng tên là Cambyses nối ngôi, đem quân vây hãm Ai Cập ba năm. Trong nước có loạn, ông đem quân về, chết dọc đường. Năm 521 TK, Darius 28 tuổi lên ngôi, cưới vợ góa của Cambyses và một người con gái của Cyrus để được công nhận là có quyền thừa kế. Nhưng dân vẫn nổi loạn khắp nơi, bị Darius dẹp trong biển máu. Sau đó, Darius cải tổ quân đội và hành chánh hoàn hảo đến nỗi La Mã phải bắt chước. Năm 517 TK ông đem quân vào Punjab, Ấn Ðộ ngày nay và Sind, thu hết vàng chở trên xe cải tiến, rồi kéo quân lên Bắc Phi đến tận Libya. Năm 512 ông tiến quân đến hạ lưu sông Danube, trên đường về, thần phục được
  3. vua Macedonia và người Hi Lạp ở Thrace. Ðế quốc Ba Tư lên đến cực đỉnh; Darius cho tổ chức lễ No Ruz ở Persepolis, cách Pasargadae 50 dặm, một lễ đài nguy nga đồ sộ rộng 181,500 dặm vuông, n ơi mà 10,000 người gọi là Bất Tử, thuộc các danh gia vọng tộc Media và Persia họp thành quân cận vệ của vua, đứng túc trực trong khi thần dân của đế quốc Ba Tư gồm 29 dân tộc khác nhau, diễn hành trước ngai vàng Achaemenia. Darius chết năm 486 TK, con là Xerxes nối ngôi. Năm 481 TK Xerxes dẫn quân băng qua Hellespont, tràn qua Macedonia, đánh bại quân Spartia, chiếm Nhã Thành (Athens), đốt điện Parthenon đang xây dở dang, nhưng thua quân Hi Lạp ở Plataea. Xerxes chán nản, dẫn tàn quân về Persepolis, vùi đầu vào trụy lạc trong harem, tức là tam cung lục viện Ba Tư. Năm 465 TK ông bị ám sát. Ðến năm 401 TK anh em trong hoàng gia tranh ngôi, tương tàn. Ba Tư của nhà Achaemenia bắt đầu suy thoái. Năm 332 TK, A Lịch Sơn đại đế của xứ Macedonia vượt Hellespont. Vua Darius III xin dâng đất cầu hòa không được. A Lịch Sơn tiến vào Persepolis, dùng 10,000 ngựa và 5,000 lạc đà chở chiến lợi phẩm, 120,000 lượng bạc, 8,000 lượng vàng, các mỹ phẩm vô số kể. Nhưng chưa hết, A Lịch Sơn, học trò của Aristotle, người tự xưng là đầy tớ của chân và mỹ (không có thiện), đã ra lệnh đốt phá kỳ công mỹ thuật Persepolis, hy vọng là làm thế tất nhiên phá được căn tính Ba Tư. Thì ra từ ngàn xưa mặt trận văn hóa đã quan trọng đến thế. Sau khi A Lịch Sơn chết vào năm 323 TK, các tướng của ông tranh nhau chia đế quốc ông để lại: tướng Antigonus chiếm Hi Lạp, tướng Ptolemy lấy Ai Cập và Palestine, tướng chỉ huy kỵ binh Seleucis chiếm phần còn lại, Syria, Tiểu á Tế á kể cả Ba Tư. Cũng vào thời A Lịch Sơn chết, một sắc dân A Lỵ A từ phía đông biển Caspian đến định cư ở Ba Tư và đồng hóa với dân Ba Tư. Trong đám họ, năm 247 TK Arshak nổi lên chiến thắng đế quốc của Seleucis, lập ra triều đại Parthia; năm 163 TK Ba Tư thu hồi độc lập. Năm 36 TK, tại Azerbaizan, họ giết 35,000 trong số 100,000 quân của tướng Mark Antony khiến ông này phải chạy về Ai Cập với vợ
  4. là người đẹp Cleopatra, và đế quốc La Mã phải rút về tây ngạn sông Tigris, từ bỏ tham vọng bành trướng sang phía đông. Sau 160 năm đô hộ, văn hóa Hi Lạp vẫn không ảnh hưởng được văn hóa Ba Tư. Triều đại Pathia phóng khoáng, cho dân tự do tín ngưỡng, có công bảo vệ Ba Tư trong gần bốn thế kỷ (163 TCN-224 SCN). Ardavan, vua cuối cùng của triều đại Pathia bị Ardashir (226-240 TK) giết để lập ra triều đại Sassania (208-637 SK). Nhận ra được rằng ngôi vua của ông chỉ có thể vững nếu được tôn giáo hỗ trợ, ông cùng các đạo sĩ (magi) phục hưng Bái Hỏa Giáo thành một lực lượng kiểm soát sinh hoạt tâm linh và vật chất của Ba Tư và bắt dân theo. Các nguyên tắc căn bản của Ba Tư, công bằng và độ lượng, không còn nữa. Dưới triều con Ardashir là Shapur I (240-271), Mani (sanh năm 216) xuất hiện ở một làng gần Ctesiphon ở Lưỡng Hà, tự xưng là tông đồ cuối cùng sau Zoroaster, Phật và Jesus, tổng hợp giáo lý của ba vị thành Mani Giáo (Manichaeism). Có lúc Mani được Shapur cho vào triều nhưng các đạo sĩ Bái Hỏa Giáo thấy địa vị bị lung lay bèn cho ông chết một cách từ từ và đau đón vô cùng. Một ông đạo khác là Mazdak nối gót Mani, cũng bị các đạo sĩ ám sát. Shapur I gây chiến với La Mã và trong chiến thắng thứ ba bắt được hoàng đế La Mã Valerian làm tù binh. Ông này chết trong tù. Năm 384 Shapur III (383-388) giảng hòa với La Mã. Năm 560 Khosrow I lên ngôi, thiên đô sang Ctesiphon ở Lưỡng Hà (ngay cạnh Baghdad ngày nay), trưng bầy những cảnh xa hoa ngược hẳn với tính giản dị của Pasargadae buổi ban đầu. Ông chết năm 579, các thừa kế của ông lại Tây tiến, năm 602 vào Byzantium, năm 613 chiếm Antioch, 614 chiếm Jerusalem, 616 chiếm Sardis và Ephesus, 619 chiếm Alexandria và Ai Cập, 620 đế quốc Byzantine bị đẩy lui đến tận Constantinople. Năm 626 Byzantine phản công, năm 628 đòi Armenia và Mesopotamia, lấy cớ dân hai nơi này đa số theo Ki tô giáo. Ba Tư lại đòi Syria, Palestine và Ai Cập, viện cớ các lãnh thổ này đã được Cambyses, con của Cyrus chinh phục năm 525 TK, tuy ở đó không có người Ba Tư hay người theo Bái Hỏa Giáo. Hai bên tranh chấp chỉ lợi cho Ả Rập Hồi Giáo.
  5. Năm 636 tám vạn quân tinh nhuệ của nhà Sassania đồn trú ở Qadisiya, một tỉnh nhỏ trên tây ngạn sông Euphrates, phải đối diện một vạn quân Ả Rập ô hợp cháy nắng, quần áo rách mướp bẩn thỉu mang khiên da bò và gươm cong, cưỡi lạc đà của Caliph Umar ibn al-Khattab (634-44). Hai bên cầm cự nhau đến tháng 6,637 tướng Rustam của nhà Sassania khiêu chiến nhưng thất bại, tử trận. Năm 638 Ctesiphon thất thủ, Yazdagird III, vua của các vua (shahanshah), bỏ chạy, triều đại Sassania sụp đổ; quân Ả Rập tiến vào hoàng thành Ctesiphon tráng l ệ, cướp phá; sách qúy trong thư viện bị vứt ngổn ngang đầy đường. Lời dạy của Muhammad quả không sai, của cải Ba T ư là cốt để chia cho người Ả Rập. Của cải hôi được không biết cơ man nào mà kể, kích thích lòng tham của người Ả Rập, và quân đội Ả Rập quen mui đến năm 642 lại kéo sang đánh hai trận nh ưng bị kháng cự mãnh liệt cho đến năm 648-9, giết được bốn vạn dân Ba Tư, xông vào hôi của ở Persepolis, năm 651 gom tất cả các lãnh thổ Ba Tư thành một quốc gia Ả Rập theo Hồi Giáo. Hồi Giáo đã thay Bái Hỏa Giáo; Allah đã thay Ahura Mazda; Muhammad đã thay Zoroaster, Ummah thay vua, nhưng Ả Rập không thay được Ba Tư. Nguyên nhân của sự thay thế này là các đạo sĩ Bái Hỏa Giáo cũng như vua đã quên chức năng thiêng liêng của mình, say đắm trong phồn vinh, bắt dân chịu sưu cao thuế nặng để cống hiến cho họ phương tiện hưởng lạc, phản bội lý tưởng Ba Tư. Quân Ả Rập gầy ốm, đói rách và Hồi Giáo giản dị là những tương phản đầy hấp dẫn đối với quần chúng phẫn uất triều đình Sassania. Ahura Mazda đã bị các đạo sĩ Bái Hỏa Giáo giết chết rồi, họ đành chấp nhận Allah. Tuy nhiên không phải là không có sự chống đối lúc ban đầu. Ðợt chống đối ban đầu là của các thầy cúng Bái Hỏa Giáo bị mất quyền lợi; đợt thứ nhì là của những người từ trước vẫn chống lại đám thầy cúng này, những người mà chúng gọi là theo tà giáo (heresy). Ðó là những người theo Mithras Giáo, Mani Giáo, và nhất là Mazdak Giáo, một thứ cộng sản chủ nghĩa tôn giáo, chống lại Hồi Giáo vì ý thức hệ; đợt thứ ba quan trọng hơn cả là của toàn dân Ba
  6. Tư, sau khi chấp nhận và hiểu Hồi Giáo, đã thấy là những người Ả Rập xâm lăng đất nước họ cũng bệ rạc không kém nhà Sassania và những người này theo phái Sunnah nên họ chống lại cả Sunnah lẫn Ả Rập. Dù sao người Ba Tư vẫn có cái tự hào dân tộc. Vì hoàn cảnh lịch sử đưa đẩy, họ chấp nhận Hồi giáo và thích ứng với ngay cả văn hóa Ả Rập, ngôn ngữ, văn chương, mỹ thuật, kiến trúc nhưng vẫn bảo tồn được tinh túy Ba Tư. Họ coi Hồi giáo chỉ là vô minh (jahiliyat) và là Bedouin giáo (badviyat) cho đến khi người Ả Rập tiếp xúc được với các cộng đồng Ba Tư ở vùng Lưỡng Hà mới thật sự thành cái thứ Hồi giáo mà người Iran chịu tiếp nhận, sau khi đã cải tổ nó theo giáo phái Shia với văn hóa và căn tính Ba Tư. Tuy nằm trong khối Hồi giáo, Iran có một vị trí riêng là vì thế. Ðiều trớ trêu là tượng trưng cho giáo phái Shia của Iran vẫn là caliph Ali người Ả Rập. Từ đó cho đến tận bây giờ Shia vẫn là quốc giáo của Iran. Iran lúc nào cũng là một khu vực nổi loạn trong thế giới Hồi giáo, là khu an toàn cho những kẻ chống đối trên khắp thế giới. Ở đây họ học đ ược hai kỹ thuật quật khởi: taqija nghĩa là phân tán mỏng để bảo toàn lực lượng và kitman nghĩa là trá hàng hay khổ nhục kế để đánh lừa đối phương, ngõ hầu tồn tại chờ ngày phản công.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2