
309
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY
KẾT HỢP NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT
VIỆN CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT –
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Châu Quý
Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM (HUTECH)
Viện Công nghệ Việt - Nhật (VJIT)
Tóm tắt
Nghiên cứu sâu các học phần Nhật ngữ đầu tiên của chương trình Nhật ngữ tại
Viện Công nghệ Việt Nhật thuộc trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh cho thấy vấn đề văn hóa chưa được chú trọng nhiều. Thực tế văn hóa chưa
được đầu tư và dạy học một cách có hệ thống là do nhiều nguyên nhân. Một trong
những nguyên nhân đó là do thiết kế chương trình và giáo trình bị gò bó trong các
khuôn khổ cấu trúc ngôn ngữ và chức năng ngôn ngữ, vì thế văn hóa thường bị bỏ
qua hay chỉ được dùng để làm động cơ thúc đẩy hay làm phong phú thêm hoạt
động dạy học ngôn ngữ. Trên cơ sở thu thập dữ liệu và phân tích hiệu quả của việc
kết hợp dạy văn hóa và ngôn ngữ, tác giả đưa ra các kiến nghị cụ thể về thiết kế
chương trình, các hoạt động dạy học trên lớp cho sinh viên năm nhất của Viện
Công nghệ Việt Nhật - Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ khóa: Chương trình, giảng dạy, ngôn ngữ Nhật, văn hóa Nhật.
1.Đặt vấn đề
[6] Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác
với một ngôn ngữ, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử
dụng ngôn ngữ đó. Việc tiếp cận với ngôn ngữ nào mà không nắm rõ về văn hóa
sinh ra ngôn ngữ đó có thể dẫn đến tình trạng hiểu biết mơ hồ, thậm chí là ngộ
nhận, hiểu lầm tai hại. Khi bạn học một ngôn ngữ mới, nó không chỉ liên quan đến
việc học bảng chữ cái, sắp xếp từ và các quy tắc ngữ pháp, mà bạn cần tìm hiểu cả
về phong tục và hành vi của xã hội cụ thể. Khi học hoặc dạy một ngôn ngữ, điều
quan trọng là chúng ta nghiên cứu cả nền văn hóa nơi ngôn ngữ được tạo ra, bởi vì